Người Canh Giữ Giấc Mơ

Chương 8: Một "tôi" Khác

Ánh lửa không ngừng lập lòe trong sân, thật giống như một thiếu nữ uyển chuyển đang múa cùng với lửa, nếp nhăn trên gương mặt bác cả và bác hai được ánh lửa chiếu rọi, giống như một bức tranh dầu của thập kỷ trước.

Trần tiên sinh tự nhét thuốc lá sợi vào điếu tẩu, nhưng không vội hút, mà chuẩn bị, đợi tới lúc thèm, châm lên là có thể hút.

Sân nhà vốn còn có tiếng trò chuyện, bỗng nhiên tĩnh lặng không một tiếng động, chỉ có tiếng "tanh tách" của củi lửa, không lâu sau, cơn buồn ngủ kéo đến, tôi há miệng ngáp một cái.

Bác hai nói với tôi, cùng với Trần tiên sinh về nhà trước, nơi này có bác ấy và bác cả là được rồi.

Tôi không đáp lại, Trần tiên sinh gật gật đầu, tỏ vẻ đồng ý, tôi cũng không biết nói thêm gì, cũng không thể nói tôi muốn ở lại túc trực bên linh cữu, Trần tiên sinh tự mình trở về chứ?

Hôm nay vừa vặn là tháng sáu âm lịch, trăng trên trời rất tròn rất sáng, hơn nữa còn không có mây đen, cho dù là đi đường buổi đêm, cũng có thể nhìn rõ, nhưng Trần tiên sinh vẫn tìm một ngọn đèn dầu trong nhà thợ xây Trần, thắp lên cầm trong tay.

Giống với lúc đến, Trần tiên sinh vẫn lựa chọn đi sau lưng tôi, tôi có ý muốn đợi ông ấy, cho nên đi chậm lại, không ngờ ông ấy cũng đi chậm theo, vì thế tôi lại bước nhanh hơn, nhưng ông ấy cũng đuổi tới, khoảng cách với tôi chỉ khoảng ba bước.

- Thằng bé kia, cháu có biết đi đêm kiêng kị nhất là gì không?

Tiếng Trần tiên sinh đột nhiên truyền tới từ phía sau.

Tôi nghĩ ngợi, hình như lúc trước đã nghe người già nói qua một ít, vì thế, tôi đáp:

- Đi đường ban đêm không được quay đầu lại, có người gọi cũng không được trả lời!

- Cái rắm!

Trần tiên sinh cười nhạo một tiếng, nói:

- Đi đêm kiêng kị nhất là vừa nhanh vừa chậm, tiết tấu thay đổi, sẽ khiến vài thứ kia cho rằng cháu đang múa, liền đi tới bao vây quanh người cháu, đến lúc đó nhất định không nỡ thả cháu đi, chơi trò "quỷ đả tường" thế thì vui lắm!

Tôi đáp:

- Trần tiên sinh đừng dọa cháu, lá gan của cháu vốn dĩ đã nhỏ, mấy ngày nay bị dọa sợ lắm rồi, ngộ nhỡ bị dọa chết, thì phải làm sao?

Trần tiên sinh nghe xong cười nói:

- Thi thể của ông nội cháu ngủ bên cạnh cháu, cháu còn chưa bị dọa chết, tôi nói mỗi câu, đã dọa cháu chết rồi?

Rõ ràng, Trần tiên sinh không tin tôi sẽ bị hù chết.

Quả thật, từ sau khi trở về thôn, gặp phải những chuyện này, đổi lại là bất cứ ai đích thân trải nhiệm, có lẽ đều bị dọa gần chết, hoặc là chết tươi, nhưng tôi thì không, tự nhiên, tôi kinh ngạc phát hiện, lá gan của mình hình như lớn hơn một chút.

Tôi nghĩ tới lúc còn học trung học, thầy giáo từng giảng qua một cuộc thí nghiệm, nói bỏ ếch vào trong nước nóng, sau đó đặt lửa xuống dưới đun nước, ếch sẽ không nhảy ra ngoài, mà cứ vậy bị luộc chín, đây là câu chuyện "nước nóng luộc ếch" nổi tiếng, tôi nghĩ, tôi chính là con ếch đó, còn chuyện ngày hôm nay chính là nước nóng được lửa đun sôi, tôi càng lúc càng không sợ nước nóng, nhưng không biết, liệu có một ngày nào đó, sẽ bị bỏng chết hay không.

