Chương 5
Sau khi làm khô tóc, Thái Vy được dẫn đến nhà chính, trong nhà khá đông người. Có năm người ngồi trên phản, ba chiếu được trải dưới đất, mỗi chiếu có chừng chục người ngồi, ở giữa là mâm cơm canh. Thái Vy được dẫn đến ngồi ở mâm ít người nhất. sau mới biết, trên phản là năm bà lớn, trông coi nơi này. Chiếu một là đào chính, chiếu hai đào phụ, chiếu ba đào mới. Còn người ăn kẻ ở chắc ăn ở bếp. Từ khi cô bước vào, đủ loại ánh mắt đều dán lên người cô, khá là khó chịu, đào cũ thì khinh bỉ, đào mới thì ngưỡng mộ…Thái Vy cũng chằng buồn giương mắt đáp trả. Thời gian đầu cứ giả ngu là tốt nhất, nên cô cúi đầu, tay đan vào nhau ra vẻ bối rối. Chỉ đến khi bà lớn gõ gõ cái chén, mọi sự chú ý mới dồn lên bà.- Hôm nay nhà ta có thêm đào nương mới, gọi là vậy nhưng chưa phải vậy, ta nói trước người này là ta chọn, không có cùng đẳng cấp với mấy cô, đừng có giở thói đành hanh bắt nạt người ta, ta biết được sẽ đuổi thẳng cổ. Mọi người dùng cơm đi, không còn sớm nữa, khách khứa sắp đền rồi.
Mấy ả đào chính lén lút bĩu môi, bực tức, nhưng cũng chỉ làm được thế, đào phụ cũng không quên ném mấy cái liếc về phía Thái Vy.
Mâm cơm có một nồi cơm trắng, một bát canh cua hoa thiên lý, một dĩa thịt gà kho, một dĩa đậu que xào, một hũ cà muối. Từ nhỏ cô đã thích ăn canh cua với cà, canh cua bà nấu là ngon nhất, những con cua đồng gạch đỏ au, ăn béo và thơm nức. Ăn xong, cô rủ cái Tí đi lòng vòng quanh sân sau, tuy chỉ ăn một bát, nhưng cô muốn vận động chút cho khỏe khoắn. Lát nữa sẽ có người qua dạy cô hát.
- Tí, lúc nãy người ta cho em ăn gì?
- Cơm ạ, cơm độn khoai.
- Vậy buổi trưa?
- Cũng vậy ạ.
- Chào cô!
Thái Vy gật đầu, chìa cái đùi gà huơ huơ trước mặt nó. Cái Tí tròn xoe mắt, nhưng nước miếng thì nhiểu cả ra miệng.
- Eo ôi, gớm quá!
Thấy Thái Vy nhăn mặt, nó vội đưa tay quẹt, rồi cười hì hì:
- Cô chủ không ăn mà giấu cho em hả?
Thái Vy lắc đầu:
- Không phải, ta ăn không hết, nên nghĩ giấu mang cho em.
Nhìn cái Tí ngấu nghiến gặm đùi gà, mỡ dính bóng loáng cả mặt, Thái Vy bỗng thấy thương nó vô cùng.
- Chào cô!
Thái Vy giật mình, nhưng cũng không thất lễ:
- Chào thầy, thầy đến dạy tôi hát ạ?
- Vâng thưa cô!
- Vậy mời thầy theo tôi lên lầu.
Lên lầu nhưng cả hai chỉ ngồi trên cái ghế dài đặt trước cửa phòng. Người mà cô gọi là thầy, tuổi chắc gấp đôi cô, nước da rám nắng, nhưng đôi mắt rất sáng, cử chỉ cũng nhã nhặn. Đặt bộ phách trước mặt Thái Vy.
- Sau này tôi là người đệm đàn cho cô diễn, cô nghe câu một đào một kép chưa. Do thâm niên trong nghề, người ta trọng thì gọi tôi một tiếng thầy kép. Không biết danh tính cô thế nào?
- Tôi tên Thái Vy…
Bỏ lửng câu trả lời là do thái độ ngạc nhiên của thầy kép, thấy cô nhìn mình chằm chằm, ông vội cười :
- Tên lạ, nhưng mà cô không biết phường mình lấy họ Kiều sao, đào nương nào cũng phải lấy họ của nhà mà mình theo. Khi cô thành nghề, trong lễ ra mắt, cũng nên chọn trước cho mình một cái tên.
Thái Vy lẩm bẩm trong miệng “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân-Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Rồi cô liếc nhìn thầy kép cười:
- Kiều Bích Nguyệt
Chỗ ở của các đào tách biệt hoàn toàn với lầu tiếp khách. Ở đây có tồng cộng sáu dãy nhà, một dãy nhà kho, bếp núc, nhà ngủ của tôi tớ. Một dãy nữa nối tiếp là chỗ sinh hoạt chung, cũng là chỗ các đào tụm năm tụm ba trước khi ra diễn, hoặc cùng tập với các kép. Phòng nghỉ của các đào cũng chiếm hai dãy. Hai dãy còn lại dùng để tiếp khách, và là chỗ ở của năm bà. Xem ra phường hát họ Kiều này lớn nhất nhì Hà thành. Lần trước có nghe thầy kép nói qua, họ Đông, Kiêu và Xuân là ba phường cô đầu nổi tiếng nhất, vẫn thường xuyên tranh khách của nhau, những phường còn lại xem như râu ria, không ai để tâm tới.