1.Truyện Tây Minh không rõ lai lịch, hoặc một tiểu thuyết cũ của Trung Quốc, hoặc là tác giả bịa ra, đó còn là một điều nghi vấn. Xét trong sách Tính-lý, Tây Minh là một bài triết là do Trương Tái nhà nho học đời Tống soạn ra, luận về đạo hiếu và đạo nhân, có lẽ Nguyễn Ðình Chiểu mượn đầu đề ấy mà đặt tên cho truyện để nêu cao cái bản lĩnh hiếu và nhân của Lục Vân Tiên, mà tựu trong là phản ánh cái bản lĩnh của mình.
2. Dữ răn việc trước, lành dà thân sau: câu này ý nói là người nghe nên trông gương nhân vật trong chuyện mà răn sợ điều lành đạ hưởng phúc yên về sau.
3.Trau mình: sửa mình (tiếng miền Nam). Trau có nghĩa là làm cho tốt hơn, đẹp hơn.
4.Ðông Thành: tên một huyện ở tỉnh An-huy, Trung Quốc. Những địa danh trong truyện Lục Vân Tiên không chắc chắn là chỉ những địa điểm ở Trung Quốc. Ở tỉnh An-giang (Châu-đốc) xưa kia cũng có Ðông-Thành và con sông Ðông-Thành.
5.Tu nhân tích đức: sửa điều nhân, chứa điều đức, nghĩa là làm cho lòng thương người, trí làm lành của mình ngày càng tăng thêm.
6.Nấu sử sôi kinh: học kinh và sử nhiều lần cho thật chín.
7.Sân trình: sân nhà họ Trình (tức anh em Trình Hiệu hiệu Minh Ðạo và Trình Di hiệu Y Xuyên, là hai nhà đại nho đời trước thuật các sách nho giáo, dạy được nhiều học trò hiền tài ở thời bấy giờ). Người ta thường nói cửa Khổng (Khổng Tử) sân Trình là chỉ những người theo nèn nếp đạo nho hay những trường học tậo đạo nho.
8.Khởi phụng đằng giao: con phượng trỗi dậy, con rồng bay cao, chỉ văn chương xuất sắc lỗi lạc.
9.Ba lược sắc thao: do chữ Hán Tam lược, Lục thao, tên hai quyển sách nói về cách dùng binh.
10.Xẩy nghe: chợt nghe, sực nghe.
11.Tôn sư (si): thầy học đáng kính trọng. Chữ sư chính âm đọc là chữ si, ta đọc chệnh ra sư.
12. Cửa thánh: chỉ trường học đạo thánh, cũng như cửa Khổng.
13. Khí tượng: cái nghĩa cũ: cái khí thế, cái dáng cách biểu hiện ra bên ngoài. -nghĩa mới: hiện tượng của không khí, như mưa gió, nóng lạnh v.v... Ðây dùng nghĩa cũ. Xuê: xinh tốt, đẹp đẽ (tiếng miền Nam). ý Vân Tiên nói: những đạo đức và nghề văn nghề võ mà thầy trau giồi cho bản thân tôi nó đã dành chứa ở phần tinh thần bên trong và biểu lộ ra phần khí tượng bên ngoài một cách tốt tươi.
14.Long Vân: rồng mây. Kinh dịch có câu "Vân tùng long, phong tùng hổ", nghĩa là mây theo rồng, gió theo cọp, ý nói những vật cùng khí cùng loại thường cảm ứng và tìm đến với nhau, như rồng hiện thì mây kéo lại, cọp gầm thì gió sinh ra, người sau nhân ý ấy dùng chữ long vân hay phong vân (gió mây) để chỉ sự gặp gỡ tốt đẹp trong một cơ hội, như vua giỏi tôi hiền gặp nhau, hay thi đỗ, công danh thành đạt...
15. Lập thân: lo cho thành người có sự nghiệp giúp dân giúp nước.
16. Lăm: rắp toan nhưng có ý quyắt tâm
17 Ven: bên, quyết bắn nhạn bên mây, nghĩa là muốn trổ tài để thỏa chí.
18. Tôi: đây có nghĩa là học trò. Tác giả dùng chữ tôi, tớ để chỉ học trò trong câu: Thầy đeo đoạn thảm tớ vương mối sầu.
19. Báo hổ: báo đáp đền bù. Hiển vang: hiển vinh. ý nói: Làm người vừa phải lo đền ơn thầy học, ơn cha mẹ vừa phải lo xây dựng công danh sự nghiệp của mình.
