Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa lại dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm không nhϊếp thọ, không bỏn sẻn khi tu bố thí, đem sự bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, đối với các hữu tình an trụ thân nghiệp từ, an trụ ngữ nghiệp từ, an trụ ý nghiệp từ, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa lại dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm không nhϊếp thọ, không bỏn sẻn khi tu bố thí, đem sự bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nếu có người thọ nhận nào, vô cớ mắng nhiếc lại thêm lăng nhục, nhưng Bồ-tát đối với họ chẳng trở lại khởi tâm sân giận độc hại, mà chỉ khởi tâm lân mẫn thương yêu, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm không nhϊếp thọ, không bỏn sẻn khi tu bố thí, đem sự bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, nếu có người thọ nhận nào, vô cớ mắng nhiếc lại thêm lăng nhục, nhưng khi ấy, Bồ-tát nghĩ thế này: Các hữu tình tạo tác các loại nghiệp như thế trở lại nhận chịu các loại quả như thế. Ta nay chẳng nên chấp vào việc ấy mà từ bỏ nghiệp tu hành. Lại nghĩ thế này: Ta nên đối với họ và các hữu tình khác lại càng tăng thêm tâm xả, tâm thí chẳng có gì nuối tiếc. Nghĩ như thế rồi, phát khởi tâm thăng tiến, tinh tấn bố thí không ngừng, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa lại dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm không nhϊếp thọ, không bỏn sẻn khi tu bố thí, đem sự bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Khi ấy, Bồ-tát tâm không tán loạn, chẳng bao giờ trở lại mong cầu các cảnh diệu dục, cũng chẳng trở lại mong cầu cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc; cũng chẳng trở lại mong cầu an trụ ở bậc Thanh văn, Ðộc giác, chỉ cho các hữu tình cùng có như nhau hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, tâm như thế liên tục không tán loạn, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm không nhϊếp thọ, không bỏn sẻn khi tu bố thí, đem sự bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Bồ-tát khi ấy quán người nhận, người cho, vật cho đều như trò huyễn hóa, chẳng thấy sự bố thí ấy, đối với các hữu tình có ích lợi, có tổn hại, đạt không thắng nghĩa, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ bố thí Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà đầy đủ thân luật nghi, đầy đủ ngữ luật nghi, đầy đủ ý luật nghi, tạo các phước nghiệp; do đầy đủ luật nghi và tạo các phước nghiệp nên xa lìa sát hại sanh mạng, xa lìa việc không cho mà lấy, xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh, xa lìa lời nói hư dối, xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói ly gián, xa lìa lời nói hỗn tạp, xa lìa tham dục, xa lìa sân giận, xa lìa tà kiến. Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa như thế chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác, chỉ cầu quả vị giác ngộ cao tột. Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa như thế, rộng tu bố thí, tùy theo các hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần xe cho xe, cần y phục cho y phục, cần hương cho hương, cần tràng hoa cho tràng hoa, cần anh lạc cho anh lạc, cần hương xoa cho hương xoa, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần phòng xá cho phòng xá, cần đèn đuốc cho đèn đuốc, cần của báu cho của báu, cần đồ dùng cho đồ dùng, tùy theo các nhu cầu đều cho đủ hết; lại đem thiện căn bố thí như thế cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, nếu các hữu tình tranh nhau đến phân xẻ tay chân Bồ-tát mang đi. Khi ấy, Bồ-tát chẳng sanh một niệm sân hận, chỉ nghĩ: Ta nay đạt được lợi ích tốt đẹp to lớn, đó là các hữu tình chặt tay chân ta, tùy ý mang đi, ta nhờ đó mà đầy đủ an nhẫn Ba-la-mật-đa; nay thân này của ta bất tịnh mong manh, do bỏ nó mà đạt được thân kim cang kiên cố thanh tịnh của Như Lai, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, thân tâm tinh tấn thường không giải đãi, mang giáp đại từ, nghĩ thế này: Tất cả hữu tình chìm đắm trong biển lớn sanh tử bạo ác đáng sợ, khó ra khỏi; ta sẽ cứu họ đặt ở cảnh giới Niết-bàn cam lồ an ổn, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, tuy nhập sơ thiền, hoặc nhập thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, hoặc nhập vào Không vô biên xứ, hoặc nhập vào Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc nhập định diệt tận mà không rơi vào bậc Thanh văn, Ðộc giác, cũng chẳng chứng thật tế. Do vì giữ vững nguyện lực của mình, nên nghĩ thế này: Các loại hữu tình chìm đắm trong biển lớn sanh tử bạo ác đáng sợ khó ra khỏi; nay ta dạo chơi cảnh thiền Ba-la-mật-đa thanh tịnh, phương tiện cứu vớt họ đặt ở cảnh giới Niết-bàn thường lạc, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng thấy có pháp nào hoặc thiện hoặc bất thiện, chẳng