Tôi nghĩ, ngày đó nhất định sẽ tới, chẳng qua thời gian dài hay ngắn mà thôi, dù sao, trên thế giới này, có thể có ai trường thọ trăm tuổi? Giống như ông nội tôi, theo Trần tiên sinh nói, đã là nhân vật lợi hại lắm rồi, nhưng cuối cùng, chẳng phải vẫn phải tự khiến mình ngạt chết đó sao? Đột nhiên, tôi bắt đầu thấy nghi hoặc, lúc trước, tôi cố gắng học hành, là vì sau này kiếm tiền, đáp hiếu cho ông nội và bố mẹ, nhưng cho dù có kiếm được nhiều tiền hơn nữa, thì có tác dụng gì? Tới cuối cùng, đi tới đường cùng của cuộc đời, chẳng phải đều nằm xuống đất vàng như nhau đó sao?

Đi được một đoạn đường, tôi lắc lắc đầu, vứt suy nghĩ không thực tế này ra khỏi đầu, còn tự chửi mình đúng là quái đản, bản thân mới chỉ là một thằng sinh viên tay trắng, còn dám nói kiếm nhiều tiền hơn nữa cũng vô dụng, không phải là quái đản dở người thì là gì?

Tôi hỏi Trần tiên sinh:

- Ông nói, lúc ông nội cháu còn sống, ông không dám vào thôn, là bởi vì sợ đắc tội với ông nội cháu, chẳng lẽ thời điểm đó, ông đã biết ông nội cháu là thợ cản thi?

Trần tiên sinh thở dài một tiếng, hình như đang xúc động về câu chuyện cũ, sau đó ông ấy nói:

- Ông nội cháu là người có bản lĩnh nhất mà cuộc đời này tôi từng gặp, nếu không tận mắt nhìn thấy ông ấy dùng " đổi trắng thay đen", tôi căn bản không dám nói ông ấy là thợ cản thi, những thứ ông ấy hiểu, quá nhiều, nhưng "đổi trắng thay đen", chỉ có nhân tài của cản thi Tương Tây mới biết, cho nên lúc trước, tôi không biết ông nội cháu là thợ cản thi.

- Vậy ông làm thế nào quen ông nội cháu?

Tôi truy hỏi.

Trần tiên sinh đáp, là ông nội cháu tìm tôi.

Nghe vậy lòng tò mò của tôi lập tức nổi lên, tiếp tục hỏi, là ông nội cháu tìm ông sao?

Ông ấy nói:

- Nếu tôi nhớ không lầm, có lẽ là 22 năm trước, lúc đó tôi vừa xuất sư, tự mình nhận công việc lần đầu tiên, chính là làm cho ông nội cháu một đôi giày trẻ em, một đôi giày âm dương trẻ con đeo….. đừng quay đầu, cẩn thận thổi tắt ngọn lửa trên vai cháu, cháu đoán không sai, đôi giày đó, chính là để cho cháu đeo.

Cho tôi đeo ? Tôi có chút giật mình.

Trần tiên sinh tiếp tục nói:

- Đúng, từ đó về sau, hàng năm ông ấy đều tới chỗ tôi đặt làm một đôi giày âm dương, mỗi lần làm xong, ông ấy tới lấy, đều chỉ ra những chỗ có thể cải tiến một chút, những chỗ nào không tồi, lúc đầu tôi còn cho rằng ông ấy cũng là thợ giày, bởi vì những thứ ông ấy nói, ngay cả sư phụ tôi còn không biết, cho nên, có ông nội cháu trong thôn, tôi căn bản không dám vào "múa rìu qua mắt thợ".

Tôi vẫn chưa hiểu, tiếp tục hỏi, vì sao phải để tôi đeo giày âm dương?

Trần tiên sinh nói, giày phân trái phải, đường có âm dương, giày dương hộ thể, giày âm trừ tà, ông nội là đang bảo vệ cháu.