20. Tai nàn: tai nạn.
21. Khoa tràng (trường): chính nghĩa là trường thi, nơi thi cử, mượn dùng là việc thi cử hay kỳ thi cử. Ðây nói: xét theo số phận thì còn lâu mới thi đỗ.
22.Máy trời: do chữ Hán là "thiên cơ", cái lẽ huyền diệu của trời.
23. Ðục trong: dịch chữ Hán thường: thanh trọc, những thói hay dở ở đời.
Trong truyện Lục Vân Tiên cũng như trong những văn thơ khác, Nguyễn Ðình Chiểu thường dùng hai chữ đυ.c, trong để hình dung một cách cụ thể đạo đức nhân nghĩa (trong) và bất nhân bất nghĩa (đυ.c).
30. Phong trần: gió bụi. Danh từ này có ba nghĩa: 1) chỉ cõi đời rối ren hỗn tạp; 2)chỉ cảnh lữ khách gian khổ hay nói chung sự gian khổ ở đời; 3)chỉ việc giặc giã loạn lạc. ở đây dùng chỉ cõi đời rối ren, phức tạp và gian khổ.
31. Phù thần: đạo bùa thiêng để hổ mệnh.
32. Nghèo: hiểm nghèo, nguy hiểm.
33. Hậu đàng: (hậu đường): nhà sau.
34. Khoa kỳ: kỳ thi cử. Ðây nói thời kỳ thi đỗ.
35. Ðức bạc: đức mỏng, không được bao nhiêu.
36.Tài sơ: sơ là thô sơ, ý nói không giỏi.
37.Công thư: công: chuyên làm một việc gì, công thư: chuyên vần vẳ sách vở.
38.Nên hư: do chữ Hán "thành bại", nhưng dùng nghĩa rộng hơn: cùng thông, bĩ thái, hay dở, tốt xấu v.v... ở đây dùng như nghĩa hay dở.
39. Minh: Rõ ràng.
40.Ngõ sau: ngõ hầu sau lúc ấy.
41.Ðăng trình: lên đường.
42.Án: Bàn đọc sách.
43.Vạn lý trường đồ: đường dài (xa) muôn dặm.
44.Tiểu sinh: học trò nhỏ tuổi, tiếng xưng hô khiêm tốn.
45.Song đường: cha mẹ, lấy ở chữ Hán "xuân đường" và "huyên đường" (chữ xuân ta quên đọc là thung, nhưng chính là âm xuân). Người ta thường gọi cha là "xuân đường" (nhà xuân) và mẹ là huyên đường (nhà huyên).
46.Tuổi hạc: Hạc là loài chim sống lâu, tiêu biểu tuổi già.
47.Âm hao: Tin tức.
48.Tiền đường: nhà trước, nhà trên.
49.Nhân cơ tàng sự: nhân cơ hội coi trăng mà ngụ ý việc người trong lời nói bí ẩn để chỉ bảo Vân Tiên.
50.Khôi tinh: sao Thiên khôi. Theo thuật số tử vi, sao Thiên khôi chủ về văn học, sao Tử vi chủ về thân mệnh người ta. Cả câu ý nói: sao văn rạng lên, văn chương được nổi danh, nhưng sao mệnh lại mờ đi vận hạn gặp không may, đó là giải nghĩa theo chữ "lòa" là lu mờ. Lòa còn nghĩa là sáng chói, nên có người giải: văn tài đã rạng rỡ, thì thân phận cũng cao quí, nhưng xét đoạn văn, dưới có câu: Thỏ vừa ló bóng, gà vừa gáy tan (năm mão vừa học thành tài, năm dậu đã bị hoạn nạn), ngụ ý tài và mệnh tương phản với nhau, thì câu này cũng nên giải theo ý nghĩa tương phản, cái nọ tỏ thì cái kia mờ, để cho mạch văn được trên dưới hô ứng với nhau.
52. Theo cách tính năm, tính tuổi trong môn thuật số, ngựa tiêu biểu năm "ngọ" , thỏ năm "mão", gà năm "dậu", chuột năm "tí", ám chỉ năm "nhâm tí". Ngựa chạy đường xa: ý nói
Thân thế Vân Tiên còn phải trải nhiều gian khổ, như con người, như con ngựa còn phải chạy hoài trên khoảng đường xa.