thấy có pháp nào hoặc hữu ký hoặc vô ký, chẳng thấy có pháp nào hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, chẳng thấy có pháp nào hoặc đọa thế gian hoặc xuất thế gian, chẳng thấy có pháp nào hoặc hữu vi hoặc vô vi, chẳng thấy có pháp nào hoặc rơi vào hữu số hoặc rơi vào vô số, chẳng thấy có pháp nào hoặc rơi vào hữu tướng hoặc rơi vào vô tướng, cũng chẳng thấy pháp hoặc có hoặc không, chỉ quán các pháp chẳng lìa chơn như, pháp giới mà chuyển vận; do phương tiện thiện xảo của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, chẳng rơi vào bậc Thanh văn, Ðộc giác, mà chuyên cầu quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa, từ sơ phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm, ở khoảng giữa nếu có các loại hữu tình vô cớ mắng nhiếc, khinh miệt lăng nhục cho đến phân xẻ từng bộ phận của cơ thể. Khi ấy, Bồ-tát hoàn toàn không sân giận, chỉ nghĩ thế này: Các hữu tình này thật đáng thương xót, bị độc phiền não nhiễu loạn thân tâm, chẳng được tự tại, không nơi nương tựa, không người cứu giúp, nghèo khổ bức bách. Ta nên bố thí cho họ theo nhu cầu, chẳng nên đối với họ có sự bỏn sẻn nuối tiếc, luôn nghĩ thế này: Tất cả hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần xe cho xe, cần y phục cho y phục, cần hương hoa cho hương hoa, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần nhà cửa cho nhà cửa, cần đèn đuốc cho đèn đuốc, cần vàng cho vàng, cần bạc cho bạc, cần Mạc-ni cho Mạc-ni, cần chân châu cho chân châu, cần Phệ-lưu-ly cho Phệ-lưu-ly, cần Mạc-la-yết-đa cho Mạc-la-yết-đa, cần loa bối cho loa bối, cần bích ngọc cho bích ngọc, cần san hô cho san hô, cần thạch tạng cho thạch tạng, cần kim cương cho kim cương, cần đế thanh cho đế thanh, cần các đồ báu khác cho các đồ báu khác, cần thuốc men cho thuốc men, cần lúa gạo cho lúa gạo, cần đồ dùng cho đồ dùng, tùy theo nhu cầu đều cho đủ hết; lại đem thiện căn bố thí ấy cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về chỗ nào, ba tâm như thế vĩnh viễn không khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa, từ khi sơ phát tâm cho đến lúc an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm, ở khoảng giữa thậm chí vì lý do cứu mạng sống cho mình, đối với các hữu tình không bao giờ gϊếŧ hại sanh mạng sống, hoặc làm tổn hại các bộ phận trên cơ thể chúng, cũng thường đối với chúng xa lìa trộm cướp, xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh, xa lìa lời nói hư dối, xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói ly gián, xa lìa lời nói hỗn tạp, xa lìa tham dục, xa lìa sân giận, xa lìa tà kiến; khi Bồ-tát tu tịnh giới như thế chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác, đem thiện căn này cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về chỗ nào; ba tâm như thế vĩnh viễn không khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà phát khởi dũng mãnh, tinh tấn hơn nữa, thường nghĩ thế này: Nếu một hữu tình nào ở ngoài một do-tuần, hoặc ngoài mười do-tuần, hoặc ngoài trăm do-tuần, hoặc ngoài ngàn do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn do-tuần, hoặc ngoài một ức do-tuần, hoặc ngoài mười ức do-tuần, hoặc ngoài trăm ức do-tuần, hoặc ngoài ngàn ức do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn ức do-tuần, hoặc ngoài một triệu do-tuần, hoặc ngoài mười triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm triệu do-tuần, hoặc ngoài ngàn triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn ức triệu do-tuần, hoặc ngoài một thế giới, hoặc ngoài mười thế giới, hoặc ngoài trăm thế giới, hoặc ngoài ngàn thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn thế giới, hoặc ngoài một ức thế giới, hoặc ngoài mười ức thế giới, hoặc ngoài trăm ức thế giới, hoặc ngoài ngàn ức thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn ức thế giới, hoặc ngoài một triệu thế giới, hoặc ngoài mười triệu thế giới, hoặc ngoài trăm triệu thế giới, hoặc ngoài ngàn triệu thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn triệu thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn ức triệu thế giới là hữu tình đáng độ thì nhất định ta sẽ đến, phương tiện giáo hóa khiến hữu tình ấy thọ trì hoặc một học xứ, hoặc hai, hoặc ba cho đến cụ giới, huống là giáo hóa khiến đắc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán, hoặc quả vị Ðộc giác, hoặc khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật còn không mệt mỏi, huống là giáo hóa vô lượng, vô biên hữu tình đều khiến được lợi ích an lạc thế gian và xuất thế gian; lại đem thiện căn tinh tấn như thế cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi hồi hướng quả vị đại Bồ-đề như thế xa lìa ba tâm đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế đều vĩnh viễn không khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa nhϊếp tâm không loạn động, xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, nhập sơ thiền, an trụ trọn vẹn, cứ như thế, hoặc nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn; hoặc nhập định Không vô biên xứ an trụ trọn vẹn, hoặc nhập định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ an trụ trọn vẹn, hoặc vào định Diệt tận an trụ trọn vẹn; ở trong các định ấy, tùy theo pháp tâm và tâm sở đã sanh khởi và thiện căn đã dẫn phát, tất cả hiệp lại cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả vị đại Bồ-đề như vậy, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế đều vĩnh viễn không khởi, đối với các tịnh lự và các chi tịnh lự đều không có sở đắc, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Khi ấy, Bồ-tát tuy dùng hành tướng viễn ly, hoặc dùng hành tướng tịch tịnh, hoặc dùng hành tướng vô tận, hoặc dùng hành tướng vĩnh diệt, quán tất cả pháp mà thường đối với pháp tánh chẳng tác chứng, cho đến có thể ngồi tòa Bồ-đề mầu nhiệm chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, từ tòa này đứng dậy, chuyển Chánh pháp luân, lợi ích an lạc các loại hữu tình; lại đem thiện căn diệu tuệ như thế cho các loài hữu tình cùng có như nhau, cùng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như vậy, xa lìa ba tâm đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Dẫn nhϊếp như thế chẳng phải thủ, chẳng phải xả.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, thân tâm tinh tấn, thường không biếng lười, cầu các thiện pháp, không hề mệt mỏi, chán nản, thường nghĩ thế này: Ta quyết phải đắc sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thể chẳng đắc; Đại Bồ-tát ấy, thường cầu lợi lạc tất cả hữu tình, luôn nghĩ thế này: Nếu có một hữu tình ở ngoài một do-tuần, hoặc ngoài mười do-tuần, hoặc ngoài trăm do-tuần, hoặc ngoài ngàn do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn do-tuần, hoặc ngoài một ức do-tuần, hoặc ngoài mười ức do-tuần, hoặc ngoài trăm ức do-tuần, hoặc ngoài ngàn ức do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn ức do-tuần, hoặc ngoài một triệu do-tuần, hoặc ngoài mười triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm triệu do-tuần, hoặc ngoài ngàn triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn triệu do-tuần, hoặc ngoài trăm ngàn ức triệu do-tuần, hoặc ngoài một thế giới, hoặc ngoài mười thế giới, hoặc ngoài trăm thế giới, hoặc ngoài ngàn thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn thế giới, hoặc ngoài một ức thế giới, hoặc ngoài mười ức thế giới, hoặc ngoài trăm ức thế giới, hoặc ngoài ngàn ức thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn ức thế giới, hoặc ngoài một triệu thế giới, hoặc ngoài mười triệu thế giới, hoặc ngoài trăm triệu thế giới, hoặc ngoài ngàn triệu thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn triệu thế giới, hoặc ngoài trăm ngàn ức triệu thế giới mà đáng độ, thì ta quyết sẽ đến đó, phương tiện giáo hóa; nếu là chúng sanh trụ Bồ-tát thừa thì khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột; nếu chúng sanh trụ Thanh văn thừa thì khiến trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, nếu chúng sanh trụ Ðộc giác thừa thì khiến an trụ quả vị Ðộc giác; còn các hữu tình khác khiến họ an trụ mười thiện nghiệp đạo; như vậy, rồi dùng tài trí, pháp thí mà làm cho sung túc, phương tiện dẫn nhϊếp họ; lại đem thiện căn bố thí như thế chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác v.v… mà chỉ cho tất cả hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế xa lìa ba tâm đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, từ sơ phát tâm cho đế khi an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm, tự xa lìa gϊếŧ hại sanh mạng, cũng khuyên người xa lìa gϊếŧ hại sanh mạng, không làm ngược lại sự tán dương pháp xa lìa gϊếŧ hại sanh mạng, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa gϊếŧ hại sanh mạng; tự xa lìa việc không cho mà lấy, cũng khuyên người xa lìa việc không cho mà lấy, không làm ngược lại sự tán dương pháp xa lìa việc không cho mà lấy, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa việc không cho mà lấy; tự xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh, cũng khuyên người xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa dâʍ ɖu͙© tà hạnh; tự xa lìa lời nói hư dối, cũng khuyên người xa lìa lời nói hư dối, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa lời nói hư dối, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói hư dối; tự xa lìa lời nói thô ác, cũng khuyên người xa lìa lời nói thô ác, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa lời nói thô ác, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói thô ác; tự xa lìa lời nói ly gián, cũng khuyên người xa lìa lời nói ly gián, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa lời nói ly gián, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời nói ly gián; tự xa lìa lời nói hỗn tạp, cũng khuyên người xa lìa lời nói hỗn tạp, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa lời nói hỗn tạp, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa lời hỗn tạp; tự xa lìa tham dục, cũng khuyên người xa lìa tham dục, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa tham dục, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tham dục; tự xa lìa sân giận, cũng khuyên người xa lìa sân giận, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa sân giận, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa sân giận; tự xa lìa tà kiến, cũng khuyên người xa lìa tà kiến, không làm ngược lại sự khen ngợi pháp xa lìa tà kiến, hoan hỷ khen ngợi người xa lìa tà kiến. Đại Bồ-tát ấy, với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chẳng cầu sanh Dục giới, chẳng cầu Sắc giới, chẳng cầu Vô sắc giới, chẳng cầu bậc Thanh văn, chẳng cầu bậc Ðộc giác; chỉ đem thiện căn tịnh giới như thế cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế, đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, từ sơ phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm, ở khoảng giữa nhơn phi nhơn v.v… tranh nhau đến xúc não, hoặc lại chặt đâm, cắt dứt tay chân tùy ý mang đi. Lúc ấy, Bồ-tát chẳng nghĩ thế này: Ai chặt đâm ta, ai cắt đứt ta, ai đã mang đi? Chỉ nghĩ thế này: Ta nay đạt được lợi ích tốt đẹp to lớn, các hữu tình kia vì làm lợi ích cho ta nên đến chặt đứt tay chân trên thân thể ta; nhưng ta vốn vì các hữu tình mà thọ thân này, họ tới lấy đi những cái ta có là hoàn thành sự nghiệp cho ta. Bồ-tát tư duy xét kỹ thật tướng các pháp như thế mà tu an nhẫn với thiện căn thù thắng an nhẫn này, chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác v.v… chỉ đem thiện căn an nhẫn như thế cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế xa lìa ba tâm đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế, vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa tu tập các định, Đại Bồ-tát ấy, xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, nhập Sơ thiền an trụ trọn vẹn; tầm từ tịch tịnh, an trụ trong tánh chuyên nhất của tâm thanh tịnh bình đẳng, không tầm không từ, định sanh hỷ lạc, nhập Ðệ nhị thiền, an trụ trọn vẹn; ly hỷ trụ xả, đầy đủ niệm chánh tri, toàn thân thọ lạc, bậc Thánh ở trong đó năng thuyết năng xả, an trụ đầy đủ niệm an vui, nhập Ðệ tam thiền, an trụ trọn vẹn; dứt vui dứt khổ, mừng lo tan biến, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập Ðệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn, Đại Bồ-tát ấy, đối với các hữu tình khởi tưởng ban vui, tác ý nhập Từ vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng nhổ gốc sự khổ, tác ý nhập Bi vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng mừng vui, tác ý nhập Hỷ vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng bình đẳng lìa khổ vui, tác ý nhập Xả vô lượng, an trụ trọn vẹn; Đại Bồ-tát ấy, đối với các sắc khởi tưởng chán sự thô kệch, tác ý nhập định Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; đối với các thức khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; đối với vô sở hữu khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn; đối với Phi hữu tưởng phi vô tưởng khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn; đối với định Diệt tưởng thọ khởi tưởng ngưng nghỉ, tác ý nhập định Diệt tưởng thọ, an trụ trọn vẹn, Đại Bồ-tát ấy, tuy tu tịnh lự vô lượng, vô sắc Diệt định như thế, mà chẳng nhϊếp thủ quả dị thục ấy, chỉ tùy theo hữu tình đáng được thọ nhận sự giáo hóa, làm chỗ lợi lạc cho họ mà sanh vào đó; đã sanh vào nơi ấy rồi dùng bốn sự nhϊếp hóa mà nhϊếp hóa họ, phương tiện an lập khiến đối với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tinh cần tu học, Đại Bồ-tát ấy, nương vào các tịnh lự khởi thần thông thù thắng, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thưa hỏi tánh tướng các pháp sâu xa, tinh cần dẫn phát thiện căn thù thắng, Đại Bồ-tát ấy, tập họp các thứ thiện căn như thế, cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế, đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với bốn niệm trụ chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với pháp không nội chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với chơn như chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với Thánh đế khổ chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với bốn tịnh lự chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với tám giải thoát chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với pháp môn giải thoát không chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với năm loại mắt chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với