Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 16

Chẳng mấy chốc mà một năm mới nữa lại đến, cũng đã gần được một năm kể từ ngày làng hắn bị hại, nhưng trong tay hắn vẫn chưa có gì, không có tiền tài, không có quân lính. Thứ duy nhất hắn nghĩ được là thủy tinh. Nhưng nơi này không có cát mà hắn cần. Thực ra ngoài cát có thể đến các khu vực có đá granit bị phong hóa cũng được nhưng hắn bói giời cũng không ra được, chưa kể, hắn cần cả tro rong biển nữa.

Tính tới không được thì tính lùi vậy. Hắn đành phải trở về làng một lần nữa, để lấy cát, và rong biển. Cũng nhân cơ hội này, quay về viếng mộ người thân vậy. Hãn lúc trước đã nhờ những người lặn giỏi xuống biển lấy được rất nhiều rong biển và đem phơi trên các cành cây trong rừng. Nhưng đã một năm rồi, hi vọng chúng vẫn còn dùng được, nhưng Hãn cũng không hi vọng gì nhiều.

Hãn cùng đám Sóc xin mượn tộc trưởng một chiếc xe trâu lớn để về làng cũ viếng mộ luôn tiện trở đồ làm thủy tinh đến đây chế tác. Đen nỗi lão lại chuồn đi đâu mất rồi nên mới hỏi cô Trinh. Cái này cũng không to tát gì nên Hãn nhanh chóng được chấp nhận nhưng để cả đám chúng đi một mình khá nguy hiểm nên cô Trinh cho 2 người lính đi theo.

Chuyến đi của chúng sẽ kéo dài cả tuần nên cần chuẩn bị tốt. Thứ nhất là bao tải, để đựng cát, rong biển, kế đến là đồ ăn cần dùng. Hiện tại hắn chưa chuẩn bị được lương khô nên đành mang gạo thôi. Chuẩn bị cũng không có gì quá khó. Ngày hôm sau, chúng có thể lên đường được rồi.

Ngày hôm sau may mắn là một ngày nắng đẹp, mọi công việc đã chuẩn bị xong. Vì phải chở cả cát nên cần đến 2 xe trâu. Cái này cũng đơn giản, nhà tộc trưởng lợn gà thì có thể thiếu nhưng trâu bò thì không, nhà có đến chục con trâu cái thay nhau đẻ kia kìa. Hãn được cấp 2 con trâu, tuy có hơi già nhưng vẫn chở tốt.

Sau 3 ngày cuối cùng cũng đã về đến nơi nhưng sẽ không đi vào trực tiếp tránh tai mắt của Bạch Lang. Nên chúng dừng lại ở làng bên rồi tìm đường ra biển. Vẫn bãi biển đó, đám Hãn vẫn nhớ những ngày chúng cùng những đứa khác ra đây luyện võ, bắt cá, những ngày đó thật vui nhưng không còn nữa rồi. Bẫy cá của chúng vẫn còn, được đám làng bên trưng dụng, cả những chiếc bẫy cua nữa. Đám trẻ lúc này đang bắt cá và cua trong bẫy. Thấy nhóm Hãn trở lại, chúng rất bất ngờ và có vài phần vui mừng, đám Hãn vẫn sống tốt.

-Cũng đã một năm rồi, chúng mày vẫn sống tốt chứ - Một đứa lên tiếng

-Tụi tao sống cũng ổn. – Hãn đáp

-Chúng mày quay về có việc gì vậy?- Một đứa hỏi

-Chúng tao đến đây để lấy ít cát mang về thôi

-Cần cát để làm gì ?

-Để kiếm tiền – Hãn nói

Đám làng bên chẳng hiểu gì, thằng Hãn định bán cát à? Lâu không gặp có phải đầu có vấn đề không? Nhưng thấy nhóm Sóc đang hì hục xúc cát vào các bao lớn mới tin chúng làm thật. Mặc dù chẳng hiểu gì nhưng chúng cũng sắn tay vào làm giúp.

-À phải rồi, chúng mày có thấy rong biển trôi vào bờ không?

