Cả Nhà Ta Đều Có Bàn Tay Vàng

Chương 01: Ta nói này, Hàn Sơn đừng khóc, ta dẫn ngươi đi

Thôn Du Hàn cách trấn trên ba canh giờ đi đường, chỉ tính chiều đi, chưa tính chiều về.

Nhưng cách huyện thành còn xa hơn, một lần đi là phải mất hai ngày.

Nếu không phải có việc lớn thì hầu hết mọi người đều không dám tùy tiện đi vào thành, đơn giản là do tốn tiền.

Tuy là một sơn thông vắng vẻ như vậy, thôn Du Hàn lại còn có thể làm cho những thôn trang lân cận phải chú ý, chỉ vì nó nằm dưới chân núi lạnh giá.

Bảy thôn trang ở phía Đông, Nam, Tây, Bắc lân cận ở xung quanh ngọn núi này mà muốn đi vào thành, thì đều phải đi qua thôn Du Hàn.

Đây chính là mặt tốt.

Thôn dân của thôn Du Hàn nếu muốn vào thành thì đường đi sẽ ngắn hơn, hơn nữa nếu muốn đi thăm người thân ở những thôn trang khác thì cũng rất thuận tiện.

Còn mặt không tốt, đó chính là những chuyện bát quái xảy ra ở những thôn xung quanh cũng sẽ được truyền tới đầu tiên.

Bạch Ngọc Lan đang làm cỏ dưới đất, giả bộ như không nghe thấy mấy mụ hàng xóm miệng thúi đang nói đến mình.

Không cần nghe cũng biết, chắc chắn là đang chê cười bà mấy năm trước đây khoác lác khoe khoang.

"Bà nhìn Ngọc Lan số khổ kia đi. Từ khi Tả Phiết Tử [1]té gãy chân, một nhà năm mẫu ruộng đều dựa vào một mình bà ấy. Lại nhìn nhà ta đây nè, bốn thằng nhóc to bự, bụp bụp bụp một phát là làm xong. Trước khi đi ra ngoài, mấy thằng nhóc nhà ta còn cố ý dặn dò: Nương, người không cần làm, chỉ cần ngồi dưới gốc cây lớn tán dóc là được rồi."

[1]: còn có nghĩa là người thuận tay trái

"Đúng rồi, cuối cùng cái gì chả phải dựa vào nhi tử. Ngọc Lan chỉ sinh cho lão Tả được ba khuê nữ, mẹ chồng của bà ấy ở dưới suối vàng mà biết, thì đã cậy nắp quan tài mà bò ra rồi. Mà không nói đến người chết, chỉ nói chuyện người sống, thì mấy người nhìn ba ông con rể nhà Ngọc Lan mà xem, một người cũng chưa từng lộ mặt ra. Năm đó khi bà ấy quánh nhau với ta, đã nói những lời kia đó, bây giờ nghĩ lại có lẽ chính là chuyện cười lớn nhất đó."

Chuyện này, mọi người đương nhiên còn nhớ rõ.

Năm đó, Bạch Ngọc Lan một mình một người quần đấu với tám bà, giơ cao bó đuốc, giống như nổi điên mà chửi đổng lên, nếu ai còn dám nói bậy nói bạ ở sau lưng, nói lão Tả gia, nói nam nhân của bà, Tả Phiết Tử là tuyệt hậu thì bà sẽ đốt nhà người đó.

Lúc đó, mọi người đều không sợ bà. Thân thể nho nhỏ kia đừng nói là nổi điên, cho dù bà có liều mạng tới chết, thì một khi dám đốt nhà ở, các nam nhân trong nhà đó chắc chắn sẽ đánh cho bà chỉ có thể nằm sấp mà về.

Mà là họ sợ đắc tội với cả nhà lý chính[2] cũng thuộc dòng họ Tả, không ngoài ngũ phục[3] thì chính là thân thích.

[2] lý chính: một chức quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý hộ khẩu và nộp thuế.

