Vương Mệnh

Chương 22: Chiến hậu

An Phú Hương …

Sau khi thanh điểm chiến quả, Giang Phong cho tập hợp chiến lợi phẩm lại, đích thân kiểm tra những thứ đáng chú ý. Chiến lợi phẩm gồm đủ các loại. Nhiều nhất vẫn là lương thực, khoảng năm nghìn cân, không cần kiểm tra. Vũ khí trang bị, hàng trăm kiện, toàn là vũ khí loại, khôi giáp loại; bao tay, thắt lưng cực hiếm; chủ yếu chỉ là bạch sắc trang bị, hắc thiết 36, thanh đồng 8, bạch ngân 1.

Ghi chú:

Mỗi dân tộc đều tự hào về nguồn gốc tổ tiên mình, về tên gọi dân tộc mình, bởi nó đã được tổ tiên gìn giữ qua bao thế hệ. Người Việt ta vẫn luôn tự hào vì mình là người Việt (có một số ko tự hào ko kể). Vậy "Việt" có nghĩa là gì, có nguồn gốc thế nào ?

"Việt" là từ cổ, nghĩa là "hiền hòa", ngày nay ko còn được dùng với nghĩa này. Đó là cách gọi của người Hoa đối với dân tộc ta, sử dụng lâu thành ra chính thức. "Nam Việt" theo tiếng Hán, hay "Việt Nam" theo tiếng Nôm đều có nghĩa là dân tộc "hiền hòa ở phương Nam".

"Hán Thư" viết : đời Tần, phía bắc gặp nạn giặc Hồ, phía nam phải khổ với người Việt.

Gọi là "khổ" vì 50 vạn quân xâm lược bị đánh bại, tướng soái bị gϊếŧ, binh sĩ mười phần ko còn được một. Gọi người Việt "hiền hòa" vì người Việt ko có ý thức xâm lược mạnh mẽ. Trung Hoa luôn bị các dân tộc xung quanh dòm ngó, gây chiến, thậm chí chiếm giữ (Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Kim, Liêu ...), trong số đó lại ko có người Việt. Vậy là "hiền hòa" chứ còn gì nữa ?

Tuy gọi chung là người Việt, nhưng cách gọi người Kinh vẫn được bao đời Tổ tiên gìn giữ, để tưởng nhớ đến tổ tiên "Kinh Dương Vương", đến nguồn gốc "Kinh tộc" vẻ vang gần 5000 năm trước.

“Man vương chiến đao : bạch ngân trang bị; yêu cầu : đẳng cấp 20, lực lượng 20; vật lý công kích +32, thể chất +5.”

Trang sức loại cũng khá nhiều, hơn 50 kiện, toàn là nhẫn và dây chuyền, cao nhất chỉ hắc thiết trang bị, đa số kiểu dáng đẹp, độc đáo, còn thuộc tính không có gì nổi bật đáng lưu ý. Đúng là trang sức phẩm.

Ngoài ra còn có một bức trúc giản, gọi là “Mật hàm : đặc thù trang bị”. Không mở ra đọc được, Giang Phong tạm thời cất vào hành trang.

Lúc này, một đội sĩ binh khiêng đến một cái cáng, bên trên là một lão già ốm yếu, sắc mặt tái nhợt như bệnh nặng lâu ngày. Viên thống lĩnh nói :

- Đại nhân. Binh sĩ tìm thấy lão già này bị giam trong kho lương. Xử lý thế nào, xin đại nhân chỉ thị.

Thấy lão già quá yếu, Giang Phong cau mày, nhìn trong đám tù binh hỏi :

- Ai là dược sư ?

Một lão già tuổi quá sáu mươi, rụt rè nói :

- Bẩm đại nhân. Tiểu nhân là dược sư duy nhất ở đây.

Giang Phong gật đầu nói :

- Ngươi đưa lão này đến Dược điếm, phải chăm sóc lão cho tử tế đó.

Lão dược sư rối rít vâng dạ, cùng sĩ binh đưa lão già về Dược điếm. Kiểm điểm hết trang bị là sang đến tù binh. Tổng cộng bắt giữ 253 người, trong đó thuộc các chức nghiệp : dược sư 1, thợ rèn 2, thợ mộc 4, thợ may 2, ngư dân 18, mục dân 1, nông dân 3, đầu bếp 1. Cộng lại 32 người. Nơi đây một mặt giáp sông, ba mặt giáp rừng nên đa số là ngư dân và thợ mộc, nông dân không nhiều. Giang Phong chỉ giữ 32 người này ở lại, số còn lại sẽ đưa hết về trấn, do bọn họ xuất thân cường đạo, sợ để lại gây mất ổn định cho An Phú Hương, còn đối với Thành trấn có dân số hàng vạn, mấy trăm người chẳng là gì cả.