-Có cả đống, ngày nào chúng tao cũng dọn bẫy cá mà, rong biển dính đầy vào bẫy, chúng tao chỉ dùng một ít vứt vào bẫy làm thức ăn cho cá, số còn lại gom vứt hết vào bụi đằng kia kìa- Một đứa chỉ tay

-Tốt lắm – Hãn mừng rỡ

Hắn một mình đến bụi rậm, quả nhiên chỗ này có rất nhiều xác rong biển, một số đã bị thối rữa nhưng phần lớn dùng được vì nơi này khá thoáng, không có bóng cây tre nắng nên có nhiều cây đã khô lại. Có ướt một chút nhưng phải đốt luôn để tiện mang theo. Hai người lính được nhờ đi nhóm lửa. Nơi này lộng gió nên có rất khó khăn, phải đi sâu vào trong rừng mới đốt được. Khi lửa đủ lớn thì bắt đầu đốt. Họ nhóm liền 3 đống lửa lớn để tiến hành nhưng vì rong biển ướt nên khó đốt, nhóm Hãn phải thay nhau trực, giữ cho lửa cháy liên tục

Ca đầu tiên sẽ giao cho 2 người lính và nhóm làng bên trợ giúp, còn nhóm Hãn sẽ đi viếng mộ người thân. Chúng băng rừng trên những con đường quen thuộc trở về làng. Làng Tiềm vẫn như ngày đó, vẫn chỉ còn là đống tro tàn. Những hình ảnh khủng khϊếp về cái ngày Bạch Lang đồ sát cả làng vẫn hiện hữu trong tâm trí. Làng của chúng cũng không có ai dám đến nữa khiến nơi này thành một nơi hoang vu, lạnh lẽo đến đáng sợ, cỏ dại đã mọc đầy. Không xa nơi chúng đứng chính là ngôi mộ tập thể của cả làng. Riêng Hãn vì mộ cha mẹ hắn ở nơi khác nên hắn đành tạm tách khỏi nhóm

Mộ cha mẹ hắn là 2 gò đất nằm cạnh nhau, lúc này cỏ đã mọc xanh và dài do đã lâu không dọn dẹp. Hãn cũng không đứng đó mà bắt tay dọn luôn. Từng nắm cỏ dại nhanh chóng được dọn sạch. Sau đó, hắn liền quỳ xuống trước 2 ngôi mộ mà khấn

-Cha, mẹ, con nhất định sẽ bắt Bạch Lang trả giá. Xin 2 người phù hộ cho con.

Hãn dập đầu 3 lần rồi đứng dậy trở về làng. Lúc này, đám nhóc cũng đang quỳ trước mộ thân nhân, im lặng nhưng chúng không hề khóc khi nhớ lại.

-Đi thôi chúng mày

Đợi khi bọn chúng quỳ lạy xong Hãn mới lên tiếng. Cả đám lúc cùng nhau trở lại bãi biển. Lúc này, rong biển đã đốt được một lúc. Họ bắt đầu phân công thành những nhóm 2 người để canh lửa. Phải mất cả đêm số rong biển đó mới hóa tro được. Số tro đủ chất đầy 4 bao lớn. Số này đủ cho chúng muốn làm bao nhiêu cũng được.

Ngày hôm sau, họ lên đường trở về và sau 3 ngày đã về đến nơi. Cả chuyến kéo dài 1 tuần và thứ chúng mang về sẽ lót đường cho kế hoạch báo thù. Như đã nói, thời đại này, có tiền có quyền, hắn hiện tại đang có nguyên liệu để làm thủy tinh, thứ hiện tại ở ngay La Mã cũng là đồ dành cho quý tộc, hơn nữa, ngay tại nơi của chú Xương còn có 1 thương hội các đó nửa ngày đường. Quá thuận tiện, hắn lại có thể dựa vào khả năng của bộ lạc Công Xương chống lưng nên trừ quân Hán, chẳng có ai dám “làm phiền” hắn. Mà nhà Hán cũng chẳng buồn dính vào. Thủy tinh cũng chẳng có gì mới. Chẳng qua thủy tinh nhà Hán làm rất xấu, tuy nhiệt độ nóng chảy thấp nhưng khó chế tác, lại độc hại do hàm lượng chì cao ngất, 10 người làm chắc đến 6 người chết do ngộ độc nên mới phải nhập.