[3] Chế độ ngũ phục: Là chế độ tang phục là hệ thống quy định về phục sức, thời gian cư tang cho từng quan hệ thân thuộc cụ thể (phục tự). Tang phục có năm hạng bậc: trảm thôi 斬衰, tư thôi 齊衰, đại công 大功, tiểu công 小功, ti ma 緦麻, được gọi chung là ngũ phục. Mỗi hạng tang phục tương ứng với một hoặc nhiều quan hệ thân thuộc. Do đó ở đây chỉ việc, khi nhà có tang những người phải mặc áo tang theo chế độ ngũ phục sẽ được coi là thân thích.

Và cũng là vì nể mặt Tả Phiết Tử.

Tả Phiết Tử là người đọc sách duy nhất trong thôn, có thói quen dùng tay trái cho nên được đặt biệt danh như vậy, được học chữ ở trường tư mấy năm. Người trong thôn nghĩ rằng mai sau vạn nhất có chuyện cầu ông, lại là người cùng thôn, cho nên cũng phải chừa lại cho nhau một đường.

Hơn nữa, có nói chuyện tuyệt hậu hay không, thì chuyện đó cũng là sự thật, thế nên cần gì cứ phải nói sự thật đã cũ rích làm gì. Nếu đã nói cũng vô ích thì chi bằng tích chút khẩu đức, cũng giống như người què mắng chửi người câm, đến cả tuyệt hậu cũng ăn hϊếp.

Nhưng đến giờ vẫn trở thành trò cười cho mọi người là do năm đó, sau khi lý chính ra mặt cho Bạch Ngọc Lan, thì bà cũng không để yên.

Bạch Ngọc Lan ở trước mặt những người này hùng hổ tuyên bố, cho dù bà không có nhi tử thì cũng sẽ sống tốt hơn những người khác.

Đến lúc đó sẽ để cho mấy cô gia vì làm việc cho nhà bà, để cho nhi tử nhà người khác hiếu thuận với bà, muốn những bà bà kia không nhờ vả được nhi tử tức chết.

Không tin thì cứ chống mắt chó [4] lên mà xem.

[4] Gốc là kỵ lư khán trướng bản tẩu trước tiều (Cưỡi lừa xem hát, nhẩn nha mà xem): Nói một cách ẩn dụ, bạn phải xem xét diễn biến trong tương lai rồi mới có thể đưa ra kết luận.

Chưa kể, nhìn ba khuê nữ nhà Tả Phiết Tử dần lớn lên, người ở xung quanh [4] đấy cũng có người tin lời nói kia.

[4] thập lý bát hương: đề cập đến các khu vực xung quanh hoặc lân cận nơi xảy ra sự việc.

Bởi vì tướng mạo của ba vị khuê nữ đều lấy những ưu điểm của cha mẹ, đã khiến bao chàng trai mê mẩn khi vừa mới nhìn mặt.

Có không ít nhà lúc nhi tử đến tuổi làm mai, thì nhi tử lại nói muốn kết hôn với cô nương nhà Tả Phiết Tử, khiến cho cả nhà gà bay chó sủa.

Chưa xuất giá đã có thể khiến cả nhà rùm beng náo loạn, vậy nếu xuất giá rồi, chẳng phải là đắp chung một chăn, ngủ cùng một giường, thổi tai bên gối, không phải sẽ thực sự thành nuôi không nhi tử cho nhà lão Tả à?

Ba tiểu nha đầu kia, quả thực có thể hô phong hoán vũ, tuyệt đối không thể nhận.

Cũng may, kết cục khiến cho lòng người rất thoả mãn.

Mấy bà thím khi nhớ tới lời nói năm đó rồi cùng nhau cười nhạo:

Bạch Ngọc Lan, đúng là tự vả mặt mình mà.

Còn muốn chọn con rể tốt nữa cơ đấy, ta nhổ vào.

Chọn con rể cho khuê nữ, chọn đến hoa cả mắt, cuối cùng đại khuê nữ lại rơi xuống sông, bị một tên chơi bời lêu lổng nổi danh ôm lấy, đánh mất thanh danh, nên không thể không gả.

