Báo Ứng Hiện Đời

Chương 217: 8. Cô Bạn Tiến Sĩ

Cô Y bạn tôi là Tiến sĩ Kinh tế kiêm Giảng sư cao học, cô không hiểu Phật giáo, không học Phật, nhưng lại ngộ ra chuyện sinh tử của kiếp người là một vòng tuần hoàn liên tục chẳng đáng sợ.

Cô không hay tụng niệm, nhưng lại nhìn thấy cảnh giới của người lâm chung, hiểu rõ cần phải niệm Phật mới có thể giúp người mất bình an chuyển sinh. Rằng: Muốn giúp đỡ người sau khi chết, thì điều cần làm đầu tiên là nên thỉnh tu sĩ các chùa làm lễ siêu độ cho.

Cô Y bẩm sinh đã có ngộ tính và trí huệ cao, tất cả đều xuất phát từ tâm thanh tịnh từ ái, không tham mê danh lợi hồng trần của cô. Xưa kia, gia tộc cô cũng có một vị là tu sĩ ở trong Tử cấm thành chuyên hướng dẫn hoàng cung tu.

Cô kể tôi nghe, lần nọ, ông Tú là thân nhân của bạn cô tạ thế, cô đến thăm, để tránh làm phiền tang quyến, cô đứng bên ngoài phòng bệnh.

Gia đình người mất hoàn toàn không theo tôn giáo nào. Thế nhưng chị dâu ông Tú lại tin Phật, niệm Phật. Cho nên bà bất chấp những người trong gia đình ngăn cản, cương quyết tiến vào phòng bệnh, niệm Phật cầu cho người mất.

Cô Y không hiểu gì về Phật, cô chỉ chắp tay lại, chí thành nguyện cầu cho ông Tú ra đi an lành. Có lẽ chị dâu của người mất niệm Phật thành tâm nên được cảm ứng, Vì cô Y nhìn thấy rõ cảnh tượng người mất biến hóa đến kinh ngạc. Ngay trong tiếng niệm Phật vang vang của chị dâu, cô thấy vong linh từ giường bệnh bay ra khỏi xác, hình dáng trong suốt, nhẹ như khói mây, đầu tiên ông bay lên dừng nơi trần nhà phòng bệnh, nhìn thật lâu vào tất cả những đang gì xảy ra trên xác thân ông. Cuối cùng, trước mặt ông đột nhiên xuất hiện một con đường sáng xông thẳng lên trời, thế là vong linh nương theo con đường hình trôn ốc tràn ngập ánh sáng đó, bay thẳng lên vũ trụ vô biên…

Cô Y tận mắt chứng kiến sự tình này thì đột nhiên khai ngộ, hiểu rằng chuyện tử vong của con người không đáng sợ, bởi vì tiếp theo sau cửa tử, một đời sống mới lại bắt đầu… Có đáng sợ chăng là nghiệp ác người mất đã tạo và phải đem theo mà thôi. Do vậy khi sống ta cần phải làm toàn điều thiện. Còn nữa, khi làm đám cho người chết, nhất định thân quyến không được gϊếŧ chóc cúng mặn, mà phải cúng chay!

Khi người thân chết, quyến thuộc tuyệt đối không được khóc, vì làm vậy sẽ khiến người mất tâm bất an, bị quyến luyến vương vấn, làm rối lòng, mà nếu họ khởi một niệm loạn, sai, thì sẽ bị đọa…

Cô còn bảo tôi, lúc ba chồng cô qua đời, cô thấy rõ vong linh ông bay lên vách tường phòng, nên lập tức bảo chồng:

– Ba chưa đi đâu, hiện vẫn còn ở trong phòng này.

Một lát sau vong ba chồng cô từ từ bay ra cửa sổ… cô đem kinh nghiệm này kể tôi nghe và nói: Chết thực tế là tiếp tục sinh, cho nên đối với tử vong không có gì đáng sợ, nếu như bạn luôn sống thiện.

Nhưng trong thời đại khoa học này, khó mà giải thích cho người ta hiểu được chuyện chết và cảnh giới sau khi chết tiếp theo sau đó, do đa số mọi người đều chẳng biết chết là thế nào, họ chỉ biết hễ sống thì lo tranh đấu, giành giật, tham ái, ăn ngon…Do mê lầm này nên họ tạo đủ tội ác, đem đến vô vàn thống khổ cho tâm và thân.

Thượng sư tôi đã nhiều lần nhắc nhở: Các chứng bệnh của con người ta như: Nghẽn mạch máu não, Si-đa (AIDS), bại liệt, trúng phong, ung bướu, thần kinh… là từ đâu đến? Là do tham ái tạo thành, là do sát, đạo, da^ʍ, vọng… chiêu cảm.

Tại Mỹ, thông thường khoảng hai ba tháng trước khi người bệnh sắp tạ thế, bác sĩ luôn thông báo rõ tình hình cho người bệnh biết để họ tiện xử lý mọi việc khi còn sống và bình tĩnh đón cái chết đến.

Còn đa số người đông phương chúng ta, xưa nay không được giáo dục như thế, lại không có chút hiểu biết về sinh và tử. Cho nên mỗi khi có người bệnh lìa đời, thì gia quyến còn biểu diễn cảnh khóc lóc, níu kéo… gây náo động rùm beng, khiến người chết càng bị ái luyến trói buộc, thống khổ nhiều thêm. Chưa kể những nguy hại do tang quyến sát sinh quá nhiều để cúng tế… Họ hoàn toàn không biết rằng: Làm như thế chỉ khiến linh thức người mất đọa vào ác đạo, đối với người mất chỉ có hại, tuyệt không giúp ích được gì.

Thế nên, nếu chúng ta yêu thương gia đình và thân hữu, thì nhất định trong lúc họ còn sống, phải nói cho họ hiểu rõ về cái chết, để mọi người ngay trong lúc còn sống, biết chuẩn bị thực tốt cho phút ra đi: Bằng thiện nghiệp tích lũy của chính mình. Và ngay giây phút người thân chết đi, không nên khóc lóc làm ầm, phá rối sự vãng sinh của họ.

Muốn đoạn trừ phiền não, liễu sinh tử, chứng bồ đề, thì phải tu hành. Ai tu nấy đắc, chẳng tu thì chẳng đắc. Việc quan trọng tối cần của mỗi người chính là liễu sinh tử!

Thanh Tịnh Tâm -14/3/2016