Bí Ẩn Làng Bưởi Cuốc

Chương 38: Trận Chiến Bằng Nước

Ngược thời gian về mấy tháng trước, lúc mới vừa hết mùng 3 Tết, gia đình tôi đã lên chùa làm lễ để xin tôi về, thủ tục tôi nhớ là cũng đơn giản thôi, một ông sư lớn tuổi đã chủ trì, việc làm lễ cũng chỉ mất gần một tiếng là xong xuôi. Trong lúc chờ đợi bố mẹ ngồi nói chuyện với ông sư trong cái nhà ngang cạnh chùa, là nơi nghỉ của ông sư, tôi thấy có vài bức ảnh đen trắng được l*иg khung treo trên bức tường. Tôi đứng trước một tấm ảnh chụp bán thân một người phụ nữ chừng ngoài 50 tuổi, khuôn mặt hiền từ, đầu đội một cái mũ giống như mũ len màu tối, tôi thấy giống bà sư lần trước tôi gặp.

- Ông sư ơi cho cháu hỏi, bà trong hình này là ai thế ạ?

- À, đó là sư Trụ trì trước đây của chùa đấy cháu, mấy tấm ảnh treo trên đấy là những nhà sư đã từng ở chùa này và mất ở đây.

- Bà sư này mất lâu chưa ạ?

- Bà ấy mất cũng được 7 năm hơn rồi, bây giờ được chôn cất cạnh gò đất bên chùa đấy cháu!

- Sao lại thế ạ? Cháu mới gặp bà sư này năm ngoái, bà ấy còn dặn cháu về nhắc bố mẹ lên chùa xin cháu về mà?!

Ông sư tay cầm chén nước hơi khựng lại, quay ra nhìn tôi, bố mẹ tôi thì nhìn cả tôi và ông sư.

- Cháu gặp bà ấy năm ngoái à?

- Vâng, hôm ấy cháu nằm chơi trên cái gò đất bên cạnh chùa, có cái mả Mẹ Sư đấy ạ!

- Đấy là mộ của bà ấy, chính là mộ của bà ấy được xây cất sau khi cải táng.

Ba người lớn đứng lên đi lại phía tôi, bố mẹ tôi nhìn ảnh cũng nhận ra chính bà sư này trước đây đã làm lễ, viết sớ cho gia đình lúc bán khoán tôi vào chùa cho Đức Ông. Khi tôi ra ngoài sân chùa chơi thì bố mẹ tôi vẫn còn tiếp tục ngồi nói chuyện thêm với ông sư, tôi không biết họ đã nói những gì nhưng khi ra về thì vẻ mặt của bố mẹ tôi có vẻ rất vui. Thi thoảng, cuộc sống luôn có những sự kì lạ khó lý giải như vậy, hóa ra bà sư đã chết vẫn muốn hoàn thiện một công việc còn dang dở mà ai đó nhờ.

Trở lại hiện tại, sau khi đưa thằng P. ra Cầu Khoai mấy ngày thì tôi thấy ông sư tôi từng gặp trên chùa làng làm lễ cúng bái giúp gia đình nó, ngay chỗ bậc thềm đá xanh, nơi nó đã té ngã xuống. Thằng P. trở về với cát bụi quá nhanh, bố mẹ nó hẳn là rất đau lòng và khó mà quên cho được, còn đối với tôi thì cảm nhận rõ được sự mong manh giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau trong phút giây. Con mương hiền hòa hàng ngày vẫn bao người giặt chiếu, rửa rau củ còn đám trẻ thậm chí còn nhiều đứa đứng trên thành cầu nhảy ùm xuống tắm vào những trưa hè oi bức... bây giờ đã mang một đứa bé đi khỏi cõi nhân gian.

Cũng vì tham dự đám tang với tư cách có biết nhau, tôi cũng nhận ra một điều rằng, mùi nhang khi đốt lên sẽ át hẳn đi mùi tử khí, cái thứ mùi khiến tôi thấy lợm giọng và chỉ muốn nhổ nước miếng phì phì. Tôi cũng muốn gặp chị Ma để hỏi xem lý do vì sao con ma Mẹ Chẽ là cứ nhất quyết tìm bằng được trẻ con và vì sao lại là thằng P.?

.....

Không biết ai đã đầu têu, chả rõ ai đã khơi mào nhưng bỗng nhiên đám trẻ con làng tôi có một trò chơi rất lạ: Chia phe đánh nhau vào buổi tối. Quả thật là khi số trẻ con đông lên sẽ có nhiều vấn đề mới phát sinh, tôi áng chừng tham gia vào "trận chiến nước" cả hai phe có tổng quân số khoảng đến 70, có cả con gái tham gia.

Sở dĩ tôi gọi là "Trận chiến nước" bởi vì vũ khí chính là nước, nước được đựng trong các túi bóng, có đứa còn mang cả cái xô sắt, rồi gáo dừa... Mọi thứ có thể đựng được nước và nhẹ đủ để có sức tạt, ném, hắt... Còn nước thì được lấy trong các ao, có đứa dùng cả nướ© ŧıểυ hoặc pha cả phân trâu vào trong những cái túi bóng nước đựng sẵn, chiến trường chính của "trận chiến nước" là trục đường chính trong làng, hai phe chiến tuyến được chia thành "khu Trên" và "khu Dưới".

