Lại nói, tuy hầu hết Man binh phóng hạ khí giới đầu hàng, nhưng cũng vẫn có một số quyết tâm phản kháng đến cùng. Những gã này đều là thân binh của Man tướng lãnh quân, sau khi Man tướng chiến tử thì đều quyết tâm tử chiến. Số này dù đông đến vài trăm, liều mạng tử chiến đến cùng, nhưng dưới sự mạnh tay trấn áp của Vương Đại tướng quân, cũng bị giải quyết rất nhanh chóng, biến thành kinh nghiệm và công huân cho quan quân.
Sau khi thu nhận hết hàng binh, Giang lão tập hợp các pháp sư đoàn tiến hành thi triển đại hình thủy hệ pháp thuật. Hàng trăm pháp sư cùng thi triển đại hình pháp thuật, quang cảnh vô cùng tráng quán, thủy long phún xạ khắp nơi, khói lửa nhanh chóng bị dập tắt. Dùng NPC pháp sư cứu hỏa, nếu những người chơi khác nhìn thấy chắc sẽ đại hô lãng phí nhân tài.
Trong lúc chờ thống kê chiến quả, Giang Phong nghe Vương Đại tướng quân hồi báo tình hình. Số là sau khi được lệnh xuất quân, họ Vương lập tức điều đại quân tiến thẳng đến Man thành. So sánh tương quan lực lượng, quan quân chỉ có hơn sáu nghìn, trong khi địch quân đông đến hơn vạn, Vương Đại tướng quân quyết định tiến hành phục kích chiến.
Phái quân do thám địa hình, cuối cùng Vương Đại tướng quân quyết định chọn chiến trường là một vùng bình nguyên rộng rãi chỉ có những bụi cỏ cao quá gối với một số bụi cây thưa thớt rải rác đó đây - nơi không có chỗ nào mai phục đại quân được.
Sau khi lựa chọn chiến trường, quan quân liền được lệnh mang cỏ khô và những vật dẫn hỏa rải khắp nơi. Đồng thời còn đào nhiều hố ẩn thân để những quân binh phụ trách phóng hỏa có chỗ ẩn nấp.
Xong đâu đấy, Vương đại tướng quân thống lĩnh đại quân rầm rộ kéo đến trước Man thành khiêu chiến. Thấy địch nhân không đông lắm, Man tướng điểm đại quân xuất thành nghênh chiến, chỉ để lại một vệ quân thủ thành.
Song phương dàn trận, Vương Đại tướng quân và Man tướng triển khai một trường đan độc quyết chiến. Man tướng thấy họ Vương tuổi cao, tỏ ý khinh thường, múa đao xông tới chém nhầu. Tuy gã tỏ ra khinh địch, nhưng sức mạnh kinh nhân, đao quang chưa tới mà đã nghe gió rít vù vù, đao phong rát mặt, khí thế hung hãn.
Vương Đại tướng quân tuy là danh tướng nhưng lại là thống soái hình võ tướng chứ không phải lực lượng hình võ tướng, vì thế mà chỉ sau vài hiệp đã rơi vào thế hạ phong. Dù sao thì cũng chỉ là dụ địch, họ Vương phấn chiến thêm vài hiệp nữa rồi đâm mạnh một thương, quay mình bỏ chạy. Quan quân đã được căn dặn từ trước, lập tức ùn ùn tháo chạy, nhắm hướng phục binh mà rút lui.
Man tướng tuy khinh thường địch nhân, nhưng vốn là kẻ cẩn thận, nên vừa dẫn quân đuổi theo vừa phái quân do thám tình hình. Khi nghe hồi báo hướng địch quân tháo chạy là một vùng bình nguyên rộng lớn, muốn phục kích thì đại quân cũng không có chỗ mà ẩn nấp, còn số ít thì gã không sợ. Do đó, gã yên tâm dẫn quân đuổi theo sát phía sau, vừa đuổi vừa kêu gọi địch quân đầu hàng.
Rút lui qua khỏi chỗ phục binh, Vương Đại tướng quân cho quân chạy chậm lại, chờ đến khi Man binh đều đã thâm nhập sâu vào vùng mai phục, liền cho phóng tín hiệu. Quân binh nhận lệnh lập tức phóng hỏa, và khói lửa nhanh chóng lan khắp toàn trường. Quan quân cũng quay lại, chia ra trấn giữ những chỗ thế lửa không lớn lắm, quyết ngăn chặn không cho Man binh xông ra. Song phương khích chiến. Và sau đó thì Giang Phong dẫn viện quân đến nơi.
Nói chuyện một hồi thì chiến quả đã thống kê xong. Vương Đại tướng quân không hổ là đầu hào danh tướng, thống binh năng lực phi đồng tầm thường. Thống lĩnh sáu vệ quân kích chiến chín vệ quân, chiến quả phải nói là cực kỳ huy hoàng. Quan quân chỉ hy sinh 318 binh sĩ, thụ thương hơn nghìn (có tế tự đoàn chiếu cố nên chẳng bao lâu sau là lại sinh long hoạt hổ), nhưng đã sát tử được Man đại tướng 1, Man tướng 6, Man binh 5842; chiêu hàng Man tướng 3, Man binh 4148, trong đó đại đa số là thương vong do lửa. Hàng binh mười phần hết chín là trọng thương, mất sức chiến đấu.
