Vương Mệnh

Chương 129: Huyền sử 16: Ngưu binh

Ngưu binh

Thần Nông thị phát triển nền văn minh nông nghiệp rất sớm, và cũng đã biết sử dụng sức kéo của gia súc từ rất sớm, đặc biệt là trâu bò. Các bộ lạc ở bắc Đại Giang sử dụng bò (ngưu) để kéo cày, còn các bộ lạc ở miền nam lại dùng trâu (thủy ngưu). So với người Hán, Thần Nông thị đã dùng gia súc kéo cày sớm hơn hàng mấy nghìn năm. Người Hán, mãi đến thời Xuân Thu, do sự vận động của Quản Trọng ở nước Tề, nông dân mới dùng gia súc kéo cày, trước đó hoàn toàn dùng sức người.

Trâu bò ngoài việc kéo cày, khi có chiến tranh cũng được tham chiến. Trâu bò tuy không chạy nhanh bằng ngựa chiến, nhưng sức bền cao hơn, da dày hơn, đặc biệt có vũ khí là sừng (ngưu giác), nên chiến lực rất đáng kể. Một đội ngưu binh có quy mô hàng nghìn trở lên, mỗi khi xung phong, thế bất khả đáng. Đặc biệt, mỗi đội ngưu binh chỉ cần vài người cưỡi con đầu đàn, điều khiển cả đàn là được, không cần nhiều chiến sĩ.

Người Việt cũng thừa hưởng truyền thống của tổ tiên, vẫn thường cho trâu bò tham gia chiến đấu. Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu tập trận, sau cho thành lập ngưu binh. Các đời Lý, Trần, ngưu binh cũng có vị trí quan trọng trong quân đội.

Nhờ có ngưu binh, Thần Nông thị đã đánh đuổi được Hoàng tộc lên phía bắc.

Phần tiếp : Phân liệt