Quân Hán cũng chẳng buồn cướp làm gì vì thủy tinh thì lợi trước mắt có nhiều nhưng không lâu dài, mà có cướp thì Hãn sẵn sàng công khai cách làm, đến lúc đó xem ai mới là kẻ thiệt, chưa kể ảnh hưởng của Công Xương tại An Định, chắc chắn quân Hán không dám làm càn. Nên nhớ nhà Hãn vừa mới thôn tính Nam Việt, mâu thuẫn với thủ lĩnh địa phương còn rất gay gắt nên tránh hoàn toàn việc đυ.ng trạm đến truyền thống và lợi ích của các thủ lĩnh bộ lạc. Chỉ cần gây ra một xung đột nhỏ giữa người Hán và người Việt cũng khiến cả Giao Châu đại loạn, đến lúc đó những thành phần phản kháng, tàn dư Nam Việt sẽ ngóc đầu dậy, nói gì chứ Giao Chỉ này vẫn còn các thuộc tướng của Lữ Gia lẩn trốn, tuy rải rác nhưng bản lĩnh của họ thì không đùa được vì đều là học trò do chính Lữ Gia dạy dỗ và đề bạt khi Nam Việt còn. Tài của Lữ Gia không thể phủ nhận nên người được họ Lữ công nhận tuyệt không phải hạng tầm thường. Nơi đây lại là lam sơn chướng khí, các bộ tộc ở đây, tuy mới chỉ ở thời đồ đồng, bị phân rẽ nhiều nhưng chiến binh các bộ lạc đều thiện chiến, gan dạ, nếu nổi loạn sẽ rất khó trấn áp. Ngoài ra, biên giới với Hung Nô lúc nào cũng căng thẳng, nếu loạn ở phía Nam không thể trấn áp, phải rút một phần quân trọng trấn phía Bắc về thì đúng là nguy hiểm, tuy Hung Nô bị đẩy lùi sâu về phía Bắc đến hoang mạc Gobi nhưng để làm được điều đó thì không ít quân nhân đã bỏ mạng, gϊếŧ đich 1000 tự tổn 800, quân Hung Nô có thể quay lại bất cứ lúc nào nên có thể nói, phòng tuyến phía bắc chỉ có thiếu quân chứ chưa bao giờ thừa, vả lại, chống lại cuộc đột kích của Hung Nô vốn đã rất khó rồi,

Lại nói về ý định làm thủy tinh, không chần chừ, nhóm Hãn bắt đầu vào việc xây lò. Nhóm Sóc là những đứa trẻ đã phụ hắn làm lò nấu nên rất quen thuộc. Mất có 1 ngày để chuẩn bị tất cả, từ các dung cụ, nồi, chén gốm, đá vôi, than củi,… Trong việc tìm dụng cụ thì tên Trâu lại tỏ ra được việc, hắn đi một loáng qua làng là hốt về được cả đống, đặc biệt là rất nhiều dụng cụ thổi khí nhưng lại có quá ít than củi nên Hãn mới đành làm lò đốt dã chiến để lấy than. Mất thêm một ngày nữa, hì hục làm than củi mới tạo được một ít đủ dùng, ngày sau chắc phải đốt liên tục mới có mà dùng.

Sau thêm 2 ngày nữa để làm than củi và khuôn gốm, nhóm Hãn mới hoàn thành xong các loại dụng cụ. Có hơi xập xệ nhưng có tiền rồi thì chỉ việc vung tay cho người ta làm thôi, đảm bảo không thành vấn đề. Đến ngày đốt lò nấu thủy tinh, cô Trinh mang đến cho Hãn 3 người đàn ông

-Hãn, trong làng chỉ có 3 người thợ mộc này thôi. Có được không?

-Được ạ, cháu cảm ơn cô

Hãn đã nhờ cô Trinh tìm giúp một số người khéo tay trong làng đến giúp hắn làm. Tất nhiên nhờ vả thì phải mất phí. Lần trước hắn mượn của cô 2 xe trâu, lần này lại thêm 3 thợ thủ công, cứ “mượn” mà không đáp lễ thì có không phải nên Hãn đã hứa sẽ giúp cô chế tác một số trang sức bằng thủy tinh nữa. Nghe có đồ trang sức mới, phụ nữ ai chẳng mê nên đề nghị của Hãn nhanh chóng được chấp nhận.

