Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chương 104: Quyển 99 Xxviii. Phẩm Thán Chúng Đức 02

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Dự-lưu v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Dự-lưu v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Dự-lưu v.v… cũng vô lượng. Vì Dự-lưu v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… cũng vô lượng. Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Độc-giác hướng, Độc-giác quả vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Độc-giác v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Độc-giác v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Độc-giác v.v… cũng vô lượng. Vì Độc-giác v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Tam-miệu-tam Phật-đà vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của đại Bồ-tát v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của đại Bồ-tát v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên đại Bồ-tát v.v… cũng vô lượng. Vì đại Bồ-tát v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì quả vị giác ngộ cao tột vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của pháp của đại Bồ-tát v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của pháp của đại Bồ-tát v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên pháp của đại Bồ-tát v.v… cũng vô lượng. Vì pháp của đại Bồ-tát v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng; vì Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng. Vì sao? Vì lượng của Thanh-văn thừa v.v… chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô lượng. Kiều Thi Ca! Thí như lượng của hư không chẳng thể nắm bắt được, lượng của Thanh-văn thừa v.v… cũng như vậy, chẳng thể nắm bắt được. Kiều Thi Ca! Vì hư không vô lượng nên Thanh-văn thừa v.v… cũng vô lượng. Vì Thanh-văn thừa v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì duyên cớ này nên tôi nói sắc v.v… vô lượng nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô lượng.

Kiều Thi Ca! Vì sắc vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì sắc xứ v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhãn giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tỷ giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì thiệt giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì thân giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì thân giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì ý giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì ý giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì địa giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì địa giới v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì thánh đế tập, diệt, đạo vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì vô minh vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì vô minh v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì cái không nội vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì cái không nội v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì chơn như vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì chơn như v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba-la-mật-đa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì sáu phép thần thông vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tánh luôn luôn xả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì quả vị Độc-giác vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Độc-giác v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Tam-miệu-tam Phật-đà vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì quả vị giác ngộ cao tột vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên; vì Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v… hoặc ở giữa, hoặc ở bên đều chẳng thể nắm bắt được nên nói là vô biên. Vì chúng vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng nói là vô biên.

Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên tôi nói, vì sắc v.v… vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyên là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyên là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của trí nhất thiết trí là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của pháp giới là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyên của pháp giới là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Vì sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Vì sở duyên của pháp giới vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì sở duyên của chơn như là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì sao vì sở duyên của chơn như là vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên. Vì sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên. Vì sở duyên của chơn như vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Vì sao vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, nói hữu tình thì hữu tình ấy là loại giả pháp nào?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Nói là hữu tình, thì hữu tình ấy chẳng phải là giả pháp cũng chẳng phải là phi giả pháp, chỉ là giả lập, thuộc về cái danh tạm, thuộc về cái danh không thật, thuộc về cái danh không căn cứ.

Thiện Hiện lại hỏi: Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, ở trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, hữu tình cũng có thật rõ ràng chăng?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Không!

Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Ở trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, hữu tình đã chẳng có thật rõ ràng nên nói là vô biên, vì chúng ở giữa, ở bên đều chẳng thể nắm bắt được.

Kiều Thi Ca! Theo ý ông thì sao, nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trải qua vô số kiếp nói danh tự của các hữu tình thì trong đó, có hữu tình nào có sanh, có diệt chăng?

Trời Đế Thích đáp: Bạch Đại đức! Không! Vì sao? Vì bản tánh của các hữu tình là tịnh. Vì từ bản lai chúng không có sở hữu.

Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Do duyên cớ này nên tôi nói: Vì hữu tình vô biên nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành cũng vô biên.

