- Tuần sau thằng L cưới em ạ. Mẹ nhà nó. Anh đã bảo đừng có lấy con đấy rồi.
- Sao vậy? Con bé đấy ngoan mà.
- Em ko biết đâu. Chị gái con đấy bị thần kinh. Khéo nó cũng có tí gen điên của chị nó ấy. Sợ lắm!
Đó là cuộc nói chuyện giữa tôi và bạn trai cũ. Tôi nghe mà ngây người! Điên? Phải rồi...
Tôi viết bài này, chỉ để chia sẻ một chút cho lòng nhẹ nhõm hơn. Có lẽ sẽ hơi dài. Nếu ko thích và có chút khinh bỉ, bạn có thể dừng lại, vì tất cả những điều này được viết bởi tôi - một người ko - bình - thường!
Tôi sinh ra và lớn lên ở một khu tập thể cũ. Ngay từ bé, bố mẹ đã rất kì vọng vào tôi. Bố tôi đi làm xa nhà, hai tuần mới về một lần, cũng thỉnh thoảng mua quà cho tôi. Nhưng toàn là sách, truyện, bảng viết, bộ xếp hình làm toán,... Các bạn có tin được là tôi ko có lấy nổi một con búp bê, hay một con gấu bông ko? Đến con lật đật - đồ chơi quốc dân của trẻ em Việt Nam thời bấy giờ, tôi cũng ko có. Tôi còn nhớ khi lũ trẻ con trong xóm chơi đùa bên ngoài thì tôi ngồi trong nhà tập viết chữ, nhìn qua song cửa sắt thèm thuồng. Tận bây giờ, khi tôi gặp lại chị hàng xóm cạnh nhà tôi hồi ấy, câu đầu tiên chị hỏi tôi là: "Dạo này mày thế nào? Bố mày còn bắt học nhiều nữa ko?"
Đến khi đi học, tôi hoàn toàn ko biết bất cứ một trò chơi nào. Thậm chí tôi còn ko biết nhảy dây, hay chơi trồng nụ trồng hoa gì đó - điều mà đứa con gái nào cũng biết. Tôi chỉ biết đứng nhìn bạn bè, cùng lắm đứng cầm dây cho chúng nó nhảy đến sái cả tay. Nhưng các bạn đều rất thương tôi, chúng nó lại rủ tôi chơi mấy trò kiểu rồng rắn lên mây, âm, đỉa lên bờ,... - những trò chỉ cần biết chạy thôi là đủ [
IMG]:)). Có lần tôi được bạn của bố tặng một chiếc váy rất đẹp, màu xanh dương. Một tuần có 7 ngày thì 5 ngày tôi mặc cái đấy luôn. Nhưng một hôm, tôi vào xóm trong chơi bài, về học muộn. Thế là bị mẹ đánh sml. Đánh bằng mắc sắt. Đánh đến nỗi rách cả váy, gẫy cả mắc. Tôi chỉ biết khóc tức tưởi, tôi rất sợ. Từ ngày ấy, tôi ko dám đi chơi lung tung nữa. Tôi ko hề biết mình là con bé vô dụng ngay từ lúc đó.
Bù lại, tôi đi luyện chữ đẹp, tôi rất ngoan, nghe lời cô giáo. 11 tuổi, tôi là đứa duy nhất của khối 3 đi thi viết chữ đẹp cấp tỉnh, được giải nhất. Điểm tuyệt đối: 20/20. Cả hai bài chữ thẳng và chữ nghiêng đều được 10. Cuối năm, mẹ tôi đi họp phụ huynh về, đôi mắt đã in hằn nếp nhăn của mẹ long lanh hạnh phúc. Mẹ tôi sinh tôi khi đã nhiều tuổi, chịu khổ rất nhiều. Lúc đó tôi đã nghĩ trong đầu: nhất định, nhất định sau này sẽ phải làm mẹ vui lòng.
Lớp 4, lớp 5, tôi lao đầu vào học toán, văn. Ngay từ hồi đó, tôi đã làm những bài kiểu như đặt số này là abcxyz, toán chuyển động ngược, cùng chiều, toán chứng minh diện tích tam giác, hình thang, rồi cả những phương pháp như khử, tỉ số phần trăm, tính ngược từ cuối lên,... Bố tôi là người đã theo tôi suốt hồi đó. Mẹ tôi đã xin cho bố được làm gần nhà. Bố đưa đón tôi đi học thêm, học đội tuyển, dạy tôi làm bài, đưa tôi đi thi, thức cả đêm để cùng tôi giải toán. Lúc đó, tôi đã nghĩ, mình thật may mắn vì có một người bố, người mẹ tuyệt vời.
