Âu Lạc Truyện

Chương 14: Bạn Đến Chơi Nhà!

Tác giả: Lão Nhân Kể Truyện

--------------------------

Chiều thu, trên một vùng đất cách xa kinh thành Ao Việt, một đoàn người ngựa khoảng hơn hai mươi người đang chậm bước trên còn đường tiến vào một ngôi làng nhỏ. Ngôi làng này là một ngôi làng hẻo lánh, nằm cách xa thị trấn, người ở đây đa phần là tự cung tự cấp, làm nông và săn bắn, không có quan cũng chẳng có dân, chỉ có vài chục nóc nhà sống cùng nhau.

“Đã vài chục năm, vậy mà làng này vẫn vậy!”

Người đàn ông đi đầu đoàn người ngựa cảm khái. Nhảy từ trên ngựa xuống, người đàn ông tiến tới gốc cây đa to sừng sững trước cổng làng, ngẩng đầu nhìn lên tán cây còn le lói những ánh chiều nhuộm vàng cả con đường quê ả. Người này không phải ai khác chính là Kinh Dương Vương đang trên đường tới đón Sùng Lãm và Cơ Cơ.

Long Nữ và Đế Lai cũng xuống ngựa đi theo Kinh Dương Vương tới gần chỗ cây đa. Chỉ thấy lúc này Kinh Dương Vương tiến sang bên trái của cây dựa theo ký ức tìm thoáng một chút được một cái hốc, Kinh Dương Vương thò tay vào một chút lấy ra được một đầu mũi tên bằng đồng.

“Ồ không ngờ là nó vẫn ở đây”

Kinh Dương Vương rất vui vẻ cầm trên tay đầu tên đã bị gỉ sét, vui vẻ như một đứa trẻ tìm được món đồ chơi đã mất

“Chẳng lẽ đây là mũi tên trước đây chàng đã giấu sao” – Long Nữ mỉm cười nhìn Kinh Dương Vương.

“Haha! Đúng vậy năm đó tiện tay giấu vào góc này không ngờ vài chục năm qua đi nó vẫn ở đây!” – Kinh Dương Vương lau đi bụi trên mũi tên rồi đặt nó vào trong túi áo.

“Thúc phụ! Cơ Cơ và Lãm Đệ đang ở trong làng nhỏ này sao!” Đế Lai ở một bên không nhịn được mà hỏi.

“Không phải, đây chỉ là một cái làng nhỏ dưới chân núi mà thôi, lưng chừng núi kia có một ngôi nhà nhỏ, hai đứa chúng hẳn là đang ở đó.” – Kinh Dương Vương chỉ về phía ngọn núi cao phía sau ngôi làng mà nói

“Chúng ta đi ngựa đã mấy ngày, hãy vào làng nghỉ một đêm xong hãy tiến lên núi”

Long Nữ nhìn mọi người đường xa chạy tới có chút mệt mỏi mà nêu ra đề nghị.

“Cứ theo ý nàng, tới đây rồi cũng không cần gấp. Đêm nay nghỉ ngơi tại đây sớm mai chúng ta hãy lên đường, đường lên núi cũng không có dễ đi đâu” – Kinh Dương Vương gật đầu đồng ý, nắm lấy tay Long Nữ đi vào ngôi làng. Đế Lai và đoàn người đi theo phía sau, Kim Ngân nhị lão thì dắt theo ngựa của bọn họ cũng tiến vào trong làng.

Ngay đầu làng một nhóm phụ nữ đang giặt quần áo và một đám trẻ con tầm bốn năm tuổi đang chơi chung, có một đứa bé đang vừa chạy vừa nhìn về phía sau, không chú ý vấp phải một hòn đá, chỉ nghe a một tiếng, đã ngã nhoài về phía trước. Nhưng bất ngờ là đứa trẻ cách đất khoảng một gang tay thì dừng lại, người không va phải mặt đất.

Kinh Dương Vương lướt tới tay trái đỡ lấy thân người đứa trẻ, tay phải đang năm chợt thả ra, trong miệng hô nhẹ một tiếng “Phân”, thân hình đứa trẻ mới ngã vào vòng tay Kinh Dương Vương.

“Này nhóc! Chạy thì phải nhìn trước nhìn sau chứ” – Kinh Dương Vương đỡ đứa trẻ dậy, xoa xoa cái đầu chỉ có một chỏm tóc của nó.

Đứa bé đang hoảng sợ chỉ kịp ngước lên, nhìn Kinh Dương Vương cao lớn mà lí nhí một câu “Cảm ơn bác” rồi chạy về phía đám trẻ đang đứng nhìn mọi người nơi góc xa.

