Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không nội; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ chơn như; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn niệm trụ; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ Thánh đế khổ; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn tịnh lự; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tám giải thoát; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn Tam-ma-địa; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn Đà-la-ni.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn giải thoát không; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ năm loại mắt; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ sáu phép thần thông.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ mười lực Phật; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ đại từ; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ đại bi, đại hỷ, đại xả.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không quên mất; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tánh luôn luôn xả.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ trí nhất thiết; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai, nên vượt các bậc Thanh văn và Độc giác, chẳng vì hai nên nhập Chánh tánh ly sanh của Đại Bồ-tát; chẳng vì hai nên tu hành chánh hạnh của mười địa Bồ-tát; chẳng vì hai nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không nội, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ chơn như, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn niệm trụ, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ Thánh đế khổ, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn tịnh lự, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tám giải thoát, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn Đà-la-ni; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ năm loại mắt, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ sáu phép thần thông; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ mười lực Phật, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ đại từ, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ đại bi, đại hỷ, đại xả; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ pháp không quên mất, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng vì hai nên nhϊếp thọ trí nhất thiết, chẳng vì hai nên nhϊếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng vì hai nên vượt lên các bậc Thanh văn và Độc giác; chẳng vì hai nên thú nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng vì hai nên tu hành chánh hạnh của mười địa Bồ-tát; chẳng vì hai nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; thì tại sao Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến tâm tối hậu phát khởi, ở trong tất cả thời, thiện pháp tăng trưởng?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát vì hai nên tu hành thì các thiện pháp chẳng được tăng trưởng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả hàng phàm phu ngu si đều nương vào hai nên các thứ thiện pháp sanh khởi chẳng được tăng trưởng. Vì Đại Bồ-tát tu hành bất nhị, nên từ khi mới phát tâm cho đến tâm tối hậu phát khởi, trong tất cả thời, thiện pháp tăng trưởng. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát, thiện căn kiên cố nên chẳng bị chế phục. Thiên, nhơn, A-tố-lạc v.v… trong thế gian chẳng thể phá hoại, khiến rơi vào bậc Thanh văn hoặc Độc giác; các thứ pháp ác bất thiện thế gian, chẳng có thể chế phục, khiến khi hành bố thí Ba-la-mật-đa, các thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, các thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp không nội, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ chơn như, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn niệm trụ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ Thánh đế khổ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn tịnh lự, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn Tam-ma-địa, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn Đà-la-ni, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn giải thoát không, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu năm loại mắt, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu sáu phép thần thông, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu mười lực Phật, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu đại từ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu đại bi, đại hỷ, đại xả, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp không quên mất, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu tánh luôn luôn xả, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu trí nhất thiết, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì thiện căn nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa chăng?
Phật dạy:
– Không! Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng vì thiện căn mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cũng chẳng vì bất thiện căn mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì pháp của Đại Bồ-tát nên như vậy; nếu chưa cung kính cúng dường chư Phật, chưa viên mãn thiện căn thù thắng, chưa được nhiều chơn thiện hữu nhϊếp thọ thì chẳng bao giờ đắc trí nhất thiết trí.