Thấy sắp bị áp giải về trấn, một gã trong đám tù binh vội kêu to :

- Đại nhân. Ta không phải cường đạo, xin hãy tha cho ta.

Giang Phong nhìn gã. Gã này mặt dài, thân hình cao gầy, mặc chiếc áo dài rộng thùng thình trông rất quái dị. Giang Phong hỏi :

- Ngươi không phải cường đạo ?

Gã kia nói :

- Thú thật với đại nhân, ta đàn chủ của Phi Điểu Hội, phụ trách khu vực này. Bản hội xưa nay chỉ lấy việc thuần dưỡng cầm điểu làm sinh ý, không hề làm việc gì bất lợi cho triều đình. Mong đại nhân minh xét.

Giang Phong cau mày nói :

- Ngươi ở chung với cường đạo, dù cố ý hay không thì cũng khó thoát tội tư thông cường đạo.

Gã kia vội nói :

- Đại nhân khai ân. Ta xin hậu tạ.

Thoáng suy nghĩ, gã lại nói thêm :

- Ta không có vật gì đáng giá, nhưng nếu đại nhân muốn học thuần điểu thuật, ta có thể giới thiệu đại nhân gia nhập bản hội. Đại ca của ta là Tuần Sứ ở Tổng đàn, cũng có địa vị khá cao trong bản hội.

Giang Phong khẽ cười, nói :

- Ngươi dụ ta nhập hội.

Gã kia giật mình, vội nói :

- Không … không … tiểu nhân hồ đồ, tiểu nhân không có ý đó. Đại nhân thân phận cao quý …

Nghĩ bắt giữ gã cũng không có lợi gì, Giang Phong nói :

- Ta không có hứng thú nhập hội, nhưng nhường cơ hội cho người khác vẫn được chứ ?

Gã kia vội nói :

- Vâng vâng. Tiểu nhân viết thư giới thiệu cho đại nhân. Chỉ cần người nào cầm thư giới thiệu đó đều có thể gia nhập bản hội.

Giang Phong gật đầu :

- Được lắm. Ngươi viết thư đi. Ta sẽ cho thả ngươi ngay.

Gã kia cả mừng, chẳng thấy gã viết thư mà chỉ loay hoay một lúc, rồi thấy xuất hiện một phong thư. Gã đưa phong thư cho Giang Phong, ngập ngừng nói :

- Đại nhân …

Giang Phong nhìn phong thư :

“Thư tiến cử : đặc thù vật phẩm; người nào cầm phong thư đến giao cho Xa Thái An ở Định An Thành sẽ được giới thiệu gia nhập Phi Điểu Hội.”

Đặc thù môn phái a. Xem ra đây là cơ hội để người chơi gia nhập đặc thù môn phái. Nhưng Giang Phong không có ý định gia nhập Phi Điểu Hội, dù thuần điểu thuật nghe cũng khá hấp dẫn, nhưng Giang Phong thích làm pháp sư hơn. Vả lại, Giang Phong chẳng thích danh hiệu “Quan nuôi chim”, nghe chẳng hay ho tí nào.

Giang Phong cho thả gã đàn chủ Phi Điểu Hội, sau đó chia một nửa quân đội ở lại coi giữ An Phú Hương. Tất cả lương thực khí giới cũng được chia đôi, một nửa giữ lại để phát triển An Phú Hương, một nửa chở về trấn chia cho lão tổng trấn. Về nguyên tắc, Giang Phong hoàn toàn có thể giữ lại toàn bộ, nhưng nghĩ sau này còn phải nhờ cậy lão Tổng trấn nhiều nên Giang Phong mới quyết định chia phần cho lão. Thu xếp đâu vào đấy, Giang Phong truyền lệnh quan quân khởi trình, áp tải tù binh và chiến lợi phẩm về trấn.

Giữa An Phú Hương và Lục Hoa Trấn chỉ có 50 dặm đường, nhưng vì chở nặng, tù binh đa số lại là trẻ em phụ nữ nên tốc độ khá chậm, phải mất hơn 2 canh giờ mới về đến nơi. Trước cổng trấn, hơn vạn người chơi tụ tập đông nghịt, chờ đón đại quân trở về, một số kẻ cố gắng biểu hiện bản thân để gây chú ý, hy vọng lần sau có “đại hình nhiệm vụ” sẽ đến lượt mình được tuyển. Bọn họ chẳng ai biết nguyên tắc tuyển chọn người tham gia nên chỉ biết dựa vào suy đoán, phần lớn cho rằng dựa vào biểu hiện của mỗi người, bởi những người được tuyển chọn lần này đều là những người đăng ký tham gia đấu võ đài. Cũng vì thế mà số người đăng ký tham gia tăng đột biến. “Một bước lên trời”, ai cũng muốn cả.

