Nơi Làm Tổ

Chương 3: Kinh hãi

Tuyết rơi trên vai Cù Lận, nhẹ nhàng tan ra.

Anh đến Lặc Cách được một năm, trải qua đủ bốn mùa, đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy tuyết ở đây.

Trước mặt Cù Lận là một bé gái đang ngồi trên ghế gỗ chơi với chiếc khăn trùm đầu màu đỏ.

Đường Vân được lão Đường nhận nuôi, họ Đường trong tên cô bé là do ông đặt. Nó là con lai. Cha là người Trung Quốc, bị gϊếŧ trong một cuộc tấn công bằng súng một tháng trước. Còn mẹ hiện tại không biết đang phơi xác nơi đâu.

Cù Lận bị Đường Vân thách thức trùm chiếc khăn màu nổi bật nhằm trêu chọc. Anh biết điều đó nhưng cũng không để ý, con bé thấy vui là được.

Hôm nay, Đường Vân rất ngoan ngoãn ngồi ăn cơm, ai nấy đều cảm thấy vui vẻ.

Lúc lão Đường nói chuyện với Cù Lận, con bé cũng nghe thấy, thắc mắc hỏi: "Yêu tinh là gì thế ạ?"

Lão Đường mỉm cười giải thích, "Là một quái vật."

Đường Vân vẫn như cũ không hiểu.

Ông vừa dứt lời, Cù Lận liền đứng dậy, đôi mắt ôn hòa tối sầm lại, liếc mắt nhìn sang.

Cảm thấy một tia trách móc trong mắt Cù Lận, lão Đường ngay lập tức sửa lại lời nói: Yêu tinh chính là người tốt.

Ông giơ tay ra trước mặt Cù Lận, bày ra dáng vẻ đầu hàng.

Sau đó, anh đứng dậy, có ý rời sân sau. Trước khi đi khỏi, Cù Lận quay lại nói với lão Đường một câu: "Ông đã lớn tuổi rồi, chú ý lời nói đúng mực." Đừng tùy ý lấy người lạ ra đùa giỡn.

Lão Đường hỏi anh: "Cậu sẽ đi cùng cô gái ấy đến Tát Thác?"

Cù Lận trả lời: "Tôi đã đáp ứng với Phó Nghiên Sanh."

Nói lời giữ lời cũng chính là nguyên tắc cơ bản của đạo làm người.

Nhưng cũng có thể không cần thiết phải đi, cô gái ấy chưa chắc đã cần anh.

Nếu cô không cần, anh sẽ không đi nữa.

*

Ở cùng nhà, ngăn cách nhau bởi một vách ngăn.

Cô gái hỏi Khương Hồ bằng giọng tiếng Trung không chuẩn: "Cô ở đây lâu không?"

Nếu ban nãy Khương Hồ không nghe được tiếng huýt sáo cùng giọng điệu ngả ngớn của cô gái kia, có lẽ cô sẽ vui vẻ trả lời.

Nhưng bây giờ, cô không muốn quan tâm.

Khương Hồ trước nay luôn rất cảnh giác. Đây là thói quen do độc thân lâu ngày.

Nhưng im lặng không thể giải quyết được vấn đề. Cô gái cứ nhìn Khương Hồ, chờ đợi cô trả lời.

Sau một lúc, Khương Hồ lên tiếng: "Phiền cô, phòng của tôi ở đâu?"

Câu hỏi ban nãy bị làm lơ, cô gái nhìn Khương Hồ rồi quay lưng dẫm mạnh chân "bịch, bịch, bịch" đi lên cầu thang. Khương Hồ theo chân cô lên tầng hai.

Có lẽ ban nãy Khương Hồ tỏ thái độ lạnh lùng nên khi vừa mở cửa, cô gái đó liền lặng lẽ rời đi, không còn nhiệt tình như lúc mới gặp.

*

Căn phòng không lớn, bàn ghế bám đầy bụi.

