Tôi vẫn tin rằng số phận của mỗi người đều do chính họ tự lựa chọn và quyết định. Chúng ta không chọn được nơi sinh ra nhưng được quyền chọn nơi sinh sống, cách sống hay công việc bởi vậy không thể đổ cho số phận của bản thân mình không được suôn sẻ. Mỗi người sinh ra đều giống nhau và bình đẳng như Bác Hồ từng nói và trong quá trình trưởng thành, nếu họ vượt qua được những khó khăn thử thách thì chính họ sẽ hưởng thành quả của bản thân. Thường thì mỗi người đôi khi hay ước rằng mình có một cuộc sống khác, ví dụ như bạn ở quê và bạn ước ao được sống ở Thành phố, và ngược lại, bao giờ cũng thế, một số người cho rằng cuộc sống của mình không tốt bằng của ai đó, nhưng tôi luôn cố nghĩ rằng cuộc sống của mình tốt hơn nhiều người khác, rất nhiều, và việc biết hài lòng sẽ làm cho mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Một tối, có người đứng ngoài cổng nhà gọi tôi báo có điện thoại từ Hà Nội gọi về, tôi nhanh chóng đạp Xế Điếc chạy đi ngay ra nghe, hẳn là có việc quan trọng. Tôi ngồi chờ đợi trên chiếc ghế đá sát gốc cây mặt nhìn về phía khúc cua phía trước mặt, là nơi đã có người chết và bị thương thời gian trước. Khách quan mà nói, khúc cua không hề nguy hiểm, nó chỉ là một đường cong, với những người vô thần thì những gì đã và sẽ xảy ra chỉ là do bất cẩn của người điều khiển xe ô tô hoặc xe máy, họ cũng không sai bởi nếu tính lưu lượng người xe qua lại trên tuyến này thì những sự cố xảy ra chiếm tỉ lệ quá nhỏ bé, nhưng nếu nó lại cứ xảy ra ở một chỗ thì đó xem như sự trùng hợp. Người nhìn theo khía cạnh tâm linh lại thấy khác, tôi thì nhìn cả hai vì tôi ít khi phủ nhận quan điểm của người đối diện.
Chờ đợi thì lúc nào cũng bồn chồn và tôi hay suy nghĩ vẩn vơ, mặc dù tôi cũng đã nói đến việc phải về quê làm lễ xin thôi là con nuôi ở chùa nhưng do bố tôi bận hoặc vì những lí do khác, điều này vẫn chưa được thực hiện. Nếu tính từ lần đầu tiên tôi nghe đến sự việc từ bà H. Lớn cho đến nay cũng đã hơn 3 năm, đó là một khoảng thời gian đủ dài để có thể làm một việc, chỉ là gần đây tự nhiên có nhiều người nhắc tôi quá, từ bà Sư cho đến chị Ma.
Lần đầu tiên tôi được nhận điện thoại, tôi chưa có cơ hội được sử dụng cái thứ thần kì ấy, chỉ cần nhấc lên và có thể nghe được giọng nói của người thân, thật lạ lẫm.
Khoảng 20h00 điện thoại reo chuông, tôi bắt máy, đúng bố tôi gọi, việc đầu tiên bố tôi nói là hãy ghi lại số điện thoại 04 8572146, đó chính là số điện thoại của gia đình tại Hà Nội vào năm 1995, tôi sẽ không bao giờ quên, gia đình tôi nằm trong danh sách hơn 700 nghìn số cố định trên cả nước thời điểm ấy. Bố tôi hỏi về việc học hành, sức khỏe và vài thứ khác, tôi rất cảm động, một phần vì nhà mình có điện thoại, tôi có thể gọi điện khi cần thiết và để nghe giọng của người thân, đối với tôi điều này rất có ý nghĩa. Sau vài câu nữa, bố tôi đi vào vấn đề chính, gia đình đã chuyển nhà!
- Nhà mình chuyển về ngay chợ, tiện cho việc buôn bán, chỗ cũ kia người dân trong khu phản ánh việc nhà mình làm họ thấy ồn ào khó ngủ.
Tôi không hỏi tại sao, khu D ấy toàn tướng tá lãnh đạo, lời của họ rất có uy thế.
- Chỗ ở mới ngay cửa nhà A2 đấy!
Tôi nghe xong mà muốn rớt tim ra ngoài, thật sự là trùng hợp quá đỗi.
