Bộ Thiên Ca

Chương 56: Hoa hòe

“Nhìn thấy những cây hòe đó không?”

Cư Vong Cơ gật đầu.

“Cầm lấy cái này đi cắt hoa hòe đi.” Cung nữ nói, “Sau đó thì hong khô ở trong đình viện. Các lệnh nhân muốn dùng hoa hòe làm gối.”

Vong Cơ lặng lẽ nhận lấy cây kéo buộc ở trên đỉnh sào trúc. Cây sào trúc kia còn cao hơn nàng ấy nhưng cũng không với tới đám hoa trên ngọn cây được. Bận rộn ngửa cổ đến giữa trưa mà hoa hòe trong túi áo của cô bé vẫn ít đến đáng thương.

Cung nữ tới kiểm tra, cau mày nói: “Chuyện đơn giản như vậy cũng không làm được? Đúng là thiên kim tiểu thư! Thôi, chỗ này không cần cô nữa, cô đi chọn hoa hòe đi.”

Vong Cơ cúi đầu đi tới đình viện phơi hoa hòe, mùi hương xông vào mũi làm cô bé vui vẻ. Bọn cung nữ vừa rì rầm, vừa nhanh nhảu tẽ hoa hòe xuống khỏi cành nhỏ. Vong Cơ chậm chạp nhưng trong lòng không dám thờ ơ.

Một lát sau, bọn cung nữ bỗng nhiên im bặt, nhao nhao đứng lên rồi quỳ xuống đất. Vong Cơ làm đến mức nhập thần, lát sau mới phát hiện ra đại trưởng công chúa Chân Ninh tới, vội vàng quỳ xuống.

Chân Ninh ném một cái gối xuống mặt đất, nói: “Là ai làm? Bên trong có côn trùng!” Thứ mà nàng ta nói là côn trùng chẳng qua chỉ là vật màu đen to bằng hạt vừng, hoàn toàn không nhìn ra được là vật gì. “Không biết đây là thứ thánh thượng cần dùng ư?”

Nàng ta đang muốn tìm người phát tiết, bỗng thấy Vong Cơ thì giận tím mặt, “Sao có thể để kẻ tội đồ chế tác ra vật ngự dụng?” Nói xong, nàng ta ném cây trúc rộng ba thước đập thẳng vào gáy Vong Cơ.

Không kẻ nào dám ra ho he, Vong Cơ nhịn đau, nghe tiếng hoa hòe trắng như tuyết rơi ào ào xuống đất.

Tuy đám cung nữ thầm oán hận Chân Ninh làm mưa làm gió, nhưng miệng cũng oán trách Vong Cơ chọc vào tai họa nên lại bảo cô bé đi cắt hoa hòe, lệnh cho cô bé phải lấy đầy sàng trúc. Vong Cơ cắt đến tối cũng không cắt được nhiều như vậy. Cung đình vào đêm chỉ còn mấy con chim bi thương và một vầng trăng lờ mờ. Cô bé đang tìm hoa trắng trong sương mù, ngửa đầu xoay tới xoay lui thì đột nhiên đứng không vững, ngửa mặt lên trời ngã xuống đất, ngã đến mức mắt nổ đom đóm mới nhớ hôm nay vẫn chưa ăn cơm trưa và tối.

Cô bé vừa ấm ức vừa đau lòng, không nhịn được nên khóc òa lên ở trong góc.

Bỗng nhiên có người nói, “Thật đau lòng!”

Tiếng nói thanh đạm tựa như hương hòe. Vong Cơ ngẩng đầu nhìn lên, phát hiện bên cạnh một gốc cây hòe thô chắc có một cô bé áo đỏ đang đứng. Vong Cơ không biết cô bé là ai nên không dám nói tùy tiện.

Bé gái có tướng mạo ngây thơ thoát tục, nhìn Vong Cơ một cách thương xót và nói: “Nếu như cả đời phải sống cuộc sống như thế thì sao có thể chịu nổi? Nhất định sẽ không chịu được rồi chết mất.”

