1.Chiêu Quân: Vương Tường tự là Chiêu Quân, một cung nhân của Nguyễn đế nhà Hán, sau bị gã cho vua Hung-Nô. Ði thuyền vào quá nội địa Hung-Nô, Chiêu Quân nhảy xuống sông Hắc-Hà tự tử. "Chiêu Quân cống Hồ" một đề tài thường được các nhà thơ văn xưa nay ca ngợi thương tiắc.
2.Hạnh Ngươn (Nguyên): một nhân vật trong truyện Nhị Ðộ Mai. Cũng như Chiêu Quân, Hạnh Nguyên bị bắt đi cống Hồ và cũng tự tử nhưng có người cứu vớt.
3.Cựu hiềm: thù cũ
4.Ngay chúa: trung với vua. Thảo cha: hiếu với cha. Nói một đằng Chiêu Quân, một đằng Hạnh Nguyên theo mệnh cha, hai người phải trọng đạo trung với đạo hiắu mà đành đi hiến thân cho nước Hồ.
5.Quyên sinh: vứt bỏ cái mạng sống, tự tử
6.Chung thân: trọn đời, đến khi chết
7.Nghĩa xa cũng trọn, ơn gần cũng nên: nói nghĩa vua tôi cũng như ơn (tình) vợ chồng cùng phải giử cho trọn vẹn .
8.Sự phu: thờ chồng. nói: chết đi thì mới có thể được cả hai bề : báo chúa , thờ chồng .
9.Trướng tiền: trước màn
10.Thân danh: thân mình và danh dự
11.ấm lạnh buổi nào biết đâu: nói không biết lúc nào khoẻ lúc nào ốm .
47.Bóng xế nhành dâu: như nói bóng xế về Tây. Sách Hoài Nam Tử nói: mặt trời xế về Tây, gác bóng trên ngọn cây, gọi là "tang du" (tang: cây dâu, du: một loài cây cao, gỗ bền chắc, thường dùng chế khí cụ). Người sau mượn dùng hai chữ "tang du" này để chỉ phương Tây hay ví với tuổi già.
12.Tống hành: tiễn người lên đường.
13. Ðăng đàn: lên đàn tế lễ.
14. Bức tượng: đây là bức tranh truyền thần.
15.Cửu tuyền: chín suối, chỉ dưới đất sâu, tức cõi chết, cũng như nói "hoàng tuyền" (suối vàng).
16.Xe giá: xe dùng cho vua, gia đình vua, hoặc các bậc vương hầu. Ðây Nguyệt Nga được coi là vợ vua Phiên, nên các quan đưa xe giá đến đón một cách rộn rịp.
17.Thể nữ (con gái):con gái hầu trong cung vua, tức cung nữ. Ðây Nguyệt Nga đã coi là hoàng hậu phi, nên con gái đưa đến hầu nàng, cũng gọi là thể nữ.
18.Bảo hộ: giữ gìn hộ vệ.
19.ải Ðồng: cửa ải Ðồng-Quan, xem chú thích câu 1375
20.Tóc tơ: kết tóc xe tơ, tức tình nghĩa vợ chồng.
21.Rèm châu: chính nghĩa là một thứ rèm bện bằng ngọc châu, sau thường dùng để chỉ chung những thứ rèm quí.
22.Lậu tình: tiết lộ tình hình để cho người ngoài biết chuyện.
23.Ðốc quan: chức quan đôn đốc việc Nguyệt Nga đi cống Phiên.
24.Cẩn nhiệm: cẩn thận bí mật.
25.Trá hôn: giả mạo trong công việc cưới gả, nghĩa là không đúng người đã đính ước.
26.Long phụng: lọng che vẽ hình chim phượng.
27.Âm cung: âm phủ, cõi chết. nói Nguyệt Nga còn mê mệt chưa tĩnh .
28.Quân âm: tức Quan Thế Âm, tên một vị Phật, quan là nghe xem, thế âm là âm thanh của người đời, vị Phật này thường nghe xem những tiếng kêu khổ nạn của người đời mà tìm đến chỗ giải cứu cho, nên gọi như thế.