“Cuội, mày không sao chứ, ngã có đau không?”

Một đứa trẻ trong đám hỏi

“Không, tao không sao! Không đau chút nào luôn”

Lúc này nhóm phụ nữ đang giặt quần áo kia đã để ý tới sự xuất hiện của nhóm người Kinh Dương Vương. Một người trong số đó vẫy tay gọi.

“Các con mau lại đây!”

Đám trẻ cũng rất nghe lời chạy lại phía sau của mấy người phụ nữ.

Trong đó có một người bước ra hỏi

“Xin hỏi các người là ai? Tới đây làm gì? Là người nhà quan sao?”

Bọn họ nhìn thấy đoàn người Kinh Dương Vương mang theo bên mình cả kiếm lần cung nên hết sức đề phòng. Từ lúc Xích Quỷ thành lập tới nay, nạn cướp ở nơi đây đã gần như không còn. Nhưng tâm cảnh giác thì vẫn có.

“Mọi người đừng sợ! Ta là người ở kinh thành, hôm nay tới đây thăm lại bạn cũ, trước đây ta cũng từng sống ở ngồi nhà của Bầu Lão trên núi kia. Không biết đêm nay có thể ở nghỉ tại đây một đêm không?”

Mấy người phụ nữ nghe thấy vậy thì xì xầm vào tai nhau.

“Từ lúc tôi sống ở đây chưa thấy Bầu Lão có bạn tới bao giờ”

“Có tin được không?”

“Mày người này mang cả đao lẫn kiếm, sợ là không phải người tốt”

……

Thấy mọi người cảnh giác Kinh Dương Vương chợt nhớ ra một chuyện.

“Ta cũng có quen với mấy người ở đây! Xin hỏi Thầy Đề trưởng làng hiện giờ có còn không? Trước đây tôi và con của thầy ấy tên La hay chơi chung với nhau”

Người phụ nữ ban nãy đừng ra nghe vậy thì đáp

“Thầy Đề là cha chồng tôi đã mất vài năm trước rồi! Chồng tôi đang ở ngoài ruộng, nếu ngài thực sự quen chồng tôi để tôi gọi ông ấy về đón các người! Cuội! Ra ruộng gọi cha về đi con”

Cuội nghe lời mẹ tay cầm một cái que chạy ào ào về phía những thửa ruộng phía sau dặm tre, vừa chạy vưa vung vẩy.

“Hãy nói với La là có Lộc Tục bạn cũ tới chơi”

“Cháu biết rồi!” – Cuội vừa chạy đi vừa đạp lại!

“Đi mọi người về nhà chúng tôi trước”

Người phụ nữ thấy Cuội đã chạy ra xa, quay sang mời đoàn người của Kinh Dương Vương.

“Vậy thì làm phiền chị rồi!” – Kinh Dương Vương đáp.

Tiếp đó đoàn người dắt theo ngựa tiến vào trong làng, trời đã ngả bóng, đi lướt qua mọi người là một số nhóm đàn ông vai mang cung tên, trên tay là vài con vật, họ nhìn thấy nhóm người mang theo vũ khí đều có chút đề phòng, nhưng thấy do người phụ nữ dẫn đầu mọi người nên cũng không có ai hỏi gì, chỉ tránh đường cho đoàn người đi qua.

Người phụ nữ dẫn mọi người tới một ngôi nhà to ở gần giữa làng, ngôi nhà có cái sân rộng nhưng cũng không đủ để cột hết hai mươi con ngựa. Kinh Dương Vương để mọi người cột ngựa ở một góc khá xa, những người tùy tùng thì cắm trại ngay ở cái sân, còn chỉ có vợ chồng Kinh Dương Vương, Đế Lai, và Kim Ngân nhị lão tiến vào nhà!

Được khoảng khoảng nửa giờ sau một người đàn ông vạm vỡ, tuổi chừng năm mươi chạy từ phía cuối làng về, trên tay vẫn còn cầm một chiếc cuốc. Để chiếc cuốc ở ngay dưới bậc thang, người đàn ông bước vào nhà, vừa vào đã nhìn thằng vào Kinh Dương Vương mắt lưng tròng.

“Anh Lộc Tục! Thật là anh sao, ôi! Bao nhiêu năm rồi! Mấy chục năm anh mới chịu quay lại đây!”

Kinh Dương Vương cũng đừng dậy tiến tới vỗ vỗ lên vai người đàn ông.

“La! Cũng đã già rồi! Vậy mà vẫn còn mau nước mắt như xưa sao! Nào lại đây để anh xem xem! Mấy chục năm qua vẫn sống tốt chứ!”