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát cung kính cúng dường chư Phật, viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhϊếp thọ, mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cung kính cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, từ chỗ chư Phật, nghe nói Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Già-đà, Tự thuyết, Bản sự, Bản sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Nghe rồi trì hết; trì xong, thân ngữ cung kính cúng dường, chuyển đọc, ôn tập, khiến khéo thông lợi; đã thông lợi rồi, tâm khéo quán sát; tâm khéo quán sát rồi, thấy rõ ý thú; thấy ý thú rồi lại khéo thông đạt; đã thông đạt rồi, đắc Đà-la-ni; đắc Đà-la-ni rồi, phát khởi sự hiểu biết thông suốt; phát khởi sự hiểu biết thông suốt rồi, cho đến chứng đắc trí nhất thiết trí, tùy chỗ thọ sanh, đối với giáo nghĩa chánh pháp đã nghe, trì, chẳng bao giờ quên mất; ở chỗ chư Phật, gieo trồng vô lượng thiện căn to lớn; do các thiện căn đã nhϊếp thọ nên chẳng bao giờ sanh vào đường ác, chỗ nạn. Lại do thiện căn đã nhϊếp thọ nên ở trong tất cả thời, ý ưa thanh tịnh; vì ý ưa thanh tịnh nên thường nghiêm tịnh sở cầu là cõi Phật, cũng thường thành thục sở hóa là hữu tình. Lại do thiện căn đã nhϊếp thọ nên thường chẳng xa lìa thiện tri thức chơn chánh, đó là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn và những vị có khả năng luôn khen ngợi Phật, Pháp, Tăng khác, thường được gần gủi cung kính cúng dường. Như thế, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cung kính cúng dường chư Phật, viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhϊếp thọ, mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, nên tinh cần cung kính cúng dường chư Phật, nhϊếp thọ viên mãn thiện căn thù thắng, thường cầu gần gủi chơn thiện tri thức, thường không chán nản mỏi mệt.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được nhiều thiện hữu nhϊếp thọ, thì Đại Bồ-tát ấy chắc chắn chẳng có thể đạt được trí nhất thiết trí?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng có thể viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được nhiều thiện hữu nhϊếp thọ, thì còn chẳng nên được mang danh Đại Bồ-tát, huống là có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hoặc có người cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhϊếp thọ còn chẳng có thể đắc trí nhất thiết trí, huống là chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng có thể viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được thiện hữu nhϊếp thọ mà có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Nếu người đó chứng được trí nhất thiết trí là điều không có. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn xứng danh là Đại Bồ-tát, muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, thì nên tinh cần cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, gần gủi cúng dường chơn thiện tri thức, chớ sanh mệt mỏi chán nản.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà có Đại Bồ-tát tuy đã cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, được chơn thiện hữu nhϊếp thọ, nhưng chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy xa lìa sức phương tiện thiện xảo nên chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, nghĩa là Đại Bồ-tát ấy chẳng theo chư Phật để nghe nói phương tiện thiện xảo như thế để cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, gần gủi cúng dường chơn thiện tri thức, cho nên chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là phương tiện thiện xảo để Đại Bồ-tát thành tựu các việc làm của phương tiện thiện xảo ấy, thì nhất định có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí hoặc cúng dường Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc cúng dường Độc giác, hoặc cúng dường Thanh văn, hoặc cúng dường Đại Bồ-tát, hoặc cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn khác, hoặc bố thí người ngoại đạo tu phạm hạnh, hoặc bố thí kẻ bần cùng, hành đạo khổ hạnh và người đến cầu xin, hoặc bố thí tất cả người chẳng phải người v.v… thì Đại Bồ-tát ấy thành tựu tác ý tương ưng trí nhất thiết trí như thế, tuy hành bố thí nhưng không nghĩ tưởng việc bố thí, không tưởng nghĩ người nhận, không tưởng nghĩ người cho, cũng không tưởng nghĩ tất cả ngã, ngã sở. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành bố thí Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành bố thí, nhưng chẳng mong cầu được quả của sự bố thí, nghĩa là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do việc bố thí mà được, cũng chẳng ham cầu quả báo tốt đẹp, trong sanh tử do bố thí mà được, chỉ vì cứu hộ người không ai cứu hộ và muốn giải thoát cho người chưa giải thoát, mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí mà thọ trì tịnh giới, thì tâm ý chẳng bị tham dục che lấp, cũng lại chẳng bị sân nhuế che lấp, cũng lại chẳng bị ngu si che lấp, lại cũng chẳng bị tùy phiền não, các triền và các pháp ác bất thiện khác là những thứ chướng ngại Bồ-đề, che lấp, đó là xan lẫn ác hoặc, phẩn nhuế, giải đãi, liệt tâm, loạn tâm, ác tuệ, các mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ty mạn, tà mạn; cũng thường chẳng khởi tác ý tương ưng Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, nên luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; tuy hành tịnh giới, mà chẳng mong cầu đắc quả tịnh giới, đó là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do giữ giới mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do giữ giới mà được, chỉ vì cứu hộ người không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí mà tu học an nhẫn thì Đại Bồ-tát ấy thậm chí vì nhân duyên bảo vệ sự sống của mình cũng chẳng phát khởi một niệm sân nhuế, lời nói thô ác và tâm oán hận báo thù. Đại Bồ-tát ấy, giả sử có người đến muốn gϊếŧ hại thân mạng, cướp đoạt tài sản, xâm phạm thê thϊếp, láo khoét dối trá, ly gián thân hữu, nhục mạ thô tục, giễu cợt bôi nhọ, hoặc đập hoặc đánh, hoặc cắt hoặc dứt, hoặc làm nhiều việc chẳng phải việc lợi ích, thì đối với hữu tình kia hoàn toàn không phẩn hận, chỉ muốn làm cho kẻ ấy lợi ích an lạc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành an nhẫn, nhưng chẳng mong cầu đắc quả nhẫn, đó