Vong Cơ sợ hãi hỏi: “Có cách nào ư?”

“Có chứ.” Bé gái áo đỏ nói, “Bất kỳ thứ gì trên đời đều có thể đổi được. Ngày tháng tốt đẹp cũng vậy.”

Vong Cơ như bị ma xui quỷ khiến, hỏi: “Có thể dùng thứ gì để đổi thế?”

Bé gái khuất trong chỗ rậm rạp, nói: “Tôi cho cô vinh hoa phú quý, còn cô dùng tuổi thọ để đổi.”

“Tuổi thọ? Tuổi thọ của ai?”

“Tuổi thọ của cô cùng với tuổi thọ của quốc gia này?” Bé gái khẽ cắn móng tay nói, “Dùng mười năm của cô và mười năm của quốc gia này để đổi lấy một năm vinh hoa phú quý, cô cảm thấy thế nào?”

“Được!” Vong Cơ không hề nghĩ ngợi đã trả lời, “Vậy tôi đổi thêm mấy năm là được rồi! Ngày tháng như bây giờ thì sống lâu trăm tuổi cũng chỉ là thêm mấy chục năm đau khổ. Còn về quốc gia…”

Quốc gia của Chân Ninh, có lẽ với muôn dân trăm họ mà nói, bớt đi vài chục năm là một niềm hạnh phúc.

“Chừng nào có thể để tôi đạt được?” Vong Cơ hỏi.

Bé gái cười khanh khách nói: “Đến lúc đó cô sẽ biết.”

Cô bé nói xong thì biến mất tăm.

Đã rất nhiều năm không có thời tiết nóng ẩm như vậy xuất hiện vào tháng năm.

Hôm ấy rõ ràng là một trận mưa oi bức, lại cứ khó chịu rơi xuống. Nóng ẩm phiền não quấn lấy thân, bất kể quạt đi thế nào cũng không hết được. Trong cung điện lớn nhường ấy mà hình như chỉ có phiến đất đá trơn bóng là còn giấu sự mát mẻ. Hâm Nhi nằm ở trên án thư, nhìn mặt đất không chớp mắt, cuối cùng cởi cái áo màu anh thảo xuống rồi ném ra xa. Người hầu ở bên cạnh cậu lấy làm kinh hãi, vội vàng đi ra nhặt. Nhặt được áo lên thì lại không thấy người sau án thư nữa. Thì ra lại nằm ngửa xuống đất, áo trong màu xanh trứng sáo uốn lượn trên sàn nhà như một ngọn sóng dờn trên biển. Đóa hoa sóng này vừa lăn lộn vừa vui cười: “Có thể coi như đang hóng mát rồi!” Người hầu nhỏ sợ đến mức quỳ xuống không ngừng kêu khổ: “Bệ hạ mau đứng lên đi, việc này mà bị người khác nhìn thấy thì phải làm sao cho phải!”

Hâm Nhi nằm sấp trên mặt đất liếc xéo cậu ta một cái, nảy ra ý nghĩ: “Ngươi cũng cởϊ áσ ngoài ra cho mát.” Người hầu nhỏ biết lời nói của cậu không có câu thỏa đáng chuẩn mực thì cười khổ bảo: “Thần không dám.” Hâm Nhi biến sắc, lạnh lùng nói: “Ngươi không nghe lời của trẫm thì tức là kháng chỉ. Ngươi mặt ủ mày chau chịu nóng thì càng lộ ra trẫm không cùng vui với dân. Ngươi lập tức cởi ra ngay!” Người hầu nhỏ thầm kêu gào xui xẻo trong lòng, lại sợ không nghe lời cậu thì càng khiến cậu suy nghĩ kỳ dị nên chỉ đành chậm chạp cởϊ áσ khoác ra, quỳ đàng hoàng trên mặt đất. Hâm Nhi có lòng tốt nhắc nhở một câu: “Nằm xuống cho mát.” Người hầu nhỏ không làm sao được, nằm thẳng ra rồi lại nghe thấy cậu nói: “Nằm thêm một lúc đi.”