XXIX. PHẨM NHϊếp THỌ 01

Lúc bấy giờ, trong hội, trời Đế Thích v.v… Thiên chúng Phạm Thiên Vương v.v… trong cõi Dục, chư Thiên và Y-xá-na Thần Tiên Thiên nữ trong cõi Sắc, cùng lúc lớn tiếng xướng lên ba lần: Hay thay! Hay thay! Tôn giả Thiện Hiện nương thần lực Phật, lấy Phật làm chỗ nương, khéo vì trời người thế gian chúng tôi mà phân biệt, khai thị chánh pháp vi diệu, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này có khả năng làm như nói không xa lìa thì chúng tôi đối với vị ấy cung kính phụng sự như Phật, như vậy, trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có pháp có thể nắm bắt được. Đó là, trong pháp này:

Không có sắc có thể nắm bắt được, không có thọ, tưởng, hành, thức có thể nắm bắt được.

Không có nhãn xứ có thể nắm bắt được, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể nắm bắt được.

Không có sắc xứ có thể nắm bắt được, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể nắm bắt được.

Không có nhãn giới có thể nắm bắt được, không có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có nhĩ giới có thể nắm bắt được, không có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có tỷ giới có thể nắm bắt được, không có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thiệt giới có thể nắm bắt được, không có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có thân giới có thể nắm bắt được, không có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có ý giới có thể nắm bắt được, không có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể nắm bắt được.

Không có địa giới có thể nắm bắt được, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể nắm bắt được.

Không có Thánh đế khổ có thể nắm bắt được, không có thánh đế tập, diệt, đạo có thể nắm bắt được.

Không có vô minh có thể nắm bắt được, không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể nắm bắt được.

Không có cái không nội có thể nắm bắt được, không có cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể nắm bắt được.

Không có chơn như có thể nắm bắt được, không có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể nắm bắt được.

Không có bố thí Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được, không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể nắm bắt được.

Không có bốn tịnh lự có thể nắm bắt được, không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể nắm bắt được.

Không có tám giải thoát có thể nắm bắt được, không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể nắm bắt được.

Không có bốn niệm trụ có thể nắm bắt được, không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể nắm bắt được.

Không có pháp môn giải thoát không có thể nắm bắt được, không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể nắm bắt được.

Không có năm loại mắt có thể nắm bắt được, không có sáu phép thần thông có thể nắm bắt được.

Không có mười lực của Phật có thể nắm bắt được, không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể nắm bắt được.

Không có pháp không quên mất có thể nắm bắt được, không có tánh luôn luôn xả có thể nắm bắt được.

Không có trí nhất thiết có thể nắm bắt được, không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể nắm bắt được.

Không có tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể nắm bắt được, không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể nắm bắt được.

Không có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể nắm bắt được, không có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể nắm bắt được.

Không có Độc-giác có thể nắm bắt được, không có Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể nắm bắt được.

Không có đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có Tam-miệu-tam Phật-đà có thể nắm bắt được.

Không có pháp của đại Bồ-tát có thể nắm bắt được, không có quả vị giác ngộ cao tột có thể nắm bắt được.

Không có Thanh-văn thừa có thể nắm bắt được, không có Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể nắm bắt được.

Tuy không có các pháp như vậy có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp ba thừa, đó là giáo pháp của Thanh-văn, Ðộc-giác, Vô-thượng.

Lúc bấy giờ, Phật bảo chư Thiên Tiên v.v…: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói, ở trong giáo pháp thậm thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tuy không có các pháp sắc v.v… có thể nắm bắt được nhưng có đặt bày ra giáo pháp của ba thừa. Nếu có Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng nói như làm không lìa nhau, thì Thiên Tiên các ngươi đối với Bồ-tát ấy, nên cung kính phụng sự như Như Lai. Các ngươi nên biết:

Chẳng phải ngay nơi bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tám giải thoát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám giải thoát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn niệm trụ có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát không có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi năm loại mắt có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa năm loại mắt có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa sáu phép thần thông có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi mười lực của Phật có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa mười lực của Phật có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp không quên mất có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp không quên mất có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tánh luôn luôn xả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi trí nhất thiết có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí nhất thiết có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Độc-giác có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Độc-giác hướng, Độc-giác quả có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Tam-miệu-tam Phật-đà có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp của đại Bồ-tát có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa quả vị giác ngộ cao tột có thể đắc Như Lai.

