Rồi Thanh Thung phu nhân tự tay chải đầu cho Trình Thiếu Thương, đối diện với gương đồng mờ mờ, Trình Thiếu Thương loáng thoáng trông thấy bà vấn cho mình búi tóc song hoàn đáng yêu lanh lợi, phần tóc dư sau gáy thì buộc gọn lên. Lúc này Liên Phòng mở nắp chiếc hộp gỗ sơn mài nho nhỏ lên, Thanh Thung phu nhân lấy ra một đôi minh châu lấp lánh sáng ngời, ghim vào hai bên búi tóc song hoàn của Trình Thiếu Thương.
A Trữ thấy thế, thoáng cau mày nói: “Thanh quân à, cái này…”
Thanh Thung phu nhân cười nói: “Bà đừng lo.” Rồi bà cúi đầu nói với Trình Thiếu Thương, “Phu nhân đã để dành những món đồ tốt này cho Tứ nương tử từ lâu, cuối cùng cũng đã có dịp dùng đến.”
Vì Trình Thiếu Thương còn nhỏ nên chỉ đeo một đôi bông tai Đinh Hương tơ vàng, một chiếc vòng tay kim lũy đính san hô đỏ, A Trữ và Liên Phòng Xảo Quả đứng bên khen không ngớt lời.
Đi trên hành lang, Trình Thiếu Thương quấn chặt áo choàng lông màu xám, lấm lét nhìn quanh – đúng là đình viện không hề lớn nha, liếc qua là thấy được ngay cổng trong* ở phía trước. Trong lòng nàng càng thêm hồ nghi, bản thân ăn mặc lộng lẫy đến vậy mà vì sao phủ đệ lại nhỏ thế, không lẽ tiền nhà ở nơi này cũng đắt cắt cổ?
(*Cổng trong hay còn gọi là cổng thùy hoa, ảnh minh họa.)
Đi chưa được năm sáu mươi bước đã đến nơi ở của Trình mẫu, Liên Phòng hầu hạ Trình Thiếu Thương cởi giày lên bậc, lại cởϊ áσ choàng lông quấn trên người ra, đôi vớ bằng vải nỉ trắng như tuyết bước trên sàn gỗ sơn mài đỏ sẫm, càng tôn lên vẻ nhỏ nhắn xinh xắn của đôi chân. Thời đại này dùng bữa là theo kiểu chia phần, một người một bàn, xếp thành hai dãy trong sảnh. Trình Thiếu Thương ngẩng đầu lên nhìn, thấy những người khác đã có mặt, mình là người tới cuối cùng, nàng lập tức thầm kêu không ổn.
Quả nhiên, ‘thẩm thẩm tốt’ Cát thị ngồi ở vị trí thứ ba bên tay trái không mìm được, cất giọng the thé: “Ôi giối ôi, trưởng bối đều đã tới, chỉ chờ mỗi mình cháu thôi đấy Tứ nương tử ạ. Ngày xưa thẩm thẩm dạy cháu thế nào, phải hiếu đễ hiểu lễ, nhưng giờ…”
Thị còn chưa dứt câu, Trình mẫu ngồi tại vị trí cao nhất chính giữa đã mất kiên nhẫn, sẵng giọng quát: “Ngươi bớt lời đi, nơi này ngoài tụi tiểu bối thì ai cũng lớn hơn ngươi, bọn ta chưa mở miệng thì đến lượt ngươi hả!”
Trình mẫu xuất thân nhà nông, nói chuyện thẳng thừng, ngày trước không nể mặt Tiêu phu nhân cũng là như thế đấy, khiến bà phải bẽ mặt trước đám đông. Lúc đó Cát thị rất thích nghe Trình mẫu chửi người ta, nhưng nay ụp xuống đầu mình thì lại không chịu nổi.
A Trữ vội đỡ Trình Thiếu Thương đi vào, lần lượt hành lễ với từng trưởng bối. Đầu tiên là Trình mẫu ngồi ngay chính giữa, sau đấy là Đổng cữu phụ ngồi me mé, tiếp đó là vợ trồng Trình Thủy ở vị trí đầu tiên bên trái và bên phải, kế nữa tới Đổng ngoại đệ ghế thứ hai bên phải – Trình Thiếu Thương cần xưng là ngoại thúc phụ, tiếp nữa là Đổng Lã thị ở ghế thứ hai bên trái, chẳng đợi Trình Thiếu Thương hành lễ xong, Đổng Lã thị đã đứng dậy, cười kéo Trình Thiếu Thương tới, nói: “Niệu Niệu đúng là đáng yêu quá, bình thường chẳng nhận ra, mà mấy ngày nay được trưởng tẩu sửa soạn ăn mặc cho, đúng là như biến thành người khác.”
Trình Thiếu Thương hành lễ tới mức hoa mắt chóng mặt, không kịp phản ứng, nhưng người khác thì hiểu ý của Đổng Lã thị, Cát thị ngồi thẳng lưng, bất mãn bảo: “Cô nói vậy là có ý gì, nói ta bình thường không tốt với Tứ nương tử hả.”
Đổng Lã thị liếc sang Tiêu phu nhân, đoạn ngoái đầu cười bảo: “Thứ tẩu nghĩ nhiều rồi, ý ta là Tứ nương tử và cha mẹ xa cách lâu ngày mới gặp lại, vui quá nên tinh thần dâng lên, sắc mặt cũng tốt hơn nhiều.”
Cát thị tức giận ngồi xuống, nào ngờ khi về chỗ, Đổng Lã thị lại ‘nhẹ nhàng’ nói bằng âm lượng người khác đủ nghe thấy: “Đứa bé đáng thương, rõ ràng là phụ thân ở bên ngoài bán mạng đổi y phục đồ tốt về, nhưng lần nào ta tới cũng chỉ thấy nó mặc đồ dư của người ta.”