Khi cửa đóng lại, Cao lão hất hàm hỏi:
- Còn một mình Lý Dịch hả? Cho vào nốt đi.
Lúc Lý Dịch được Đặng Ngọc Trân đưa vào, nét mặt Cao lão trở nên thản nhiên, lạnh nhạt. Không có niềm nở, không có trầu nước gì hết.
Lý Dịch này là một người gầy nhỏng, mặt dơi tai chuột, ánh mắt đảo liên hồi. Hắn rất có chiến thuật sau khi đưa mắt nhìn ba người còn lại, rõ ràng không muốn có mặt ai ở đây ngoài hắn, Đặng Ngọc Trân và Cao lão. Cao lão lờ đi.
- Xin ngài tha lỗi, ta cùng bất đắc dĩ mới phải nhờ đến Đặng lão xin gặp ngài.
- Không sao. Lý chưởng quầy cứ nói đi, ta vẫn đang nghe.
Khuôn mặt Lý Dịch tái đi, xám như tro. Lão đành nói huỵch toẹt:
- Ta có chút chuyện muốn nói riêng với ngài được không?
Cao lão lắc đầu:
- Không được! Đây đều là quân sư và hậu bối của ta. Ta không tin chúng thì con biết tin ai? Đuổi chúng ra đâu được?
Lý Dịch đành nhắm mắt lại bắt đầu kể lể:
- Nhà ta kinh doanh tơ lụa đã ba đời rồi, việc kinh doanh đều phát đạt. Cuối năm qua, nhà ta có mối làm ăn với công bộ. Cung cấp tơ lụa vào nội phủ trong cung. Việc này do một quan viên tên Đoàn Minh phụ trách. Hắn vòi của đút nhưng nhà ta không đưa đủ nên lẫn một số vải xấu đưa vào.
- Chúng ta đâu biết việc đấy, chỉ đến khi trong cung có lệnh nhà ta làm ăn gian dối với nội phủ. Tịch biên hết tài sản, lại sung con trai ra biên thuỳ, con gái vào quan kỹ mới vỡ lẽ. Ta nhanh chân chạy thoát được. Tuy không đến nỗi chết cả nhà nhưng vì tên Đoàn Minh kia mà làm ta nhà tan cửa nát.
Nói đến đây Lý Dịch ôm mặt khóc. Khóc nức nở, nghẹn ngào không nói nên lời. Cao lão ra chiều an ủi để lão kể lể thêm chút nữa. Khuôn mặt Lý dịch chảy dài ra, mắt lão đỏ ngầu ...
- Lý gia ta là nhà buôn bán, có làm hại ai bao giờ. Con trai, con gái ta hiền hậu, dễ thương biết chừng nào ... Bây giờ biết đi về đâu?— QUẢNG CÁO —
- Thế rồi ta nhờ người đi tố cáo Đoàn Minh với Ty Bình Bạc. Ngài biết không? Triều đình nói không có chứng cứ, việc này là làm quý nhân trong cung giận dữ, lại sai người truy đuổi ta. Ta trốn chui trổn nhủi lên đây gặp ngài.
Lão nói đoạn khóc nấc lên. Cao lão khẽ cúi đầu thông cảm nỗi đau khổ của lão. Nhưng khi lên tiếng thì tiếng nào cũng gằn giọng, bực bội:
- Biết thế thì ngươi sao lại đi thưa với Ty Bình Bạc. Tại sao không đến Quang Phục Hội ngay chứ?
Lý Dịch không trả lời mà chỉ sụt sịt:
- Bây giờ ta biết mình ngu dại. Hội trưởng muốn thế nào xin cứ cho biết. Bao nhiêu cũng được, miễn xong công việc. Nhà ta khi buôn bán khắp cả nước còn giữ lại rất nhiều tiền, có thể huy động được ở khắp nơi.
“Muốn thế nào, bao nhiêu cũng được. Cái loại bị tiền bạc làm mờ mắt, chẳng biết đến tình cảm, chẳng còn biết cái gì nữa”
Cao lão bèn gằn giọng:
- Ngươi nhờ cái gì mới được chứ?
Lý Dịch liếc nhìn mấy người còn lại. Lão chồm tới, rỉ tai khe khẽ. Thì thào vào tai Cao lão. Một lát sau, Lý Dịch mới ngồi ngay người lại, chờ đợi.
Cao lão ngó ngay mặt làm lão đỏ mặt nhưng mắt vẫn cứ giương lên.
- Giỏi nhỉ? Muốn Quang Phục Hội gϊếŧ người thay ngươi sao?
Cao lão đứng dậy lên tiếng. Giọng không hề giận dữ mà tiếng nào tiếng đó như búa bổ:
- Ta và ngươi vốn không quen biết. Nhưng Thọ Xuân Đường nhiều lần mời nhà ngươi tham gia vào hội, cùng xây dựng nghiệp đoàn ngành tơ lụa. Nhưng có bao giờ nhận lời không? Ta biết, ngươi khinh thường Quang Phục Hội. Ngươi không thèm tham gia, không thèm dây dưa với chúng ta.
— QUẢNG CÁO —
- Tại tính ta không muốn rắc rối ...
