Vương Mệnh

Chương 26: Cô thôn

Quyết định đích thân thám sát tình hình, Giang Phong thận trọng tiến về phía trước. Cũng may có đặc thù kỹ năng Ẩn thân thuật, nên có thể yên tâm không bị phát hiện. Những chỗ trống trải không có nơi ẩn nấp, Giang Phong thi triển Ẩn thân thuật vượt qua dễ dàng. Ẩn thân thuật tuy có tiêu hao pháp lực khi thi triển, nhưng vẫn trong phạm vi chấp nhận được, tất nhiên chỉ với người có pháp lực hơn 300, và không hề tiếc tiền mua lam dược như Giang Phong.

Phía trước là một tiểu thôn, toàn thôn chỉ có 6 nóc nhà, mái tranh xiêu vẹo, bên ngoài thôn là một hàng rào tre đơn sơ, có tác dụng ngăn ngừa dã thú hơn là phòng ngự khi bị tấn công. Nơi cổng thôn có 2 tên Man binh canh gác, khiến Giang Phong càng thêm thận trọng. Chẳng lẽ đây lại là sào huyệt của bọn Man binh. Nếu vậy thì tình hình nghiêm trọng a.

Sử dụng Ẩn thân thuật đột nhập vào thôn, Giang Phong mới phát hiện sự việc không như tưởng tượng. Toàn thôn có gần 30 thôn dân, đều là dân chúng bình thường, không phải Man binh mà cũng không phải đạo tặc. Có điều tất cả đều chỉ quanh quẩn trong nhà. Dường như bọn họ đều bị bọn Man binh khống chế. Bọn Man binh có 8 tên sĩ binh cùng một lão già, tính thêm 2 tên vừa bị sát là đủ hợp thành một đội.

Quan sát lão già một lúc, Giang Phong có thể xác định lão này là nhân vật rất cao cấp, bởi lão không phải là sĩ binh bình thường, cũng không phải tướng lĩnh, mà là vu sư, hơn nữa cũng không phải phổ thông vu sư. Giang Phong chỉ đến cách lão khoảng 20 mét là lão đã có cảm giác, để không bị phát hiện, Giang Phong phải vội tránh xa lão, ngoài 20 mét có lẽ là khoảng cách an toàn. Khả năng dụng độc của lão cũng không thể xem thường.

Khó khăn a.

Với lực lượng hiện tại của Giang Phong, đối phó với bọn họ dường như quá sức. Nhất là phải đối phó chức nghiệp thần bí như vu sư. Tiêu hao hết mấy bình lam, sau khi quan sát hết toàn thôn, nghiên cứu tỉ mỉ địa hình địa vật, thấy không còn gì đáng chú ý nữa, Giang Phong lui trở ra.

Đến nơi 2 gã hộ vệ ẩn nấp, Giang Phong suy tính một lúc, thấy không thể dùng sức thì cũng có thể dùng mưu, quyết thử một phen. Dẫn 2 gã hộ vệ lui trở lại vài dặm, chọn chỗ địa hình ẩn bí, cách khá xa thôn để khi chiến đấu không làm kinh động những người trong thôn, Giang Phong lệnh 2 gã hộ vệ mai phục ở đấy, chờ hiệu lệnh thì xông ra sát địch.

Bố trí xong đâu đấy, Giang Phong lại tiến về thôn. Lần này, khi gần đến nơi, Giang Phong giả vờ vô ý, đạp lên lá khô, gây nên tiếng động.

Giữa quang cảnh tĩnh lặng, tiếng động quá thích nhĩ. Bọn Man binh liền quát :

- Kẻ nào ?

Hai gã Man binh canh gác vừa quát tháo vừa xông về hướng phát ra tiếng động. Hai gã khác từ trong một gian nhà gần đó cũng vội xông ra, hùng hổ đuổi theo sau, đại đao sáng quắc lăm lăm trên tay. Nơi đây là sào huyệt bí mật của bọn chúng, không thể để người ngoài phát hiện, cần phải sát nhân diệt khẩu ngay. Nếu không, tin tức đến tai quan quân, bọn chúng không những buộc phải đi tìm một sào huyệt mới, mà còn khó tránh khỏi những phiền hà không đáng có.