29.Ðịnh hồn: tỉnh lại, hồn được yên định lại
30.Hà phương: phương nào, nơi nào?
31.Ðài các: dinh thự và lầu gác, chỉ nơi quan chức quyền quí. Trâm anh: cái gài tóc và cái dải mũ, chỉ hạng người sang cả.
32.Minh linh: một loại sâu (sau hóa bướm) thường cuộn tổ ở lá lúa, lá rau mà cắn hại. Kinh Thi có câu: "Minh linh hữu tử, quả lõa phụ chi", nghĩa là minh linh có con, tò vò cõng về nuôi, do đó, tục gọi "con nuôi" là: "minh linh". Việt nam cũng có câu: "Tò vò mà nuôi con nhện...". Nhưng người xưa đã không xét kỹ, tò vò bắt minh linh hay nhện đưa về, là để làm thức ăn nuôi con nó, chứ không phải để nuôi làm con.
33Nghĩ lượng: nghĩ ngợi suy tính.
34.Bảo dưỡng: giữ gìn và nuôi nấng. Nguyệt Nga sợ rằng: Bùi ông bảo dưỡng mình là có mưu toan gì chăng ?
35.Phòng hoa: căn phòng trang trí đẹp đẽ, văn vẻ.
36Tượng nhân: hình người vẽ
37.Dần lân: lân la dần dần
38.Chánh tiết: điều trinh tiết chủ yếu.
39.Bán đắt: tiếng miền Nam là đắt hàng. nói: bán đắt hàng sao không bán ngay mà lại ngồi chợ trưa nghĩa là có nhan sắc như Nguyệt Nga, ai chả say mê, việc chi mà ngồi đợi .
40.Bảy mươi mấy mặt người xưa thấy nào: do câu thơ của Ðỗ Phủ đời Ðường. Nhân sinh thất thập cổ lai hy, nghĩa là đời người ta, xưa nay ít ai sống được bảy mươi tuổi.
41.Mười hai bến nước: có lẽ là một thành ngữ chỉ con số cửa sông hoặc cửa biển của nước ta thời xưa. Bài thơ của Lê Quát đời Trần có câu: "Hải môn thập nhi ngã hoàn sơn", nghĩa là: một vùng mười hai cửa biển, ta về núi ẩn". Ðây nói số phận đàn bà lênh đênh, không biết rõ đâu là bờ bến.
42.Bâu: cổ áo. Câu này là một câu ca dao có sẵn
43.Thói nước Trịnh: nước Trịnh đời Xuân thu, có tiếng là một nước nhiều thói phóng đãng, trai gái thường tụ trên sông Trăn sông Vị, cùng nhau tặng hoa thược dược mà đùa bỡn, còn những chuyện trèo tường, đón ngõ, hẹn nhau ngoài nội cỏ, thì rất phổ biến ở trong nước.
44.Vườn dâu: đời Xuân Thu còn có nước Vệ cũng da^ʍ tục như nước Trịnh, trai gái thường hẹn hò nhau ở trên sông Bộc hoặc trong vườn dâu.
45.Hồ Dương: theo Hậu Hán thư: Hồ Dương công chúa, chị gái vua Hán Quang Vũ, góa chồng được ít lâu muốn lấy Tống Hoằng (Tống công) một đại thần của Quang Vũ. Hoằng không chịu lấy, quyết giữ trọn tình nghĩa với người vợ "tào khang" của mình (Xem chú thích ở câu 410).
46.Hạ Cơ: một người đàn bà đẹp nhưng đa da^ʍ, là con gái Trịnh Mục Công (đời Xuân thu), lấy Ngự Thúc, quan nước Trần, Ngự Thúc chết, thông tình với Trần Linh Công và các quan triều là Khổng Ninh, Nghi Hành Phủ. Sau Sở diệt Trần, lại lấy Liên Doãn Tương Lão (Liên Doãn là họ). Tương Lão chết, lại lấy Thân Công Vu Thần nước Sở