Khương Hồ miết ngón tay lên bàn, một vệt đen lưu lại trên tay cô.

Đặt hành lý xuống sàn, cô lấy ra một chiếc khăn lau bàn gỗ cẩn thận.

Sau khi làm xong, cô lấy ra bản thảo của Amandine, lật xem một trang.

"Trời đêm mưa gió thấm ướt cửa sổ. Đáng ra tôi nên đóng kín lại, nhưng không, tôi muốn nó được tự do. Ngoài kia, dưới mái hiên, đối diện cửa sổ, một người đang đứng trú mưa. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy người đàn ông ấy."

Cô đặt bảo thảo xuống, nhìn ra cửa sổ, quan sát cảnh vật bên ngoài qua ô cửa kính đã ố vàng, nhuốm màu thời gian.

Tuyết rơi, tan chảy thành vệt nước, đọng trên cửa kính.

Qua tầm nhìn không rõ ràng, Khương Hồ nhìn thấy khoảng sân sau của quán.

Nơi đó có hai người, thân hình đối lập.

Trong đó, có một người dáng người đĩnh bạt, hai chân đứng thẳng như cây bạch dương, anh đứng đó, dưới không gian phủ đầy tuyết trắng, vai rộng hiên ngang không hề run lạnh.

Sau đó, Khương Hồ liền đưa mắt nhìn toàn cảnh hậu viện.

Đồ vật được sắp xếp ngay ngắn, trật tự.

Một chiếc cối đá cũ kỹ thô sơ cần rất nhiều sức người để hoàn thành công việc. Cô đã nhìn thấy thứ như vậy khi đi du ngoạn miền Nam tìm hiểu phong tục. Khương Hồ đã tự hỏi liệu ở đây người ta có dùng nó để xay ngũ cốc. Vài chậu cây xanh đặc biệt mà cô không thể gọi tên, có lẽ là loại cây đặc trưng nào đó của địa phương. Ngoài ra, còn có hai cái bộ bàn ghế đá vuông, chắc hẳn là nơi mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, hoặc cùng nhau uống rượu kể chuyện dưới trăng...

Nhìn quanh một vòng, Khương Hồ thu hồi tầm mắt, lại nhìn vào hai người trưởng thành đang đứng trong sân cùng đứa trẻ.

Người đàn ông dáng người rắn chắc cất bước rời khỏi sân.

Khương Hồ hướng đôi mắt tập trung vào anh, tình cờ anh cũng ngước lên nhìn về phía cửa sổ nơi cô đang đứng.

Ở một khoảng cách không tính là gần, còn qua ô cửa sổ bám bụi cũ kỹ, nhưng Khương Hồ vẫn có thể nhìn rõ mặt người kia.

Môi mím lại thành một đường, đôi mắt đen, cảm giác nhìn vào sâu thăm thẳm.

Để dỗ một đứa trẻ, anh có thể trùm chiếc khăn đỏ.

Anh ta tên là Cù Lận.

Khương Hồ nhớ câu đầu tiên anh nói khi gặp mặt chính là tên anh.

Cô nhớ kỹ.

*

Khương Hồ thu hồi tầm mắt.

Cù Lận đứng đó nhìn cố định vào một điểm, hình bóng phía sau ô cửa đã biến mất.

Anh đi vào nhà, thấy Alma, cô gái vừa chào Khương Hồ, đang ngồi trong sảnh nhà hàng, đung đưa đôi chân dài.

Nhà hàng không có đầu bếp, hoạt động kinh doanh năm nay gần như bị đình chỉ.

Khách lẻ tẻ đến quán, tiếp đón hay không còn tùy vào tâm trạng của lão Đường.

Chiến tranh mới kết thúc, lạm phát khiến vài đồng lira khách để lại vô giá trị, người đến ăn cũng chẳng có mấy, kinh doanh không có lãi khiến lão Đường không có hứng thú.

