Hắc Oa

Q1- Chương 060: Quê nhà, nhà quê.

Trong rừng núi, sau ruộng nương, tiếng đọc sách vang vang, cảnh tượng đậm khí chất thần tiên ... Ớ, sao vang vang được một tẹo là ngừng rồi, trời cao gió mát, buổi chiều trong núi dễ chịu nhất, có lẽ là chàng trai nhà nào đó, đọc sách mệt, chợp mắt chốc lát đây mà.

Gần rồi, gần thêm một chút ...

Dưới cây hạch đào lưng chừng núi, một chàng trai đang chuyên tâm ... nhai hạch đào xanh, sắp tới mùa thu hoạch hạch đào, hạch đào xanh tới đen rất to, dăm ba quả kết thành chùm. Chỉ thấy chàng trai đó tay cầm dao lưỡi cong, lướt dao một cái tách thành hai nửa, lộ ra tâm hạch đào, chớp mắt quả hạch đào mát đi một nửa, bóc vỏ ra là phần nhân màu trắng nõn, đó là thứ ngon nhất nhân gian, non mà giòn, ngọt thơm tích miệng, đợi sau khi thu hoạch, phơi nắng, vỏ và nhân dích lại thành hạch đào già, vị sẽ kém hơn nhiều.

Tiếng nhai rau ráu, chẳng mấy chốc là bên cạnh có đống vỏ, bên đống vỏ là cuốn ( Thân luận )!

À, là thứ ắt phải thi của cảnh sát.

Ồ, ngẩng đầu lên rồi, oa đẹp trai thật đấy, da trắng mắt sáng, vẻ mặt nhàn nhã lười nhác, chẳng phải Giản Phàm bị mẹ đuổi về quê thì là ai?!

Chính là Giản Phàm rồi, khí sắc tốt lắm, chẳng có vẻ gì buồn phiền, với y cuộc sống ở thôn quê còn khoái hoạt hơn ở thuyện thành, tỉnh thành, mỗi ngày chui vào núi nướng củ khoai, hái hạnh, quỳ hoa, chơi sướиɠ thân chẳng ai quản. Đương nhiên, thích nhất vẫn là ngồi dưới cây ăn hạch đào, thứ mỹ vị này không phải ai cũng hưởng thụ được.

Xem sách một lúc, ngủ một giấc, ăn một hồi, bật điện thoại lên nghe ca hát.

Sướиɠ đến thế là cùng!

Giản Phàm uể oải vươn mình ngáp một cái rõ to, đưa tay lên xem đồng hồ, hơn 5 giờ rồi này, xong rồi, nhiệm vụ hôm nay đã hoàn thành, dẹp đường về phủ.

Đứng dậy phủi cỏ dại bụi đất trên người, nách kẹp sách, men theo con đường nhỏ quanh co xuống núi, khi qua mảnh đất nhà mình, Giản Phàm thấy ông nôi, hô lớn: “ Ông ơi, chúng ta về thôi.”

“ Xong ngay đây. “ Ông già quay đầu lại, cái đầu trọc lóc, khuôn mặt quắt queo như cây già, râu bạc thơ, tiên phong đạo cốt:

“ Thôi, để cháu giúp ông. Ông này, chú không cho ông ra ngoài mà, ngày nào ông cũng đắp đất làm cái gì?” Giản Phàm ném sách chạy tới, thoáng cái sẵn tay áo lên làm việc:

“ Giữ nước, một trận mưa thu, nước ở lại đất, mấy ngày nữa trồng vài nhánh hành.” Ông già nghiêm túc nói, giọng có lẫn chút khẩu âm Thiểm Tây, khá khó nghe.

Hai người hợp lực đắp mấy miếng đất vào bờ lũy, đập vài cái cuốc, coi như thành công, rửa tay qua loa ở vũng nước bên cạnh thế rồi vui vẻ đi về.

Vác cuốc kẹp sách, đi theo sau lưng ông nội, ba anh em của cha, chú ba làm đổn trưởng đồn công an, bên trên còn có chú hai ở nhà làm nông, Giản Phàm tử nhỏ lớn lên bên cạnh ông bà nội, rất thông thuộc nơi này.

Ông già vừa đi vừa sờ túi lấy giấy thuần thục cuộn một điều thuốc lá, quay đầu nhìn cháu trai: “ Phàm à, năm nay cháu bao tuổi rồi?”

“ 24 ạ.”

“ Lớn rồi, khi mới theo ông ra ruộng cao có chừng này, ha ha ha, chớp mắt đã thành chàng trai rồi.” Ông già cười sang sảng, minh họa chiều cao đứa bé bảy tám tuổi:” 24 ... 24 rồi, sao còn chưa cưới vợ? Thu Hồ, Đại Nha hay chơi với cháu khi còn nhỏ ấy, con lớn tướng rồi.”

Giản Phàm phân bua:” Ông ơi, người trong thành phố đều kết hôn muộn ạ.”

“ Muộn cái rắm ấy! Kết hôn sớm, sinh con sớm, con lớn lên còn trông coi việc nhà, cha cháu đã kết hôn muộn lắm rồi, bằng vào tuổi nó đã có cháu nội ... Mau, mau lên, về nhà bảo ông nói chúng là muốn thấy chắt rồi. “ Ông nội nghe thấy kết hôn muộn là không vui:

“ Hì hì, ông muốn cháu cưới cô vợ thế nào? Lần sau cháu dẫn về cho ông xem.” Giản Phàm nói đùa:

Mỗi lần cháu trai có nghi vấn, ông nội đều có câu trả lời kinh người: “ Ông bảo cháu biết, cưới vợ, giống làm ruộng ấy, ruộng màu mỡ, sinh ra cả đống thằng cu, ruộng mà bạc, sinh ra toàn nha đầu, thứ lỗ vốn. Còn có thứ vợ, giống như đất phèn bên sông, trồng mà không có thu hoạch, thế thì không được, loại vợ đó là không được. Về thành phố mà không tìm được, bảo bà nội cháu kiếm trong thôn cho một cô, đảm bảo mắn đẻ, hai năm một lứa.”

