Triệu Lão Biệt nghe vậy liền sa sẩm nét mặt hỏi: “Ông anh nói vậy là ý gì? Đường chỉ tây của mỗ có gì không ổn hả?”
Anh thầy bói Hồ Thiết Chủy giải thích: “Lòng bàn tay của lão huynh…sao lại có ba đường sống?”
Triệu Lão Biệt vội rụt phắt tay lại, không chịu cho đối phương xem tiếp, rồi giả bộ ngu dại hỏi: “Ông anh vừa nói linh tinh gì thế hử?”
Hồ Thiết Chủy nghiêm nghị trả lời: “Tôi tuyệt đối không thể xem nhầm, trong lòng bàn tay của lão huynh quả thật có ba đường sống đấy!”
Thì ra bàn tay con người ẩn chứa mọi bí mật “thái cực, lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng ngũ hành” (1), sinh tử hung cát đều nằm trong lòng bàn tay. Hồ Thiết Chủy thông hiểu tướng pháp Ma Y, ngực giấu thiên nhãn, đặc biệt rất giỏi xem tay xem tướng, phán hung cát, đoán vận khí sinh tử như tận mắt chứng kiến, nhưng anh ta thấy lòng bàn tay của mọi người đều chỉ có một đường sống, rong tất cả các điển tích tướng số, khẩu quyết, hình phổ cũng chưa từng có tư liệu nào đề cập đến nhân vật sở hửu cả ba đường sống, trừ phi đó không phải là người.
(1) Thái cực là cực duy nhất của cỏi trời đất; lưỡng nghi chi hai cõi âm dương; tam tài chỉ ba đối tượng trong vũ trụ gồm trời, đất và con người; tứ tượng là tứ thánh tú, goomg Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước; ngũ hành là năm hành kim, mộc, thủy, hảo, thổ.
Hổ Thiết Chủy nhìn tay trái của Triệu Lão Biệt, thấy ba đường sống phân bố rất kỳ lạ, có một đường sống chính và hai đường sống phụ, trong hai đường phụ thì có một đường hướng dương, một đường hướng âm. Trên đời này tuyệt đối không thể có người cùng lúc xuất hiện ba đường sống như vậy.
Hồ Thiết Chủy tin rằng, đường chỉ tay là sự ám chỉ số mệnh, bao nhiêu năm nay, chưa bao giờ anh ta bói nhầm, xem tướng số thấy rõ ràng là ngày chết cảu Triệu Lão Biệt đang đến gần, nhưng sao trong lòng bàn tay lại xuất hiện thêm hai đường sống nữa, rõ ràng là hai tay không giống nhau? Anh ta thấy sự lạ như thể ăn mày bị bỏ đói hàng trăm năm, nay đột nhiên gặp bữa sơn hào hải vị, làm gì có chuyện dễ dàng bỏ qua. Thế là, anh ta bám chặt cánh tay của Triệu Lão Biệt, đòi xem tiếp.
Điều Triệu Lão Biệt sợ nhất là bị người ta vạch trần chân tướng, lại lịch, lão thấy Hồ Thiết Chủy đoán sự như thần, trong lòng cũng bất giác thấy hoảng, liền vội vã đẩy đối phương ra xa, giắt cái tẩu vào thắt lưng, rồi vác bao tiền bằng vải thô lên vai, sau đó xin thất lễ cáo từ, rồi vội vàng rời khỏi quán trọ, đợi bão cát rợp trời ra khỏi thành, cắm đàu về phía đồng không mông quạnh vắng bóng người.
Phía tây bắc vốn dĩ là nơi hoang vắng, ra khỏi Quang Đông, đi về hướng tây một đoạn đường là tiến vào sa mạc. Triệu Lão Biệt cứ ngỡ cắt đuôi được con đĩa Hồ Thiết Chủy, nào ngờ vẫn bị đối phương bám lẵng nhắng sau lưng, anh ta cưỡi lừa đuổi theo sau, bỏ cả đồ nghề xem bói ở lại, đòi Triệu Lão Biệt cho xem tiếp đường chỉ tay của bàn tay trái.
Bất luận thế nàoHồ Thiết Chủy cũng muốn phải làm rỏ bí mật cảu ba đường sống, bây giờ anh ta không cần lấy tiền nữa, mà còn muốn dốc hết mười mấy đồng Đại Dương cho Triệu Lão Biệt, cốt chỉ muốn lão đồng ý cho xem tay tiếp.