Ông còn đang cân nhắc xem có nên quay về Trung Quốc kiếm lấy chút tiền hay không.

Cù Lận đi thẳng đến quầy thu ngân, xé một tờ giấy trắng trong sổ sách.

Anh viết vài dòng, đưa tờ giấy cho Alma, ngồi cách đó không xa: "Giúp tôi đưa nó cho vị khách trên lầu."

Alma nhảy lên, túm mạnh lấy tờ giấy khiến nó gần như bị xé rách.

Cô rất vui lòng giúp đỡ.

Thấy vậy, Cù Lận nhíu mày, nghe Alma hỏi: "Cù Lận, sao cậu không tự đi?"

Alma hỏi dứt lời, nhìn vào dòng chữ trên tờ giấy.

Cô đã đi theo lão Đường học tiếng Trung Quốc nhiều năm. Chữ viết của Cù Lận ngay ngắn, giống như chữ in, rất dễ đọc.

Ký tự không phức tạp, cô vừa nhìn liền có thể nhận ra.

1. Bữa tối cô muốn ăn gì?

2. Có nhu cầu khác không?

Cù Lận không trả lời câu hỏi của Alma, anh không có cách nào để mở miệng nói ra câu - anh không đi là bởi giới tính khác biệt yêu cầu của cô.

Anh không có khả năng chui vào bụng mẹ, sinh ra một lần nữa.

*

Chữ viết tinh tế như vậy, nhiều năm rồi, Khương Hồ chưa từng gặp qua. Những cái tên ký trên bản hợp đồng mà cô nhìn thấy đều xiêu vẹo, nguệch ngoạc, không ra hình dạng, có kêu cha gọi mẹ chắc cũng không thể nhận ra.

Cầm tờ giấy trên tay, Khương Hồ liếc qua vài lần.

Mọi người đều nói chữ viết giống như lời nói.

Những lời nói rất êm tai, vậy là đàn ông?

Khương Hồ nhanh chóng viết câu trả lời vào tờ giấy, cô không có ý định thể hiện thư pháp.

Alma mang xuống, trả nó cho Cù Lận.

Trên tờ giấy, mỗi câu hỏi được viết thêm hai từ ngắn gọn bên cạnh.

1: Đều được.

2: Không có.

Ngoài ra, Khương Hồ còn viết thêm hai từ: Cảm ơn.

Khác với chữ viết của Cù Lận, nét chữ Khương Hồ viết nguệch ngoạc, xiêu vẹo như là đồng cỏ bao la bị gió thổi loạn, cũng giống như bùn văng đầy mặt đất.

Dáng vẻ của cô ấy quá tinh xảo, thật không có cách nào liên tưởng đến hình tượng này.

Cù Lận nhớ rõ lần đầu gặp mặt Khương Hồ.

Cô không nhiệt tình.

Lời lẽ không thân thiện.

Còn phân biệt giới tính.

Lớn lên... xinh đẹp.

Cù Lận cảm thấy người Phó Nghiên Sanh nhờ anh chăm sóc thật phức tạp và khó hiểu.

Ồ, nhân tiện, cô ấy không hiểu tiếng Ả Rập, ở Lặc Cách coi như là mù chữ.

*

Dưới lầu, lão Đường chuẩn bị một nồi hầm lớn cho bữa tối.

Trên lầu, Khương Hồ còn chưa sắp xếp hành lý. Giường đệm cô cũng chỉ vừa sửa soạn qua loa. Không mất nhiều thời gian, Alma mang bữa tối lên cho cô.

Không cần cùng bàn với người lạ, tách ra ăn riêng khiến mọi người đều thoải mái.

Làm xong mọi thứ, Khương Hồ mở cửa, đi xuống cầu thang.

Ngay khi cánh cửa mở ra, cô nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ dưới lầu.