Lên cấp 2, khi có những bạn chật vật chỉ để lấy danh hiệu học sinh giỏi, thì điều tôi quan tâm nhất chỉ là kì này có được top 5 ko, học bổng được bao nhiêu tiền, mua sách nâng cao ở đâu, đi học thêm cô nào? Vì những thứ như kiểu được học sinh giỏi, được học bổng là điều đương nhiên rồi. Tôi rất thắc mắc ko biết vì sao bạn bè tôi học hành lại khó khăn đến vậy? Tôi học mọi thứ rất dễ dàng. Tôi là người cực kì cầu toàn. Tôi muốn mình phải giỏi tất cả các môn. Và quả thực, tôi học rất đều. Duy chỉ có thể dục là ngu vãi l*и, người tôi rất yếu. Tôi chỉ biết chạy thôi. Hầu như mấy môn như nhảy cao, nhảy xa, đá cầu,...tôi đều ko làm được. Có ai như tôi ko? Ngày 20-11 mẹ chưa cần đi cô giáo chủ nhiệm hay toán văn vội, cứ đi cô thể dục trước đã [
IMG]:)). Nhiều lúc tôi nghĩ mình thành diễn viên cmnl. Giả đến tháng, giả ngã, giả say nắng,... Lần nào cũng có lí do. Trở thành linh vật trong mắt thầy thể dục. Hôm nào đến tiết thể dục là lại ngồi lẩm bẩm như lên đồng, chỉ mong trời mưa thật to.
Năm lớp 8, được nghỉ hè, tôi cùng bố mẹ vào Sài Gòn chơi. Mẹ có cho tôi đi khám sức khỏe ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược. À cái này phải nói thêm. Huhu sao người miền Nam lại nghĩ ra cái gọi là tầng trệt vậy? Làm tôi nghe đến phòng khám ở tầng 2 là cứ cắm đầu cắm cổ chạy lên tầng 2 thôi. Tìm đỏ cả mắt ko thấy :(( hic xong đi hỏi mới biết.
Sau khi lấy máu và kiểm tra nướ© ŧıểυ, tôi với mẹ đi làm điện não đồ. Tôi còn nhớ, đó là một bác sĩ rất già, đeo kính. Bác ấy cắm chi chít dây vào đầu tôi. Rồi nhìn vào máy tính. Điều gì đó làm bác ấy rất ngạc nhiên. Cứ nhìn đi nhìn lại trên màn hình, rồi quay ra chỉnh mấy cái dây trên đầu tôi. Một lúc rất lâu sau đó, bác mới dừng lại. Đến khi nhận kết quả, bác ấy nói với mẹ là tôi cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đừng cố gắng quá. Có dịp thì nên đi khám lại. Tôi với mẹ ko để ý mấy, cứ ù ù cạc cạc gật đầu. Giá như ngày đó mẹ tôi để ý đến chuyện này hơn. Có lẽ chính mẹ tôi cũng ko ngờ rằng điều đó báo hiệu cho bệnh của tôi sau này. Tôi về nhà. Lại lao vào học tiếp. Vì nghỉ một tuần để đi du lịch nên quay về bài vở rất nhiều, cho dù đó chỉ là học hè. Tuổi thơ bất hạnh của tôi cứ thế trôi qua...
Tới khi lên cấp ba, mọi thứ khó khăn hơn. Học ở trường Chuyên cực kì áp lực. Vào đấy học tôi mới biết tôi chỉ là một người hết sức tầm thường, còn nhiều người giỏi hơn tôi rất nhiều. Tôi học Sử, nên các môn tự nhiên học kém đi. Trường tôi học rất nặng về môn chuyên. Nhưng các thầy cô giáo đâu có chịu hiểu. Ai cũng coi môn của mình là nhất, học sinh phải học tất cả. Tôi cố gắng kinh khủng, tìm gia sư dạy học cho mình. Tôi lại ko phải là người giỏi giao tiếp. Tôi ko bao giờ cố làm vừa lòng ai. Những người khác, khi nói chuyện với người mình ko thích, thì đều cố gắng nói vài ba câu xã giao. Nhưng tôi thì ko như vậy. Đối diện với người mình ghét, tôi quay mặt đi luôn, ko buồn bắt chuyện. Có lẽ vì thế mà tôi ko có bạn, trừ một người.
Rồi đến khi tôi bị chính bạn của mình quay lưng, thi vượt cấp ko được, học kém đi, tôi mất đời con gái cho một người ko xa lạ, trở thành một đứa nghiện tìиɧ ɖu͙©. Sau đó bị anh ấy bỏ rơi... Tất cả, nói ra thì nhanh, nhưng là cả một thời gian dài. Các bạn có thể tìm những bài trước kia của tôi đọc để hiểu thêm.
Đã có lúc, tôi tự tử. Phải nằm viện, khoa tâm thần. Thật sự tôi rất shock. Từ một đứa ( tôi tự cho ) hết sức bình thường, giờ phải mặc áo bệnh nhân, hàng ngày nằm bó gối trong phòng bệnh. Tôi đã gào thét điên cuồng nói mình ko sao. Nhưng bác sĩ cho uống thứ thuốc gì đó khiến cơ thể mình yếu đi, đi lại còn rất khó khăn. Nếu như các bạn hỏi tôi ở bệnh viện tâm thần có được chăm sóc tử tế ko, tôi xin trả lời là, ở đó bác sĩ rất hời hợt, có mấy chị y tá lúc nào cũng cáu gắt. Cũng có thể bệnh viện tôi ở là viện đa khoa, viện công rẻ tiền, ko chuyên về thần kinh, nên họ coi bệnh nhân như quái vật. Có hôm một chị tiêm cho tôi, nhưng tiêm chệch ven nên nó bị phồng lên, rất đau đớn, chị í ko hề xin lỗi mẹ tôi mà còn cáu gắt nói ko sao đâu. Còn đám bác sĩ thực tập rất ác, họ biết bọn tôi chỉ là đám người nửa điên nửa dại nên cứ đi qua là chỉ trỏ, cố chạy thật nhanh để thoát khỏi chúng tôi.