Bọn Man binh tuy sức khỏe vô cùng, nhưng tốc độ lại không nhanh. Giang Phong phải cố ý chạy chậm, dẫn dụ bọn chúng đuổi theo. Bốn tên Man binh thấy bóng trắng cứ thấp thoáng phía trước, tốc độ không hơn gì bọn chúng, càng gia tăng cước lực, cố sức đuổi theo.

Chạy ngang qua chỗ ẩn nấp của 2 gã hộ vệ, Giang Phong quát lớn :

- Sát.

Hai gã 2 hộ vệ không phải lần đầu nghe hiệu lệnh này, cũng không phải lần đầu mai phục, vừa nghe lệnh lập tức xông ra ngăn chặn địch nhân. Sáu người xông vào đánh nhau kịch liệt. Hai gã hộ vệ đều là đội trưởng 40 cấp, đối phó 4 tên Man binh chỉ trên dưới 30 cấp, tuy không hoàn toàn thắng thế cũng không đến nỗi lạc hạ phong.

Khi địch nhân bị chặn đánh, Giang Phong cũng dừng lại, và cảnh cũ tái diễn, Giang Phong xuất thủ, hỏa long bay đầy trời, hỏa quang tứ xạ, quang cảnh càng huyết lệ hơn. Chỉ hơn 10 phút sau là bốn gã Man binh đã phơi thây nơi hoang dã. Giang Phong xuất chiêu gần 300 lần, tiêu hao cận 20 bình trung lam. Giang Phong cộng hộ vệ, đối phó một nhóm nhỏ địch nhân quả là một tổ hợp hoàn mỹ. Chỉ có điều, hơi bị hao.

Chiến hậu, Giang Phong thu được hơn 11 vạn điểm kinh nghiệm, thăng 1 cấp, trở thành cấp 28 (57258/75000). Ai ! Kinh nghiệm để thăng 1 cấp quả khủng bố a. Qua cấp 20, cứ thăng 1 cấp thì kinh nghiệm cần thiết lại tăng thêm 5000. Luyện cấp quả là gian khổ. Nghĩ đến những người đêm ngày miệt mài sát quái luyện cấp để lên được đến cấp 20, Giang Phong không khỏi khâm phục.

Kiểm điểm chiến lợi phẩm, cũng vẫn chỉ “Man binh thủ cấp” và “Độc trủy thủ”, không có thứ gì đáng giá khác, một đồng tệ cũng không. Chẳng lẽ bọn Man binh không dùng tiền. Hy vọng không phải vậy.

Thôi mặc bọn chúng. Giang Phong cũng không đến nỗi thiếu tiền. Kế hoạch tiếp tục tiến hành.

Trong thôn chỉ còn lại 4 tên Man binh và lão vu sư. Lần này không dụ địch phục kích nữa, Giang Phong phái một gã hộ vệ quang minh chính đại đến trước thôn khiêu chiến. Giang Phong cùng gã còn lại ẩn thân một bên, tìm cơ hội tập kích.

Gã hộ vệ vừa đến trước cửa thôn khiêu chiến, bọn Man binh trong thôn đều cảm thấy có biến, hai tên Man binh xông ra vây đánh đối phương. Hai tên còn lại hộ vệ lão vu sư, đứng từ xa quan sát tình hình.

Trận chiến giữa gã hộ vệ cùng hai tên Man binh vô cùng khốc liệt, đao quang tứ xạ. Một bên dựa vào nhân số, một bên nhờ đẳng cấp cao hơn, chiến đấu bất phân thượng hạ, không bên nào chiếm được thượng phong.

Thấy quá lâu mà vẫn không chế ngự được đối phương, lão vu sư có phần nóng nảy, lệnh cho hai tên Man binh còn lại xông lên trợ chiến. Với tình hình hiện tại, chỉ cần bọn chúng gia nhập vòng chiến là trận chiến lập tức kết thúc ngay.

Thời cơ đến.

Giang Phong lập tức xuất thủ, nhắm lão vu sư phóng xuất hỏa long, rồi lệnh gã hộ vệ còn lại xông ra ngăn chặn không cho hai tên Man binh kia gia nhập vòng chiến hay lùi lại bảo vệ lão vu sư.