Hồ Thiết Chủy chèo kéo mãi, còn Triệu Lão Biệt sống chết không đồng ý, cứ thế kẻ trước người sau tến dần vào sa mạc. Lúc này, bão cát càng dữ dội hơn, nếu tiếp tục đi về phía trước e rằng sẽ bị bão cát nuốt chửng mất. Đùng lúc đó, cả hai nhìn thấy một quán ăn ven đường, họ đành tạm thời lánh vào trong nghỉ chân.
Nơi này vắng vẻ, cách đại lộ một quảng khá xa, thông thường chỉ có đoàn xe ngựa của buôn lậu mới đi qua đây, bời vậy quán ăn này nom rất sơ sài, trong quán bày mấy cái bàn gỗ, sau quầy ngoại trừ ông chủ quán cao to lỗ mãng ra, thì không thấy có vị khách nào khác.
Hồ Thiết Chủy vẫn bám riết lấy Triệu Lão Biệt không chịu buông tha. Khi cả hai đã vào trong quán ngồi, anh ta bảo: “gió cát to quá, mỗi thấy thời tiết này xem ra không đi được nữa đâu, hay chúng ta ngồi đây ăn chút gì đã!”
Triệu Lão Biệt chối từ: “Mỗ đây tự mang lương khô, ngồi ở cửa gặm hai miếng là no rồi, cần gì phải lãng phí tiền nữa”.
Hồ Thiết Chủy khuyên: “Lão huynh cứ yên tâm, tiền này để mỗ trả, đợi ăn no uống say rồi, lão huynh chỉ cần đưa mỗ xem tay cho thật thỏa là được. Huynh xem, mỗ đây đã nói khô cả miệng, xin huynh hãy niệm tình Hồ mỗ chân thành như thế mà…”
Triệu Lão Biệt nhăn mày nhăn mặt nói: “Ông anh đúng là chúa dằn vặt người khác! Đường vân tây của mỗ thì có gì kỳ lạ đâu, sao ông anh cứ nhất định đòi xem cho bằng được? Chẳng qua tại mỗ lao động vất vả quá, ngoài đường vân chính ra thì da thịt gấp sâu nên vài nếp nữa mà thôi!”
Hồ Thiết Chủy cố chấp phản bác: “Không phải, mỗ thấy đường sống của lão huynh rất khác người thường, đúng là vô vùng kỳ lạ, đáng để mỗ đây nghiên cứu cẩn thận”.
Triệu Lão Biệt bất lực, đành phải ngồi xuống ghế, rồi quay sang hỏi Hồ Thiết Chủy: “Thế…chúng ta ăn gì bây giờ?”
Hồ Thiết Chủy nói: “Mỗ mới đến đây lần đầu, lão huynh cứ việc chủ động gọi món”.
Triệu Lão Biệt gật đầu, rồi quay sang quầy hỏi chủ quán: “Này anh bạn, trong tiệm có gì ngon không?”
Chủ quán đáp: “Có rượu, có mỳ”.
Triệu Lão Bệt lại nói: “ Thế thì cho hai tô mỳ lớn, không cần rượi, cho gấp đôi hải hải mê tự nhé!”
Chủ quán nghe xong, bén đẳng hắng nhắc lại: “Hai tô mỳ lớn, gấp đôi hải hải mê tự…”
Hồ Thiết Chủy thấy lạ bèn hỏi: “Hải hải mê tự là thứ gì thế?”
Triệu Lão Biệt giải thích: “Ông anh lần đầu đến đây nên không hiểu, mỗ vừa bão chủ quán cho nhiều thịt bò hơn một chút ấy mà”.
Hồ Thiết Chủy “à” lên một tiếng: “ Hóa ra vậy, đùng là đất mỗi phương một hơi, người mỗi nời một tiếng, mỗi vùng lại sử dụng một tiếng địa phương khác nhau nhỉ”.
Lát sau, chủ quán đặt hai tô mỳ với sợi to như dải quần, rắc ớt bột, khói bốc nghi ngút, mùi thơm tỏa ra nức mũi.
Tiệu Lão Biệt ngồi xồm trên ghế dài, giả vờ hít hít hà hà hơi nóng, cố tình kéo dài thời gian không vội ăn, mà đợi Hồ Thiết Chủy động đũa trước.