Hai người ngồi xuống cạnh nhau, nhà sàn thường không dùng ghế, mọi người ngồi trực tiếp xuống sàn quanh một bếp lửa, phía trên treo đầy những miếng thịt động vật và củi để đốt bếp.

“Em vẫn tốt! Nhà em có năm cháu, mấy đứa lớn đã đi lấy chồng lấy vợ, chỉ còn mỗi thằng út, mới có sáu tuổi thôi! Anh thì sao? Mấy chục năm nay anh đi những đâu? Sao không một lần quay lại thăm thầy, tới lúc thấy mất vẫn cũng nhắc tới anh!”

Người đàn ông tên La ngồi bên bếp lửa kể chuyện của mình.

“Mấy năm nay anh bôn ba nhiều nơi! Hiện tại đang dừng chân ở kinh thành, cũng đã có một cháu nhưng cũng chỉ hơn mười tuổi thôi! Anh cũng vừa thắp nén hương cho thầy, hy vọng thầy tha thứ cho đứa học trò này vì bao năm nay không trở lại!”

Nhắc tới người đã khuất Kinh Dương Vương trong lòng cũng buồn khổ. Thầy Đề chính là người đầu tiên dạy chữ Việt cho Kinh Dương Vương, cũng dạy Kinh Dương Vương rất nhiều điều, nếu nói Bầu Lão là người giúp Kinh Dương Vương trở nên mạnh mẽ, thì thầy Đề là người giúp Kinh Dương Vương biết và hiểu về nguồn cội của mình.

“Quên không giới thiệu với em! Đây là vợ anh Long Nữ, còn phía kia là cháu anh và hai người tùy tùng của anh”

Kinh Dương Vương chỉ về phía đám người Long Nữ và Đế Lai giới thiệu, mọi người chắp tay vái chào.

“Tại hạ Đế Lai, chào các hạ!”

“Ta là Ngân, còn đây là Kim, cứ gọi hai chúng ta như thế là được”

“Ồ cháu anh lại là người phương bắc sao? Vậy mà em ngỡ anh là người Việt? Bảo sao hồi xưa lúc mới gặp nhau anh đến chữ Việt cũng không biết viết”

La có hơi bất ngờ hỏi.

“Haha! Trong chuyện này có nhiều điều khó nói, anh là người Việt, hoặc có thể nói là mang một nửa dòng máu Việt”

Lúc hai người đang nói phía ngoài một đứa bé năm sáu tuổi đứng ló đầu từ bên ngoài vào nhìn mọi người.

“Cuội vào đây với cha! Vợ em thì anh đã gặp rồi, bà ấy tên Dương, anh nhớ gia đình Họa Hường mà hồi xưa anh em mình hay đi vặt trộm xoài không! Đó cha mẹ vợ em đó, hồi bà ấy sinh thì anh đã đi nên mới ko biết bà ấy! Còn đây là thằng cu út nhà em, nhìn nhanh nhẹn vậy thôi chứ ngốc lắm”

La ôm Cuội vào l*иg vừa xoa đầu vừa nói chuyện với Kinh Dương Vương.

“Không ngốc! Không ngốc! Nhìn rất giống em khi xưa, suốt ngày chạy theo sau anh!”

Kinh Dương Vương cười xòa nắm nắm bàn tay nhỏ của Cuội rồi hỏi

“Bầu Lão vẫn còn sống trên núi đúng không? Em có thường lên thăm ông ấy chứ?”

“Bầu Lão mấy chục năm nay vẫn vậy chẳng có già đi chút nào, hồi anh em mình còn bé xíu ngài ấy vẫn thấy giống như bây giờ! Dân làng đều tin rằng ngài ấy là thần tiên nên cũng không dám làm phiền, chỉ khi nào có người bị bệnh sẽ đưa lên nhờ ngài ấy chữa giúp! À đúng rồi! Dạo gần đây ngài ấy đón về hai ba dứa nhỏ, lần trước ông Hào thợ săn bị hổ vồ gần mất một bên tay, may nhờ có cô bé đang sống với Bầu Lão cứu kịp thời, không là cũng đã chết”

Lã nhớ lại chuyện của Bầu Lão mà kể lại.

“Vị huynh đệ này cho hỏi? Không biết tiểu nữ ấy hiện giờ thế nào, có khỏe không?”

Đế Lai tâm trạng bồn chồn vừa nghe thấy có người nhắc tới con gái Cơ Cơ lập tức hỏi.

“Cô bé ấy sống rất tốt! Vài ba ngày trước đi săn tôi có gặp lũ trẻ đang chơi đùa, cả ba bọn chúng đều cười nói chạy nhảy vang cả một góc rừng, làm đoàn chúng tôi phải đi sang khu vực khác tiếp tục săn bắn!”

