Vương Mệnh

Chương 139: Huyền sử 21: Bình Nguyên Hà tộc

Bình Nguyên Hà tộc

Bình Nguyên nghĩa là đồng bằng, được đặt làm tên kinh đô của Thần Nông thị (có lẽ để kỷ niệm tổ tiên trồng lúa trên đồng ruộng). Vị trí kinh đô thay đổi mấy lần, có lúc ở vùng Liệt Sơn (phía bắc tỉnh Hồ Bắc ngày nay), cũng có khi ở Khúc Phụ (tây nam tỉnh Sơn Đông ngày nay), nhưng lâu nhất là ở đất Trần (địa phận huyện Hoài Dương, Thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam ngày nay).

Tôn chủ đầu tiên của Thần Nông thị được tôn xưng là Thần Nông, sinh tại Lệ Sơn (huyện Tùy, Thành phố Tùy Châu, phía bắc tỉnh Hồ Bắc ngày nay), hiện vẫn còn di tích tại đấy. Cách trung tâm thành phố Tùy Châu khoảng 40 km về phía bắc có Liệt Sơn Thần Nông động tại trấn Lệ Sơn, huyện Tùy, được coi là "nơi ở của Thần Nông".

"Nơi ở của Thần Nông", tức động Thần Nông bao gồm 2 nơi (một nơi làm chỗ tàng trữ lương thực và dược vật, một nơi là chỗ cư trú). Tại đây có đình Thần Nông, tháp Thần Nông, miếu Thần Nông, phía nam núi có nhà uống trà của Thần Nông, vườn hoa Thần Nông, đình Cửu Long còn phía bắc núi có ao tắm của mẹ Thần Nông là An Đăng, vườn bách thảo. Ở vùng miền núi phía tây Hồ Bắc có vùng đất gọi là Thần Nông Giá, có lẽ có liên quan tới Thần Nông. Sử ký chép Thần Nông làm vua được 120 năm, khi mất táng ở Trường Sa (Hồ Nam).

Thần Nông khi mất truyền cho con là Đế Đồi. Đế Đồi truyền Đế Thừa. Đấy là đời thịnh trị. Đế Thừa mất, truyền cho con là Quang. Đây là lúc phát sinh chiến tranh giữa Hoàng tộc và Thần Nông thị. Tôn tôn suy yếu, được gọi là Hà tộc. Lúc này kinh đô đóng ở đất Trần (Hoài Dương). Quang quyết định chiến tranh với Cửu Lê tộc ở phía đông bắc, càng làm cho uy tín của Hà tộc giảm mạnh.

Phần tiếp : Bình Nguyên chiến dịch.