Lúc này, Hồ Thiết Chủy cũng bắt đầu thấy đói, bàn đánh một lèo cạn cả nước tận đáy bát, anh ta vừa lâu miệng vừa hỏi Triệu Lão Biệt: “Lão huynh không đói à?”
Triệu Lão Biệt cười hì hì, chỉ ngồi cạnh liếc Hồ Thiết Chủy không nói gì, thực ra con đường này lão đi mòn gót chân, giao du với đủ hạng người trong giang hồ, ngay cả dân trộm cướp bản địa cũng chẳng xa lạ gì, lão thấy không cắt đuôi được Hồ Thiết Chủy, liền dẫn anh ta đến một quán “đen” của người quen, định bụng đánh thuốc mê cho thằng cha oan gia này gục luôn.
Nào ngờ, đợi suốt hồi lâu mà Hồ Thiết Chủy vẫn bình an vô sự. Hóa ra anh ta cũng là người hành tẩu giang hồ nhiều năm, tuy không hiều ngôn ngữ lục lâm nhưng anh ta vẫn làm một liều thuốc khắc chế trước cho vững dạ, đề phòng bọn quán “đen” hạ thuốc mê, có liều thuốc này vào bụng, uống thuốc mê bất quá củng chỉ như ăn phải hạt tiêu mà thôi. Nhờ vậy, anh ta chẳng những không lăn ngủ mê mệt mà vẫn lằng nhằng đòi Triệu Lão Biệt cho xem tay, giữa lúc đang nhì nhèo, bỗng đâu sau gấy bị phang một gậy thật mạnh.
Hồ Thiết Chủy kêu “á” một tiếng thất thanh, sờ tay ra gấy thấy toàn máu tươi, thoạt nhiên anh ta cảm thấy trời đất quay mòng, rồi đổ đánh “rầm” xuống sàn. Thì ra, anh ta vừa bị tên chủ quán dùng gậy sắt hạ gục. Gã chủ quán kéo anh ta ra hiên nhà, lột sạch quần áo, trói vào tấm phản xả thịt, mổ phanh bụng, lọc được một đĩa xương thịt đầy ụ, nấu chín mời khách qua đường ăn.
Triệu lão biệt nối với Hội Tư Mã khôi: “Thằng cha thầy bói này cũng khá là cao tay, không hổ danh “miệng sắt”, nhưng đến lượt mình thì gã lại lú đến mức không xem nổi hạn số của mình, gã ăn phải bùa phải bà hay sao mà dám đòi moi móc gốc gác của mỗ, thế khác nào muốn đào mã bố mỗ lên? Không thể trách mỗ đây lòng lang dạ sói, đấy là tự gã muốn chuốc vạ vào thân mà thôi. Đây gọi là “đường quang không đi, lại đâm quàng bụi rậm”, mà cũng trách cái lão chũ quán hồ đồ kia nỡ cưa, gϊếŧ người quen tay rồi, chưa đợi mỗ dặn dò kỹ lưỡng đã vội hạ độc thủ. Hôm nay, chúng ta cũng chỉ nói đến đây thôi, chuyện còn lại không thể nói thêm được nữa”.
Cả hội nghe xong, ai nấy đều châu mày nhăn mặt, nghĩ đến tâm địa tàn độc của lão ta mà lòng bất giác gai lạnh, mọi người càng nghĩ lại càng không đoán được lai lịch gốc gác của lão.
Tư Mã Khôi nghĩ thầm: “Nếu những lời Triệu Lão Biệt vừa nói đều là thật, thì hẳn anh thầy bói kia đã phát hiện ra chân tướng của lão nên mới bị lừa vào quán “đen” và ám toán một cách thê thảm như thế. Chân tướng sự thật này chất chắn phải liên quan đến những lần sống lại sau khi chết của lão. Giờ lão nhắc lại những chuyện ấy rõ ràng là để ngầm cảnh báo đội khảo cổ, nếu còn tiếp tục cố truy hỏi, lão sẽ “chó cùng dứt dậu”, cho xem, không chuyện gì lão không giống lam cả”.
Sau đó, Triệu Lão Biệt kiên quyết không chịu tiết lộ nội tình, nhưng Tư Mã Khôi cũng nhận ra được vài manh mối, anh lờ mờ đoán được chân tướng cảu đối phương.
