Toàn Chức Nghệ Thuật Gia

Chương 198: Đàu Tàu Thứ Tư

Sở Cuồng, vĩnh cửu đại thần?

Long Phi có chút ngạc nhiên, sau đó trong lòng lại so sánh chất lượng truyện ngắn của Sở Cuồng với Phùng Hoa, trong lúc nhất thời có hơi chần chừ, do dự, hắn cảm thấy hai câu chuyện này đều rất tinh diệu, tinh diệu đến mức hắn hoàn toàn không thể phân rõ được ai tốt, ai xấu...

Cân sức, ngang tài?

Long Phi đột nhiên giật mình.

Tại Blog bên này, «Thay đổi sắc mặt» của Phùng Hoa được phát hành đã khiến cho độc giả bình luận điên cuồng, bất luận là fan của Phùng Hoa hay những người yêu thích truyện ngắn bình thường cũng đều không tiếc lời khen ngợi:

“Không hổ là Phùng Hoa!”

“Không hổ danh ba đầu tàu!”

“Thay đổi sắc mặt là một loại nghệ thuật hí kịch, tất cả mọi người đều biết rằng diễn viên trên sân khấu có thể trong vòng vài giây liền thay đổi mặt nạ tượng trưng cho sắc mặt liên tục, mà điểm hay của Phùng Hoa lão sư chính là ở chỗ, dùng thay đổi sắc mặt để châm biếm hình tượng những kẻ ỷ mạnh khi yếu trong đời sống thực tế.”

“Phần kết thật tinh tế.”

“Cuối cùng, con chó lại cắn bị thương người tuần tra, ta cảm thấy thật buồn cười, đồng thời, cũng cảm thấy có mấy phần bi ai, không biết vị tuần tra viên này sau khi bị chó cắn bị thương, sẽ chọn trừng phạt chủ nhân của con chó hay vẫn cắn răng khen ngợi nó?”

“...”

Không phải là độc nhất vô song.

Mặt khác, độc giả sau khi đọc xong «Dây chuyền» cũng bị câu chuyện liên quan đến vật chất và hư vinh này chinh phục.

Guy de Maupassant dù sao cũng là bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng nhất trên Trái đất, làm sao tác phẩm tiêu biểu của ông ấy lại có thể kém đây?

“Thật là trớ trêu!”

“Hóa ra lại là Sở Cuồng!”

“Tỉnh Tần quả nhiên rất nhiều nhân tài, một tác gia truyện ngắn mới ra mắt chưa được bao lâu, lại có thể viết ra một câu chuyện lão luyện như vậy, bây giờ ta đã ghi nhớ Sở Cuồng rồi, đây là một trong những truyện ngắn kinh diễm nhất mà ta từng xem qua.”

“Cái giá phải trả cho hư vinh...”

“Vì một chuỗi dây chuyền giả mà vợ chồng nhà họ Vương phải dùng nửa phần đời còn lại để trả giá, cuộc sống mười năm của bọn họ hoàn toàn thay đổi, không biết một đêm rực rỡ kia của Vương phu nhân trong trí nhớ, liệu sẽ biến thành quá khứ tươi đẹp hay là ác mộng còn đọng lại đây?”

“Cái giá quá lớn.”

“Ta ngược lại cảm thấy cái truyện ngắn này lợi hại ở chỗ người đọc không thể phán xét được cụ thể những điều được và mất. Đôi vợ chồng này mất đi rất nhiều thứ, nhưng thực ra hai người cũng nhận được rất nhiều, ít nhất ông bà Vương đều không lựa chọn trốn tránh, mà dũng cảm đối mặt và có trách nhiệm, bất kể đối với nữ nhân hay nam nhân thì nhân phẩm như này đều là rất đáng quý, đây đơn giản chính là khế ước tinh thần.”

“Không sai.”

“Hư vinh và trung thực có thể xuất hiện trên cùng một người. Ham hư vinh chắc chắn là điều không đúng, nhưng ham hư vinh cũng không thể hủy bỏ một con người, theo đuổi vật chất cũng là một loại thái độ sống, nên không phải vì nó mà phủ nhận mọi thứ của một người.”

“...”

