Cô chưa bao giờ biết rằng triển lãm tranh ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 của đơn vị mẹ lại sẽ bình chọn giải nhất, giải nhì, giải ba và giải xuất sắc!
Thư Nghi kinh ngạc nói: “Con cứ tưởng phần thưởng đơn vị mẹ phát đều như nhau chứ… Cho dù tranh đẹp hay xấu, chỉ cần nộp tranh là có thể nhận lại phần thưởng…”
Mẹ Thư Nghi nói: “Đúng là nộp tranh đều có thể nhận lại phần thưởng, chỉ là nhận lại được bao nhiêu thì khác nhau. Ngoại trừ giải nhất, nhì, ba, còn lại đều là giải xuất sắc, giải xuất sắc năm nay chỉ phát ra giường và lược.
Nhìn thấy ánh mắt kinh ngạc của con gái, mẹ Thư Nghi giải thích: “Trước đây năm nào con cũng nhận giải xuất sắc, nên mẹ không nói với con chuyện phần thưởng sẽ khác nhau.”
Thư Nghi: … Ồ.
Cô không ngờ, bí mật đầu tiên mà cô phát hiện sau khi sống lại lại là điều này.
Cô không hề muốn biết một chút nào!
Hôm nay Thư Nghi về nhà muộn, không kịp nấu những món phức tạp mà hai mẹ con lại không muốn ăn cơm mẹ Thư Nghi nấu, thế là Thư Nghi lấy sủi cảo đã gói bỏ đông trong tủ lạnh ra nấu, pha nước chấm với dầu ớt và dấm.
Mẹ Thư Nghi bóc mấy củ tỏi, vừa bóc bỏ vừa nói: “Tỏi đường trong nhà ăn hết rồi, lát nữa ngâm thêm một ít, lúc ăn sủi cảo, ăn mì, ăn bánh sợi chiên phải có tỏi đường mới ngon, chứ ăn trực tiếp tỏi sống có hơi cay.”
Trước đây một mình mẹ Thư Nghi vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa phải chăm sóc con gái làm việc nhà, cuộc sống bận rộn lại vất vả, giống như tỏi đường vào mùa hè và dưa muối vào mùa đông rất nhiều khi đều không kịp làm.
Nhưng dường như chỉ trong một đêm, mẹ Thư Nghi cảm thấy con gái mình đã lớn, hiểu chuyện, có thể giúp đỡ đảm đương việc trong nhà, mẹ Thư Nghi bỗng cảm thấy nhẹ nhàng hẳn, có ý muốn cân nhắc làm sao ăn ngon uống ngon, để cuộc sống trôi qua thoải mái hơn.
Trước đây khi cuộc sống khó khăn, người bên cạnh mẹ Thư Nghi luôn nói rằng, vượt qua những năm này đợi con gái lớn thì sẽ ổn thôi. Khi đó bà cho rằng đây chỉ là lời người ta an ủi bà, không ngờ cuộc sống trôi qua thật nhanh, thoáng cái đã hết khổ.
Thư Nghi cũng rất thích ăn tỏi đường, tỏi đường ngâm xong chua chua ngọt ngọt giòn giòn, thời gian ngâm ngắn hơn sẽ mang theo chút vị cay, ngâm thời gian lâu chỉ còn lại vị chua ngọt, từng tép tỏi sẽ trở nên trong suốt, vừa ngon vừa đẹp.
Mặc dù Thư Nghi biết nấu ăn, nhưng không biết tỏi đường phải ngâm thế nào, vì thế cô nói với mẹ: “Mẹ ngâm nhé?”
Mẹ Thư Nghi gật đầu, “Được, buổi chiều mẹ rửa sạch lọ ngâm tỏi, rồi đi mua đường, giấm, muối, chúng ta ngâm một lọ nhỏ.”
Thư Nghi vui vẻ gật đầu.
Buổi chiều, mẹ Thư Nghi xách về hơn mười bao dấm, ba bốn bao đường, hai bao muối, kéo một cái lọ từ trong tủ ra bắt đầu cọ rửa.
Thư Nghi: !!!
Không phải mẹ nói ngâm một lọ nhỏ sao?
Tại sao cái lọ này lại cao đến thắt lưng của cô vậy?
Thư Nghi nhìn thấy mẹ mua tỏi về nhà mới nhớ tới chuyện khi còn nhỏ mỗi khi trong nhà mua tỏi đều sẽ mua một dây tỏi đã được bện sẵn – là loại dây bện giống như cái bánh quẩy.
Mỗi một dây tỏi đại khái có khoảng ba mươi củ, lúc hái tỏi xuống thay vì người ta tuốt tỏi từ trên thân ra thì họ sẽ bện dây tỏi lại giống như một cái bánh quẩy, như vậy người ta gọi là dây tỏi.
Dùng phương pháp này để dữ trữ tỏi sẽ không dễ bị mất đi độ ẩm, người bán tỏi còn trực tiếp bện lấy rồi mang đi bán. Họ cũng không cần tính xem trong đó có bao nhiêu củ hay bao nhiêu cân mà chỉ cần nói thẳng luôn một dây bao nhiêu tiền.