Hãn bắt đầu bắt tay vào làm, đồng thời nhắc những người thợ chú ý các bước cũng như thành phần, tỉ lệ. Sau khi đã lọc cát để tách đá vôi thông qua quá trình rang, hắn bắt đầu cho các thành phần cần thiết và nấu trong một chiếc thạp gốm cỡ vừa, có thể cho ra cho vào lò thong qua cửa lò dễ dàng. Khi cát đã chảy thành dung dịch lỏng thì bắt đầu đổ khuôn, sau đó mang khuôn vào một chiếc lò gọi là lò thường hóa. Lò này chỉ đơn giản là một khối trụ đất rung rỗng ruột nằm ngang, dài tầm nửa mét, đường kính 100 cm, bên dưới có đốt lửa. Khuôn thủy tinh được cho vào đây để tiến hành thường hóa thủy tinh giúp chúng bền, chắc hơn, nhưng đó là dùng đối với các loại bình, lọ, phiến thủy tinh cỡ lớn thôi, với các vật nhỏ như hạt cườm thì không cần, để ngoài không khí cũng được. Chúng có nhiệm vụ là làm cho thủy tinh từ từ giảm nhiệt để giảm bớt các áp lực bên trong thủy tinh, giúp chúng dai chịu lực tốt hơn, nếu không có quá trình này thì thủy tinh rất dễ vỡ. Một cái gõ nhẹ cũng khiến chúng vỡ nát được.

Những món đồ Hãn làm là vòng tay, hạt cườm, những viên thủy tinh tròn, nhẫn,…Những món này sẽ được chuyển đến cho cô Trinh để trả ơn. Hãn sử dụng các dụng cụ rất tốt, tất cả đều là nhờ lão Núi Đen ngày trước chỉ dạy, hắn lại hiểu nhanh nên mới có trình độ như bây giờ. Nói ra thì buồn cười, hắn là kẻ nghĩ ra phương pháp nấu thủy tinh nhưng cách chế tác lại là do lão Núi Đen, một ông già thậm chí còn chưa nghe đến thủy tinh bao giờ, chỉ dạy.Thông qua các thao tác của Hãn thì những người thợ bước đầu cũng đã nắm được cơ bản. Họ tỏ ra rất thích thú với thủy tinh, chúng còn mềm hơn cả đất sét ướt nhưng rất dai, khi nguội lại thành một thứ đồ láng bóng, màu trong mờ. Ngoài ra còn có thể tạo màu bằng cách cho thêm một số thứ nấu chung, không phải quét màu sơn như đồ gốm. Hãn chỉ cho họ tất cả những gì hắn biết và chỉ trong một tuần thực hành liên tục, họ đã có thể làm thành thạo các món đồ theo như Hãn yêu cầu. Những chế phẩm lúc này không có hoa văn, Hãn định sẽ để thêm thời gian để họ luyện tập thêm, mà nói là luyện tập là cho họ tự nhào nặn theo ý tưởng của họ thôi. Hãn tuy có kĩ năng một chút nhưng trí tưởng tượng và phác họa còn kém rất nhiều, không chi tiết được như họ.

Thứ bị hạn chế duy nhất là màu sắc. Hãn bị hạn chế về các chất phụ thêm để tạo màu, cũng như kiến thức tạo màu. Hắn chỉ biết những màu cơ bản như xanh dương, xanh lục, đỏ, hổ phách, màu trong suốt thôi chứ cách làm màu tím, vàng, trắng, đen,… thì mù tịt. Muốn biết chỉ có đến La Mã mà hỏi, mà hỏi chưa chắc họ đã chỉ. Bí mật làm ăn mà. Thôi đành dùng các họa tiết đẹp gỡ lại vậy.

