1.Doãn Phủ: hai chữ này nghi có sách chép sai. Hạ Cơ thông tình với Nghi Hành Phủ và lấy Liên Doãn Tương Lão, vậy hai chữ này phải là Hành Phủ, vì theo nghĩa của câu văn, dưới đặt chữ Trần Quân (vua Trần, tức Linh công), thì trên nên đặt là Hành Phủ, hai người cùng thông tình, mà lại đồng thời .
2.Lữ hậu: Lã hậu (chữ Lã chính âm là Lữ), tức Lã Trĩ, vợ Hán Cao Tổ (Lưu Bang). Lã Hậu tư thông với Thẩm Dị Ky, người này trước là quan hậu cận Lã hậu, sau có công đánh giặc, được phong tước hầu, khi Cao Tổ chết, Lã hậu thường giấu giếm Dị Ky ở nơi cung cấm và yêu đương tin dùng, cử làm Thừa Tướng.
3.Di Tông, Tam Tư: bốn chữ này ghi sai. Theo Ðường sử. Vũ hậu thông tình với Xương Tông và Dịch Chi, chứ không với Tam Tư, tức Vũ Tam Tư, cháu gọi Vũ hậu là cô.
4.Trắc nết: hư nết, xấu nết. Câu này phỏng theo câu ca dao: "Chính chuyên chết cũng ra ma, lẳиɠ ɭơ chết cũng đem ra ngoài đồng".
5.Như Ý : một nhân vật chính trong một vở tuồng Tả Sự gặp gỡ của Như Ý và Văn Quân. Như Ý giúp Văn Quân, một chàng thanh niên tài giỏi, trốn tránh được khỏi tay quân thù. Về sau hai người lấy nhau .
6.Chấp nhất: câu nệ, khăng khăng giữ một
7.Lịch sự: chính nghĩa là trải (thông thạo) việc đời. Ta thường dùng để chỉ những tác phong, cử chỉ, ăn nói, ăn mặc có tính cách chững chạc, trang nhã, chỉnh tề, đẹp đẽ.
8.Xuân bất tái lai: xuân không trở lại lần nữa. nói: một tuổi một già đi .
9.Vọng phu: trông chồng. Ðây là một tích cũ đã phổ biến ở Trung-quốc cũng như ở Việt-nam. Hai câu này nói: tội gì mà làm người vọng phu cho uổng một đời người trẻ đẹp .
10.Thở ra: cũng như nói ra.
11.Tua: nên, phải. Do chữ Hán tu nói chệch ra.
12.Thủy chung: trước sau như một.
13.Ðộng phòng: có hai nghĩa: 1) căn phòng sâu kín nói chung; 2) căn phòng dành cho việc tân hôn của đôi vợ chồng. Ðây dùng nghĩa thứ hai.
14.Gối sách: gối gấp như chồng sách.
15.Bát bửu: (Bát bảo): tám thứ vật quí. Cỗ đồ bát bửu đây là các thứ gươm, giáo, chùy, búa... làm bằng đồng, bạc để bày trong nhà sách cho sang trọng.
16.Vách phấn: tường vôi
17.Trăng lờ: trăng tối, tức là không có trăng, vì đêm tối không trăng nên dưới nói đi nhớ ánh sáng đom đóm.
18.Truông: vùng đất bỏ hoang, cây cỏ mọc thành bụi thấp.
19.Bàn thạch: tảng đá lớn và phẳng.
20.Vưng: bảo hộ, phủ trì.
21.Bô vải: bô do chữ bố và vải. Bô vải như nói vải sồi.
22.Quan san: cửa ải và núi non. Chỉ những nơi cách trở xa xôi.
23.Thứ ra đời: lớp chuyện kể một nhân vật đang sống ẩn mình nay "ra đời" hoạt động. Ðây nói Lục Vân Tiên "ra đời"
24.Linh dược: thuốc màu nhiệm, chỉ thuốc tiên.
25.Qui y: đi tu, quy là hướng theo, y là nương tựa, nói đem cả thân thể, tâm chí hướng tựa vào đạo Phật.
26.Hư, nên: như nói có khi cùng khốn nhưng cũng có lúc vinh quang.
27.Phần mộ: mồ mả. Viếng an: do chữ Hán vấn an, thăm viếng xem có được bình an mạnh khoẻ không. ở đây là đi viếng mộ.