Ở cùng phòng với tôi là một chú, có lẽ đã gần bốn xịch. Chú í cứ liên tục đòi về, đòi hút thuốc, kêu gào thảm thiết nên bác sĩ phải trói lại. Mẹ tôi ở đó thì chú xin mẹ cứu, nhưng mẹ tôi ko làm gì cả. Nhìn sợi dây thừng người ta dùng để trói lợn đi trói một con người, siết chặt vào da thịt đến bật máu mà tôi cũng thấy đau đớn thay...
Có một chị thì cứ gào lên con ko sao, con muốn đi tìm người yêu. Mọi người bảo người yêu chị chết rồi, chị lao ra ngoài đường đòi tự sát cho ô tô đâm nhưng người nhà kéo lại. Chị ấy nhất quyết ko ăn cơm, có một anh xăm trổ ở trong viện dỗ chị: "Ăn ngoan sau này ra viện làm người yêu anh" thì chị ấy mới nín khóc...
Một chú khác, trông đã có vẻ lớn tuổi. Nhưng luôn mặc bộ quần áo của trẻ lên tám, nhìn rất buồn cười. Cử chỉ điệu bộ cũng hết sức trẻ con. Miệng thì luôn nói rằng:"Ra đây, ba với con cùng chơi"...
Có chị nhìn rất xinh đẹp, bị trói vào giường, nhưng mồm thì liên tục gào:"Lũ tầm thường, thả tao ra!!!! Đời chúng mày khổ lắm, vì chúng mày tầm thường. Nên mới phải trói người như tao lại. Vĩ nhân như tao đéo thể ở cùng với chúng mày được!!"
.....Còn rất nhiều. Thứ lỗi cho tôi vì ko nhớ hết.....
Hàng ngày tôi hay đi dạo quanh cái khuôn viên chật hẹp đó, thơ thẩn nghĩ một mình.
So với mọi người thì có lẽ tôi là ngoan nhất. Tôi thấy những bệnh nhân tâm thần sống rất vô tư, vô lo. Tôi chợt nghĩ:"Điên thì đã làm sao? Họ ko làm hại ai, sống vui vẻ, ko màng đến cuộc đời. Sao cứ phải bon chen như những người ngoài kia? Sao tôi cứ phải khổ thế này???".
Có một điều, tôi luôn thắc mắc. Người ta đi làm từ thiện ở khắp mọi nơi. Từ những nơi có trẻ em nghèo, cụ già neo đơn, những đứa bé mồ côi,...nhưng tuyệt nhiên, ko ai vào bệnh viện tâm thần để thăm nom, hỏi han bệnh nhân cả. Có lẽ, người ta khinh bỉ những người ko bình thường như tôi. Hoặc cũng có thể họ sợ, sợ chúng tôi bất chợt hóa điên lên cào cấu vào mặt họ. Điều quan trọng nhất, sẽ chẳng phóng viên nào dám vào viện tâm thần mà chụp ảnh người từ thiện rồi đưa lên báo tung hô đâu. Haizzz. Âu cũng là xã hội thôi...
Tôi ở đó một thời gian, bác sĩ bắt uống rất nhiều thuốc, nhưng tôi chả có cảm giác gì. Cũng chẳng thấy dấu hiệu gì gọi là khỏi bệnh. Sau này tôi mới biết, đó đều là những loại thuốc có trong bảo hiểm, giá thì rẻ đến mức ko thể rẻ hơn. Bố mẹ tôi có lẽ cũng đã mệt vì hàng ngày phải thay nhau vào đưa cơm, chăm sóc tôi. Bác sĩ còn luôn miệng bảo tôi là ko bình thường, là tự kỉ, thiểu năng. Tôi lại liên tục đòi về, đòi đi học tiếp. Cuối cùng tôi cũng được xuất viện. Tôi đi học trở lại...
Tôi học ở trường Chuyên đến hết năm lớp 11, kì đầu của lớp 12, đến ngày thi học kì. Được nghỉ học ở nhà ôn thi. Tôi ko hề có bạn, nên toàn bộ là tự học một mình. Thời gian đó, tôi đau đầu kinh khủng. Mỗi lần nằm ngủ tôi lại mơ thấy những con số, những bài văn, những sự kiện lịch sử dài dằng dặc,.. Tôi tỉnh lại trong sự mệt mỏi, khi đó trời vẫn còn rất lạnh mà mồ hôi ướt đầm. Rồi đến một ngày, tôi ko ăn uống được gì, ăn cái gì cũng nôn ra liên tục. Cứ như vậy suốt mấy hôm sau, có lẽ trông mặt tôi và con chuột kẹp cũng ko khác nhau là mấy. Mẹ tôi quyết định đưa tôi đi khám.
