Mê Tông Chi Quốc

Chương 186: bí mật - hồi 1: bí mật

Hội Tư Mã Khôi thấy nơi sâu trong miếu thần không có động tĩnh gì thì liền tắt đèn quặng, mượn ánh sáng yếu ớt của đom đóm nhốt trong hộp thiếc đi vòng qua thanh xà đá để xuống dưới chân tấm bia đá cao sừng sững, đứng đối diện lưng với tấm bia, rồi dừng lại, tim đập thình thịch, không ai dám quay đầu lại nhìn xem bên trên đó khắc chữ gì.

Hải ngọng hỏi Tư Mã Khôi: “Cuối cùng cũng đi đến cuối con đường, cậu mau nghĩ ra cách gì đi, rốt cuộc có xem tấm bia đá hay không?”

Tư Mã Khôi nói: “Xem thì chắc chắn là phải xem rồi, nhưng tớ vẫn chưa nghĩ ra được cách nào để xem”. Anh nói, rồi thò tay ra sờ tấm bia đá nặng nề và lạnh lẽo phía sau lưng, khi đầu ngón tay Tư Mã Khôi chạm vào những vết khắc lõm hẳn xuống, không rõ vì nguyên cớ gì mà tự nhiên da đầu anh lại có cảm giác tê bì.

Lúc này, Hải ngọng nói: “Sao tớ thấy chuyện này cứ tà mị thế nào ấy nhỉ, có đúng tấm bia đá này khiến người ta lăn quay ra chết vì sợ thật không?”

Thắng Hương Lân nói: “Tấm bia đá vô cùng cổ quái, càng đến nước này, chúng ta càng phải cẩn thận hơn, đi sai một bước là càn khôn khó xoay chuyển đấy!”.

Tư Mã Khôi cũng thấy lời Tháng Hương Lân nói rất đúng. Cả hội lúc này chỉ có hai con đường: con đường thứ nhất là không xem bí mật khác trên tấm bia nữa, trực tiếp nghĩ cách xóa những dòng chữ ấy đi, có điều hành động này cũng đồng nghĩa với việc mọi người sẽ mất cơ hội làm rõ chân tướng sự thật, và cũng không thể tưởng tượng được việc làm ấy sẽ dẫn tới những hậu quả gì; con đường thứ hai là chọn ra một thành viên, liều chết nhìn trộm bia đá, nếu lời nguyền chết chóc thực sự tồn tại, thì người này sẽ chết ngay lập tức, những thành viên khác chưa xem tấm bia đá vẫn sẽ không biết bí mật kinh thiên động địa kia rốt cuộc là gì. Có thể thấy, cả hai lựa chọn này đều không phải kế sách vẹn toàn.

Từ trước tới giờ, Tư Mã Khôi luôn là người hành sự quyết đoán, nhưng lúc này anh cùng không tránh khỏi do dự, tiến thoái lưỡng nan. Trong lúc Tư Mã Khôi đang đau đầu nghĩ cách thì Nhị Học Sinh đứng bên cạnh đột nhiên co người thu lu một đống, run rẩy cầu xin Tư Mã Khôi: “Đừng nhìn tấm bia đá nữa, tôi… tôi có chết cũng không dám quay đầu lại đâu…”

Cao Tư Dương nghe thấy vậy liền nhớ lại lời Hải ngọng nói lúc trước cho rằng Tư Mã Khôi là hạng người không coi mạng người ra gì, cô ngỡ anh đang ép buộc Nhị Học Sinh phải nhìn vào tấm bia, nên không nhịn được, cô nhướn lông mày, trừng mắt nhìn anh và nói: “Anh đúng là hạng phát xít mất hết nhân tính!”

Tư Mã Khôi ngớ người chưa hiểu sự tình, anh thấy Hải ngọng và Thắng Hương Lân cũng nhìn mình với ánh mắt quái dị, thì quay sang hỏi Nhị Học Sinh tại sao khi nãy lại nói vậy? Hay sợi thần kinh nào bị chập mạch?

Thì ra, Nhị Học Sinh đứng ngay cạnh Tư Mã Khôi, cũng quay lưng về phía tấm bia đá, trong khi nơm nớp lo sợ mình bị bắt làm bia đỡ đạn, là kẻ sẽ quay đầu lại xem tấm bia đá gϊếŧ người kia, thì đột nhiên cậu ta cảm thấy phía sau có một bàn tay to lớn động đậy, trong bóng tối, cậu ta cứ ngỡ là Tư Mã Khôi đang cố ý dọa để lừa cậu ta quay đầu lại nhìn tấm bia, cậu ta sợ hết hồn, toàn thân run lẩy bẩy, nên quay sang van xin Tư Mã Khôi nương tay.