Lần này trong lòng người hầu nhỏ biết không ổn, nghiêng đầu nhìn một cái: Không ngờ thiên tử lại ôm lấy áo của cậu ta vυ't đi như đang chạy thoát thân. “Bệ hạ…”

“Không được lộn xộn!” Một tiếng trả lời to rõ ràng sớm đã vang ra thật xa, trong tiếng nói mang theo đầy vẻ thích thú.

Hâm Nhi chụp lên đầu mặc cái áo ngoài màu đỏ thắm của cận thị, nhìn thế nào cũng thấy không phù hợp lắm. Nhưng cậu lại không hề kén chọn, an ủi mình một cách rất rộng lượng: “Trời sinh không làm cận thị, chịu khó mặc một lúc vậy. “

Buổi chiều ngày hè nắng chói chang, không biết mọi người đi đâu hết cả, cung đình như thể một tòa thành trống không, tiếng gió thổi lọt vào trong tai cũng rõ ràng đến lạ thường. Hâm Nhi vốn muốn đến bên hồ Thái Bình bắt cá nhưng nghĩ lại: Làm bẩn bộ quần áo này thì thằng nhãi họ Bạch lại muốn về nhà lắm miệng, làm đại trưởng công chúa Vinh An vào lải nhải. Đến lúc đó không nói đến chuyện phải đền cho cậu ta bao nhiêu vải vóc, còn phải nghe người phụ nữ tự cho là đúng kia dạy dỗ một trận, thật chẳng đáng, chẳng đáng!

Cậu vừa nghĩ, vừa chắp tay sau lưng đi bộ khắp nơi, chỉ chốc lát đã cảm thấy ánh sáng mặt trời làm hoa mắt nên tìm một chỗ hóng mát. Phóng mắt về phía thành cung tìm tòi thì thấy một mảnh cây hòe xanh tươi um tùm làm người ta vừa lòng, cậu cười tủm tỉm gật đầu. Thừa dịp xung quanh không có ai, cậu không bước một cách khuôn thước vững vàng như bình thường mà bật nhảy một cái trên viên gạch, trong lòng khoái trá, nhảy tung tăng đi tìm chốn mát mẻ.

Lúc trong gió dính mùi hương ngọt ngào của hoa hòe thì cũng mang tới âm thanh “rắc rắc” vô cùng an nhàn. Hâm Nhi hiều kỳ trong lòng, nghiêng người ở bên cửa tròn nhìn xung quanh. Dưới cây hòe có một cô cung nữ nhỏ mười mấy tuổi đang đứng, tay cầm một cây gậy trúc có kéo, đang cắt hoa hòe.

Hâm Nhi thấy vẻ mặt cô bé chăm chú thì bỗng bị thu hút, yên lặng nhìn chăm chú. Cô bé chỉ lặp lại mấy động tác đơn giản: Ngửa đầu tìm kiếm từng chùm hoa trắng trên cây, trong mắt không hề có thứ nào khác, sau đó đưa dài cây gậy trúc trong tay ra cắt đứt, cây kéo trên đỉnh dào tre năm thước cắt rắc một tiếng đứt cành cây. Cô bé nhẹ nhàng dùng váy bọc lại để đón, mỗi lần đều không để hoa rơi xuống đất.

Hâm Nhi nhìn chằm chằm gương mặt trắng nõn xinh xắn của cô bé, nghĩ thầm: Thật giống con búp bê sứ trong cung của cô. Không, con búp bê sứ ấy tuy là màu sứ óng ánh nhưng dáng vẻ thô thiển, so ra vẫn kém gương mặt như tranh của nàng.

Cung nữ nhỏ đã cắt một túi hoa, cúi đầu kêu một tiếng “ôi chao” rồi nhíu mày khẽ xoa cái cổ mỏi nhừ. Dáng vẻ cô bé nhíu mày rất đẹp, Hâm Nhi chưa từng thấy ở trên mặt người khác nên không nhịn được mà nở nụ cười ha ha. Ban đầu cô cung nữ nhỏ giật mình một cái, vừa thấy là cận thị áo đỏ thì mặt sa sầm, quay lưng lại đi thật nhanh.