sáu phép thần thông cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với mười lực Phật chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với pháp không quên mất chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với trí nhất thiết chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với quả Dự lưu chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán và quả vị Độc giác cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với sắc chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với nhãn xứ chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với sắc xứ chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với nhãn giới chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với sắc giới chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với nhãn thức giới chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với nhãn xúc chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với địa giới chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với vô minh chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; nếu Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà Đại Bồ-tát ấy, thường đối với pháp hữu sắc, vô sắc chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng, thường đối với pháp hữu kiến, vô kiến, pháp hữu đối, vô đối, pháp hữu lậu, vô lậu, pháp hữu vi, vô vi cũng chẳng thấy danh, chẳng thấy sự, chẳng thấy tánh, chẳng thấy tướng; Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng, hoàn toàn chẳng thấy; đối với các pháp chẳng khởi tưởng niệm không có sự chấp trước, thường làm như nói; lại đem thiện căn diệu tuệ như thế cho các hữu tình cùng có như nhau hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế đều vĩnh viễn không khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa đối với các hữu tình hành tài thí pháp thí, mà Đại Bồ-tát ấy, xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc nhập Sơ thiền, an trụ trọn vẹn; tầm từ tịch tịnh, an trụ trong tánh chuyên nhất của tâm thanh tịnh bình đẳng, không tầm không từ, định sanh hỷ lạc, nhập Ðệ nhị thiền, an trụ trọn vẹn; ly hỷ trụ xả, đầy đủ niệm chánh tri, toàn thân thọ lạc, bậc Thánh ở trong đó năng thuyết năng xả, an trụ đầy đủ niệm an vui, nhập Ðệ tam thiền, an trụ trọn vẹn; dứt vui dứt khổ, mừng vui tiêu mất, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập Ðệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn, đối với các hữu tình khởi tưởng ban vui, tác ý nhập Từ vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng cứu khổ, tác ý nhập Bi vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng mừng vui, tác ý nhập Hỷ vô lượng, an trụ trọn vẹn; đối với các hữu tình khởi tưởng bình đẳng lìa khổ vui, tác ý nhập Xả vô lượng, an trụ trọn vẹn; Đại Bồ-tát ấy, đối với các sắc khởi tưởng chán sự thô kệch, tác ý nhập định Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; đối với các thức khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; đối với vô sở hữu khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn; đối với Phi hữu tưởng phi vô tưởng khởi tưởng tịch tịnh, tác ý nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn; đối với định Diệt tưởng thọ khởi tưởng ngưng nghỉ, tác ý nhập định Diệt tưởng thọ, an trụ trọn vẹn, Đại Bồ-tát ấy, an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa đã nói như thế, dùng tâm không loạn động đối với các hữu tình, hành tài thí pháp thí, thường tự hành tài thí pháp thí, cũng thường siêng năng chỉ dạy người hành tài thí pháp thí, thường không làm ngược lại sự khen ngợi người hành tài thí pháp thí, thường hoan hỷ khen ngợi người hành tài thí pháp thí, Đại Bồ-tát ấy, với thiện căn này, chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác, mà chỉ đem thiện căn bố thí như thế, cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả vị đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế, đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp tịnh giới Ba-la-mật-đa?
Phật dạy:
– Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà thọ trì tịnh giới, thường chẳng phát khởi tâm câu hành tham, tâm câu hành sân, tâm câu hành si; thường chẳng phát khởi tâm câu hành hại, tâm câu hành bõn xẽn, tâm câu hành ghen ghét; thường chẳng phát khởi tâm câu hành ưa phá hủy tịnh giới, chỉ thường phát khởi tác ý tương ưng trí nhất thiết trí, với thiện căn công đức như thế chẳng cầu bậc Thanh văn, Ðộc giác, mà đem cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, dùng vô sở đắc làm phương tiện; khi hồi hướng quả vị đại Bồ-đề như thế, xa lìa ba tâm, đó là ai hồi hướng, hồi hướng để làm gì, hồi hướng về đâu; ba tâm như thế, đều vĩnh viễn chẳng khởi, thì này Thiện Hiện, đó là Đại Bồ-tát an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa mà dẫn nhϊếp bố thí Ba-la-mật-đa.