28.Minh sinh: minh tinh, tức mảnh lụa hay vải dài có viết họ tên, chức tước của người chết để rước đi lúc đưa ma. ở đây treo lên bàn ở chỗ cúng.
29.Nguồn nước cội cây: nguồn của nước, cội (gốc) của cây. Ðây dùng chỉ cha mẹ.
30.Chín trăng: chín tháng. nói mang thai chín tháng.
31.Nằm giá: Vương Tường đời Tấn, khi mùa Ðông, nước đóng thành băng, mẹ già thèm ăn cá, ông ra nằm trên băng để tìm kiếm, băng tan, hai con có chép nhảy lên, ông bắt về dâng mẹ. Khóc măng: Mạnh Tông người nước Ngô đời Tam quốc, mẹ già thèm ăn măng, nhưng mùa Ðông không có, ông vào rừng tre khóc lóc cầu khẩn, rồi được măng mọc đưa về. Ðây là hai sự tích trong sách "Nhị thập tứ hiếu" của Quách Cư Nghiệp (có sách là Quách Cư Kinh) đời Nguyên.
32.Ra bề: ra bề thế.
33.Biếm quyền: hạ quyền xuống, giáng chức quan. Nói Kiều công vì bọn nịnh thần mà bị tước quyền đuổi về.
34.Ðoàn viên: chỉ sự tụ họp sum vầy của vợ chồng hay gia đình, thân thuộc.
35.Hồ Việt: danh từ này thường dùng để chỉ sự xa cách nhau, mỗi người một nơi, như hai nước Hồ Việt, một ở tận phương Bắc, một ở tận phương Nam.
36.én nhàn: én nhạn.
37.Chia bâu: chia rẽ, phân ly.
38.Nữ sinh: con gái, cũng như nói "nữ nhi" (khác với "nữ sinh" là học sinh con gái).
39.Ôn nhuần: ôn tập lại cho thấm nhuần thêm.
40.ứng kỳ: theo kỳ thi mà đi thi.
41.Kinh sư: kinh đô.
42.Khôi khoa: đỗ đầu khoa, ở đây là đỗ trạng nguyên.
43.Y mão (mạo): áo mũ của vua ban.
44.Hiển vinh về nhà: lệ thi thời xưa, những người thi đỗ tiến sĩ, sau khi đỗ, nhà vua có ban mũ, áo, cờ và tấm biển khắc bốn chữ "Ân tứ vinh qui", nghĩa là ơn vua cho được vẻ vang trở về.
45.Quan ải: cửa ải nước nọ sang nước kia.
46.Chỉ: lệnh của vua.
47.Quốc trạng: trạng nguyên của cả nước.
48.Dẹp loàn: dẹp loạn
49.Ðề binh: đem binh đi đánh giặc.
50.Kình: đối địch lại (kình địch). Trương Phi: một danh tướng đời Tam quốc, có sức mạnh, giỏi đánh trận, kết nghĩa anh em với Lưu Bị.
51.Từ bi: yêu đương và thương xót người, tiêu biểu của đạo Phật. Ở đây là cửa Phật
52.Tương hội: gặp nhau, sum họp cùng nhau.
53.Nhất thinh (thanh) phấn phát oai lôi: lôi là sấm, một tiếng truyền lệnh, oai hùng như sấm, làm phấn khởi mọi người.
54.Tiên phong: toán quân xông trận ở mặt nước. Hậu tập: toán quân tiếp ứng và đánh bọc phía sau. Tấn binh: tiến binh (chữ tiến chính âm là tấn). Nói các toán quân tiên phong hậu tập nghe lệnh truyền trống đánh, đều phấn khởi mà tiến lên.
55.Binh tặc: dẹp giặc.
56.Binh đáo quan thành: binh đến trước thành cửa quan.
57.Cự đang (đương): chống địch lại.
58.Nguyên nhung: nguyên soái chỉ huy toàn quân.
59.Hóa phép: dùng phép yêu quái để đánh trận. Hai câu này nói: Hớn Minh thấy Cốt Ðột hóa phủp, sức không địch được, phải thoát mìy nóy
60.Kim khôi: khôi là thứ mũ dùng khi ra trận, đời cổ chế bằng da, đời sau chế bằng sắt, và cũng chế bằng đồng hay dát vàng gọi là kim khôi.
61.Phản hồi bổn quân: trở về toán quân của mình