Đến lúc nhị khuê nữ, năm ngoái Tả lão hán suýt chút nữa bỏ mệnh, được thợ săn mặt sẹo trên núi cứu mới chỉ bị té gãy chân, trở về liền không nói một lời, đã hứa gả nhị khuê nữ cho tên sa cơ thất thế kia.

Về phần tiểu khuê nữ của Tả Phiết Tử, trong lòng mọi người đều rõ ràng, cũng không thể giả mù không thấy, vị phu quân này ngược lại là coi như là gả không tệ.

Cô con gái thứ ba gả cho cậu học trò có tiếng là "Thần đồng" của thôn Thanh Liễu trước mặt, hai ngày trước đi thi cũng không biết thi thế nào. Nếu như thi đậu, vậy càng là có thể trèo cao rồi.

Chỉ là cũng có chút chuyện.

Nghe nói bà mẹ quả phụ của cậu con rể út này không ưng tiểu khuê nữ Tả gia cho lắm, đến nay vẫn không cho vợ chồng son viên phòng. Bà mẹ quả phụ của cậu con rể út này là nổi danh lợi hại ở khắp làng trên xóm dưới này đó.

Nghe mấy bà tám ở thôn Thanh Liễu đồn đại, nói là không viên phòng mới tốt, tương lai nhi tử trúng tú tài là có thể đuổi tiểu khuê nữ của Tả Phiết Tử ra khỏi cửa. Ai bảo tiểu khuê nữ này không đứng đắn làm chi.

Đúng vậy, là không đứng đắn.

Không ai có mặt ở hiện trường, cụ thể phát sinh chuyện gì cũng không rõ ràng lắm, chỉ biết tiểu khuê nữ này cũng té sông, sau đó đổ thừa cho cậu học trò này.

Ai ôi!!!, giờ mới phát hiện ra, mấy vị khuê nữ của Tả gia đều bị té sông.

Sông kia, là Nguyệt lão sao?

...

Bạch Ngọc Lan mặc kệ mấy bà thím nhiều chuyện nói xấu sau lưng mình, bà chỉ tập trung nhổ cỏ, nghĩ đến việc vội vàng làm xong công việc rồi trở về nấu cơm cho lão già nhà mình ăn.

Lão già bị tai nạn, té quá nghiêm trọng.

Những gì người khác nhìn thấy là cái chân bị gãy dưỡng kiểu gì cũng không thấy tốt lên được, chỉ có người trong nhà và đại phu trên thị trấn mới biết, lúc được khiêng xuống núi ông còn bị ném ngã, ho ra máu bốn năm lần. Nếu không có nhị cô gia cứu kịp thời, có lẽ ông đã bỏ mạng ở chỗ đó luôn rồi.

Nghĩ đến nhị cô gia, Bạch Ngọc Lan thở dài.

Trên mặt nhị cô gia ngoại trừ có sẹo, thì trên không có cha mẹ già giúp đỡ, dưới không có nhà ở nên chỉ có thể ở trong sơn động, đất đai ruộng đồng gì đó cũng không, săn bắt được ngày nào thì ăn cơm ngày đó, trừ những thứ này ra thì hắn không có tật xấu nào khác.

Sáng nay khi đi ra ngoài, lão già nói thu hoạch vụ thu năm nay nộp thuế xong cũng sẽ không bán lương thực, cũng không phải vì muốn ăn thêm chút cơm, mà là ông muốn để dành làm khẩu phần lương thực cho năm sau.

Bởi vì ông muốn bán đất.

Trong nhà tổng cộng có năm mẫu đất, bán hai mẫu đất đổi thành bạc, sau đó kín đáo đưa cho hai khuê nữ.

Ông cảm thấy xấu hổ vì đã gả nhị khuê nữ cho thợ săn trên núi.

Trợ cấp chút tiền bạc, làm cho hai vợ chồng son một ngôi nhà ở dưới chân núi.

Ngay khi Bạch Ngọc Lan muốn cúi người, chuẩn bị xách cái cuốc trở về nhà, thì có hai người từ đầu thôn đi đến gọi bà: "Là nhạc mẫu của Đại Đức Tử phải không?"

