Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám

Chương 20: Chương 5 – Phát Nguyện

CHƯƠNG 5 – PHÁT NGUYỆN

Nguyện Tam bảo gia hộ chúng con tên… có những thệ nguyện gì, đều được thành tựu, sinh ở đâu thường không quên mất các lời nguyện hôm nay và được viên mãn Vô thượng Bồ đề, thành chánh giác.

Nguyện từ nay trở đi, đời đời kiếp kiếp, dù ở khắp mọi nơi chúng con thường nhớ đến phát tâm Bồ đề, khiến tâm Bồ đề tương tục không đoạn, thường được phụng sự, cúng dường vô lượng vô biên hết thảy chư Phật, Bồ-tát, ân sư, thường được hộ trì hết thảy kinh điển Đại thừa phương đẳng, lễ phẩm cúng dường luôn được đầy đủ.

Từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, thường được phụng dưỡng báo ân sâu của cha mẹ, muốn dâng cúng gì cũng không thiếu.

Nguyện từ nay trở đi, đời đời kiếp kiếp thường được gặp gỡ hết thảy vị quốc chủ có đại thế lực cùng chúng con hưng hiển Tam bảo, làm cho

Phật pháp không đoạn tuyệt. Thường được trang nghiêm cõi nước của chư Phật, các cõi ấy không có những danh từ tam ác, bát nạn. Nguyện bốn vô ngại trí, sáu thần thông hằng được hiện tiền, dùng đây để giáo hóa hết thảy chúng sinh.

Giải thích:

Phát nguyện vô cùng quan trọng đối với người học Phật, vì nghiệp lực chúng sinh không nghĩ lường thì nguyện lực cũng không thể nghĩ lường. Nếu muốn thành Phật, nhất định phải phát Bồ đề tâm, lập Bồ đề nguyện. Chư Phật,

Bồ-tát trong lúc tu nhân đều phát đại nguyện, Phật Thích Ca có 500 đại nguyện. Phật A Di Đà có 48 đại nguyện, Phật Dược Sư có 12 đại nguyện, Bồ-tát Văn Thù và Phổ hiền có mười đại nguyện.

Sám văn:

Nguyện nhờ oai đức từ bi của chư Phật, chư đại Bồ-tát và hết thảy

Hiền Thắng Tăng khiến chúng con sinh ra nơi nào những thệ nguyện đã phát, đều được tùy tâm tự tại.

Nguyện tu đạo Bồ-tát, không bị chướng nạn trở ngại. Chúng con đến đâu cũng thường kiến lập đạo tràng, làm đại Phật sự; tâm được tự tại, vào được hết thảy các môn thiền định, mở cửa tổng trì, rõ bày Phật quả, rưới nước cam lồ, trừ ma oán cho chúng sinh; khiến các chúng sinh được pháp thân thanh tịnh nhiệm mầu.

Lại nguyện hết thảy thiên chủ, tiên chủ, thiện thần, long thần v.v… đem thiện căn từ lực, vì ủng hộ Tam bảo mà ngay đây chứng giám cho chúng con khiến chúng con tất cả hạnh nguyện đều được viên mãn, tùy theo ý muốn.

Giải thích:

Nếu có trí huệ thì những việc ta làm đều không phí hoài, có thể tùy bệnh cho thuốc. Trong Kinh Di Giáo, Phật thuyết: “Chư Tỳ kheo các ông nếu có trí huệ không tham trước, thường tự tỉnh giác, không để phạm lỗi, nên được giải thoát. Nếu chẳng như thế, là kẻ phi đạo, cũng chẳng phải là hàng bạch y, cũng không có danh gọi chi”.

Người có trí huệ sẽ như thuyền kiên cố vượt qua biển sinh lão bệnh tử, là đèn lớn soi phá si ám vô minh, là thuốc hay chữa lành tất cả bệnh, là búa bén chặt đứt cội rễ phiền não. Vì thế nên các ông cần huân bồi văn, tư, tu để phát huệ mà tự tăng lợi ích. Người có trí huệ, dù không có thiên nhãn, nhưng vẫn là kẻ có kiến giải sáng suốt.