- Chỗ nào bố nhỉ?
- Đối diện chỗ mình là Trạm bơm nước, dãy nhà này mình ở cùng với mấy người khác. Bố gọi báo cho mày biết mấy việc như thế, mấy hôm nữa bố thu xếp về giỗ cụ, mày nói với bà Già như thế.
- Vâng!
Tôi cúp máy xong không ra về ngay, tôi ngồi uống nốt chai Fanta đã gọi khi nãy và nghĩ lại câu chuyện khi nãy. Tại sao lại có sự trùng hợp đến vậy? Nếu tôi nhớ không nhầm thì đối diện trạm bơm đó có một cái cửa sắt lớn, phía bên trong là dãy nhà, đầu hồi nhà chính là nơi tôi đã đứng dựa vào lúc bị hai mẹ con nhà ma quỷ kia tấn công, chếch bên hướng 14h là cây xà cừ chứa đầy oán hận, ai và tại sao bố tôi lại tìm được nơi đó? Nghĩ mãi, tôi thở dài trả tiền rồi ra về, thượng tuần tháng 9 âm lịch trăng treo cao, lên muộn, nếu căn cứ theo câu đồng dao.
Mùng một lưỡi trai
Mùng hai lá lúa
Mùng ba câu liêm
Mùng bốn lưỡi liềm
Mùng năm liềm giật
Mùng sáu thật trăng
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
....
Ánh trăng lấp ló trên nền trời như kia có lẽ khoảng ngày 9 hoặc 10 âm lịch, như một thói quen, qua cầu tôi rẽ phải đi về bằng con đường ven làng nơi một bên là hàng tre và bên còn lại là những lùm cây thấp bên bờ con mương. Mải suy nghĩ nhưng tôi cũng đã nghe thấy tiếng bõm bõm, như có ai đó đang ném đá xuống con mương, tôi lại lại nghĩ ai đó trêu mình nhưng chợt nhớ ra, cả một dãy từ cầu Đình cho đến đoạn rẽ trái phía trước mặt tôi, dài khoảng 500m nhưng chỉ có lác đác 2, 3 nhà có người ở, còn lại là nhà hoang!
ÙM!
Nước dưới con mương chợt tung bọt lên như có ai đó mới nhảy hoặc thả vật gì đó rất lớn xuống, tôi ngoái lại phía sau nhìn, không có ai, chỉ thấy một ngọn tre rủ xuống mép con mương, đang đung đưa lên xuống.
Tôi dừng xe lại, tôi muốn xem điều gì đã xảy ra, dường như tôi đã nhìn thấy cái gì đó, tuy không thể rõ do ánh trăng không đủ sáng và chưa treo cao hẳn cho nên bóng tối của những lùm cây và lũy tre đã ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Dưới làn nước tĩnh lặng của con mương, trông như có người đang nhô nửa thân mình lên khỏi mặt nước, mái tóc như có màu sáng, vương trên đó có cả bèo, nhìn rất quỷ dị. Bất giác tôi thấy người mình gai ốc các kiểu nổi lên, tôi thấy lạnh, tôi cảm thấy bất an, tính nhấn pê đan đạp xe đi thì nghe lẫn trong tiếng gió rì rào là âm thanh sắc lạnh, tôi liên tưởng đến tiếng nghiến răng.
- Đi đâu vội thế, xuống đây chơi cho mát!
Tôi dĩ nhiên không nghe theo, rướn người đạp xe đi nhưng nhoáng một cái, thấy phía trước mặt mình độ 5m, một bóng người vịn cây tre đang đu đưa trong gió, tôi quay lại nhìn xuống mương thì không còn thấy người khi nãy nữa.
- Vội thế, ở lại chơi một tí!
Giọng một người phụ nữ, nghe rất chói tai lại vang lên, không phải chói tai như kiểu la hét mà là âm thanh chói tai khiến người tôi cảm thấy khó chịu, tai hơi buốt. Tôi không nói gì, cố gắng hít sâu thở ra để trấn tĩnh bản thân và mắt thì không rời ngọn tre đang đung đưa trước mặt. Tôi nghĩ mình nên im lặng, tôi không biết phía trước mặt mình là ai và muốn gì, dù là ma cũng sẽ có mục đích, trước khi biết tuyệt đối cần im lặng.