“Này!” Hâm Nhi cười hì hì đuổi theo mấy bước, hỏi: “Ngươi cắt hoa hòe làm gì đấy?”

Cô cung nữ nhỏ nhìn thẳng không chớp mắt mà đi về phía trước, nghiêm mặt không trả lời.

Hâm Nhi làm bộ tức giận, cất cao giọng hù dọa cô bé: “Hoa hòe này là của ta, ai cho ngươi cắt?”

Cô bé vẫn không nhìn cậu, ngược lại càng bước nhanh hơn.

Hâm Nhi mất mặt, trong lòng thật sự hơi không vui, dữ tợn hỏi: “Ngươi tên là gì?”

Cô bé liếc nhìn cậu một cái thật nhanh, gần như muốn chạy.

“Ngươi thật to gan!” Hâm Nhi đang muốn phát cáu thì xa xa có một cung nữ cao tuổi đi tới, vừa thấy hai người bọn họ thì dừng bước, ngoắc tay nói với cung nữ nhỏ đó rồi nói: “Vong Cơ, làm xong việc thì mau trở về.” Cung nữ nhỏ như thấy cứu tinh, chạy nhanh như một cơn gió.

Hâm Nhi vỗ tay cười nói: “Ngươi tên là Vong Cơ, ta biết rồi nhé!”

Cung nữ lớn tuổi nghe thấy cậu kêu om sòm thì nắm tay Vong Cơ vừa đi vừa quay đầu lại, tuy không thấy rõ khuôn mặt của cậu bé nhưng quần áo trên người quá rõ ràng. Bà ta cúi đầu trách móc: “Sao ngươi lại đi cùng lục thị hả? Chớ có chọc vào sáu người đó, chúng ta không chọc được vào đâu.”

Vong Cơ cũng không rõ, nhẹ nhàng “vâng” một tiếng, vùi đầu bước đi theo bà ta.

Hâm Nhi thấy đối phương không quay đầu lại, không để ý tới mình thì thấy rất vô vị, cậu chắp tay sau lưng hừ hừ, bỗng nhiên phát hiện một mùi hương vấn vít quanh người. Nhấc tay áo lên ngửi, dường như hương hòe thoang thoảng đã khiễn vải vóc cũng trở nên mềm mại hơn. Cậu không khỏi kinh ngạc nhìn cô nương nhỏ quanh mình tẩm trong mùi hương, cười rộ lên một cách ngốc nghếch.

Còn chưa cười ra tiếng thì bỗng nhiên phía sau có một tiếng gầm lên tựa như sấm sét: “Bệ hạ!” Hâm Nhi thầm lè lưỡi, xoay người lại nhìn, quả nhiên kẻ đến chẳng có ý tốt: Hai người cô lại cùng tìm tới cửa. Thường ngày chỉ cần một người thôi đã khiến người ta nhức đầu rồi, bây giờ góp thành một đôi thật là đáng sợ. Cậu không hề nổi giận, nhàn nhã đợi họ tiến lên hành lễ.

Đại trưởng công chúa Chân Ninh đã tức giận đến mức sắc mặt trắng bệch từ lâu, nào còn nhớ ra phải làm lễ, ngay cả tiếng nói cũng run rẩy: “Thiên tử mặc quần áo của kẻ bề tôi còn ra thể thống gì!” Hâm Nhi dửng dưng như không “ha” một tiếng nói: “Cô thích xách thùng [1] thì bên thành giếng còn nhiều mà. Nhưng chỗ ta thì chả có đâu.” Chân Ninh bị cậu chọc tức tới mức nghiến răng, hận không thể tát cho một cái.

[1] thể thống /tǐtǒng/, xách thùng /títǒng/.