Tư Mã Khôi bão Triệu Lão Biệt giơ tay trái cho anh xem, tuy không hiểu mệnh lý, nhưng anh vẫn biết được chỉ tay nào là đường sống, anh thấy trên lòng bàn tay cũa lão ta giờ đây chỉ còn một đường sống mà thôi.
Tư Mã Khôi chợt nhớ lại cuốn cổ tích mình từng xem lúc ở trong sa mạc, một phần nội dung của nó ghi chép sự việc kẻ biệt bảo thường nuôi một cương thi có hồn mà không có phách, giống như các đạo gia vẫn nuôi trong nhà vậy. Tình tiết cụ thể thế nào e trằng ngoại trừ chính kẻ biệt bảo ấy ra, thì không ai có thể biết chính xác. Theo Tư Mã Khôi suy đoán, thứ đó có thể còn rối bằng xương thịt với ngoại hình tương tự như kẻ biệt bảo. Con người có ba hồn bảy vía, có được con rối này rồi, họ sẽ chia hồn ra làm ba hần nhờ thuật biệt bảo và cất giữ ở ba cơ thể khác nhau.
Có thể thấy suy đoán này là sự kết hợp của hai suy đoán về “đỉnh tụ bảo” và “táng hồn đàn”. Nghe nói kẻ biệt bảo rất giỏi nuôi ngọc, họ lấy viên hoạt đan được hình thành từ con rùa già ngàn năm, sau đó tự rạch mạch của mình, nhét hạt đan vào nuôi bên trong. Hoạt đan đó gọi là viên biệt bảo, viên biệt bảo sống lâu năm trong người sẽ hòa nhập thành một thể với cơ thể người đó, tương thông với huyết mạch thần hồn của chủ nhân. Anh đoán, Triệu Lão Biệt xuất hiện dưới vực sâu, đã từng đi qua sa mạc Lâu Lan, móc được viên biệt bảo trong mạch môn của cổ xác khô đó, nên mới nhớ được những việc trước đây. Còn Triệu Lão Biệt kia thì hoàn toàn không nhớ gì về quá khứ, chỉ nhớ phải đi tìm viên Lôi công mặc để rồi cuối cùng tử nạm trong nghĩa địa La Sư ở Trường Sa. Nếu quả thật như vậy, thì đối phương không muốn nói rõ gốc tích của mình cũng là điều hợp lý, đôi lúc giữ được bí mật của mình lại là con đường sống duy nhất.
Do Triệu Lão Biệt nhất quyết không chịu mở miệng, mà kiến thức về thuật biệt bỏa của Tư Mã Khôi lại chỉ có hạn, nên anh cũng không thể suy đoán được những cái ảo diệu ẩn chứa bên trong, anh chỉ đoán suông, chứ cũng không có luận chứng khoa học chắc chắn nào. Có điều, anh cho rằng việc cấp bách nhất lúc này là đi tìm tấm bia Vũ Vương, không cần thiết đôi co chuyện này với lão thên nữa.
Thắng Hương Lân cũng đồng quan điểm với Tư Mã Khôi, chỉ duy Hải ngọng là cứ khăng khăng cho rằng lai lịch của Triệu Lão Biệt, quá là quái dị, anh nhấn mạnh: “Ngay từ đầu, tớ đã nói lão quái này không phải là hạng tốt đẹp gì mà lại, nhưng các cậu có tin đâu, xem ra không vấp ngã không rút ra được bài học thật. Hồng vệ binh trong cuộc trường trinh thời kỳ đầu cũng chết quá nủa, bọn thiểu năng đó có dám tin Mao chủ tịch không? Đừng để đến khi chúng ta ngã chổng vó cả lũ, các cậu mới chịu tin tớ!”
Sao Tư Mã Khôi không chịu hiểu lý lẽ mà Hai ngọng vừa nói, nhưng không phải chuyện gì cũng chỉ cần hiểu là có thể giải quyết vấn đề. Giờ anh có mấy việc cần phải hỏi Triệu Lão Biệt ngay, tuy rằng đáp án chưa chắc đã đáng tin, nhưng biết đâu anh lại tìm thấy chút chân tơ kẽ tóc nào trong đó. Việc thứ nhất là, Triệu Lão Biệt đã lấy trộm thứ gì trong máy bay C47 săp rơi và chạy trốn ra khỏi chiếc hộp thời gian? Việc thứ hai là, lão xuống được lòng đất sâu không đáy này bằng cách nào? Ngoài ra, còn có mộ vấn đề vô cùng qua trọng, đó là Triệu Lão Biệt đã từng tiếp xúc với Nấm mồ xanh chưa?