La cảm thấy người phương bắc này có chút phản ứng hơi lạ nhưng vẫn thành thật trả lời.

“Khỏe mạnh là tốt rồi! Khỏe mạnh là tốt rồi!”

Đế Lai nhắc lại hai ba lần, xong cũng không hỏi thêm gì nữa

Lúc mọi người đang nói chuyện nhiệt tình, phía ngoài cổng có tiếng gọi vào!

“Cha cu cuội có nhà không! Lão đây nghe nói thằng bé Lộc Tục về thăm làng nên qua chơi đây!”

Dưới cầu thang có mấy người đang đứng, số nhiều trong đó đều đã ngoài bảy tám chục tuổi, người vừa nói là một cụ ông với chiếc gậy gỗ trên tay, khuôn mặt với các nết nhăn chằng chịt đoán chừng là lớn tuổi nhất trong đó.

Nhóm người Kinh Dương Vương bước từ trong nhà ra, nhìn thấy người đang đứng ở dưới, Kinh Dương Vương vội vã bước từ trên nhà xuống nắm lấy tay người cụ ông dẫn đầu, người nghiêng phía trước cúi chào.

“Bác Động! Đúng là bác Động! Thật tốt quá cháu lại được gặp bác! Bác vẫn còn khỏe cháu vui quá”

Kinh Dương Vương kích động nói.

“Vẫn khỏe! Vẫn khỏe! Vẫn còn trông chắt được! Cái thằng này, đi đâu đi một hơi suốt mấy chục năm không thấy quay về thăm một chút! Ta còn tưởng đời này là không còn gặp lại được cháu nữa rồi!”

Cụ ông vỗ vỗ bàn tay của Kinh Dương Vương mắt hơi có chút nước. Sau đó Kinh Dương Vương chào hỏi hết những người phía sau cụ ông, đây đều là những người quen cũ khi xưa của Kinh Dương Vương.

“Mọi người vào trong nhà nói chuyện! Để cháu xuống bếp làm cơm mọi người cùng ăn”

Chủ nhà La cười cười thấy mọi người tay bắt mặt mừng mà nói.

“Được! Được! Vào trong nhà nói chuyện! Tục, đi theo bác La xuống bếp, giúp được gì thì giúp”

Cụ ông gọi người thanh niên hai bảy hai tám tuổi đang đứng phía sau lại mà nói, trên tay anh ta còn vác một con nai vừa bị săn.

“Vâng thưa cụ!”

“Đây là?”

Kinh Dương Vương thấy người trẻ tuổi có cái tên giống mình cũng hơi có bất ngờ.

“Đây là con trai của thằng cháu ta! Thằng bé mà cháu cứu trước đây đó! Thằng cháu trai ta mấy năm trước lên rừng đi săn trượt chân rơi xuống núi chết mất rồi! Nó nói mạng nó là do cháu cứu nên quyết định đặt tên con nó giống tên cháu để con nó nhớ mà trả ơn!”

Cụ ông nói tới người cháu đã mất giọng trầm xuống, mắt cũng có chút nước chảy ra. Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, còn nỗi đau nào hơn.

“Thằng bé nhìn rất khỏe mạnh! Chắc chắn là một thợ săn lành nghề! Để cháu đỡ bác vào trong nói chuyện! Ngoài này gió thổi mạnh quá”

Kinh Dương Vương thấy cụ ông có chút buồn liền lập tức đổi chủ đề. Một tay cầm gậy một tay đỡ lấy cụ ông. Nhóm người từ từ tiến vào trong nhà.

Sau đó là một đêm vui vẻ, gặp lại nhau sau nhiều chục năm, cảnh xưa đã cũ, người cũ cũng không còn bao nhiêu, nhưng còn gặp được nhau chính đã là niềm vui trước mắt.

Ở đây Kinh Dương Vương không phải là Kinh Dương Vương, vua của đất nước Xích Quỷ với dân số hàng vạn vạn người, ngài ấy chỉ là Lộc Tục một đứa trẻ đi xa lâu ngày về thăm lại quê cũ.

Đối với người dân ở đây họ cũng không biết Kinh Dương Vương mặt mũi thế nào, họ chỉ biết mình là người dân nước Xích Quỷ, đang có cuộc sống ấm no, không phải lo bạo loạn chiến tranh, sống trong sợ hãi. Hôm nay họ chào đón người con, người anh em lâu ngày về lại. Một vài chén rượu, đôi ba miễng thịt và nhiều thật nhiều câu truyện xưa được ôn lại.