Bị tập kích trong lúc bất ngờ, lão vu sư không kịp phản ứng, trúng chiêu, sững người chừng một giây, rồi vội lùi lại ẩn sau một gốc cây. Xem ra lão này phản ứng cũng khá nhanh nhạy a. Vừa đắc thủ, Giang Phong vội phóng xuất đạo hỏa long thứ hai, rồi quát lớn :

- Quan binh đến dẹp giặc đây. Thôn dân đâu cả, sao không ra trợ chiến, theo giặc rồi hay sao ?

Vừa quát xong Giang Phong lập tức ẩn thân. Lão vu sư đột nhiên thấy địch nhân biến mất, đang hoang mang thì lại thấy địch nhân xuất hiện ở mé trái, liên tiếp phóng xuất hỏa long. Trúng chiêu, sau khi sững người chừng một giây, nhắm ẩn nấp không hiệu quả, lão liền có phản ứng, lập tức miệng niệm vu quyết, tay bắt vu ấn. Ấn quyết hoàn thành, một đạo kim quang bao phủ toàn thân lão vu sư, hình thành một bức tường bảo vệ lão. Hỏa long chạm vào kim quang chỉ nổ “bùng” rồi biến mất. Lão vì bị tập kích bất ngờ, trúng chiêu trong lúc bất phòng nên rơi vào thế hạ phong. Giang Phong lại toàn đứng cách xa lão hơn 20 mét sử dụng viễn trình công kích, lão không có cơ hội phản công, chỉ đành chọn cách phòng ngự. Song phương rơi vào thế tiêu hao chiến, xem ai tiêu hao hết pháp lực trước. Nhưng dù sao Giang Phong vẫn có ưu thế hơn, bởi nếu Giang Phong gần hết pháp lực, có thể sử dụng ẩn thân thuật, toàn thân rút lui. Còn nếu như lão vu sư tiêu hao hết pháp lực trước, chỉ còn đường tử.

Lúc này, từ trong các gian nhà kéo ra hơn mười thôn dân, toàn là thanh niên trai tráng, ngoài ra còn có một lão già, xem chừng là thôn trưởng. Bọn họ nhìn cuộc chiến, có vẻ do dự, không biết có nên tham chiến hay không. Đắc tội quan binh thì bọn họ không dám, còn đắc tội bọn Man binh thì …

Có thể mọi người chưa biết:

Kinh Dương Vương, vị vua khai quốc của người Việt cổ, đã mang dấu ấn của 2 châu lớn và phát triển nhất trong 9 châu thời cổ.

Kinh Thư, thiên Vũ Cống viết : cửu châu là Ký, Duyện, Thanh, Tứ, Kinh, Dương, Dự, Lương, Ung.

Sách còn viết : sản vật quý hiếm của 2 châu Kinh, Dương là vàng, bạc, đồng, và những đồ kim khí (chú - thời này chưa có sắt). Ngoài ra còn có vải bông, tơ lụa, gấm vóc, ngọc giao, ngọc côn, ngà voi, sừng tê, … Rõ ràng là dân vùng này đã rất phát triển. Đất đai của họ luôn luôn là mục tiêu bành trướng của các bộ tộc thiện chiến phương bắc.

Bản đồ Trung Quốc qua các thời đại (thời cổ, chỉ ở lưu vực Hoàng Hà, cho đến thời Võ Vương phạt Trụ vẫn chỉ mới tới bờ nam Hoàng Hà, các nước Tần, Sở đều chưa xuất hiện).

Kinh Dương Vương được vua cha chia cho đất 2 châu Kinh, Dương (Hồ Bắc, Hồ Nam, Việt Tây, Việt Đông) nên có hiệu là Kinh Dương Vương. Sau Vương mở đất về phía nam (vì phía bắc là lãnh thổ của anh là Đế Nghi, nên chỉ có thể mở về nam) dựng nên nước Việt Thường với lãnh thổ rộng lớn mà sử cũ chép : phía bắc giáp Động Đình Hồ, phía đông giáp biển, phía tây giáp Ba Thục, phía nam giáp nước Hồ Tôn.