Vào đó, tôi phải soi dạ dày. Ai soi dạ dày rồi mới thấy đó là cực hình. Vậy mà tôi rất thản nhiên, ko hề đau đớn, đến bác sĩ cũng kinh ngạc. Người ta chẩn đoán là viêm loét dạ dày rất nặng. Bác sĩ có quay ra hỏi mẹ tôi gì đó! Sau này tôi mới biết là bác sĩ hỏi tôi có phải trải qua biến cố gì ko? Sao mắt lúc nào cũng vô hồn như vậy... Rồi bác ấy khuyên mẹ tôi đưa tôi đi khám tâm lí.
Tôi vào khám, đó là một bác sĩ khá trẻ. Cô ấy có hỏi tôi mấy câu, tôi trả lời hết sức hời hợt. Nói thật, lúc đó tôi đói vl, mấy ngày ko ăn, sức đéo đâu mà nói. Sau đó, cô ấy cho tôi làm một bài kiểm tra. Gọi là BECK ( bài kiểm tra tâm lí bệnh nhân, các bạn có thể Google ).. Cô ấy chấm điểm mà miệng cứ há hốc. Kết quả, tôi được 37 điểm. Là mức độ cực kì nặng. Cô ấy hỏi tôi rất nhiều, tôi chỉ cúi đầu, ko nói. Sau đó cô ấy bảo với mẹ tôi, nên cho tôi xuống Hà Nội để chữa bệnh. Cứ cố gắng học tiếp như vậy sớm muộn gì cũng sẽ có chuyện ko hay. Cô ấy nói rất nhiều, đến mức mẹ tôi rớm nước mắt. Cô ấy cho mẹ tôi số điện thoại của ai đó, bảo cứ liên lạc. Sau đó mẹ tôi đi mua thuốc dạ dày cho tôi, rồi bảo tôi chuẩn bị đi Hà Nội. Tôi nghỉ học từ đó.
Tuần sau, bố, mẹ và tôi xuống viện Sức khỏe tâm thần - trực thuộc việc Bạch Mai. Ko phải là viện Tâm thần, mà là Sức khỏe Tâm thần. Tôi bị ảnh hưởng về sức khỏe khá nhiều, nên phải vào đây. Viện này là một viện nhỏ, mới tách ra trong những năm gần đây. Nhưng đặc biệt, có một người nổi tiếng rất giỏi, còn rất trẻ, mới gần 40 tuổi đã là tiến sĩ, đi nước ngoài về. Đó là bác sĩ T - Trưởng phòng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú của viện Sức khỏe tâm thần. Cho phép tôi được giấu tên, vì tôi đã bị vị bác sĩ này đối xử rất tệ. Nói ra các bạn lại bảo tôi thù hằn hay ghen ghét!
Vào khám, thái độ của bác sĩ T hết sức lạnh nhạt. Khi bác sĩ hỏi triệu chứng, mẹ tôi kéo ghế lại gần để nói rõ hơn. Nhưng bác sĩ chỉ nói một câu:"Ngồi yên đấy!". Rồi cúi mặt ghi chép tiếp. Mẹ tôi cố kìm nén cảm xúc mà kể tiếp. Bác sĩ cho mẹ tôi nói đúng 3 phút, rồi bảo mẹ tôi dừng. Ổng nói:"Kết luận là con nhà chị bị trầm cảm nặng. Cần uống thuốc và điều trị". Rồi bảo mẹ con tôi ra ngoài.
Mẹ tôi ra ngoài mà suy sụp. Đôi mắt đã mất ngủ bao ngày nay lại lộ rõ vẻ mệt mỏi. Tôi thì vẫn dửng dưng, vẫn nghĩ mình ko có bệnh. Mẹ tôi quay ra bảo bố thôi cố gắng đợi bệnh nhân về hết rồi vào hỏi bác sĩ. Rồi cũng đến lúc đó. Mẹ tôi có vào gặp bác sĩ. Ổng chỉ lạnh lùng đưa cái card visit, nói:"Tôi có khám bệnh ở nhà. Địa chỉ ghi trong đây. Khám từ 9-10h sáng ngày nghỉ. Chị có thể đưa cháu đến, tôi sẽ khám kĩ hơn".
Mẹ tôi cười nhạt. Nhưng nghĩ cũng đúng, mình cần người ta chứ người ta đâu có cần mình. Mẹ tôi chỉ gật đầu, tuần sau sẽ đưa tôi đến.
Nói thì đơn giản, nhưng thật sự là vô cùng khổ sở. Cả nhà tôi, ko ai sống ở Hà Nội cả, lại ko biết đường. Nhà bác sĩ là khu mới, rất khó tìm. Thế là mẹ tôi phải nhờ một anh làm cùng cơ quan, đưa tôi và mẹ đi.