Người có trí ắt thường tự tỉnh giác quán sát, không để phát sinh bất kỳ lỗi lầm nào. Phật nhiều lần tán thán, nói rằng: “Chỉ có người tu hành như thế mới thật sự đạt được giải thoát” và Ngài ví họ như thuyền kiên cố, có thể độ vô lượng chúng sinh thoát ly biển khổ, như đèn lớn soi đường cho nhân sinh, những lời khai thị khéo léo của họ giống như thuốc thần chữa lành bệnh người hữu duyên. Phật ví phiền não như đại thọ, nhưng hễ người có phiền não mà nghe vị có trí huệ dạy, thì sẽ thường phản tỉnh tự quán sát không để phạm lỗi, giống như búa bén chặt cây, khiến phiền não tiêu trừ.

Đây gọi là phương tiện trí huệ tùy căn hóa độ, tùy bệnh cho thuốc.

Phật dạy nếu là đệ tử Ngài đều phải tuân hành, y theo giới Phật, thường tự tỉnh khéo quan sát mình không để phạm lỗi. Được vậy thì tu bất cứ pháp gì đều có thể thành tựu. Bằng không thì chẳng phải là kẻ tu hành, nói gì đến thành tựu?

Sám văn:

Chúng con trong quá khứ, hiện tại, vị lai nếu có khởi ra bao nhiêu thiện nghiệp nhiều ít chi, thảy đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh cùng hướng về Vô thượng Bồ đề. Chúng con phát tâm, phát nguyện rồi. Xin chí thành đảnh lễ thế cho: Quốc chủ, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng, bà con nhiều đời, quyến thuộc nhiều kiếp, thiện ác tri thức, chư thiên chư tiên, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, long thần, bát bộ hết thảy linh kỳ, quá khứ, hiện tại, vị lai cùng hết thảy người oán kẻ thân và không phải oán thân, hết thảy chúng sinh trong bốn loài, sáu đường mà quy y thế gian Đại Từ Bi Phụ.

Giải thích:

Đối với tất cả chúng sinh phải từ bi hỷ xả, ác tri thức cũng là tri thức, giúp chúng ta thành tựu. Cho nên cần phải thay ác tri thức quy y Tam bảo, hy vọng họ sớm đoạn ác tu thiện thoát ly cõi khổ, thành tựu Phật quả.

Sám văn:

Đại Thánh Thế Tôn. Uy nghiêm cao tột. Thần trí nhiệm mầu. Là vua chư Thánh.

Tam đạt chiếu tỏa. Chúng tà ẩn tàng. Thấy ác liền cứu. Thuốc lành Tế khổ.

Giải thích:

Tam đạt: Thiên nhãn, Túc mệnh, Lậu tận thông (nơi La hán gọi là Tam minh, nơi Phật gọi là Tam đạt). Vì không những không biết mà còn sáng nên gọi là minh; không những minh là còn thông đạt nên gọi là đạt.

Lậu tận thông: Là đoạn trừ tất cả phiền não tham sân si mạn nghi v.v… bao gồm phiền não thô lẫn tế.

Lậu: Gồm tài, sắc, danh, thực, thùy, bạn chấp trước gì, tham ái đều là lậu.

Nếu đem so xác thân chúng ta với một cái bình nhựa, thì bạn tham tài giống như dùi vào bình một lổ, tham danh thì dùi một lổ, tham lợi, sắc, ăn, uống, chơi, ngủ v.v… mỗi mỗi đều dùi một lổ, như vậy bình này có vô số lổ.

Nam nữ hành da^ʍ là đại lậu, gây ra lổ thủng lớn nhất. Cho nên hễ đa hành da^ʍ thì tinh mệt lực tận, sẽ khiến người mau mất mạng.

Hãy nghĩ xem, nếu một cái bình có đầy lổ thủng lớn nhỏ chi chít, thì đã thành đồ rỉ chảy, muốn chứa đầy nước cũng không làm sao được, bởi có quá nhiều rò rỉ.

Cho nên người tu cần phải hành pháp gì để thành tựu?