Hâm Nhi lại nhếch miệng cười nói: “Vả lại cô biết cái gì là thể thống ư?” Cậu bỗng biến sắc mặt, “Trẫm là thiên tử! Đám đàn bà các người cậy mình là bề trên, cả ngày tỏ thái độ ở trước mặt trẫm, còn ra thể thống gì?” Chân Ninh nén giận trong ngực, đánh cậu thì không được mà mắng cậu cũng chẳng xong, căm hận dậm chân nói: “Sáu quận ở tây bắc làm phản, quần thần ở tụ tập bàn bạc ở các Chiêu Văn không có kết quả, thϊếp không dám chuyên quyền, xin bệ hạ định đoạt.”

“Cái gì? Lại phản?” Hâm Nhi nhức đầu, không rõ thiên hạ này bị làm sao. “Lần trước ba quận tây bắc làm phản đi theo nước phía bắc, cô bảo triều đình cần phải có kẻ làm gương. Ta nghe lời cô, kẻ đáng gϊếŧ đều gϊếŧ sạch. Lại có người nói ta bất nhân, làm tây bắc trở thành nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi. Lại nghe cô, luống cuống tay chân chuyển tám vạn người trong trấn đến biên cương. Lần này thì hay rồi, vừa có người là phản.” Cậu không nghĩ thông, thở dài nói: “Có thể thấy nhiều người thật không phải là chuyện tốt lành gì. Càng nhiều người càng loạn, gϊếŧ hết tất cả kẻ gây chuyện mới yên. Lần này chả còn chỗ nào mà điều người nữa rồi.”

Cậu còn nhỏ tuổi nên nói chuyện gϊếŧ người rất hời hợt, ngay cả Chân Ninh cũng xoay mình hít một hơi lạnh. Vinh An cười uyển chuyển can gián: “Lời này của bệ hạ không ra dáng…” Hâm Nhi không đợi nàng ấy nói xong đã cười khẩy bảo: “Ta không ra dáng cũng không phải ngày một ngày hai, đã biết ta chính là như vậy từ lâu rồi thì cần gì làm bộ làm tịch tới hỏi ta?”

Chân Ninh tức giận phất tay áo rời đi, Vinh An vẫn nở nụ cười trên mặt, dường như nàng ấy rộng lượng hơn em gái, không so đo với con nít. Thấy Hâm Nhi muốn bỏ đi, nàng ấy vội vàng kéo cô nương nhỏ xinh xắn đáng yêu bên cạnh ra, cười nói: “Bệ hạ còn nhớ không? Đây là con gái thϊếp, tên Cẩm Tâm.” Hâm Nhi tùy tiện nhìn thoáng qua, cười hì hì nói: “Ta không nhớ. Ta còn phải tiết kiệm đầu óc để sau này nhớ những người phụ nữ họ Tố đấy!” Vinh An bỗng lúng túng cứng đờ ra như tượng gỗ vậy.

Hâm Nhi thấy một người tức giận bỏ đi, một kẻ thì lúng túng ở lại, trong lòng thầm vui mừng, ngáp một cái rồi bước đi thong thả trở về tẩm cung ngủ trưa.

Hoàng hôn hôm ấy quả nhiên mưa to một trận. Người hầu bên cạnh thay ca, Tạ Thắng đổi vào cung, vừa ngước mắt đã nhìn thấy Hâm Nhi than vắn thở dài thì trong lòng lấy làm ngạc nhiên, không biết cậu lại giở trò gì. “Bệ hạ đã học cách rầu rĩ từ bao giờ thế?” Tuổi Tạ Thắng nhỏ hơn Hâm Nhi nên tính vẫn còn trẻ con, trước kia Hâm Nhi luôn khoan dung với cậu bé hơn kẻ khác vài phần, vì vậy mà cậu bé nói chuyện cũng thoải mái hơn so với người khác.