Sau này, mẹ tôi kể lại, dù có rất ức chế bác sĩ T, nhưng ko còn cách nào khác, nhất định phải đưa tôi đi khám. Vì bệnh của tôi ngày càng nặng. Mẹ bảo tôi phản ứng ngày càng chậm. Bình thường, khi bị gọi tên thì người ta sẽ trả lời ngay. Nhưng với tôi thì ko. Mẹ tôi có gọi tôi cả chục lần, cứ "Chang, Chang, con ở đâu?" thì tôi vẫn cứ nằm lì trên giường, mắt dán vào điện thoại, ko buồn trả lời. Tôi luôn luôn đeo tai nghe, nghe nhạc mọi lúc mọi nơi, nghe cả khi ngủ. Sau này tôi tìm hiểu về tâm lí, mới biết những người cô đơn thì cực kì nghiện nhạc. Tôi thích trang điểm, nên cứ tha thẩn ở nhà lôi hết mỹ phẩm ra ngắm nghía, sắp xếp lại, dù là giữa đêm. Đáng sợ hơn, là khi Lâm - cháu tôi, nghịch ngợm làm đổ bát canh nóng vào người tôi, mẹ tôi chạy đến hét ầm lên hỏi con có sao ko? Tôi chỉ cười, bảo ko sao. Trong khi da thịt đỏ tấy hết lên. Tôi chỉ lặng lẽ vào rửa tay chân, rồi ra thu dọn cái bát vỡ. Vậy thôi. Cuộc sống ( theo tôi nghĩ ) hết sức đơn giản...
Xuống Hà Nội. Đó là một ngày trời mưa phùn mùa đông giá lạnh. Nhà bác sĩ ở khu NTĐ - một khu mới - rất khó tìm, nhưng toàn là biệt thự. Đến nơi mới thấy người giàu họ sống như thế nào. Trước cổng mỗi nhà là một chiếc xe hơi đắt tiền, bóng loáng, trái ngược hẳn với cái xe cỏ nhà tôi. Mẹ tôi cố gắng giục anh lái xe đi nhanh, vì bác sĩ bảo chỉ khám đúng 9-10 giờ thôi. Sau đó ổng đi họp. Vậy nên hơn 8 rưỡi, chúng tôi đã đến nơi. Đi từ 6 giờ sáng, chưa ăn gì, người tôi run lên vì lạnh. Nhưng đến nơi, bác sĩ vẫn còn chưa ngủ dậy. Thế nên tôi và mẹ lại phải ngồi đợi bác sĩ dậy, đánh răng, up mì, ăn sáng. Hơn 9 giờ. Tôi mới được vào khám.
Tôi cứ nghĩ mình sẽ được khám kĩ lắm, nhưng thật ngạc nhiên. Hình như chưa đến 10 phút ( aka nhưng vẫn còn hơn hôm ở viện nhỉ:)) ) bác sĩ T chỉ hỏi tôi vài chuyện, rồi viết một cái đơn dài loằng ngoằng bằng những dòng chữ mà chỉ có người quen mới đọc được. Rồi bảo mẹ tôi đi mua thuốc theo đơn, ổng chỉ luôn cái nhà thuốc ở gần đó. Sau này tôi mới biết là cổ phần hết rồi. Ra đấy, mẹ tôi vào mua, đứng nói chuyện một lúc lâu. Đến lúc về, mẹ mới bảo tôi:"Mình như này là còn may mắn lắm rồi con ạ. Còn ở BN, ngay gần Hà Nội, đi một lúc là đến, có những người tận Nghệ An, Đắc Lắc, Bình Dương,...ra đây, thuê phòng trọ rồi đến chầu chực nhà bác sĩ. Khổ lắm. Bác sĩ chỉ khám đúng 9-10 giờ thôi. Mà ổng này chỉ cho thuốc thôi, chứ khám ít lắm. Bệnh về tinh thần thì khổ, nhưng bác sĩ này giỏi nên người ta cứ nghe nhau đi khám. Có bệnh thì vái tứ phương mà".
Tôi về nhà, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng bệnh ko hề thuyên giảm. Ko hiểu sao hồi đó tôi béo lên rất nhiều, béo đến mức xấu xí và làm những việc kì lạ. Quần áo mặc vào như kiểu cho trâu bò mặc áo len quần nỉ í, chật hết cả huhu. Mẹ tôi bảo đã có lúc thấy tôi tần ngần đứng xem mấy con dao mà nổi hết da gà. Mẹ tôi có sang ngủ với tôi một hôm. Ngày hôm sau thì thấy mắt mẹ trũng sâu, đỏ hoe. Mẹ bảo cả đêm tôi ko nằm yên, cứ quay sang bên này lại bên khác, vật vã mãi, thỉnh thoảng lại co giật, mặt mũi thì tái mét, đau đớn. Trong cơn mơ, tôi mơ thấy sách vở, bạn bè, trường lớp, về người đàn ông đầu tiên tôi ngủ cùng, có khi cả là về chiếc váy hồi bé bị mẹ đánh đến rách. Mẹ nhìn tôi mà xót xa...
Tôi cứ sống như vậy, uống thuốc và cứ vật vã như thế. Bố mẹ tôi cứ đi làm về là lại lên phòng tôi, xem tôi như thế nào. Mẹ tôi bảo, chỉ sợ một ngày đó, về nhà và thấy tôi ko còn nữa, có lẽ lúc đó chính bố mẹ tôi cũng sẽ ko sống nổi ... Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng. Chết đi là hết, ko đau đớn, nhưng sống ko bằng chết mới đáng sợ!