Cái bóng ấy đu ngọn tre rồi nhót một cái ngồi lên ngọn tre đang có dấu hiệu xà xuống chắn đường, ngọn tre xà xuống lưng chừng rồi cứ đung đưa, bóng người đen xì ấy gần như lơ lửng cách mặt nước khoảng 3m đến 4m.
- Xuống bơi không cháu, dưới ấy mát lắm!
Thôi rồi, là con ma Mẹ Chẽ, chắc là mụ ta, bà tôi bảo đó là một con ma chết đuối lúc già, đây là ma da sao? Ma da sao lại trên ngọn cây?
- Cháu bận!
Một phản xạ tự nhiên khi nói chuyện với người già mà thôi.
- Bận thì cũng chơi một tí, nhảy ùm một cái rồi lại lên!
Tôi im lặng nhìn bà ta, tôi suy nghĩ nhanh tìm cách trốn thoát, hay quay xe lại? Liệu có kịp không? Sợ là không kịp...
- Tao thấy mày đi qua đây nhiều lần rồi, mày chơi một tí rồi tao cho mày đi!
- Bà là ai?
- Mày không xuống tao sẽ đẩy mày!
Bà ta không trả lời câu hỏi.
- Bà là ma!
- Đúng!
Bà ta cười ré lên một tràng dài trong đêm tối.
- Không được, bà cháu dặn không được chơi với ma.
- Mày nói dối, tao biết mày có!
- Không có!
- Mày không phải chối, tao đang thiếu trẻ con chơi cùng. Tao biết mày chơi với một con ranh ở trong làng này. Tao cũng muốn chơi!
Tôi đã đứng hẳn hai chân dưới đất, người ta bảo khi sợ quá sẽ đái ra quần mà sao những lúc như này lại không đái được, chả lẽ lần sau ra ngoài chơi phải mang theo nướ© đáı đóng chai hay sao.
- Mày không chạy được đâu, chơi với tao rồi tao cho đi, chỉ cần mày nhảy xuống là được!
- Không! - Tôi lắc đầu nguầy nguậy.
- Ngoan đi!
Nói xong bà ta nhảy ùm xuống, nước bắn tung tóe, ngọn tre như cây cung bật ngược vυ't lên trên.
- Nào, xuống đây!
Tôi thấy cơ hội trốn thoát đã đến, tôi tính bỏ xe đạp lại và chạy về, nhưng chỉ được mấy bước, cảnh tượng kì dị lại như cũ, bà ta đã vắt vẻo trên ngọn tre đang ngả nghiêng.
- Mày là một đứa không biết nghe lời, phải bị phạt!
Tôi nuốt nước bọt của mình, tự nhiên thấy khát nước.
- Bà cút đi! Tôi sẽ gọi người!
- Mày gọi đi, mày hét lên tao sẽ bóp cổ mày, mày không cần phải nhảy nữa!
Tôi đã nhìn rõ rồi, một bà già da nhăn nheo và tái nhợt, người ướt sũng nước, cái áo yếm cổ tròn cùng cái váy đυ.p màu đen xì, ở thắt lưng dường như tòng teng một cái giỏ như giỏ đựng cua.
- Bà chính là con ma Mẹ Chẽ?!
- Tao đây! - Bà ta lại cười ré lên. Tao đang thiếu một đứa trẻ con, tao nhắm mày, tao đã phải chờ mấy tháng nay!
Tôi lạnh toát, ngây người, xe đạp đổ gây ra tiếng động khiến tôi giật mình, lùi thêm vài bước, giờ chỉ còn cách chạy bộ ngược lại hướng cầu Đình mà thôi. Đôi chân tôi dường như đã không còn theo ý muốn, như bị dính chặt xuống đất. Một luồng gió lạnh thổi tới, tôi thấy toàn thân như đông cứng, con ma Mẹ Chẽ lại nhảy xuống mương nước một lần nữa rồi lặn biến mất. Một loáng sau nó trồi nửa thân mình lên, nụ cười ma quái lại ré lên trong đêm, tai tôi đau nhức. Từ giữa mương nước, con ma Mẹ Chẽ lừ lừ tiến vào gần bờ, chậm rãi nhô người lên khỏi mặt nước như chuẩn bị thưởng thức một miếng ngon, bà ta đưa đôi bàn tay nhớp nháp hướng về phía chân tôi đang đứng, nó định kéo chân tôi, chắc chắn là như vậy, tôi muốn cử động nhưng lại không thể.