Hải ngọng nghe xong, bảo Tư Mã Khôi: “Cậu cũng thật là! Lúc nào rồi mà còn bày trò, nghiêm túc một tí cho tớ nhờ! Cậu phải biết nỗi sợ có sức mạnh gϊếŧ người đấy biết chưa? Cậu nói xem, cậu vừa trêu trọc gì Nhị Học Sinh đấy? Mà trêu cậu ta thì được nước gì cơ chứ?”

Tư Mã Khôi thầm cảm thấy lạ, anh chửi: “Gà bịt đít thì đẻ thế mẹ nào được! Tớ chạm vào cậu ta lúc nào?”, anh vừa nói xong thì giật mình, trong đầu chợt lóe lên một ý nghĩ, lẽ nào trên tấm bia đá có thứ gì đó đang động đậy?

Lúc này, dưới ánh sáng đom đóm yếu ớt, Nhị Học sinh có thể nhìn thấy hai tay Tư Mã Khôi vẫn ôm chặt khẩu Winchester, thì biết ngay anh ta không thể sờ vào lưng cậu được, phía sau cậu ta giờ đây chỉ có tấm bia đá, trong khi đó bàn tay quái lạ lạnh lẽo vẫn đang ở sau vai. Nhị Học Sinh sợ hãi đến đỉnh điểm, cậu ta hoảng loạn bật đèn quặng quay ra sau nhìn, vừa quay ra sau, cổ cậu lập tức cứng đơ như hóa đá, không thể cử động được nữa.

Tư Mã Khôi đang đứng quay lưng về phía tấm bia đá, thấy Nhị Học Sinh đột nhiên ngoảnh đầu lại phía sau nhìn, anh vội vàng hét lên ngăn cản, nhưng Nhị Học Sinh chỉ đứng trơ ra đó, trừng mắt bất động, trên mặt còn vẹn nguyên nét méo mó do quá sợ hãi. Tư Mã Khôi biết cậu ta đã xảy ra chuyện, bèn giơ tay đẩy Nhọc Học Sinh ngã rầm xuống đất, cậu ta câm lặng không nói gì, cổ vẫn ngoẹo ra sau.

Mọi người kinh hãi, chạy lại gần đỡ Nhị Học sinh lên, lúc ấy họ mới phát hiện không còn thấy hơi thở và nhịp tim. Chẳng ngờ cậu ta lại lăn ra chết ngay trước tấm bia đá.

Hội Tư Mã Khôi từ rừng rậm nguyên sinh Thần Nông Giá xuống cửu tuyền dưới lòng đất, ngoại trừ cậu dân binh Hổ Tử mất mạng trong kho pháo lõi kép ở đinh Thần Nông ra, thì dẫu trên đường gặp nhiều hung hiểm, nhưng vẫn chưa bị tổn thất thêm thành viên nào, không ngờ vừa mới đến được tới tấm bia đá lại đột ngột mất đi một thành viên, nghĩ đến những kỷ niệm đồng cam cộng khổ bao ngày qua, nghĩ đến một người đang sống sờ sờ bỗng dưng biến thành một tử thi lạnh lẽo, mọi người đều thấy đau xót trong lòng.

Cao Tư Dương nhất thời không thể chấp nhận được sự thực, cô vẫn muốn cố gắng cứu sống Nhị Học Sinh, nên dùng tay liên tiếp ấn vào ngực cậu ta, máu đen từ miệng Nhị Học Sinh bất ngờ ùng ục trào ra ngoài. Cao Tư Dương vừa cuống, vừa buồn, nước mắt thi nhau tuôn rơi.

Mọi người thấy cảnh tượng ấy thì đều cảm giác l*иg ngực mình nặng trịch như có tảng đá đè lên, rồi nghĩ đến hoàn cảnh trước mắt mà không khỏi lạnh sống lưng: “Xem ra chuyên sợ quá lăn ra chết là hoàn toàn có thật. Lẽ nào tấm bia đá đó có thể gϊếŧ người thật sao?”

Hải ngọng cảm thán: “Đúng là đàn gẩy tai trâu, sớm biết không được nhìn tấm bia đó, sao tiểu tử nhà cậu vẫn dám quay đầu lại? Thế chẳng phải tự chui đầu vào chỗ chết hay sao hả Nhị Học Sinh?”

