Tập Đế
Tập Đế là gì? Là căn nguyên của đau khổ. Nó là sự khao khát đã thay đổi chúng sanh, đã được kèm theo bởi những hứng thú, ái dục, đam mê về điều này thứ kia: trong những ngôn từ khác, dục ái, hữu ái, hủy ái. Nhưng sự khao khát này nảy sinh và phát triển dựa trên những gì? Nó nảy sinh và phát triển nơi nào có sự vừa lòng và yêu thích. Diệu Đế dạy về căn nguyên của đau khổ: đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự hiểu biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. Tập Đế này phải được thấu suốt bằng sự dứt bỏ cái căn nguyên của đau khổ ... Tập Đế này đã được thấu suốt bằng sự dứt bỏ cái căn nguyên của đau khổ:đó là linh kiến, sự tự chứng, trí huệ, sự nhận biết, và ánh sáng đã nảy sinh trong ta về mọi việc chưa từng nghe thấy trước đây. [ Kinh Tương Ưng Bộ, LVI, 11]
Tập Đế có ba luận điểm: "Có căn nguyên của đau khổ - đó là sự ràng buộc của du͙© vọиɠ. Du͙© vọиɠ phải được buông bỏ. Du͙© vọиɠ đã được buông bỏ.
Tập Đế dạy rằng có căn nguyên của đau khổ, đó là sự ràng buộc của ba loại du͙© vọиɠ (ái): dục ái (kama tanha), hữu ái (bhava tanha) và hủy ái (vibhava tanha). Đây là thông điệp thứ nhì của Tứ Diệu Đế, the pariyatti. Điều bạn đang nghiền ngẫm: căn nguyên của đau khổ là sự ràng buộc của du͙© vọиɠ.
Ba Loại Du͙© vọиɠ
Du͙© vọиɠ hay Tanha tiếng Pali là một điều quan trọng cần phải hiểu. Du͙© vọиɠ là gì? Kama tanha rất dễ hiểu. Loại du͙© vọиɠ này muốn có những khoái lạc về giác quan qua thể xác hoặc những giác quan khác mà bạn luôn luôn có khuynh hướng tìm kiếm để kí©ɧ ŧɧí©ɧ và thỏa mãn giác quan của mình - Đó là dục ái (kama tanha). Để bạn thực sự có thể nghiền ngẫm thêm: xem dục ái như thế nào mỗi khi bạn ao ước một sự thoả thích. Ví dụ, khi bạn ăn, nếu bạn đói và thức ăn ngon, bạn có thể nhận biết được sự muốn ăn thêm một miếng nữa. Chú ý cái cảm giác đó khi bạn ăn thử một cái gì ngon; và chú ý thế nào bạn muốn ăn thêm. Đừng chỉ tin vào điều này; thử nó xem. Đừng nghĩ rằng bạn đã biết qua những kinh nghiệm trong quá khứ. Hãy thử nó xem khi bạn ăn. Ăn thử những gì thật khoái khẩu và thấy: một sự thèm muốn thêm nữa nảy sinh. Đó là kama tanha.
Chúng ta hảy ngẫm nghĩ về cái cảm giác muốn trở thành một cái gì đó. Khi ta còn vô minh, không những ta chỉ tìm kiếm những gì ngon miệng để ăn hoặc nhạc hay để nghe, ta còn có thể sa vào lưới của tham vọng và chiếm hữu - tham vọng để trở thành. Chúng ta vướng vào sự cố gắng để có được hạnh phúc, tìm kiếm để trở thành giàu có; hay chúng ta cố gắng làm cho đời sống quan trọng bằng cách nổ lực tạo ra một thế giới tốt. Rồi hãy lưu ý cái cảm giác muốn có được những gì khác hơn bạn đang có.
Hãy lắng nghe cái hữu ái (bhava tanha) của đời bạn: "Tôi muốn hành thiền để thoát khỏi nỗi đau của tôi. Tôi muốn trở thành giác ngộ. Tôi muốn trở thành một vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni. Tôi muốn trở thành ngộ đạo trong lốt người trần tục. Tôi muốn có vợ, có con, và một nghề nghiệp chuyên môn vững chãi. Tôi muốn thưởng thức cái thế giới giác quan mà không phải từ bỏ bất cứ thứ gì và cũng muốn trở thành chứng quả A-La-Hán."