- Dưới này rất vui! Đừng sợ!
m thanh quỷ dị như réo bên tai.
- Mày định kéo thằng bé xuống đấy làm gì?
Một giọng nói truyền tới trong gió, đám cỏ ven mương nghiêng ngả.
- Không phải việc của mày, con ranh con!
Chị Ma, đúng rồi, âm thanh quen thuộc, nhẹ nhàng chứ không như tiếng cười quỷ dị trước đó, tai tôi bớt đau hẳn, không còn tiếng u u u nữa.
- Mày chết có hơn trăm năm, sao lại gọi tao là ranh con. Lão tổ tông nhà mày đến làng này còn sau cả tao, mày biết không?
Mặt nước dưới mương lăn tăn gợn sóng, tôi bỗng cảm thấy ấm hơn, cơn lạnh buốt, tê dại khắp người giảm đi. Chị Ma đến, ma đến cứu người, chị ấy đứng lơ lửng giữa không trung.
- Mày đừng xía vào việc của tao, chúng ta nước sông không phạm nước giếng. Tao đã nhắm thằng bé này.
- Tao biết, mày đã rình ở đây từ lâu. Tao ở cái làng này đủ để biết mày và đám bạn quỷ muốn gì. Nhưng không phải là thằng bé này.
- Con kia, tao nói cho mày biết, mày không thể cản được, nó là của tao.
- Nhưng lần này thì không, mày nghe đây con ở bẩn kia, tao là ma cũ nhất cái làng này. Đám du thủ du thực chúng mày làm gì tao không động, nhưng đây là người thờ cúng tao.
Con ma Mẹ Chẽ nhảy tót lên ngọn tre.
- Nó không phải dòng họ nhà mày, mày chỉ là một đứa từ nơi khác đến, hà cớ gì mày cản tao.
- Tao có lòng tốt nhắc mày, mày muốn kéo thằng bé xuống thì mày cũng hồn siêu phách lạc, cùng là ma tao nhắc thế, mày có giỏi thì cứ thử đi.
- Loại dơ bẩn như mày mà cũng có lòng tốt? - Mẹ Chẽ cười quỷ quái - mày khác gì tao, nếu nó hay ai lấy của của mày, chả phải mày sẽ đuổi cùng gϊếŧ tận 3 đời nhà người ta hay sao?
- Tao không tốt đẹp gì nhưng tao sạch sẽ, mày là một con ranh vừa xấu, vừa già, vừa bẩn. Mày chỉ quanh quẩn được ở cái khúc ao tù nước đọng bẩn thỉu này, mày muốn được lên bờ sao? Đừng có mơ! Chị đây không muốn sống trên bờ cùng đứa bẩn thỉu như mày!
Mẹ Chẽ ngồi trên ngọn tre thét lên đầy tức tối. Tôi lúc này đã cảm thấy hết lạnh, đứng nghe hai con ma một già một trẻ chửi nhau, tôi biết mình sẽ không bị kéo chân dìm chết đuối nữa nên ba hồn bảy vía đã trở về trình diện, nhưng tôi không biết mình nên làm gì, bỏ chạy hay đứng lại đây.
- Này em trai, về đi, lần sau có đi lối này nhớ mang theo cái gì màu đỏ, bọn quỷ này sẽ không làm gì được nữa.
- Nhưng mà...
- Đừng sợ, bọn này sợ màu đỏ!
- Con kiiiiaaaaa! - con Mẹ Chẽ rống lên - Tại sao mày dám nói cho nó biết điều cấm kỵ, con cháu của mày sẽ chết không toàn thây!
- Tao không có con cháu, bây giờ mày có cút đi hay để tao tiễn?
- Mày sẽ phải ân hận, nó rồi sẽ là của tao!
Mụ ta nghiến răng đầy tức giận, hằm hè nhìn tôi rồi nhảy ùm xuống mương, mặt nước nhanh chóng trở lại yên tĩnh như chưa từng xảy ra chuyện gì.
- Đi về không muộn!
Chị Ma theo cơn gió biến mất, tiếng kẹt kẹttttt từ lũy tre khiến tôi tỉnh dậy, xe đạp nằm đổ phía trước mặt, một cây tre gãy chắn ngang đường, tôi đứng vội dậy, vớ lấy Xế Điếc đạp như bay về nhà, hú hồn lại thoát chết, trên trán vẫn cảm thấy đau.
.....