53. Bắc phang (phương): phương Bắc, tính theo thập can, thuộc về "nhâm" và "quí". Bắc phang gặp chuột: tức "nhâm" gặp "tí", ám chỉ năm "nhâm tí". Mấy câu này cụ thể hóa "máy trời" và việc coi trăng mà Vân Tiên chưa hiểu rõ. Ðại ý là: Vân Tiên tuổi ngọ, cái tuổi còn nhiều vận hạn, đến năm mão học thành tài đi lập công danh, nhưng năm dậu gặp tai nạn, phải đắ năm nhâm tí mới công danh trọn vẹn.
Ðối chiếu với tiểu sử Nguyễn Ðình Chiểu thì năm sinh nhằm năm nhâm ngọ (1822, tuổi ngựa), năm thi đỗ là quý mão (1843, Thỏ vừa ló bóng), năm bị mù là kỷ dậu (1849 -gà đã gáy tan), đúng với sự việc trong mấy câu này. Trong Lục Vân Tiên, tác giả đã tự thuật thân thế mình.
54.Tiền trình: bước đường trước mắt, tức là tương lai.
55.Bĩ thái: 2 tên quẻ trong kinh Dịch, bĩ tượng trưng sự cùng khốn, thái tượng trưng hanh thông, Bĩ cực thái lai: cái cùng đến hết mức thì cái thông trở lại, hết khổ đến sướиɠ.
56. Việc ai chớ sờn: chớ sờn lòng về việc làm của người đời (ám chỉ những việc lừa đảo, bất nhân của Trịnh Hâm và Võ công sau này).
57.Keo sơn: hai chất dẻo, dính dùng để gắn đồ vật. Người ta thường dùng để chỉ sự bẳn chặt khăng khít trong tình bạn bè. ở đây có nghĩa là gắn bó đinh ninh.
58.Thiên các nhất phương: mỗi người một phương.
59.Tử lộ: tên của Trọng Do, một hiền triết đời Xuân thu, học trò Khổng tử, nhà nghèo, thường đội gạo thuê, lấy tiền nuôi mẹ.
60.Nhan Uyên: Nhan Hồi, tên tự là Tử Uyên, một hiền triết đời Xuân thu, học trò giỏi nhất của Khổng tử, ông sống trong cảnh nghèo, (một giỏ cơm hầm, một bầu nước lã, ở nơi hang cùng ngõ hẻm) mà vẫn vui vẻ, dốc lòng học đạo. Cả hai câu có ý nói: với những hành lý thanh đạm của nhà nho, Vân Tiên vui vẻ lên đường, không quản ngại dãi dầu.
61.Cá nước: Chỉ sự gặp gỡ mà tương đắc với nhau, như cá với nước. ở đây chỉ sự thi đỗ, công danh thành đạt
62.Phỉ nguyền: thỏa lòng. Cả hai câu ý nói: biết bao giờ cá nước gặp duyên, công danh thành toại, để con người trung hiếu sẽ làm rạng rỡ gia đình và thỏa chí giúp vua giúp nước.
63. Tách dặm: rời bước trên dặm đường.
64.Xông sương: xông pha sương gió.
65. Vơi vơi: nghĩa chính của tiếng Bắc là cạn bớt, cạn dần dần, hơi vơi. ở đây, tác giả dùng theo tiếng miền Nam, nghĩa là thăm thẳm. ở câu 234 "Dặm dài vơi vơi" câu 279 " vơi vơi đất rộng trời dài" dưới đây cũng như ở câu này, chữ "vơi vơi" đẳu dùng với nghĩa thăm thẳm, mênh mông. Dặm cũ: tức dặm đường về nhà.
66.Lân gia: nhà hàng xóm. Ðây nói nhà ở gần đó.
67.Tiểu tử: chú bé. Nhân dân thấy Vân Tiên ít tuổi nên gọi là như thế.
68. Sơn dài: bọn cướp ở núi. Có lẽ trên quả núi mà bọn cướp ở có cái đài, nên gọi là sơn đài.
69.Phân qua: bày tỏ qua.
70. Thôn hương: thôn làng.
71.Lạnh lùng: tiếng miền Nam, ý nói dung nhan rất đẹp.
72.Thục nữ: người con gái có đức hạnh tốt, đoan chính dịu dàng.
73. Thất phu: kẻ tầm thường, đâu là kẻ hèn mọn, thô bỉ.
74.Âu: tức ưu, là lo. Chữ này là chính âm là ưu, ta đọc chệch là ưu.