Suy nghĩ giây lát, Giang Phong truyền lệnh tế tự đoàn chỉ ưu tiên cứu chữa bản quân, còn hàng binh thì chỉ cứu chữa số trọng thương sắp chết, bởi quan quân còn phải công thành, không thể phân nhiều binh lực trông giữ hàng binh được. Hàng binh đại đa số thụ thương và không có khí giới, chỉ cần để lại một vệ quân trông giữ là đủ.
Đoạn, Vương Đại tướng quân và Giang lão cùng thống lãnh đại quân tiến đến Man thành. Họ Vương phụ trách công thành, còn Giang lão điều động pháp sư đoàn và tế tự đoàn hỗ trợ. Còn Giang Phong, ở lại lo cho số binh sĩ trận vong.
Đại quân lại kéo đến trước Man thành. Vương Đại tướng quân không tiến hành đúng bài bản công thành chiến thuật “vi tam khuyết nhất” mà chỉ tập trung binh lực về một mặt thành, cũng không tiến hành công thành ngay mà cắm trại lại đó cho sĩ binh nghỉ ngơi phục hồi thể lực.
Trong lúc chờ đợi, số thợ mộc theo quân được lệnh khẩn cấp chế tạo công thành khí giới. Thời này công thành khí giới không có nhiều chủng loại như phao thạch xa (xe bắn đá), chấn hà xa (xe chở đất lấp hộ thành hà), … mà chỉ có xung xa. Xung xa chế tạo cực kỳ đơn giản, là một thân cây lớn một đầu được vót nhọn, đặt trên bốn bánh xe, dùng để phá thành môn, chỉ cần trung cấp thợ mộc là có thể tạo được.
Chừng nửa canh giờ sau, hai chiếc xung xa được tạo xong. Vương Đại tướng quân điều đại quân bố trận trước thành môn. Đao binh ở hàng đầu, thương binh hàng thứ hai, phụ trách ngăn chặn địch quân xuất thành phản công. Sau đó là cung thủ rồi đến pháp sư đoàn. Tế tự ở cuối cùng chuẩn bị chiếu cố binh sĩ thụ thương. Đế tránh thương vong do cung tên của đối phương, trận hình được sắp xếp khá thưa.
Nhất thanh lệnh hạ, một trường kinh điển công thành chiến (đối với An Phú quân) chính thức khai khải. Cung thủ và pháp sư tập trung hỏa lực về phía thành môn và khu vực phụ cận, không cho bất kỳ kẻ địch nào có thể xuất hiện tổ chức phản công. Hai đội sĩ binh đẩy hai chiếc xung xa đến dưới thành môn tiến hành luân phiên công kích.
Man binh trong thành do bị cung tên và pháp thuật uy hϊếp, không thể xuất hiện trên mặt thành, chỉ có thể nấp phía sau thành tường tiến hành vô sai biệt phao xạ. Tuy độ chuẩn xác không cao, nhưng quan quân cũng không tránh khỏi xuất hiện thương vong.
Song phương đối xạ. Nhất thời, tên bay đầy trời. Song phương đều chịu thương vong. Có điều Man binh nhân số thiếu thốn, không đủ binh lực toàn diện thủ thành nên hỏa lực khá yếu, dần dần rơi vào thế kém. Đặc biệt, bên dưới thành môn, xung xa ung dung tung hoành, không hề bị ảnh hưởng bởi cung tên từ trong thành không thể bắn vào vị trí đó được, mà Man binh chỉ cần xuất hiện trên mặt thành là bị hàng loạt cung tên và pháp thuật chiêu hô, tử vong lập tức.
Dần dần, thành môn độ bền giảm nhanh, rung rinh muốn sập. Quan viên tướng lãnh trong thành thấy tình thế nguy ngập, vội dẫn tàn binh mở tây thành môn tháo chạy. Không còn thủ binh, Man thành thất thủ.
Vương Đại tướng quân dẫn quân tiến thành, tiếp quản quân chính sự vụ, đồng thời phái người hồi báo Giang Phong. Kể từ lúc này, Giang Phong đã được sở hữu tòa thành trì đầu tiên.
Công thành chiến, do quân số chênh lệch, hỏa lực chênh lệch, quan quân thương vong không đáng kể, chỉ có hơn trăm sĩ binh trận vong. Có thể nói là chiến tích huy hoàng. Thật ra để chuẩn bị cho Bạch Mã Quan chiến dịch, Man binh tập trung quân lực cả về hướng Phần Dương, khu vực phía nam này phòng ngự bạc nhược, để cho Giang Phong chiếm tiện nghi. Tuy nhiên, nếu An Phú Trấn không có quân lực hùng hậu cùng với năng lực thống binh của Vương Đại tướng quân thì cũng khó giành được thắng lợi.
Giang Phong tiến thành, công việc đầu tiên là truyền lệnh triệu lão Lâm An lập tức đến đây tiếp quản chính vụ. Tuy gần đây An Phú Trấn thông qua Hồ lão phu tử đã đào tạo được một số văn quan, nhưng tất cả chỉ mới là sơ cấp văn quan, quản lý thôn trấn còn được, riêng cấp thành thị, chỉ lão Lâm An mới đủ năng lực quản lý. Lão là trung cấp nội chính hình văn quan. Đương nhiên Giang Phong có thể thân tự quản lý, có điều Giang Phong không muốn lo những sự phiền toái đó mà thôi.
Sau khi chiếm lãnh thành trì của địch quốc thì có một lần được đổi tên theo cách gọi của bản quốc. Giang Phong đặt tên cho tòa thành này là Nguyên Thành.