Chẳng phải ngay nơi Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thanh-văn thừa có thể đắc Như Lai; chẳng phải ngay nơi Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa có thể đắc Như Lai.

Chư Thiên Tiên! Các ngươi nên biết: Nếu đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, thì đối với tất cả pháp luôn luôn chuyên cần tu học. Đó là:

Học bố thí Ba-la-mật-đa, học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Học cái không nội, học cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Học chơn như, học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Học chư Thánh đế.

Học bốn tịnh lự, học bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Học tám giải thoát, học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Học bốn niệm trụ, học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Học pháp môn giải thoát không, học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Học năm loại mắt, học sáu phép thần thông.

Học mười lực của Phật, học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Học pháp không quên mất, học tánh luôn luôn xả.

Học trí nhất thiết, học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Học tất cả pháp môn Đà-la-ni, học tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Học Dự-lưu, học Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.

Học Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, học Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả.

Học Độc-giác, học Độc-giác hướng, Độc-giác quả.

Học đại Bồ-tát, học Tam-miệu-tam Phật-đà.

Học pháp của đại Bồ-tát, học quả vị giác ngộ cao tột.

Học Thanh-văn thừa, học Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa.

Đại Bồ-tát học như vậy nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa luôn luôn chuyên nhất tu hành không xao lãng. Vì vậy nên các ngươi đối với Bồ-tát ấy phải nên cung kính, phụng sự giống như Như Lai. Các ông nên biết, thuở xưa, thời đức Nhiên Đăng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, ở đầu ngã tư đường, trong thành Chúng hoa, thấy Phật Nhiên Đăng, ta trải năm cành hoa và xỏa tóc trên bùn, cầu nghe pháp vô thượng. Nhờ lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên được:

Chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng lìa an nhẫn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, chẳng lìa tịnh lự Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Chẳng lìa cái không nội, chẳng lìa cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.

Chẳng lìa chơn như, chẳng lìa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Chẳng lìa chư Thánh đế.

Chẳng lìa bốn tịnh lự, chẳng lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Chẳng lìa tám giải thoát, chẳng lìa tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Chẳng lìa bốn niệm trụ, chẳng lìa bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Chẳng lìa pháp môn giải thoát không, chẳng lìa pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Chẳng lìa năm loại mắt, chẳng lìa sáu phép thần thông.

Chẳng lìa mười lực của Phật, chẳng lìa bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.

Chẳng lìa pháp không quên mất, chẳng lìa tánh luôn luôn xả.

Chẳng lìa trí nhất thiết, chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Chẳng lìa tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng lìa tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Chẳng lìa vô lượng Phật Pháp khác.

Khi ấy, Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho ta đắc quả vị giác ngộ cao tột, nói rằng: Thiện nam tử! Vào đời vị lai, trải qua một vô số đại kiếp, ở trong hiền kiếp thế giới này, người sẽ đắc thành quả Phật, hiệu là Năng Tịch Như Lai, Ứng Chắng Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Khi ấy, chư Thiên Tiên v.v… bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy rất là hy hữu, khiến các chúng đại Bồ-tát nhanh chóng có thể nhϊếp thủ trí nhất thiết trí, vì lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đó là:

Đối với sắc, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với sắc xứ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhãn giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với nhĩ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tỷ giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thiệt giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với thân giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với ý giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với địa giới, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thánh đế khổ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với vô minh, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với cái không nội, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với chơn như, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn tịnh lự, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tám giải thoát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với bốn niệm trụ, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp môn giải thoát không chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với năm loại mắt, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với sáu phép thần thông, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với mười lực của Phật, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp không quên mất, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tánh luôn luôn xả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với trí nhất thiết, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Độc-giác, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với pháp của đại Bồ-tát, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với quả vị giác ngộ cao tột, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.

Đối với Thanh-văn thừa, chẳng thủ chẳng xả làm phương tiện; đối với Ðộc-giác thừa, Vô-thượng thừa, chẳng thủ, chẳng xả làm phương tiện.