Hâm Nhi than thở: “Mưa một trận, e là hoa đều bị đập héo rồi.” Cậu vươn cánh tay bảo Tạ Thắng ngửi, lo sợ hỏi: “A Thắng, có phải còn có chút mùi hương không?” Tạ Thắng không ngửi được gì, cẩn thận “vâng” một tiếng rồi không dám lên tiếng nữa. Hâm Nhi chợt nảy ra một ý nghĩ trong đầu, vỗ vỗ vai cậu bé nói: “Ngươi đi tìm cung nữ nhỏ cắt hoa hòe ở gần vườn nam hồ Thái Bình hôm nay cho ta.”

Tạ Thắng há to không khép được miệng, cũng nói không nên lời. Hâm Nhi thấy bộ dạng ấy của cậu bé thì tiu nghỉu, lại thở dài nói: “Nhìn tên mắt toét nhà ngươi thì chắc không làm được rồi, ngay cả một câu gặp may cũng không nói được, sớm muộn gì cũng giống cha ngươi, chỉ có thể đi đánh trận thôi.” Một câu nói ấy làm tổn thương Tạ Thắng, cậu bé cung kính nói: “Nếu như có thể ra sức vì nước giống cha thì cuộc đời này không một câu oán hận.” Nhưng trong lòng cậu bé đã tính toán rõ ràng. Đêm ấy sau khi Hâm Nhi đi ngủ, Tạ Thắng lui khỏi tẩm cung của vua nhưng không trở về chỗ mình ở mà đi thẳng tới hồ Thái Bình.

Trong gió thỉnh thoảng còn xen lẫn mấy hạt mưa bụi rả rích, nhưng ánh trăng sáng trắng muốt đã phá mây mà ra, chiếu ra một mảnh thế giới sáng trong. Suy cho cùng thì Tạ Thắng cũng là một đứa bé, đi tới thì bắt đầu thấy sợ. Tiếng gió thổi ào ào cùng ngọn cây mù mịt đều lộ ra vẻ đáng sợ, ánh trăng mang bụng dạ khó lường che lấy đỉnh đầu cậu bé. Bước chân Tạ Thắng ngày càng gấp gáp, dần dần rối loạn nhịp điệu, không cẩn thận đi ra ngoài đường, trượt ngã ở trên vết rêu bùn đất, đèn l*иg cũng bị đổ tắt ngấm. Cậu bé nhớ tới lời dạy của cha, nhịn không khóc, lại trấn định lại, tìm về con đường đá cuội nhỏ.

Dường như là sự trấn định của cậu bé đã phá giải lời nguyền của đêm tối, gió và cây đều yên tĩnh lại, không làm khó cậu bé nữa. Một mảnh ánh trăng sáng trong chiếu xuống con đường nhỏ phía trước, chiếu sáng hồ Thái Bình rộng lớn. Trong lòng Tạ Thắng lại kêu không hay: Đi tới đi lui, lại bỏ lỡ chỗ trong hòe của vườn nam rồi.

Cậu bé đang muốn quay đầu thì bỗng nhiên nghe tiếng động, tựa như vật gì xẹt qua mặt nước vậy. Một vòng sóng lăn tăn lan ra ở dưới ánh trăng, điểm bắt đầu cách cậu bé không xa. Tạ Thắng tiến tới mấy bước, quả nhiên thấy một cung nữ nhỏ lớn tuổi hơn cậu bé một chút ngồi bên hồ, đang ném gì vào giữa hồ. Hình như cô bé chỉ tùy ý vung tay lên, cục đá đã nhảy ở trên mặt nước tạo thành một chuỗi quỹ đạo xinh đẹp. Tạ Thắng kêu một tiếng “oa”, cung nữ nhỏ lấy làm kinh hãi, đợi đến lúc thấy là một đứa bé thì không hoảng nữa, ngược lại mỉm cười hỏi: “Cậu biết ném không?” Tạ Thắng cười lắc đầu nói: “Không ném đẹp được như cô.”