75.Lôi đình: sấm sét.
76.Ðinh: dừng lại.
77.Qua, bậu: tiếng miền Nam "qua" là ta, "bậu là "người", mày.
78. Họa hổ bất thành: vẽ hổ không nên hình. Ðây nói: Vân Tiên muốn giúp người, nhưng e rằng làm không nên việc, lại gặp tai nạn.
79.Hồ đồ: lờ mờ, không rõ ràng. Ðây nói không nghĩa lý chính đáng.
80.Bịt bùng: kín mít.
81. Tả xung, hữu xông: đánh vào bên trái, xông sang bên phải. Tung hoành trong trận.
82.Triệu Tử: chàng họ Triệu. Triệu Vân tên là Tử Long, một tướng tài của Lưu Bị đời Tam quốc, một mình phá vòng vây của Tào Tháo ở trận Ðương Dương bảo vệ được A Ðẩu là con nhỏ của Lưu Bị.
83.Thân vong: thân mạng mất đi, tức là chết, nghĩa giống như chữ "mạng vong". Ðây nói là chết bỏ thân.
84.Khôn phô: phô là bày ra. ý nói trong xe chật hẹp, không để đứng lên để là lễ chào được.
85.Mang tai bất kỳ: thình lình gặp tai nạn.
86.Khuê môn: (quê môn) cửa phòng con gái. Chữ khuê chính là âm quê (chữ khuê là sao khuê cũng thế). Khuê môn phận gái: việc của con gái là chỗ buồng the, không đi ra ngoài.
87. Chưa hãn dạ này: tức dạ này chưa hãn, văn đặt đảo ngược. Hán chưa rõ (tiếng miền Nam). Ðây Vân Tiên nói: Lòng này nghi hoặc, chưa rõ sự tình thế nào?
88.Tì tất: đày tớ gái.
89.Tây-xuyên: tên một tỉnh xưa ở phía Tây tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), ở tỉnh An Giang (Châu Ðốc) nước ta xưa cũng có quận Tây Xuyên.
90. Hà Khê: trong nguyên từ điển Trung Quốc không có địa danh này. ở tỉnh Hà Tiên nước ta trước kia có những huyện Hà Châu, Hà Âm, Hà Dương. Có thể Nguyễn Ðình Chiểu đã dựa vào những tên ấy đã đặt ra tên Hà Khê chăng?
91. Nghi gia: chính nghĩa là hòa thuận cửa nhà (nói người con gái khi về làm dâu). Ðây chỉ việc lập gia đình, lấy chồng.
92.Bất bình: không thường, việc xảy ra trái ý mình.
93.Hay vầy: biết như thế này (thường dùng ở miền Nam).
94.Ðăng trình: lên đường, cũng như thượng trình.
95.Quân tử: người có tài đức hơn người. Trong khi xưng hô giữa nam với nữ, tiếng quân tử có nghĩa là "chàng" như "Trách người quân tử bạc tình" (Ca dao) "Ðã lòng quân tử đa mang" (Truyện Kiều)
96.Tiện thϊếp: người đàn bà hèn mọn. Tiếng xưng hô khiêm tốn của phụ nữ ngày xưa. Những danh từ quân tử và tiện thϊếp chỉ thường dùng trong văn thư cổ.
97.Chút tôi: cái tôi nhỏ,cũng như tiếng chút thân,chút phận, cách nói khiêm tốn.
98.Ðã phần: đã là phần của tôi.
99.Báo đức công thù: đáp ơn đức, trả công lao.
100.Kiến ngãi (nghĩa)bất vi: thấy việc nghĩa không làm. Sách Luận ngữ có câu: "Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã", nghĩa là thấy việc nghĩa không làm, không phải là người mạnh vậy.
101.Phi anh hùng: chẳng phải anh hùng.
102.Thanh tao: trong trẻo
103.Phôi pha: nhạt đi, phai đi, kém vẻ đằm thấm, nhạt nhẽo lãnh đạm
104.Lục thị: họ Lục
105.Thuyền quyên: cái trạng thái tốt đẹp dễ coi, nói chung cả người và vật (như hoa, cây, trăng v.v...). Ta thường dùng để chỉ người "phụ nữ đẹp" hay người "phụ nữ" nói chung
106.Tri âm: hiểu biết tiếng đàn. Nghĩa rộng là người biết mình, hiểu rõ mình, người bạn chí tình.
107.Thìn: tiếng miền Nam cũng như giữ gìn.