Ông nội đi trước đinh ninh dặn dò, Giản Phàm theo sau cười ngặt ngoẽo, ông nội tuổi cao rồi, đầu óc cũng cổ hủ, tư tưởng vẫn dừng ở thời trước giải phóng. Cả đời ông đi xa nhất chỉ tới huyện thành, ra khỏi nhà là ngủ không ngon, dù có tới nhà Giản Phàm chơi chăng nữa thì cũng ở được ba ngày là đòi về nhà, nói không thoải mái.

Đúng rồi, nhà ở bên đường! Nhà là xưởng rượu, xưởng rượu là nhà.

Trong nhà một năm bốn mùa sực nức mùi rượu, sân trước chính là xưởng rượu, trong hai hàng nhà trệt đều là chum rượu, sân sau mới là nơi ở của cả nhà, trồng một cây táo, dưới cây là cái bàn đá, đầy ý vị thôn dã.

Sáu gian nhà lớn, ông bà ở một gian, nhà chú ở hai gian, mấy gian còn lại để cho hai người con khác, có điều e là không ai ở nữa. Hai ông cháu về nhà, rửa mặt, nổi đã đặt trên bếp, Giản Phàm ném sách xuống, nói tới nhà La Oa ở thôn bắc, khép cửa ra ngoài.

Ngõ hẹp căn nhà đá, bức tường đất loang lổ.

Cảnh sắc trong thôn so với ký ức mười mấy chẳng khác gì mấy, đi từ nhà ra, qua cái chuồng lợn vẫn thối nồng nặc như vậy, lợn mẹ lợn con ủn ỉn tranh ăn với nhau, khi nhỏ thường leo lên chuồng lợn, đám trẻ con so xem ai đái xa hơn. Bà Thu Hạnh ngồi ở trên trụ cửa run run đứng lên muốn về nhà, Giản Phàm chạy tới đỡ, nhớ khi còn nhỏ bà Thu Hạnh đã thế, mỗi ngày đều ngồi trụ cửa phơi nắng, mười mấy năm sau vẫn vậy, chẳng biết bà bao tuổi rồi, có khi nhiều hơn ông nội y.

Nơi Giản Phàm muốn tới là căn nhà nửa gạch nửa đắp đất ở giữa thôn, đó là nơi ở của danh nhân trong thôn, người lớn trẻ con đều gọi là La Oa, thôn nhỏ xa xôi có danh nhân gì chứ, nên La Oa bán tạp hóa, làm nghề rèn, biết thiến lợn thành người nổi tiếng, khi còn nhỏ Giản Phàm cùng đám trẻ con từng xem La Oa làm kế hoạch sinh sản cho lợn, La Oa tay đầm đìa máu thường giơ dao dọa trẻ con, cắt gà của chúng, làm đám trẻ con sợ chạy tán loạn.

“ Chú La Oa, con dao cháu muốn đã rèn xong chưa?” Giản Phàm thò đầu qua cửa hỏi, trong sân treo tảng thịt lợn, tiệm tạp hóa không có ai, đoán chừng chuẩn bị cơm tối:

“ Phàm Oa tới đó à!” Rèm trúc vén lên lộ ra cái đầu bù xù, La Oa vẫn vậy, tóc hoa râm, mặt đầy râu, dáng vẻ hung dữ, đoán chừng gϊếŧ lợn nhiều, nhìn ai giống như lợn. Trong nhà loảng xoảng một lúc, La Oa lưng hơi còng đi ra, ném một thứ ở trong bao da trâu lên thớt thái thịt:” Của cháu đấy! Sao cha cháu không về?”

“ Quán bận lắm! Chà, con dao này nặng quá.” Giản Phàm rút dao khỏi vỏ, đầm tay, thân đao đen xì, chỉ ở lưỡi có khoảng trắng:

“ Hừm, nhãi con hiểu cái ©ôи ŧɧịt̠, thân dao làm bằng thép hợp kim, nặng sáu cân bảy lượng, chuôi làm bằng gỗ lê lâu năm, ngâm dầu, cả đời không rỉ, lấy đồng làm khuôn, lấy da trâu làm vỏ. Cháu biết dao phay không?” La Oa trừng mắt lên, tướng mạo càng hung tợn, thấy Giản Phàm không biết hàng, hơi tức giận, ăn nói hết sức tục tĩu:

“ Cháu năm tuổi thái rau, chú bảo cháu biết không?” Giản Phàm quá quen rồi, Loa Oa là bạn thân của cha, tính cách lại khác hẳn, vênh râu trừng mắt còn hung dữ hơn thằng béo:

“ Thái rau tính cái chó gì, xem chú mày đây.”

La Oa nói rồi cầm lấy dao trong tay Giản Phàm, ngón tay đẩy một cái, con dao không biết thế nào đã rời vỏ nắm trong tay, con dao sắc lẻm xoay mấy vòng, La Oa nắm chắc chuôi dao quát:” Xem dao!”

Q1 -