Rồi, khi nhiều người biết chuyện tôi bị bệnh, họ cũng đến thăm tôi nhiều. Trong cơn tuyệt vọng, một người bạn của chị tôi đã chỉ đến chỗ bác sĩ Trình - một bác sĩ già, nhưng rất giỏi, đã về hưu, cũng đang ở BN. Nhưng cuối tuần là bác đi Bắc Giang khám bệnh. Thế là tôi và bố mẹ đi gặp bác. Hôm đó đã là 7 giờ tối, trời lạnh lẽo một màu buồn rười rượi. Cả nhà tôi đợi một lúc thì bác Trình đi làm về. Đó là một người đàn ông ngoài 50, rất cao, gương mặt hiền từ, mặc áo vest, quần âu, tay xách chiếc cặp da đã cũ. Vừa nhìn thấy tôi, bác đã đặt cặp xuống, cười với tôi. Nhưng ánh mắt tôi khi ấy hoàn toàn trống rỗng. Mẹ tôi có nói qua về tình trạng của tôi. Bác Trình chăm chú lắng nghe, rồi lôi ra một tờ giấy, bảo tôi làm. Đó là một bài kiểm tra kì lạ, hỏi những câu mà trước đó tôi chưa làm bao giờ. Bác nhìn tôi làm, lắc đầu. Bác còn hỏi tôi có bị đau dạ dày ko, tôi gật đầu bảo có, bác ấy cười, vậy thì đúng rồi. Tôi làm xong, bác Trình bảo tôi ra giường nằm, sau đó cầm một cái búa gỗ đập vào chân, tay tôi. Sau này tôi mới biết đó là thử phản xạ. Tôi phản ứng rất chậm. Bác sĩ nhìn tôi buồn bã, rồi bảo bố mẹ tôi ra ngoài. Bác ngồi nói chuyện với tôi.
Bác hỏi tôi rất nhiều. Về chuyện học hành, bạn bè, thi cử, bố mẹ,... Tôi trả lời nhát gừng. Nhưng rồi bác hỏi thẳng tôi:"Cháu đã quan hệ tìиɧ ɖu͙© chưa?" thì tôi hoảng hốt cúi đầu, nước mắt chực tuôn ra. Vậy là bác cũng hiểu. Bác bảo ừ được rồi. Gọi bố mẹ cháu vào đây.
Bác sĩ hỏi trước đây có đi khám ở đâu chưa? Có uống thuốc gì ko? Mẹ tôi đưa ra đơn thuốc của bác sĩ T, bác chỉ nhìn rồi lắc đầu. Bác Trình nói giờ có thể bỏ thuốc đấy rồi, vì uống cũng chẳng tác dụng gì đâu. Rồi bác vào trong nhà. Lấy ra vài lọ thuốc nhỏ. Bảo tôi bị nặng lắm rồi, phải uống loại này. Tôi thấy duy nhất có một loại thuốc nằm trong vỉ, còn lại thì đều nằm trong hộp kín và hoàn toàn ko có nhãn mác. Những viên thuốc màu trắng, màu vàng, màu nâu cứ nhảy loạn xạ trước mắt tôi. Lại thuốc nữa ư??? Tôi mệt, thật sự rất mệt...
Sau này tôi mới biết đó là thuốc mang từ nước ngoài về, rất đắt tiền, nhưng bố mẹ tôi sẵn sàng mua, chỉ mong tôi khỏi bệnh.
Ngày đầu tiên uống thuốc, tôi tưởng mình đã chết. Tôi ngủ nguyên ngày hôm đó. Ngủ từ khi mẹ đi làm, đến khi mẹ về, nấu cơm, dậy ăn cơm rồi ngủ tiếp. Đến chiều mẹ về thấy tôi vẫn đang ngủ. Thậm chí tôi còn chẳng buồn tắm. Mẹ gọi dậy ăn cơm xong, tôi lại ngủ. Mẹ tôi hốt hoảng gọi cho bác sĩ, bác bảo thuốc này là vậy, rất nặng, gây ngủ rất nhiều, vả lại, người tôi yếu quá, chưa quen được thuốc. Có lẽ sẽ phải đợi rất lâu. Mẹ tôi bảo, ko hiểu sao hồi đấy lại tin tưởng bác Trình đến vậy, có lẽ vì bác rất quan tâm, nói chuyện hết sức nhỏ nhẹ - điều cần nhất ở một bác sĩ tâm lí.