Là kinh kịch. Khương Hồ cũng không lạ lẫm gì với đoạn trích đang phát, Tưởng Thiệu Nghi thường nghe nó, "Bá Vương biệt Cơ".

Xướng chính là: "Lưu bang dữ cô cựu hữu, nhĩ bất như tùy liễu tha khứ, dã miễn đắc cô thử khứ huyền tâm." (Câu này tui hổng biết dịch sao cho mượt, đành để nguyên văn Hán Việt, cầu người giúp đỡ~)

Theo sau là Ngu Cơ độc thoại: "Đại vương! Người xưa nói: Trung thần không thờ hai chủ, liệt nữ không gả nhị phu."......

Một đoạn tình cảm toàn tâm toàn ý, người vong, ta cũng nguyện đi theo, lưu truyền nhân gian đã nhiều năm.

Khương Hồ đứng trên lầu, lắng nghe một lúc, rồi chầm chậm bước xuống cầu thang.

Không ngạc nhiên, người đang nghe kinh kịch là Đường Kiến Thiện.

Lão Đường thấy Khương Hồ đi xuống liền chào hỏi.

Cô còn chưa bước tới, Alma đột nhiên từ sân chạy vào. Thấy Khương Hồ đang nói chuyện với lão Đường, liền nắm tay cô kéo sang một bên, khẽ hỏi: "Này, cô có muốn đi tắm không?"

Khương Hồ nhìn Alma.

Cô ấy đang quấn khăn tắm, khoác bên ngoài thêm một chiếc áo, tóc vẫn ướt, khẽ rùng mình vì lạnh.

Alma chớp mắt, tiếp tục nói: "Tôi quên không nói cho cô biết lúc chiều. Phòng tắm nằm ở góc sân sau. Lão Đường già rồi, lại không hiểu phụ nữ, hẳn sẽ không nói những điều này."

Cô ấy mỉm cười mang theo một tia lấy lòng.

Lần này không ngả ngớn, chỉ mang tâm ý nhiệt tình.

Tắm rửa thực sự là thứ Khương Hồ cần. Đứng ngoài sân bay Lặc Cách mấy chục phút, mặt cô đã dính đầy đất cát.

Nhìn thời gian, đã gần chín giờ tối.

*

Bước vào phòng tắm, Khương Hồ đã biết thế nào là phòng tắm địa phương.

Diện tích nhỏ hẹp, chưa đầy ba mét vuông, được dựng đơn sơ bằng nhựa và sắt.

Khương Hồ có thể cảm thấy gió lùa trên đầu.

Cô nhìn lên, thấy vài khe hở trên trần.

Nước được xả vào xô, không có vòi sen cũng như bồn tắm.

Thực ra, Khương Hồ cũng không hy vọng gì nhiều vào môi trường sống ở Lặc Cách và Tát Thác - nơi cô muốn đến. Tất cả đều trong dự liệu của cô.

Cô phải ở lại đất nước này trong một khoảng thời gian, sinh hoạt chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, chẳng hạn như việc tắm.

Khương Hồ tắt đèn.

Từng đường cong của ngực và hông dần lộ ra đầy quyến rũ dưới trang phục.

Bỗng nhiên một tiếng động lớn phát ra. Đó là tiếng nổ chói tai được tạo ra bởi vật bị thả ở độ cao rơi xuống đất, từ xa đến gần, hết đợt này đến đợt khác vang lên.

Chấn động này khiến bốn bức tường của phòng tắm bắt đầu rung lên. Lỗ hổng trên trần nhà cũng bắt đầu nứt ra, rơi xuống, nhằm thẳng vào mặt cô.

Mẹ kiếp.

Cô loay hoay tìm kiếm sự giúp đỡ. Ai đó đột nhiên mở cửa, cơ thể trần trụi của cô được bao bọc bởi l*иg ngực rắn chắc, ấm áp.

Tấm sắt trên trần rơi xuống, đập vào lưng người đàn ông.