Vào trấn, Giang Phong cho đưa chiến lợi phẩm vào cả Nha Phủ, còn quan quân tạm đưa tù binh về Giáo trường. Lão Tổng trấn nghe tin Giang Phong về đến, đích thân ra đón, vui vẻ nói :

- Chúc mừng huynh đệ đại thắng trở về. Có huynh đệ giúp sức, ta yên tâm chẳng phải lo lắng gì cả.

Giang Phong nói :

- Lão ca. Thôn làng đó tiểu đệ chiếm lãnh rồi.

Lão Tổng trấn cười nói :

- Ta biết rồi. Chúc mừng huynh đệ. Trong địa hạt bản trấn tăng thêm một Hương, quả là đáng mừng. Số tài vật này …

Giang Phong nói :

- Đây chỉ là một nửa thôi. Sau cuộc chiến, thôn làng tan hoang cả, tiểu đệ giữ lại một phần để sửa sang thôn làng, còn một nửa chở về cho lão ca.

Lương thực vũ khí không đáng kể, lão Tổng trấn chỉ chú ý số trang sức, hài lòng nói :

- Thôn làng tan hoang cả, dân số chắc cũng chẳng còn mấy người, để ta điều một nghìn dân sang giúp huynh đệ.

Dân số là vấn đề Giang Phong đang lo lắng. Một nghìn người là tương đương dân số một tiểu trấn rồi. Giang Phong cả mừng, vội nói :

- Cám ơn lão ca.

Lão Tổng trấn vừa sai nha dịch mang chiến lợi phẩm cất vào kho, vừa tươi cười nói :

- Bản trấn dân số hàng vạn, chỉ một nghìn người có đáng kể gì đâu.

Chợt nhớ đến “Mật hàm”, Giang Phong lấy ra đưa cho lão Tổng trấn, nói :

- Sau khi tiêu diệt hết cường đạo, tiểu đệ thu được vật này.

Lão Tổng trấn cầm lấy, mở ra xem, rồi giật mình kinh hãi, nhìn Giang Phong nói :

- Đại sự a. Huynh đệ lại lập đại công rồi.

Đoạn lão mở tủ công văn lấy ra một chiếc hộp, trịnh trọng để lên bàn. Lão bỏ “Mật hàm” vào trong hộp, đậy lại cẩn thận, sau đó bắt quyết, niệm chú. Giang Phong chấn kinh, không ngờ lão lại là một vị pháp sư a.

Chiếc hộp lóe sáng, những hoa văn điêu khắc trên mặt hộp không ngừng chuyển động, ngũ sắc hào quang xoay chuyển mấy vòng, sau đó quang cảnh trở lại bình thường.

Giải nghĩa:

Mỗi dân tộc đều tự hào về nguồn gốc tổ tiên mình, về tên gọi dân tộc mình, bởi nó đã được tổ tiên gìn giữ qua bao thế hệ. Người Việt ta vẫn luôn tự hào vì mình là người Việt (có một số ko tự hào ko kể). Vậy "Việt" có nghĩa là gì, có nguồn gốc thế nào ?

"Việt" là từ cổ, nghĩa là "hiền hòa", ngày nay ko còn được dùng với nghĩa này. Đó là cách gọi của người Hoa đối với dân tộc ta, sử dụng lâu thành ra chính thức. "Nam Việt" theo tiếng Hán, hay "Việt Nam" theo tiếng Nôm đều có nghĩa là dân tộc "hiền hòa ở phương Nam".

"Hán Thư" viết : đời Tần, phía bắc gặp nạn giặc Hồ, phía nam phải khổ với người Việt.

Gọi là "khổ" vì 50 vạn quân xâm lược bị đánh bại, tướng soái bị gϊếŧ, binh sĩ mười phần ko còn được một. Gọi người Việt "hiền hòa" vì người Việt ko có ý thức xâm lược mạnh mẽ. Trung Hoa luôn bị các dân tộc xung quanh dòm ngó, gây chiến, thậm chí chiếm giữ (Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Kim, Liêu ...), trong số đó lại ko có người Việt. Vậy là "hiền hòa" chứ còn gì nữa ?

Tuy gọi chung là người Việt, nhưng cách gọi người Kinh vẫn được bao đời Tổ tiên gìn giữ, để tưởng nhớ đến tổ tiên "Kinh Dương Vương", đến nguồn gốc "Kinh tộc" vẻ vang gần 5000 năm trước