Khi sự cố gắng trở thành một cái gì đó của chúng ta bị tan vỡ, lập tức có ý muốn tháo gở nó ra. Để ngẫm nghĩ về hủy ái (vibhana tanha), ý muốn tiệt trừ: "Tôi muốn dứt bỏ nỗi khổ của tôi. Tôi muốn tiệt trừ cái sân của tôi. Tôi có cái sân này và tôi muốn tiệt trừ nó. Tôi muốn dứt bỏ sự ganh tị, sự sợ sệt và lo lắng". Thay vì thế, hãy chú ý điều này khi soi xét về hủy ái. Chúng ta tự thấy chúng ta muốn dứt bỏ mọi thứ; nhưng chúng ta lại không cố gắng dứt bỏ hủy ái. Chúng ta không chống lại cũng không dung dưỡng du͙© vọиɠ muốn đoạn trừ đó. Thay vì thế, chúng ta lại nghĩ: "Như thế này - để muốn dứt bỏ một cái gì, tôi phải thắng được cái sân của tôi; Tôi phải gϊếŧ con ma và đoạn trừ luôn cái tham của tôi - thì tôi sẽ trở thành...". Chúng ta có thể thấy từ dòng tư tưởng này, sự trở thành và sự dứt bỏ liên hệ với nhau rất chặt chẽ.
Cần nhớ rằng ba loại dục ái (kama tanha), hữu ái (bhava tanha) và hủy ái (vibhava tanha) chỉ là những phương tiện giúp ta nghiền ngẫm về du͙© vọиɠ. Chúng không hoàn toàn là những hình thức riêng biệt mà chỉ là những khía cạnh khác nhau của du͙© vọиɠ.
Sự tự chứng thứ nhì bên trong Tập Đế là: "Du͙© vọиɠ phải được cởi bỏ". Sự buông xả này đến trong sự thực hành của chúng ta. Bạn có sự tự chứng rằng du͙© vọиɠ phải được dứt bỏ, nhưng sự tự chứng đó không phải là ý muốn dứt bỏ bất cứ điều gì. Nếu bạn không đủ minh triết để quán chiếu, bạn sẽ có khuynh hướng chạy theo "Tôi muốn tiệt trừ và buông xả tất cả du͙© vọиɠ của tôi" - nhưng đây chỉ là một du͙© vọиɠ khác. Tuy vậy, bạn có thể nhìn lại nó, bạn có thể thấy sự ao ước cởi bỏ những hữu ái và dục ái. Bằng cách hiểu được ba loại du͙© vọиɠ này, bạn có thể dứt bỏ được nó.
Tập Đế không đòi hỏi bạn nghĩ, "Tôi có nhiều dục ái", hay, "Tôi rất tham vọng. Tôi rất hữu ái và, ... !" hay, "Tôi là người theo thuyết hư vô. Tôi không tham dự. Tôi là người chỉ biết hủy ái một cách cuồng tín. Đó là tôi". Tập Đế không phải như thế. Tập Đế không phải để chỉ ra du͙© vọиɠ dưới bất cứ hình thức nào; Tập Đế dạy về sự thừa nhận du͙© vọиɠ.
Tôi đã tốn nhiều thì giờ để xem những thực hành nào của tôi là du͙© vọиɠ muốn trở thành. Ví dụ, việc hành thiền của tôi là một ý tốt muốn thành một tu sĩ được ưa thích - mối tương giao của tôi đối với những tỳ kheo, tỳ kheo ni hoặc với những người trần tục phải liên quan với ước muốn được thích và công nhận. Đó là hữu ái - du͙© vọиɠ của sự tán dương và thành công. Như thế, làm tu sĩ là có hữu ái; muốn chúng sanh hiểu mọi thứ và hiểu Phật Pháp.
Ngay cả những du͙© vọиɠ tinh tế, gần như thanh cao này đều là hữu ái.
Rồi còn có hủy ái trong đời sống tinh thần nữa, điều có thể rất ngã mạn và kiến thủ: "Tôi muốn đoạn trừ, thủ tiêu và hủy diệt những tạp nhiễm ô trược này. Tôi đã thực sự lắng nghe sự suy nghĩ của mình, "Tôi muốn đoạn trừ cái du͙© vọиɠ. Tôi muốn khử trừ cái sân. Tôi không muốn bị hoảng sợ hoặc ghen ghét. Tôi muốn có can đảm. Tôi muốn có niềm vui và sự hân hoan trong tâm".