Thắng Hương Lân nói: “Tuy tính Nhị Học Sinh rất tò mò nhưng lại cũng rất nhát gan. Tôi dám chắc cậu ta không dám tự tiện quay đầu nhìn tấm bia đâu, nhưng sao khi nãy cậu ta lại đột nhiên quay đầu lại nhỉ? Hay là bị trúng tà?”

Khi trước, Tư Mã Khôi vốn đã quan sát thấy trên tấm bia đá có thứ gì đó khẽ động đậy, nên lúc này anh nín thở nghe ngóng xem quả thật có gì hay không, nhưng chờ hồi lâu mà phía sau vẫn hoàn toàn im ắng, không một tiếng động nhỏ.

Lúc này, Cao Tư Dương lấy tay áo quệt vệt nước mắt còn đọng cuối mi, cô nói: “Nhị Học Sinh là người rất hay sợ bóng sợ gió, nếu Tư Mã khôi và Hải ngọng không dọa, thì cậu ta cũng không đến nỗi vừa nghe thấy gió lay cỏ động đã vội quay đầu lại nhìn đâu”.

Thắng Hương Lân phân trần: “Hai người họ tuy hơi độc miệng, nhưng lòng dạ rất tốt, nhiều khi nói chỉ để nói chứ không có ác ý gì đâu”.

Cao Tư Dương không tin, cô bảo, bí mật khắc trên bia đá có thể gϊếŧ chết người, không ai có thể phủ nhận chuyện này là sự thật, nhưng chỉ có cách quay đầu lại nhìn mới có thể biết rõ chân tướng của nó mà thôi, giờ đây chúng ta lại cần đi tìm sự thật, ắt phải có người phải hi sinh, chuyện này không cần phải nói ra, nhưng để giải câu đố tấm bia đá, thì nhất định phải thực hiện việc đó.

Tư Mã Khôi nói: “Ban đầu tôi cũng nghĩ giống cô, nếu không nhìn tấm bia đá thì vĩnh viễn không thể biết người Bái Xà để lại bí mật gì, nhưng nhìn rồi sẽ lăn ra chết ngay lập tức, bí mật khắc trên tấm bia giống như một mối nối không thể tháo gỡ, cũng không thể đi vòng qua, chỉ có người đã chết mới biết rốt cuộc trên tấm đá có gì. Tôi thực sự không tưởng tượng được trên đời này lại tồn tại vật như vậy, nhưng trời cao đất rộng, vật lạ gì mà chẳng có, nếu lỡ liếc nhìn một cái là lập tức phái trả giá bằng tính mạng, thì việc vén bức màn của toàn bộ chuỗi ẩn số này còn có tác dụng gì nữa? Có điều tôi cho rằng, sở dĩ chúng ta bị sa lầy trong ‘mối nối chết’ này là vì chúng ta chưa lý giải được quy tắc của bí mật, hay nói cách khác là chưa hiểu được quy tắc của cái chết”.

Mọi người chưa hiểu ý Tư Mã Khôi, liền thắc mắc: “Bí mật khắc trên tấm bia đá… còn có quy tắc sao?”

Để mọi người hiểu được ý mình, Tư Mã Khôi liền nhắc lại rất nhiều manh mối mà mình phái hiện thấy ở dưới cửu tuyền, những manh mối ấy đã giúp anh dần dần hình dung ra được tổng thể của tấm bia đá cổ xưa và quái dị này.

Bản thân tấm bia đá đứng sừng sững dưới lòng đất này không hề gây hại cho con người, nó chỉ là một khối đá macma khổng lồ mà thôi. Thời đó, có một con quái vật đầu người mình rắn, có lẽ đó chính là “xà nữ” bị mắc chứng thoái hóa trở về thời thủy tổ, bản thân nó chỉ là một cương thi vô tri vô giác, nó đã tiết lộ một bí mật kinh động trời đất, không một ai biết nguồn gốc của bí mật ở đâu, chỉ biết nó đến từ hư không, bởi người Bái Xà tin rằng các vị thần đã truyền đạt bí mật đó tới bộ tộc thông qua xà nữ. Cảnh tượng này được mô tả rất sinh động trong các bức bích họa, nếu dùng sự so sánh trực quan để hình dung, thì quái vật đầu người mình rắn giống như một cỗ máy điện đàm có thể thu được tín hiệu truyền đến từ hư vô.