Triệu Lão Biệt quanh co một hồi lâu, chói ràng việc đầu tiên mình không nhớ nữa, nếu lão nối dối sẽ bị chết đứng tại chỗ. Còn về ba việc sau, thực ra chỉ là một chuyện mà thôi, cái này gọi là “ trăm trứng cùng một mẹ sinh ra”. Kể từ khi hội của lão thất thủ ở sa mạc Lâu Lan, Triệu Lão Biệt không còn nơi nương tựa, lão đành mòn đến vùng núi tuyết ở miền đất Tây Tạng tìm kén tằm trời, chẳng ngờ lại bị bọ cạp băng trong hang động núi tuyết cắn một phát, thế là lão bị đông cứng, lăn ra bất tỉnh nhân sự, không biết bao nhiêu thời gian trôi qua, cuois cùng lão cũng được mấy người dân tộc Tạng bản địa phát hiện.
May nhờ trong người có viên biệt bảo, nên lão mới thoát nạn không chết. Trong thời gian đó, lão bắt đầu tiếp xúc với tổ chức Nấm mồ xanh, nghe nói nhóm người này muốn đến tâm Trái Đất tìm một tấm bia đá, có tên là bia Vũ Vương. Triệu Lão Biệt biết chuyến hành trình này là một đi không trở lại, bời vậy lão không chịu nhận lời và suýt đã bị tổ chức đó ra tây gϊếŧ người diệt khẩu, lão chạy trốn bạt mạng đến một nơi trên đỉnh núi truyết của dãy Himalaya, tưởng rằng mình sắp lâm vào đường cùng, may thay lão lại được “Thợ săn” – một người từng phản bội và rời bỏ tổ chức ra tay cứu giúp.
Tay “Thợ săn” đó tiết lộ với Triệu Lão Biệt, bia Vũ Phương là một phiến đá rất lớn, bên trên tấm bia khắc chín chữ triện cổ hình rắn, mỗi chữ to như cái đấu đong gạo, khắc lặp đi lặp lại 73 dòng. Còn truyền thuyết Vũ Vương chôn tấm bia chỉ là chuyện hậu thế sau này thêm mắm thêm muối vào mà thôi. Thực ra, tấm bia đó do tổ tiên tộc người Bái Xà để lại, không kẻ nào được phép phá giải bí mật được khắc trên đó, nếu trái phạm ắt sẽ xảy ra sự việc khủng khϊếp ngoài sức tưởng tượng.
Hội Tư Mã Khôi đều bất ngờ, lúc này không ai buồn bận tâm đến những chuyện khác nữa, mọi người vội vàng hỏi Triệu Lão Biệt xem lão có biết thủ lĩnh của tổ chức Nấm mồ xanh là ai không? Triệu Lão Biệt tỏ vẽ ngạc nhiên hỏi: “Các vị đã từng nhắc đến người này khi còn ở trong sa mạc Lâu Lan, trộm nghĩ chắc hẳn các vị đã tận mắt gặp kẻ đó rồi mới phải, việc đã biết rồi, sao cứ phải vặn vẹo mỗ mãi thế?”
Tư Mã Khôi nói:”Gặp thì đúng gặp rồi, nhưng lần đầu tiên thì mặt hắn bị mặt nạ da người của vương Chăm Pa phủ lên, lần thứ hai thì bị mặt nạ phòng độc che mất, hắn ta chưa bao giờ để lộ khuông mặt ra ngoài”. Triệu Lão Biệt chớp mắt nói đầy ẩn ý: “Việc này mỗ cũng không dám nói toạc hai năm rõ mười , chư vị cứ nghĩ kỹ lại xem, vì sao ‘ không nhìn thấy cảnh sắc núi Lô Sơn’ (2)
(2) “không nhìn thấy cảnh sắc núi Lô Sơn’: là vế trước của một câu thơ được trích trong bài thơ “Để tây lâm bích” của Tô Thức, nguyên văn là “Bất thức Lô Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại thử sơn trung”, nghĩa là: không nhìn thấy cảnh sắc núi Lô Sơn, cũng bở thân đang đứng trong núi.Câu thơ này mang hàm ý, nếu muốn biết diện mạo của một sự vật thì phải ra khỏi sự vật đó và nhìn toàn cảnh