- Không muốn rắc rối sao? Nhà các ngươi làm ăn trong ngành tơ lụa, lập nghiệp chín chắn như vậy thì giàu có là phải. Ngươi là người lương thiện, có sợ gì ai đυ.ng chạm mà cần phải kết bạn? Ai động đến thì ngươi tìm Ty Bình Bạc lôi cổ nó đi. Đâu phải nhờ vả đến Quang Phục Hội? Phải không?
- Hôm nay ngươi cùng đường mới đến nhờ vả Quang Phục Hội. Song không nhân danh tình cảm mà đến. Ngươi lựa đúng ngày xuân vui vẻ đề nghị Quang Phục Hội gϊếŧ người thay ngươi. Và còn ra giá “Tốn bao nhiêu thì tốn”.
- Ta thật hổ thẹn! Ta không đau vì bị ngươi xúc phạm ... Ta muốn biết Quang Phục Hội đã làm những gì mà ngươi coi chúng ta như lũ đầu trộm đuôi cướp, đâm thuê chém mướn?
Sợ tái người, Lý Dịch ôm mặt khóc, rêи ɾỉ:
- Ta không nghĩ được xa như thế. Ta chỉ muốn yên thân làm ăn đàng hoàng, con cái phương trưởng.
Cao lão vỗ tay một phát, gật gù đồng ý:
- Đúng quá! Vậy ngươi còn than thở làm gì? Đại Việt có bộ Quốc triều thông chế, ngươi đã nhờ triều đình phân xử và triều đình đã phán xét vậy đó. Còn muốn gì nữa?
- Thôi thì ngươi dùng tiền đến vùng biên viễn mà tiếp tục buôn bán. Tên Đoàn Minh kia không phải tự nhiên mà vào vị trí béo bở như thế ở Công Bộ. Hắn là con ông cháu cha đấy. Ta công nhận ngươi là người lương thiện và dù ngươi không thèm gia nhập Quang Phục Hội thì một lời ngươi nói ra ta vẫn cứ trọn tin.
- Vậy … hãy bỏ qua vụ này đi. Đừng bận tâm vì nó, cầm tiền mà đi đi, Quang Phục Hội sẽ đưa ngươi đi an toàn! Hãy cố quên đi. Cuộc đời này còn thiếu gì chuyện đau khổ?
Lý Dịch ngồi ngơ ngẩn mất hồn vì những lời quyết liệt, nặng như búa bổ nhưng vẫn cứ gắng gượng năn nỉ: “Nhờ ngài giải quyết dùm”.
- Ta đã nói, pháp luật giải quyết rồi mà?
- Giải quyết quái gì! Họ giải quyết cho tên quan kia... chứ chẳng phải cho ta.
- Đồng ý. Ngươi muốn giải quyết cách nào?— QUẢNG CÁO —
- Nợ máu trả bằng máu.
- Vậy Quang Phục Hội nợ gì của ngươi mà phải mang máu đi giúp ngươi?
Cao lão quay lưng đi. Lý Dịch ngồi chết dí. Lát sau làm như một người nhân từ thì không nỡ lòng nào đối xử tuyệt tình với một người cùng giai cấp, nhất là gặp khi hoạn nạn, Cao lão thản nhiên quay mặt lại. Mặt Lý Dịch nhợt nhạt chờ đợi:
- Ngươi vẫn còn sợ không muốn kết giao bằng hữu với Quang Phục Hội nên không thèm nhờ vả suông chứ gì? Nói thực để ngươi biết, ngươi ngửa cổ đợi chờ bộ Quốc triều thông chế phán xét. Phải chi lúc đó ngươi nhớ đến Quang Phục Hội thì dễ quá! giờ thằng tham quan kia chắc chắn sẽ đi thật xa. Ngươi cứ tin đi. Người nào dám đυ.ng tới Quang Phục Hội thì nhà không sụp bất ngờ, ra đường cũng bị xe ngựa đè chết.
Cao lão vừa xuống giọng thì Lý Dịch gật đầu gấp, nói lí nhí trong miệng :
- Dạ, xin ngài cho tôi tham gia vào hội.
- Giờ ngươi không xứng!
Lúc bấy giờ, Cao lão mới đặt tay lên vai Lý Dịch:
- Tuy nhiên, ngươi sẽ được thỏa nguyện. Rất có thể một ngày kia Quang Phục Hội sẽ có việc nhờ lại ngươi, đó có thể là ngày mai, ngày kia, cũng có thể chẳng bao giờ đến. Cứ tạm coi như một món quà nho nhỏ mà Quang Phục Hội cho ngươi đi. Được không?
Lý Dịch cảm ơn gấp. Tiễn hắn ra cửa xong, Đặng Ngọc Trân quay lại nghe Cao lão:
- Giao vụ này cho Thọ Xuân Đường làm. Bảo họ lựa mấy người cho đàng hoàng. Ta ghét nhất là bọn tham quan ô lại, ăn chặn của thợ thuyền và nông dân.
Mọi người chứng kiến lão làm việc, đã phần nào hiểu được cách thức hoạt động của Quang Phục Hội. Ba người, ai cũng chìm vào suy tư riêng. Cao lão cũng không nói thêm gì nữa, lẳng lặng nhìn mọi người.