Những ngày sau đó là một cực hình. Tôi ngủ li bì suốt ngày. Tỉnh dậy là ăn, đi vệ sinh, rồi ngủ tiếp. Tay chân thì run lẩy bẩy, ko bao giờ cầm chắc được cái gì. Nói ra thì hơi ngại, nhưng tôi còn bị táo bón nữa. Việc đi nặng rất khó khăn, tôi phải ngồi rất lâu, rất đau đớn... Còn rất nhiều chuyện khác nữa. Sau này tôi mới biết là do tác dụng của thuốc. Có lẽ vốn từ ít ỏi của tôi ko đủ để diễn tả cảm giác tôi phải trải qua khi ấy, xin phép mượn lời của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
"...Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiến
Thịt da tôi sương sần và tê điếng
Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên... "
( Hồn là ai? )
Khoảng tầm hai tháng sau, khi đã bắt đầu quen với thuốc, tôi ko ngủ quá nhiều nữa. Mẹ đưa tôi đi gặp bác Trình để điều trị tâm lí. Bác nói với tôi rất nhiều, về cuộc đời, về bệnh tật, về bố mẹ tôi. Mới đầu tôi ko chịu hiểu. Nhưng bác rất kiên nhẫn giảng giải. Bác nói nhiều lắm, nhưng đại ý rằng:"Bố mẹ cháu có lỗi, vì ko chịu hiểu tâm lí của cháu. Dẫn đến những hành động sai lầm. Có lẽ là do khoảng cách thế hệ nữa. Bố mẹ cháu sinh cháu khi đã già, họ coi cháu là cả niềm hy vọng, nên đặt trọng trách lên vai cháu quá lớn. Tuy nhiên, cháu cũng có lỗi. Vì luôn làm việc độc lập, một mình, ko bao giờ chia sẻ với bất kì ai, cầu toàn quá, lại ko chịu rèn luyện cơ thể, nên bây giờ mới béo thế này *cười*. Cả cháu và bố mẹ cháu phải thay đổi, Chang ạ. Cháu rất thương bố mẹ đúng ko? Bác tin là vậy, cháu cố gắng học như thế, ắt hẳn cũng là muốn bố mẹ được vui!".
Sau tầm hai chục buổi nói chuyện như thế, tôi lờ mờ nhận ra mọi thứ. Tôi cũng lên mạng, tìm hiểu về tâm lí con người. Khi đó, đang nghỉ học ở nhà hết sức rảnh rỗi nên tôi thử đăng kí tập gym. Và quả thật, khi ấy, cuộc sống của tôi đã khác.
Đi tập, ngày nào cũng nhễ nhại mồ hôi, nhưng bù lại rất đói, ăn rất ngon. Tay chân thì đau nhức vô cùng. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới bố, tới mẹ, tôi lại có động lực để sống tiếp. Nhà tôi ko phải giàu có gì, khi ấy mẹ tôi phải đi địa bàn nhiều, đã tích cóp tiền mua xe cho mẹ đỡ vất vả. Nhưng tôi lại bị bệnh như vậy, cứ hai tuần là phải đi lấy thuốc một lần, thuốc thì rất đắt. Bố mẹ tôi vẫn sẵn sàng làm tất cả, dùng hết tiền trong nhà, chỉ để tôi được sống vui vẻ trong quãng đời còn lại. Họ đã thay đổi rất nhiều. Có một người bố, người mẹ vĩ đại như thế, tôi còn mong gì hơn nữa?
Tôi tiếp tục đi tập, uống thuốc, ăn ốc ( dù là một mình ). Sau đó, tôi quen một người, người đó nói tôi rất có năng khiếu học ngoại ngữ. Tôi bắt đầu học và tìm hiểu tiếng Nhật, tôi đi học ở trung tâm. Ở đó, có bạn bè, có cô giáo. Cô giáo nói tôi rất xinh [
IMG] , mọi người ở đó rất tốt. Lần đầu tiên tôi hiểu rằng, hóa ra cũng có những người bạn tốt đến thế, tôi ko hề cô đơn...
Suốt một năm nghỉ học ở nhà đó. Tôi học được rất nhiều điều. Những điều mà 12 năm đi học phổ thông tôi chưa từng biết. Tôi vui vẻ hơn, mặc dù vẫn hơi lầm lì, thích làm việc một mình. Nhưng bố mẹ tôi đã hết sức vui mừng. Có lẽ ông trời ko quá độc ác với ai...
Hết một năm ở nhà, tôi phải đi học lại, vì trước đó tôi mới học hết kì 1 lớp 12. Chưa thể tốt nghiệp. Mẹ tôi nhất quyết ko cho học trường Chuyên nữa, chuyển sang cho tôi học một trường bình thường, ko quá danh giá. Và ở đó, tôi ko còn học tốt như trước nữa. Hai môn duy nhất tôi học được là Văn và Sử. Đầu óc tôi bị ảnh hưởng quá nhiều. Vì tôi vẫn tiếp tục uống thuốc, nên cực kì buồn ngủ. Sáng nào đi học tôi cũng ngủ hai tiết đầu, ra chơi thì bạn gọi dậy uống thuốc. Sau đó ngủ tiếp hai tiết cuối. Đến tiết năm thì bắt đầu dậy học. Nên cứ hôm nào bốn tiết là coi như chả học được gì [
IMG]:))). Mẹ tôi bảo ko học gì cũng được, nhưng thuốc thì tuyệt đối ko thể bỏ. Sáng nào bố cũng lấy nước ấm vào bình giữ nhiệt cho tôi, còn mẹ thì gói thuốc vào giấy để tôi mang lên lớp. Hình ảnh tôi ngủ và uống thuốc đã quen thuộc đến nỗi, bạn bè trong lớp khi thấy cô giáo thấy tôi ngủ, đến hỏi thì các bạn đều bảo là Chang bị ốm cô ơi, cô thông cảm ạ. Tất nhiên bố mẹ tôi cũng đã tác động rất nhiều đến thầy cô giáo nữa. Rồi có những bạn khát nước cũng đến xin tôi cho một ngụm. Tôi vui vẻ đưa cho. Tôi học Sử, mà lớp này lại là lớp ban A. Vây mà các bạn ko hề coi thường tôi, ngược lại còn giúp đỡ tôi rất nhiều. Đến ngày thi, chúng tôi photo đề, rồi túm năm tụm ba cùng nhau làm, bảo nhau cùng cố gắng. Mấy đứa còn trêu tôi là Chang dưa hấu nữa (vì ngực tôi to [
IMG]:)) ). Tôi chợt hiểu, hóa ra tình bạn chỉ đơn giản là vậy...