Thị trường chính của Hãn chính là Giao Chỉ và Đại Hán. Các nước như Ấn Độ, Hi Lạp, Trung Đông cũng có thể bán, nhưng không thể cạnh tranh nổi ở nhóm khách hàng cao cấp. Mà thôi cần gì, nhóm dân thường cũng được, bán phá giá luôn, chẳng lẽ không lãi. Sở dĩ thủy tinh giá cao ở thời đại này bởi công sức làm ra nó. Thời này đồ thủy tinh có thành rất dày vì thế gia công trang trí rất khó, chặm khắc hoa văn càng tinh tế, màu sắc bắt mắt thì giá càng cao. Ngay đến lão Núi Đen tay nghề bá đạo cũng phải mất 2 canh giờ (4 tiếng) tỉ mỉ mới vẽ được. Mà đồ của lão Núi Đen cũng chưa có tầm bán cho thương nhân vì đúng là họa tiết lão vẽ đẹp thật nhưng đường nét không đều, nét to nét nhỏ, đó cũng âu là do thủy tinh nóng càng kéo cùng càng nhỏ lại, dẫn đến tình trạng là “đầu cóc đít nòng nọc” dẫn đến một điểm trừ lớn trong mắt người mua

Muốn cải thiện chỉ có nước mài thôi, việc mài chìm thủy tinh phải rất cản trọng vì mài sâu quá thì vỡ bình, mài nông quá thì không đẹp, chưa kể để mài hắn cần kim cương, hay ít nhất là đá quặng corundum. Những vật này đều cứng hơn thủy tinh nên hoàn toàn có thể mài mòn thủy tinh. Vấn đề là hắn không biết đá corundum mặt mũi thế nào thì tìm kiểu gì, kim cương? Hắn cũng muốn lắm, có rồi cần gì làm thủy tinh nữa. Người La Mã lúc này còn chưa nghĩ ra. Các thành phẩm của họ chỉ là những bình thủy tinh core glass màu sắc sặc sỡ, hay các sản phẩm thủy tinh ghép như bát, chén, cốc thôi. Nếu đọ với họ về khoản này, hắn không có cửa nhưng nếu có thể tạo ra những sản phẩm độc nhất thì lại khác và đặc biệt với số lượng lớn giá rẻ thì đám thương lái mua của ai còn chưa biết

Nhưng nói thì hay lắm, làm mới là chuyện chính. Hắn không có thứ đủ cứng để mài. Hãn cũng từng nghĩ đến việc dùng vụn thủy tinh để mài nhưng nghĩ đi nghĩ lại lại thôi vì chưa chắc đã được, đơn giản thế thì La Mã nghĩ ra lâu rồi chứ chưa đến lượt hắn, nếu vụn thủy tinh hiệu quả thì tại sao thời này lại chưa có, chứng tỏ chúng không hiệu quả. Nhưng cũng không vì thế hắn bỏ qua giải pháp này, có rất nhiều thứ rất đơn giản hiệu quả nhưng người xưa lại không tính đến. Thôi thì đánh liều, trước mắt làm và đem bán những sản phẩm đơn giản trước, việc mài thì làm thử trước rồi tính.

Sản phẩm Hãn làm đơn giản là những dụng cụ đơn giản như trang sức vòng tay, dây chuyền, mặt dây chuyền, chén cốc, thạp, bình thủy tinh, rồi đĩa thủy tinh ghép, đĩa Bi. Những chiếc bình thì quá đơn giản, chỉ cần nặn xếp hình là xong, không có hoa văn, còn những miếng đĩa Bi, phiến hộ tâm có đỡ hơn chút, có hoa văn cùng với màu sắc khác nhau. Đĩa thủy tinh ghép chỉ đơn giản là xếp các mảnh thủy tinh gần nhau rồi nung nên cho mềm và dính lại, sau đó đặt lên khuôn là xong . Màu sắc có hạn chế nhưng kệ kiếm ít vốn đã.

Sau một tuần, Hãn cũng nhóm thợ cũng làm được hơn 50 sản phẩm khác nhau. Giá cả với thương nhân thế nào rất khó nói. Phải đem bán mới biết được. Tuy rằng lịch sử ghi nhận thủy tinh là biểu tượng cho sự xa xỉ và buôn bán với phương Đông nhưng đồ của Hãn chưa có tầm với các nghệ nhân thời này.