Tư Mã Khôi cho rằng, âm thanh mà xà nữ giống như cương thi kia thốt ra, rất có khả năng chỉ là âm hưởng khác thường phát ra từ cổ họng, chứ chưa chắc đã là do thần Vũ Xà nhập thể. Tuy người Bái Xà cổ đại sùng kính thần quỷ, nhưng thần quỷ thực sự trông như thế nào, e rằng chưa ai tận mắt nhìn thấy, còn về hiện tượng xà nữ kia thì giờ đây chẳng ai tìm ra chứng cứ được nữa. Tóm lại, nội dung câu nói thốt ra từ miệng xà nữ trở thành một bí mật có thể gϊếŧ hại con người, phàm ai biết toàn bộ nội dung bí mật này đều sẽ bị chết tức khắc, bởi vậy người Bái Xà cổ đại mới áp dụng phương pháp phân chia cho chín vị vương giả lưu giữ từng phần của bí mật, cuối cùng chẳng rõ vì nguyên nhân gì, họ khắc nội dung hoàn chỉnh của bí mật đó lên tấm bia đá đặt ở miếu thần, đồng thời để lại lời nguyền khủng khϊếp ‘kẻ nào dám nhìn trộm bí mật, kẻ đó sẽ chết ngay tức khắc’.

Tư Mã Khôi nối những manh mối ấy lại với nhau, anh phát hiện tấm bia đá Bái Xà tồn tại một “quy tắc”, bí mật này đại khái có tám, chín chữ, không ai có thể thông hiểu nội dung của nó từ đầu đến cuối, chỉ cần nắm bắt được toàn bộ bí mật sẽ lập tức lăn ra chết, nhưng nếu chỉ nhìn thấy một phần bí mật thì sẽ không gặp phải nguy hiểm gì, chính người Bái Xà đã sử dụng cách thức này nên mới có thể lưu truyền và giữ gìn bí mật suốt nhiều năm như thế.

Ngoài ra, mọi người chỉ chăm chăm đoán xem bí mật gì có thể gây chết người, mà bỏ qua một chuyện, đó là tất cả các chữ đều khắc bằng chữ triện cổ long ấn, loại chữ triện cổ trông loằng ngoằng như giun dế kia sớm đã thất truyền từ mấy ngàn năm trước, hội Tư Mã Khôi chỉ căn cứ vào những ghi chép mà đội khảo sát Lopnor để lại dần dần đối chiếu từng chút một và phân biệt, nhưng cuối cùng cũng không thể dám chắc có giải đọc được toàn bộ nội dung hay không, hơn nữa những đường nét vết khắc mà người Bái Xà để lại dẫu có cổ quái thế nào chăng nữa, cũng không đến mức gây nguy hại chết người, bởi thế cho dù bây giờ cả hội có đứng trước tấm bia và nhìn chữ triện cổ, thì chắc chắn cũng không gặp phải nguy hiểm gì.

Ý niệm đó cứ luẩn quẩn trong đầu Tư Mã Khôi, chỉ có điều anh vẫn chưa hoàn toàn nghĩ thông suốt, bởi vậy trước khi nói ra cho mọi người biết, anh cũng không vội quay lại nhìn dòng chữ tấm bia đá, mà đợi đến khi có đối sách mới ra tay hành động.

Cao Tư Dương nghe xong, biết là mình đã trách lầm Tư Mã Khôi thì cảm thấy rất áy náy, có điều lời đã nói ra không rút lại được. Nhưng nghĩ cũng thật kỳ lạ, Nhị Học Sinh chắc chắn không biết gì về chữ triện cổ khắc trên tấm bia đá, vậy sao cậu ta lại lăn ra đột tử dưới chân bia?

Tư Mã Khôi cho rằng cơ thể Nhị Học Sinh yếu ớt, gắng gượng suốt chặng đường từ rừng rậm Thần Nông Giá đến đây thì kiệt sức như ngọn đèn cạn dầu, cậu ta phải chịu áp lực trong môi trường không có ánh sáng dưới lòng đất trong thời gian dài, cộng thêm tinh thần lo sợ, hồi hộp quá độ nên khuỵu xuống chết đột ngột cũng không có gì kỳ lạ. Tư Mã Khôi thầm biết việc lớn đang chờ trước mắt, giờ không phải lúc đau thương trước cái chết thảm của người bạn đồng hành, nên anh cùng ba thành viên còn lại bắt đầu hành động. Anh gỡ huy hiệu và chiếc bút máy mà Nhị Học Sinh vẫn cài trên ngực, cho vào trong túi, rồi dỡ chiếc đèn hỏa diệm nhiệt độ cao xuống, giao cho Hải ngọng vác trên lưng, sau đó anh tưới dầu vào thi thể Nhị Học Sinh, châm lửa hỏa thiêu và đẩy di hài xuống dưới thanh xà đá. Cuối cùng cả hội quay người bước đi, nhìn về phía tấm bia đá đang đứng sừng sững ở điểm tận cùng của dãy núi.