Phải hành pháp tu bổ, ngăn rỉ lậu tự thân. Ngài Tuyên Hóa giảng có sáu cách: Không tranh, không tham, không cầu, không tự tư, không tự lợi, không vọng ngữ. Chữ cầu trong cụm từ không cầu bao gồm ý “Nam cầu nữ, nữ cầu nam”, nói đơn giản là phải đoạn dục khử ái, vậy nên đoạn dục nào, khử những ái nào?

Trong giới luật Phật giảng cho đệ tử có liệt kê rất nhiều: Là đệ tử Phật thì phải nhϊếp tâm giữ giới, nhân giới sinh định, nhân định sinh huệ gọi là tam vô lậu học. Lậu tức là dục, có dục thì có phiền não, dục hết thì phiền não hết. Phiền não hết thì trí huệ bừng khai đắc tam thân, trí huệ, ngũ nhãn lục thông, cứu cánh viên mãn, cùng trí huệ Phật tương thông! Cho nên trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta tu pháp gì cũng đều được cả, miễn là đừng quên ngăn rỉ lậu. Nếu không bít lổ thủng, thì tu pháp gì cũng không thành. Nếu lúc nào cũng biết bít lậu, thì bất luận là xuất gia hay tại gia, bất kể bạn tu tông phái nào, đều có thể thành tựu Tam đạt Phật trí.

Sám văn:

Chúng con nguyện nhờ công đức phát tâm này mà quốc chủ hiện tại và quyến thuộc của họ từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật hằng quên mình vì đạo như chư Bồ-tát.

Lại nguyện cho thân sinh phụ mẫu, nhiều kiếp thân quyến, nội ngoại gần xa, từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, có thể biến thân khắp thế giới như chư Bồ-tát, đủ mọi công đức, nghe pháp sinh tâm vui mừng, thần lực dũng mãnh. Nguyện từ nay trở đi mọi người đều được vô úy. Giáo hóa gieo ảnh hưởng lớn.

Nguyện những người xuất gia, tại gia, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức và quyến thuộc của các vị ấy từ nay trở đi cho đến ngày thành Phật, giải hết nguy ách, tướng mạo trang nghiêm, khéo xả nghiệp chướng.

Nguyện cho chư Thiên, chư Tiên, Hộ thế tứ vương, thông minh chánh trực, Thiên địa Hư không, chủ thiện phạt ác, Thủ hộ trì chú, ngũ phương long vương, Long Thần Bát bộ, các kỳ nhân u hiền và bà con quyến thuộc của Phật, có lòng đại từ che chở khắp chúng sinh.

Nguyện cho hết thảy chúng sinh từ nay trở đi cho đến ngày thành đạo, tâm không ái nhiễm. Nói lời nhiệm mầu khôn khéo, tu hành tinh tấn, có thiện nguyện lớn. Có đủ oai thần, tất cả công đức, hạnh nguyện mỗi mỗi thành tựu trang nghiêm thành bậc Chánh giác đồng như chư Phật.

Giải thích:

Trong sinh hoạt thực tế, không hiểu Phật pháp thì là phàm phu: Ôm phiền não vô tận, khổ vô biên. Nếu minh bạch Phật pháp, thì phải áp dụng trong thực tế, giữ tâm mình thanh tịnh, đoạn ác tu thiện, viễn ly tài, sắc, danh, lợi… như như bất động, được vậy sẽ hay chuyển phiền não thành Bồ đề thì giác ngộ, là Phật. Tự tính vốn viên minh, thanh tịnh vô nhiễm, bỏ hết vọng tưởng chấp trước tức là Phật. Nhẫn những điều khó nhẫn, hành những điều khó hành, chịu nhọc thay người, thành nhân chi mỹ. Thường thấy lỗi mình, chớ nói chuyện phiếm, chớ bàn lỗi người. Đi đứng nằm ngồi mặc áo ăn cơm, từ sáng đến tối, một câu niệm Phật chẳng gián đoạn, xem tất cả mọi người là Bồ-tát, chỉ có mình là phàm phu. Có thể y theo đây mà tu, quyết định giải thoát, lìa khổ được vui.