"KHU DƯỚI" bao gồm các khu Tây, khu Đình, khu Đông tập hợp lại nên quân số đông và tương quan lực lượng là mạnh hơn cả về lượng và chất, "KHU TRÊN" bao gồm tập hợp những đứa trẻ tính từ đầu ngõ nhà tôi cho tới cuối làng và nòng cốt là đám trẻ ở "khu Trên". Khu Giữa nơi tôi ở thì phía Đông nơi có nhà tôi theo phe "khu Trên" còn bên mé Tây của con đường thì theo lẫn lộn cả hai, về cơ bản là như vậy. Giờ giấc để hai phe ném nước vào nhau, đòi quan hệ mẫu thân của nhau là sau giờ cơm tối, khoảng hơn 19h và thường kết thúc vào khoảng 20h30.

Tôi chưa bao giờ thích đánh nhau, mấy trò chia như này mang nặng tư tưởng bè phái và không phải là một trò chơi nhẹ nhàng gì, nó còn là cơ hội để giải quyết một số hiềm khích, người lớn thì cho rằng bọn trẻ con đang chơi đùa với nhau, cũng không sai. Ban đầu tôi không biết, phải đến mấy tối khi cuộc chiến lên đến đỉnh điểm thì thằng L. vào nhà tôi gọi tôi và rủ tham gia, tôi cũng chỉ nghĩ là chơi đùa nên đi theo nó, tôi cũng chẳng mang theo cái gì, mấy trò vận động mạnh không thu hút tôi lắm.

Nhưng khi tham gia vào phe "khu Trên" thì tôi thấy quân số đã ít hơn lại toàn lít nhít, chỉ giỏi réo tên ông bà bố mẹ của ai đó bên kia là tài, còn khi bị áp sát thì bỏ chạy nên hầu như đứa nào cũng bị dính nước bẩn vào người, mùi ngai ngái của nướ© ŧıểυ hay mùi thum thủm của bùn lại làm đám "khu Trên" tăng khả năng mạt sát lên gấp bội trong khi phe "khu Dưới" thì cười ngạo nghễ chọc tức. Tôi thấy tình thế như vậy thì không ổn nên vội vàng chạy về nhà, không chơi nữa.

Chiều hôm sau, khi ra đầu làng mua nước thì mấy đứa ngồi đấy lại cười đùa gọi tên bà Già tôi ra, kiểu gọi tên tôi ghép với tên bà làm tôi rất khó chịu, tôi không bao giờ gọi ai như vậy cả. Tôi chỉ biết im lặng, đánh nhau thì không bao giờ có cơ hội ăn chúng nó rồi. Trên đường về tôi quyết định tối nay nếu chúng nó còn chơi nữa tôi sẽ tham gia và nhất định phải cho bọn nó biết tay, vậy nên tôi vào nhà thằng L. hỏi nó tình hình mấy hôm trước như nào, kết quả là toàn thua đám "khu Dưới", toàn bị bọn nó ép cho chạy té khói lên tận đến gần cuối làng, phải trốn cả về nhà mới thoát, hầu như đứa nào cũng ướt.

Tôi đạp xe quay lại đường làng đi lại mấy lần và ngó nghiêng hai bên, cuối cùng tôi chọn một căn nhà ngay sát đường làng, đó là nhà của một bà tên là Thế, nhà bà bỏ hoang chỉ Tết mới về, cửa đóng then cài, có một cái bếp xây gạch, mái ngói tương đối cao và quay lưng ra phía đường làng. Sau khi quan sát bên ngoài thì tôi vòng vào phía sau, dựng xe rồi leo lên tường đi vào sân nhà quan sát rõ địa thế, nắm rõ đường đi nước bước, đặc biệt là đường rút. Sau khi nhớ kỹ thì tôi leo tường ra về.

Túi bóng bà Già không thiếu, bà có thói quen giữ lại tất cả túi bóng và cất đi, tôi mở tủ lấy ra được rất nhiều. Sau khi có túi bóng tôi vào bếp, mở cái âu đựng mỡ của bà ra, lấy thìa đổ múc nước mỡ bỏ đều vào các túi bóng sau đó mới đổ nước vào, phải căn đi căn lại mấy lần tôi với thấy vừa tay, áng chừng khoảng 300ml một bịch, dây nịt buộc miệng túi lại nhưng cố ý buộc không chặt để khi ném vào người nước sẽ tung tóe ra, váng mỡ sẽ bám vào quần áo. Chuẩn bị xong xuôi tôi mang tất cả hơn một chục túi nước ấy ra địa điểm đã chọn, leo lên mái căn bếp sát đường làng, để sẵn ở đó rồi về ăn cơm. Để cẩn thận hơn tôi còn xúc trộm cả bột mì của bà Già cho vào túi bóng, quấn lại rồi mang theo, phòng khi bị đuổi thì tung ra cản đường chạy. Tôi yêu thích môn Lịch sử và đến lúc vận dụng để cho chúng nó biết tay.