"Đúng rồi, chào bà, các người từ thôn Hạnh Lâm tới phải không? Là khuê nữ của ta nhờ nhắn lời giúp hả?"

"Ôi chao, nhắn giúp cái gì, là đại cô gia nhà bà xảy ra chuyện rồi kìa. Đại cô gia nhà bà đánh người ta, người ta bắt bồi thường năm lượng bạc, chậc chậc, năm lượng đó, ông trời ơi! Làm Chu lão gia tử tức giận đến tức xỉu ngang luôn, lúc khiêng về nhà thì hết nói chuyện được luôn, nước miếng chảy ròng ròng, hình như không nhận ra ai nữa hết đó. Giữa thân gia với nhau, bà mau đi xem một chút đi."

Trong lòng Bạch Ngọc Lan run lên.

Con rể lớn nhà bà đã hai mươi tuổi rồi mà vẫn không chịu làm việc đàng hoàng, thà rằng quậy tưng cả xóm chứ không chịu xuống ruộng làm việc, toàn bộ đều dựa vào vị Chu lão gia kia thiên vị mới có thể ăn cơm no mà không bị đói chết.

Nếu ông cụ ngã xuống, còn là do bị thằng con rể lớn nhà bà chọc tức, thì mấy vị đường ca kia của hắn dễ gì chịu để yên, tha cho hắn đây?

Khuê nữ tội nghiệp của bà, xong hết rồi, giờ chỉ đi theo thằng con rể lớn uống gió tây bắc mà thôi.

Bạch Ngọc Lan lê bước chân bùn định chạy đi hỏi thăm một chút, thì có một tiểu tử ở thôn phía tây bên cạnh chạy tới, vừa nhìn thấy bà liền phất tay, hét lên:

"Tả thẩm, không xong rồi, con rể út của thẩm bị heo rừng ủi, con rể thứ hai vì cứu con rể út của thẩm mà bị rơi xuống mương do cháu đào, bất tỉnh nhân sự mất rồi."

Nghe xong lời này, đừng nói Bạch Ngọc Lan, mà ngay cả mấy bà thím trong thôn đang nghe náo nhiệt cũng choáng váng.

Quá thảm, thật khiến người khác đồng tình mà.

Mấy bà đều nhiệt tình hỏi thăm giúp đỡ, hỏi có chuyện gì vậy?

Còn trong lòng thì lầu bầu: Tả gia đây là phạm phải tà ma gì rồi.

Khuê nữ thì bị rơi xuống sông, con rể thì rơi xuống mương.

Lúc này, trong lòng Bạch Ngọc Lan đã không còn là run rẩy nữa, mà là tim đã nhấc lên tận cổ họng luôn rồi.

Tính số ngày, thì con rể út rõ ràng là phải đang trên đường trở về nhà sau khi đi thi xong, tại sao lại bị heo rừng ủi rồi.

Con rể thứ hai đang ở trên núi, sao lại gặp phải con rể út.

Đây thật sự là kẻ tám lạng, người nửa cân mà.

Phía nam lại có người đến.

Nhìn cách ăn mặc và dắt xe lừa vẫn là người xứ khác.

"Ai là Bạch Ngọc Lan? Đưa nương ngươi trở về đi, cha ta chết rồi, nhà bọn ta không cần bà ấy nữa!"

Bạch Ngọc Lan sững người nhìn về phía xa xăm.

Vị kia chính là mẹ ruột đã gả đi ba lần của bà, đang xách theo bao quần áo khẽ nhếch cằm nhìn chung quanh.

Bỗng nhiên, trên mặt đất rống lên một tiếng.

"Nhạc mẫu!"

Tả Phiết Tử chống nạng, trợn mắt không thể tin được nhìn qua bà mẹ vợ già của mình.

Năm đó nhạc mẫu trộm tiền nhà ông chạy mất, nhiều năm sau khi lại đến nhà ông nghe ngóng, sau đó lại bị đuổi đi.

Bạch Ngọc Lan cảm thấy trời đất quay cuồng, té nhào xuống đất.