Tiểu thuyết Kim dung đầu tiên mà tôi biết là Thiên long bát bộ,và nhân vật mà tôi thích nhất hẳn là anh chàng Đoàn Dự
Đoàn Dự(段誉) trong tiểu thuyết Kim Dung là một trong ba nhân vật nam chính trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung.Trong Thiên long bát bộ, Đoàn Dự là con của thái tử tiền triều Đoàn Diên Khánh, nhờ cơ duyên nên học được Lục mạch thần kiếm, Bắc Minh thần công, Lăng ba vi bộ, kết nghĩa huynh đệ với Tiêu Phong và Hư Trúc. Đoàn Dự có 3 phu nhân là Vương Ngữ Yên, Chung Linh và Mộc Uyển Thanh.Do cả 3 phu nhân đều là em họ mình (cả 3 đều là con gái Đoàn Chính Thuần,chú họ kiêm cha nuôi chàng),chàng có ngoại hiệu Muội Giá Quân(妹缘君) cỏ thể hiểu là vị vua lấy em làm vợ.Theo nguyên tác thì Đoàn Dự lập Vương Ngữ Yên làm hoàng hậu nhưng trong lần sửa đổi của Kim Dung năm 2006 thì sau khi lên ngôi Đoàn Dự quyết định lập Mộc Uyển Thanh, Chung Linh và tì nữ của Ngân Xuyên công chúa là Hiểu Lôi làm phi, còn để Vương Ngữ Yên ra đi.
Trong chính sử,còn có tên Đoàn Chính Nghiêm (段正严), Đoàn Hòa Dự (段和誉), là một vị vua thứ 16 của Vương quốc Đại Lý, ở ngôi từ năm 1108 đến 1147. Chính sử không nói về năm sinh năm mất của ông. Đoàn Dự từ nhỏ thông minh hiếu học, Lục Huyền truyền cho Đoàn Dự “Lục môn diệu pháp” (có lẽ đây là cơ sở để Kim Dung phát triển thành tuyệt học Lục mạch thần kiếm của họ Đoàn) cùng các kỳ môn dị thuật.“Đoàn thị Truyền đăng lục” có chép quy chế của Thái tổ Đoàn Tư Bình đặt ra: “Phàm là con cháu trực hệ hoàng tộc, 6 tuổi phải học văn luyện võ, 10 tuổi phải biết cưỡi ngựa bắn cung, 13 tuổi phải diễn trận luyện binh, 15 tuổi thì văn phải thông thi từ, võ phải tinh điều binh đánh trận. Kẻ không có năng lực ấy thì dù là hoàng tử cũng không thể lên ngôi báu.”Do vậy,ông được lên ngôi báu có thể thấy ông là vị vua văn võ toàn tài. Đoàn Dự lên ngôi chuyên cần chính sự, yêu thương dân chúng, giảm nhẹ thuế khóa, tăng giao thương với các nước, thay đổi cục diện chuyên quyền của họ Cao, Đại Lý dần thịnh lên.Nước Tống phong ông là Đại Lý quốc vương(大理国王),là một trong các ngoại phiên vương được nước Tống công nhận.Năm 1147, Đoàn Dự quyết định nhường ngôi cho con là Đoàn Chính Hưng, còn mình cắt tóc xuất gia ở Vô Vi Tự trở thành trụ trì đời thứ 23 với pháp danh Quảng Hoằng đại sư. Đoàn Dự chết năm 94 tuổi, là người làm vua lâu nhất và sống thọ nhất trong các đế vương họ Đoàn ở Đại Lý. Sau khi ông mất, được truy phong miếu hiệu là Hiến Tông, thụy hiệu Tuyên Nhân Đế.