Tôi nhớ, hằng năm ông nội đều tặng cho tôi một đôi giày, mặc dù có lúc không đeo, nhưng cơ bản đều mang tới trường học, không ngờ, tình thương yêu ông nội dành cho tôi, lại bắt đầu "nảy mầm" từ lúc tôi lọt lòng.

Tôi lại hỏi:

- Vậy thợ giày các ông và thợ cản thi, có gì khác nhau không?

Lần này Trần tiên sinh không trả lời tôi ngay, mà sau khi đi được vài bước, ông ấy đột nhiên hỏi tôi:

- Cháu bé, cháu có cảm thấy, hình như có chút sai sai không?

Tôi nhìn bốn phía, ánh trăng rọi xuống, khung cảnh xung quanh nhìn cũng khá rõ, ánh trăng màu bạc bao phủ cả thôn, rất bình thản, rất yên tĩnh, không có chỗ nào sai.

Vì thế tôi nói, không có, nhìn đều rất bình thường.

Trần tiên sinh bước nhanh lên hai bước, sóng vai cùng tôi, đột nhiên ông ấy quay đầu hỏi:

- Chẳng lẽ cháu không để ý, thời gian chúng ta đi có chút lâu quá sao?

Bị ông ấy hỏi như vậy, đầu tôi đột nhiên kêu "vù vù" một tiếng, tôi ý thức được, thôn chúng tôi vốn không lớn, đã đi lâu như vậy, cho dù là đi từ đầu thôn đến cuối thôn, cũng đã phải tới nơi rồi, huống hồ nhà tôi chỉ ở giữa thôn? Nhưng tới tận bây giờ, vẫn chỉ nhìn thấy mấy căn nhà ở phía xa xa, đi một hồi lâu, vẫn chưa thấy đến.

Tôi nói, đúng là có vấn đề.

Trần tiên sinh nói:

- Tôi đã nói rồi mà, "vạn chuột vái mộ" chuyện lớn thế này đều đã xảy ra. Nếu buổi tối không gây ra chút động tĩnh gì, thì không bình thường lắm, cháu bé, cháu nghe nói qua quỷ đả tường chưa?

Tôi gật đầu, đây là truyền thuyết dân gian, đường đã bị quỷ mở sai, bạn cho rằng bạn vẫn đang đi, thực ra, chỉ đang vòng đi vòng lại tại chỗ.

Trần tiên sinh lại nói:

- Cháu bé, cầm lấy đèn dầu, nhìn tôi phá quỷ đả tường đây!

Tôi nhận lấy ngọn đèn dầu trong tay Trần tiên sinh, chỉ thấy ông ấy xoay người, cởi đôi giày dưới chân ra, tay trái cầm giày phải, tay phải cầm giày trái, sau đó đứng thẳng lưng, đặt hai chiếc giày lên trước người, sau đó đập hai đế giày vào với nhau trên không trung.

Sau một tiếng "bộp!", Trần tiên sinh bước lên ba bước, tôi vội vàng theo sau, kế đó, ông ấy lại đập đế giày, đi lên trước ba bước, những căn nhà lúc trước cách chúng tôi rất xa, sau khi Trần tiên sinh vỗ giày mấy lần, đúng là đã đến gần.

Nhưng tới khi tôi giơ đèn dầu lên nhìn sân nhà trước mắt, thật không ngờ, lại là sân nhà của thợ xây Trần.

Đống lửa trong sân vẫn còn đang cháy, chúng tôi đi lâu như vậy rồi, không ngờ lại quay về!

Tôi nói với Trần tiên sinh :

- Hay là đêm nay chúng ta chấp nhận ở tạm lại đây, đừng về nữa!

Trần tiên sinh nói, cũng được.

Chính vào lúc tôi chuẩn bị đẩy cửa bước vào, tôi nghe thấy trong sân truyền ra tiếng nói quen thuộc, tôi ghé mặt vào cánh cửa lụp xụp, thông qua khẽ hở nhìn vào trong, trong sân ánh lửa lay động, chiếu rọi cảnh tượng xung quanh, trước linh đường của thợ xây Trần, có bác cả, bác hai, Trần tiên sinh, và, một "tôi" khác.