"Trận chiến nước" bắt đầu dưới con đường làng đã được lắp bóng điện ở các ngã ba, ngã tư đầu ngõ, "khu Trên" tấn công bằng mồm, kêu réo tổ tiên phụ mẫu của đối phương, rất hùng hổ cho đến khi bị rượt đuổi. Tôi thì ngay từ ban đầu đã không tham gia chửi nhau, tôi đã yên vị nằm trên mái ngói của căn bếp chờ phe bên tôi bị thua chạy, bị bên kia đuổi thì mới đến lúc tôi ra tay, tôi chỉ thò hai con mắt quan sát hướng bên trái mình, nơi đang ồn ào tiếng chửi nhau.

Nhóm trẻ "khu Dưới" bắt đầu phản công bằng sức mạnh, rất nhanh chóng phe "khu Trên" rút chạy qua mặt tôi, tôi nằm trên mái nhà cũng hồi hộp, chờ đợi cả một đám trẻ đông đảo đuổi nhau ngang qua, tôi chờ đợi một chút, đến khi đứa cuối cùng của phe rượt đuổi chạy đến căn bếp thì tôi bắt đầu ném nước xuống, ném không cần nhìn, cứ ước lượng khoảng cách mà tung nước sang phía bên tay phải, cách chừng 5-10m, những tiếng la oai oái và tiếng văng tục vang lên, tôi nhẹ nhàng rút êm. Tiếng gọi nhau truy lùng đứa nào đã ném râm ran cả một khoảng, lợi dụng cơ hội ấy phe "khu Trên" tranh thủ ném những túi nước còn lại hoặc bỏ chạy, tôi không biết kết quả vì đã về nhà nằm nghe đài rồi. Hôm sau bọn trẻ con lan truyền hỏi nhau xem tối qua ai đã ném ướt đám "khu Dưới" nhưng không tìm ra, chả ai nhận, tôi dĩ nhiên không nhận cái công trạng ấy, nếu nhận thì phe bên kia cũng sẽ biết, nhất định nó sẽ đánh cho một trận.

Tối hôm sau lại tiếp diễn như vậy, nhưng có vẻ đối phương e dè nên trận chiến chưa bắt đầu, tôi thấy trong ánh sáng mờ mờ có người chạy nhanh lên trước như kiểu xung phong nên tôi nhanh tay ném túi nước xuống.

- Đm đứa nào ném đấy?

Tiếng người lớn, thôi chết ném nhầm rồi!

- Đứa nào ném tao? Trốn đâu rồi?

Tôi nằm trên mái nhà im re, tiếng ồn ào của đám trẻ "khu Dưới" vọng đến, chúng nó nhanh chóng phát hiện ra rằng hôm qua cũng bị ném ở đây vậy nên tôi nghe thấy tiếng người trèo tường nhảy vào trong sân truy tìm, bọn nó còn giật giật cái cửa bếp nhưng thấy khóa chặt nên tìm xung quanh.

- Tao đoán là chỉ có thằng N. cháu ông H. làm cái trò này, đm thằng ôn đấy rất láu cá. Nhà nó cũng gần đây nữa!

- Tìm kỹ xem, tóm được đập cho nó một trận!

Tôi nằm sấp sát xuống mái ngói, trống ngực đập thình thịch từng tiếng, cố gắng thở thật nhẹ.

- Không thấy, hay nó trèo lên mái nhà?

- Trèo lên xem sao!

Có tiếng lục đυ.c, chắc chúng nó đang tìm cách leo lên đây.

- Thôi xong rồi, kỳ này chết chắc...

Tôi nghĩ trong đầu tìm cách thoát nhưng đây là nơi cao nhất, nhảy xuống cũng không chạy được mà còn gãy chân. Tôi nhắm tịt mắt chờ đợi một trận đòn nhừ tử sắp đến trong đầu mơ màng nghĩ đến một người...

- Chị Ma cứu em với!!!

Tôi suy nghĩ trong tuyệt vọng.

Nhưng sau đó, xung quanh bắt đầu yên ắng dần, đám trẻ đứng phía dưới rất đông tự nhiên rút dần đi, tôi định thần một lúc rồi lấy hết can đảm thò đầu lên nóc mái nhà quan sát thì không thấy ai thật, thở hắt ra mấy cái, thoát chết còn run run tay, tôi trườn dần xuống, đu mái nhà rồi tiếp đất nhanh chóng rút lui, phải mau chóng về nhà ngay, nhỡ đâu chúng nó quay lại. Tôi vừa chạy vừa thở gấp, mồ hôi ướt đẫm, cái cảm giác thoát chết thật khó tả, vừa sợ, vừa buồn cười, vừa khó hiểu nhưng tôi đoán biết được ai đã cứu mình rồi, gặp lại phải hậu tạ lớn.