Sự thực hành này của Phật pháp không phải để chúng sanh tự ghét lấy mình vì đã có những tư tưởng như thế, mà là để thực sự thấy rằng tâm trí của con người đã bị điều kiện hoá. Cần ghi nhận rằng những tư tưởng đó chỉ là vô thường. Du͙© vọиɠ không phải là ta mà là cách chúng ta có khuynh hướng phản ứng lại theo sự dẫn dắt của vô minh khi chúng ta chưa hiểu Tứ Diệu Đế trong ba luận điểm của nó. Chúng ta có khuynh hướng phản ứng như thế với mọi việc. Những phản ứng này hoàn toàn bình thường và đều do vô minh gây ra.
Nhưng chúng ta không cần phải tiếp tục chịu đau khổ. Chúng ta không phải là những nạn nhân tuyệt vọng của du͙© vọиɠ. Chúng ta có thể cho phép du͙© vọиɠ tồn tại và bắt đầu buông xả nó. Du͙© vọиɠ có sức ảnh hưởng mạnh và làm ta mê huyễn chỉ khi chúng ta còn nắm bắt nó, tin vào nó và phản ứng lại nó.
Giữ Lấy Là Đau khổ
Thông thường chúng ta đo lường đau khổ bằng cảm thọ, nhưng cảm thọ không phải là đau khổ. Sự giữ lấy du͙© vọиɠ mới chính là đau khổ. Du͙© vọиɠ không gây ra đau khổ; nguyên nhân gây ra đau khổ là sự giữ lấy du͙© vọиɠ. Sự quả quyết này xin để dành cho sự soi xét và nghiền ngẫm bằng kinh nghiệm riêng của bạn.
Bạn phải thực sự khảo sát du͙© vọиɠ để biết nó là gì. Bạn phải biết cái gì tự nhiên, cần thiết và không cần thiết cho sự sinh tồn. Bạn có thể rất duy tâm trong việc nghĩ rằng ngay cả nhu cầu thức ăn là loại du͙© vọиɠ chúng ta không nên có. Người ta có thể trở nên rất lố bịch về chuyện đó. Nhưng Đức Phật không phải là người duy tâm và cũng không phải là nhà luân lý. Ngài đã không muốn chê trách bất cứ điều gì. Ngài chỉ cố gắng thức tỉnh chúng ta đến với chân lý để chúng ta có thể thấy mọi sự việc một cách minh bạch.
Một khi có được sự minh bạch và thấy theo chiều hướng của chánh đạo, thì sẽ không còn đau khổ. Bạn vẫn cảm thấy đói. Bạn vẫn cần thức ăn mà không thấy đó là du͙© vọиɠ. Thức ăn là nhu cầu tự nhiên của thể xác. Thể xác không phải là bản ngã; nó cần thức ăn không thì nó sẽ trở nên rất yếu và chết. Đó là điều tự nhiên của thể xác - không có gì sai trái với điều đó cả. Nếu chúng ta thật đạo đức, cao thượng và tin rằng chúng ta là thân xác của chúng ta, thì sự đói sẽ là vấn đề của chúng ta, và có lẽ chúng ta cũng không nên ăn - đó không phải là sự khôn ngoan. Đó là sự điên rồ.
Khi bạn thực sự thấy căn nguyên của đau khổ, bạn nhận thức rằng vấn đề là ở chỗ giữ lấy du͙© vọиɠ chứ không phải chính du͙© vọиɠ. Giữ lấy cũng có nghĩa bị huyễn hoặc bởi du͙© vọиɠ, nghĩ rằng du͙© vọиɠ là "tôi" và "thuộc về tôi": "Những du͙© vọиɠ này là tôi và có điều gì sai khi tôi có nó", hoặc, "Tôi không thích cái hiện tại của tôi. Tôi phải trở thành cái khác"; hoặc, "Tôi phải dứt bỏ cái gì đó trước khi tôi có thể trở thành cái tôi mong muốn". Tất cả những cái này là du͙© vọиɠ. Cứ như thế mà bạn lắng nghe du͙© vọиɠ với sự chú ý tối thiểu đừng phải nói du͙© vọиɠ tốt hay xấu, chỉ cần công nhận du͙© vọиɠ là gì mà thôi.