là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do nhẫn mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do nhẫn mà được, chỉ vì cứu hộ những kẻ không người cứu hộ và muốn giải thoát những người chưa giải thoát, mà tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí phát khởi chánh cần, mang giáp kiên cố, dõng mãnh không khϊếp nhược, xa lìa tâm giải đãi biếng lười, thì Đại Bồ-tát ấy vì cầu quả vị giác ngộ cao tột, dõng mãnh chánh cần, chẳng sợ các khổ, cũng thường phương tiện ngăn chặn, chế phục, đó là đối với cái khổ của người, khổ của A-tố-lạc, khổ của quỉ giới, khổ của bàng sanh, khổ của địa ngục, và các cái khổ khác đều chẳng khϊếp sợ, cũng thường phương tiện ngăn chận chế phục, siêng tu thiện pháp, thường không lười bỏ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tinh tấn, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của sự tinh cần, đó là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do tinh cần mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tinh cần mà được, chỉ vì cứu hộ những kẻ không người cứu hộ và muốn giải thoát những người chưa giải thoát, mà tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí tu học các định, thì Đại Bồ-tát ấy mắt thấy sắc rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ vẻ đẹp kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ nhãn căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi lên sự tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian mà chuyên tu niệm định, thủ hộ nhãn căn; Đại Bồ-tát ấy tai nghe tiếng rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự êm ái kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ nhĩ căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi sự tham ái pháp ác bất thiện, các phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ nhĩ căn; Đại Bồ-tát ấy mũi ngửi hương rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ hương thơm kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ tỷ căn, chẳng bám vào sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi sự tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ tỷ căn; Đại Bồ-tát ấy lưỡi nếm vị rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ các vị kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ thiệt căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ thiệt căn; Đại Bồ-tát ấy thân xúc chạm rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự dễ chịu kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ thân căn, chẳng bám vào sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ thân căn; Đại Bồ-tát ấy ý rõ pháp rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự quyến rũ kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ ý căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ ý căn; Đại Bồ-tát ấy, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc nói năng, hoặc im lặng, thường chẳng xa lìa địa vị Tam-ma-hứ-đa (thắng định), xa-ma-tha (chỉ). Đại Bồ-tát ấy hoặc tay, hoặc chân, đều chẳng hung dữ, lời nói chẳng cứng nhắc, nói chẳng lẫn lộn; mắt và các căn chẳng nhiễu loạn, chẳng lay, chẳng động, cũng chẳng cao ngạo, thân chẳng tán loạn, nói chẳng tán loạn, tâm chẳng tán loạn; thân tĩnh lặng, nói tĩnh lặng, tâm tĩnh lặng, hoặc ẩn, hoặc lộ, oai nghi không khác, đối với thức ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc thang trị bệnh và các vật dụng khác đều biết đủ, dễ thỏa mãn, dễ cúng dường, dễ phụng sự; khuôn pháp tu hành, điều hòa khéo léo; tuy ở chỗ ồn ào nhưng hành viễn ly; đối với lợi, với suy, với vui, với khổ, với khen, với hủy, với xưng với chê, với sống, với sát, bình đẳng không biến, chẳng cao, chẳng thấp; với oán, với thân, với thiện, với ác, tâm không ghét thương, không mừng, không lo; đối với lời Thánh, với chẳng phải lời Thánh, với viễn ly, với ồn ào, tâm bình đẳng, không có đổi khác; đối với sắc khả ái, sắc chẳng khả ái, đối với các việc tùy thuận, trái nghịch, hoàn toàn không phân biệt, tâm thường an định. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tịnh lự, nhưng chẳng mong cầu đắc quả định, nghĩa là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do định mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tịnh lự mà được, chỉ vì cứu hộ kẻ không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí mà tu học Bát-nhã thì Đại Bồ-tát ấy không có các ác tuệ, thế lực khác chẳng có thể dẫn dắt, xa lìa tất cả chấp ngã và ngã sở, xa lìa tất cả kiến chấp về ngã, kiến chấp hữu tình, kiến chấp dòng sanh mạng, kiến chấp khả năng sanh khởi, kiến chấp sự dưỡng dục, kiến chấp sự trưởng thành, kiến chấp chủ thể luân hồi, kiến chấp ý sanh, kiến chấp nho đồng, kiến chấp khả năng làm việc, kiến chấp khả năng thọ quả báo, kiến chấp cái biết, kiến chấp cái thấy, xa lìa tất cả kiến chấp có, không có, các kiến chấp đường ác, xa lìa kiêu mạn; không phân biệt, không đổi khác mà tu diệu tuệ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành Bát-nhã, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của tuệ, nghĩa là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do tuệ mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tuệ mà được, chỉ vì cứu hộ kẻ không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu hành diệu tuệ Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí nhập sơ thiền, nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, nhập từ vô lượng, nhập bi, hỷ, xả vô lượng, nhập định Không vô biên xứ, định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì Đại Bồ-tát ấy, tuy đối với tịnh lự vô lượng vô sắc, xuất nhập tự tại, nhưng chẳng tham ái quả dị thục ấy. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy thành thục phương tiện thiện xảo tối thắng. Do sức phương tiện thiện xảo này, quán các tịnh lự vô lượng vô sắc, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tịnh lự vô lượng vô sắc. Do hành tịnh lự vô lượng vô sắc, nên có thể tự tại, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tịnh lự vô lượng vô sắc, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của tịnh lự ấy, nghĩa là chẳng tham trước các quả dị thục trong sanh tử đã được của tịnh lự, vô lượng và định vô sắc, chỉ vì cứu hộ kẻ không người cứu hộ và vì giải thoát cho những người chưa giải thoát, mà không chấp thọ đối với việc tu các tịnh lự vô lượng vô sắc.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí tu học tất cả pháp phần Bồ-đề, thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, tuy hành đạo pháp kiến và tu sở đoạn nhưng chẳng thủ quả Dự lưu, cũng lại chẳng thủ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề; tuy hành pháp phần Bồ-đề như thế, nhưng vượt qua bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Này Thiện Hiện! Đó là vô sanh pháp nhẫn của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí, tuy được tự tại nhập xuất tám định giải thoát theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất tám định thắng xứ theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất chín định thứ đệ theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất mười định biến xứ theo chiều thuận nghịch, cũng có thể tu tập quán bốn Thánh đế, tự tại nhập xuất pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn ba giải thoát, nhưng có thể thành tựu phương tiện thiện xảo chẳng thủ quả Dự lưu, cũng chẳng thủ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành định tám giải thoát, định tám thắng xứ, định chín thứ đệ, định mười biến xứ, quán bốn Thánh đế, pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn ba giải thoát; tuy có khả năng hành định tám giải thoát cho đến pháp môn ba giải thoát, nhưng vượt quả bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Đó là pháp nhẫn vô sanh thọ ký của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí, học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ; đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, năm loại mắt, sáu phép thần thông, cho đến … chưa đủ khả năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, thì chưa chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn thiện căn thù thắng tăng trưởng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có khả năng hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ; đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, năm loại mắt, sáu phép thần thông. Do có khả năng hành mười lực Phật cho đến sáu phép thần thông nên có thể viên mãn thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, dần dần chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là phương tiện thiện xảo. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, có làm việc gì, nhất định có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Phương tiện thiện xảo như thế đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Vì vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với các việc làm, chẳng cầu quả báo.
LXIV. PHẨM HỌC ĐẠO KHẮP 01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát đầy đủ sự giác ngộ tối thắng, tuy có thể thọ hành pháp sâu xa như thế, nhưng đối với việc ấy chẳng cầu quả báo.
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Các Đại Bồ-tát đầy đủ sự giác ngộ tối thắng tuy có thể thọ hành pháp sâu xa như thế, nhưng đối với việc ấy, chẳng cầu quả báo. Vì sao? Thiện Hiện! Vì các Đại Bồ-tát đối với tự tánh không lay động.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh nào mà không lay động?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh vô tánh, không lay động.
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát có thể đối với những pháp tự tánh vô tánh nào mà không lay động?
– Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thọ, tưởng, hành, thức, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn xứ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc xứ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn thức giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn xúc, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của địa giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của vô minh, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không nội, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn tịnh lự, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn niệm trụ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp môn giải thoát không, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của Thánh đế khổ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tám giải thoát, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của mười địa Bồ-tát, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của năm loại mắt, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của sáu phép thần thông, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của mười lực Phật, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của đại từ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của đại bi, đại hỷ, đại xả, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không quên mất, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tánh luôn luôn xả, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của trí nhất thiết, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả Dự lưu, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả vị Độc giác, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không lay động. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của các pháp tức là vô tánh; vô tánh thì chẳng có thể hiện chứng vô tánh.