Chuyện còn rất dài, có lẽ tôi sẽ kể sau. Đến bây giờ, tôi vẫn phải tiếp tục uống thuốc, dù liều lượng đã giảm đi rất nhiều. Tay chân vẫn còn run, vẫn bị táo bón, tuy là ít hơn. Nhưng tôi có thể học bình thường, lại sống xa nhà, tự lập, bố mẹ đã yên tâm về tôi hơn. Tuy rằng tôi hoàn toàn ko có kinh nghiệm sống, đến cầm đũa tôi cũng ko cầm được, nhưng tôi vẫn đang cố gắng từng ngày. Tuần nào tôi cũng về nhà, vì nhớ bố mẹ, nhớ ốc BN, cũng là để lấy tiền nữa [
IMG]:)) nhưng tôi lại vướng phải một thứ khác: do có thời gian tôi nghe nhạc quá nhiều, nên tai tôi bị ảnh hưởng nặng. Khả năng nghe kém. Tôi bị tổn thương dây thần kinh thính giác. Trí nhớ tôi đã giảm đi rất nhiều. Ko còn nhanh nhạy như trước. Tôi lại ko có tiền, nên thỉnh thoảng đã phải nhờ đến thân xác của mình. Haiizzz, thôi chuyện này tôi sẽ nói sau...
Đến bây giờ, ai nhìn vào mắt tôi cũng thấy một nỗi buồn phảng phất ko thể nào xóa mờ. Lông mi cong, mắt lại to, mắt hơi buồn, như có nước. Nhưng tôi biết mình ko thể yếu đuối mãi như vậy. Bạn thấy đấy, tôi viết rất nhiều trên Facebook, có những bài gây cười cho các bạn, các bạn nói rất vui. Ko ai có thể làm tôi cười được, thì tôi sẽ làm cho các bạn cười. Phải tự tạo niềm vui cho mình! Ko ai giúp mình thì mình phải tự cố gắng thôi!!!
Trở lại câu chuyện ban đầu, tôi đã chia tay ngay người đàn ông ấy khi anh ta nói như vậy. Nhưng thật sự, trong sâu thẳm tâm hồn, tôi sợ, rất sợ, con tôi sau này sinh ra sẽ bị ảnh hưởng. Còn chồng tôi nữa. Liệu anh ấy có chấp nhận một người vợ đã có tiền sử thần kinh như tôi? Vẫn biết tình yêu là phải thông cảm cho nhau, nhưng cuộc đời mà, ko bao giờ dễ dàng như vậy. Phải nói thêm rằng, thời gian đó, tôi có nhắn tin nhiều lần cho người đàn ông đầu tiên, nhưng tất cả nhận lại chỉ là sự im lặng. Tôi rất buồn, ko dám chắc tôi có tìm được một người yêu tôi thật lòng ko, nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng, tôi sẽ làm mọi thứ để con tôi ko bị ảnh hưởng và được sống tốt nhất, như chính ngày xưa bố mẹ tôi đã làm...
Nếu bạn đọc đến đây, thật sự tôi rất cảm ơn bạn. Vì đã chịu đọc những gì tôi - một người đã từng bị cả xã hội cho là điên, là tâm thần, viết ra. Tôi ko dám mong ước cao xa là bạn phải làm gì to lớn cho chúng tôi, tôi chỉ mong rằng, các bạn hãy thay đổi suy nghĩ một chút, những bệnh nhân tâm thần ko quá đáng sợ như trên TV đâu, sau cái dáng vẻ ngờ nghệch, điên rồ ấy, mỗi người đều có một câu chuyện đáng thương đến đau lòng. Đừng tin vào mấy cái test vớ vẩn trên một vài fanpage mà cho là mình bị bệnh. Người mắc bệnh, ko rảnh để làm những việc đó. Khi đọc những cái gọi là 10 điều thể hiện bạn có dấu hiệu tâm thần, 8 điều chứng tỏ bạn sống cô đơn, tôi chỉ bật cười. Cuộc sống ko đơn giản như vậy. Những người chịu đau đớn về thần kinh còn khổ hơn nỗi đau xá© ŧᏂịŧ rất nhiều. Một lần nữa, cảm ơn bạn rất nhiều, vì đã đọc những dòng này...
"Ơ kìa em có buồn ko?
Mà sao đôi mắt mênh mông là buồn
Nụ cười nhợt nhạt thành khuôn
Trôi theo ánh mắt về nguồn xa xăm...
Trăng qua mấy độ trăng rằm
Hương qua mấy độ trao nhầm hương đưa
Một ngày xưa thật là xưa
Mắt em khi ấy còn chưa biết buồn.."