Vong Cơ thấy người đi tới lại là một kẻ mặc quần áo màu son của cận thị thì âm thầm hối hận đã tiếp lời với cậu bé, nhưng thấy tuổi tác của cậu bé còn nhỏ, tiếng nói cũng non nớt trẻ con nên không đa nghi nữa. Tạ Thắng nhặt hòn đá lên ném một hai lần, quả nhiên quỹ đạo không dài bằng của cô bé. Vong Cơ nhảy xuống từ tảng đã trên hồ, tay nắm tay dạy cậu bé một chiêu. Tạ Thắng bỗng nhiên ngửi được mùi thơm hoa hòe trên người cô bé, chớp mắt hỏi: “Cô chính là vị cắt hoa hòe ở vườn nam ngày hôm nay à?”

Lông mi Vong Cơ rung lên, đoán là đồng bạn của cậu bé nói, chỉ là không biết đám con nhà giàu này nói những gì ở sau lưng. Tạ Thắng đã nhìn ra, nhân tiện nói: “Tôi tên A Thắng, còn cô?”

“Vong Cơ.”

Người Tạ Thắng khẽ run lên, nói tiếp: “Tôi biết một vị tên Tri Cơ, không biết…” Vong Cơ thu lại nụ cười, khẽ gật đầu nói: “À, cậu biết anh tôi.”

Tạ Thắng nhớ tới Tri Cơ là một hoạn quan nhỏ thì lập tức biết Vong Cơ cũng là người nhà của kẻ tội đồ, nhưng cậu bé vẫn khen: “Vong Cơ, thực sự là cái tên rất hay. ” Vong Cơ lại lãnh đạm nói: “Con cháu kẻ tội đồ thì có gì hay? Làm sao có thể so với con trai độc nhất của Tạ tướng quân.” Nói xong cô bé ném cục đá trong tay, cúi người rồi đi.

Tạ Thắng biết đã chọc giận cô bé. Từ trước đến giờ cậu bé được người ta yêu thích, lúc này thấy một khuôn mặt lạnh nhạt thì trong lòng lại sinh áy náy, cảm thấy là mình làm người ta không vui, nên đi theo cạnh Vong Cơ hỏi: “Vong Cơ là có ý gì vậy?”

Vong Cơ không muốn nói cho cậu bé biết nên hỏi lại: “Thắng là có ý gì?”

Tạ Thắng biết rõ cô bé cố ý nhưng vẫn nghiêm túc trả lời: “Có người nói là bởi vì tôi sinh ra sau khi cha chiến thắng. Có người nói là cha hy vọng tôi có thể thường xuyên chiến thắng trên sa trường giống người.” “Có người nói? Vậy cha mẹ cậu nói như thế nào?”

Tạ Thắng dừng bước lại, giảo hoạt cười với Vong Cơ dường như đang tiết lộ một cái bí mật trọng đại, nói: “Từ trước đến giờ cha chưa từng nói. Nhưng…” Cậu bé nhặt một nhánh cây lên, viết xuống tên của mình ở trên đất bùn, “Cô xem này, ‘nguyệt’, ‘sinh’ dường như lại nói lên điều gì đó, đúng không? Có lẽ tôi được sinh ra từ một đêm sáng tỏ như đêm nay, giống như đứa bé được ánh trăng gửi tới…”

[2] Thắng: 胜 được ghép từ 月(nguyệt, nguyệt có nghĩa là trăng, đồng thời cũng để ám chỉ hoàng hậu) và 生(sinh, sinh đẻ).

Vong Cơ nhìn gương mặt trẻ con của cậu bé ở dưới ánh trăng, hé miệng cười nói: “Vong Cơ ý chỉ ‘quên đi tâm cơ’. Là tên cha tôi đặt. Ông ấy không muốn tôi giống như mẹ tôi.”

Mặt mày Tạ Thắng hớn hở, “Cái này có được coi như chúng ta đã trao đổi bí mật không?” Vong Cơ nhẹ nhàng xì một cái nói: “Bí mật gì chứ! Người biết chữ đều có thể nhìn ra được tên của tôi.” Tuy nói như vậy nhưng trên mặt lại không có vẻ lạnh lùng nữa.