Bộ phận văn học của Bộ Lạc bên này cảm thấy «Dây chuyền» là nhất chi độc tú đã khiến vô số độc giả kinh hãi, kể cả nhóm tác giả truyện ngắn phát hành cùng thời điểm cũng đều khen nức nở tác phẩm của Sở Cuồng.

Blog bên này.

«Thay đổi sắc mặt» của Phùng Hoa lão sư cũng là nhất chi độc tú, nếu so sánh với những truyện ngắn còn lại của Blog thì gần như các câu chuyện đó đều chỉ làm nền. Trong tháng ba đã có tới hai tác phầm văn học kinh điển, lượng truy cập vào hai nền tảng lúc này cơ bản là ngang bằng nhau.

Thậm chí.

Hai tác phẩm truyện ngắn này được phát hành cùng một thời điểm, đã bất ngờ gây ra một cuộc tranh luận liên quan tới việc tác phẩm của ai ưu tú hơn, trong mắt nhiều người xem vốn không có chuyện gì đáng để hồi hộp, nhưng lúc này, một cuộc tranh luận như vậy đã thực sự xảy ra.

Độc giả chia thành hai phe.

Một số người thích tác phẩm của Phùng Hoa:

“Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải một loại người như vậy. Bọn họ gặp người nói tiếng người, gặp quỷ nói tiếng quỷ, năng lực ứng biến trong việc nói chuyện của bọn họ cực kỳ lớn, chúng ta cũng không thể phê bình nói phương thức xã giao như vậy là không ổn thỏa, nhưng khó tránh sẽ để lại một ấn tượng vô cùng láu cá cho người xung quanh. Mấy lần thay đổi sắc mặt và mấy lần biến hóa suy nghĩ về con chó được phóng đại thật lớn để mỉa mai, châm chọc người điều tra viên.”

Tương tự….

Có người lại thích tác phẩm của Sở Cuồng:

“Sự phức tạp của con người không phải chỉ có một mặt, câu chuyện này cũng thật tinh diệu. Mượn một sợi dây chuyền giả để thay đổi câu chuyện nửa phần đời còn lại của đôi vợ chồng, nhằm châm biếm hư vinh và vật chất. Đồng thời, nội dung cốt truyện lại bắt đầu mâu thuẫn khi để cho vợ chồng nhà họ Vương phải trả giá, nhưng vẫn cố gắng thực hiện khế ước tinh thần, dù cái giá phải trả có thể là cả tương lai của bọn họ, có lẽ mười năm sau khi trả sạch khoản nợ, vợ chồng Vương Thị cũng không phải hoàn toàn không có thu hoạch gì.”

Không chỉ có độc giả.

Ngay cả trong lĩnh vực truyện ngắn, không ít tác gia cũng tranh luận ai hơn ai kém, giống như đi đánh trận mà kết quả đại khái là hòa, điều này làm cho rất nhiều người đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi, rất khó tin. Bởi vì vấn đề không phải là tác phẩm của Sở Cuồng và Phùng Hoa ai lợi hại hơn, mà trọng điểm làm cho người ta kinh ngạc, là khi nghiêm túc so sánh cấp bậc trong lĩnh vực tác gia truyện ngắn của Phùng Hoa và Sở Cuồng.

Sở Cuồng - một người mới nổi trong lĩnh vực truyện ngắn.

Phùng Hoa - một trong những đầu tàu.

Sở Cuồng bất luận từ kinh nghiệm, lý lịch hay danh tiếng, toàn bộ đều không bằng Phùng Hoa, nhưng hắn viết ra tác phẩm «Dây chuyền» lại được cho là ngang hàng với tác phẩm của Phùng Hoa, chuyện này thực sự khiến cho người ta cảm thấy bất khả tư nghị!

Mà lúc này, tất cả mọi người đều có tâm trạng như vậy.

Trường Cầm lão sư, một trong ba đầu tàu trong lĩnh vực truyện ngắn của tỉnh Tần, trước mắt đã phong bút, nhưng ở trong lĩnh vực là một người đức cao vọng trọng, đã bất ngờ bày tỏ quan điểm của mình trên nền tảng mạng xã hội Bộ Lạc:

“Cá nhân ta cảm thấy hai bên ngang tài ngang sức rồi, tuy không giống nhau về kết cấu nhưng đều là những tác phẩm xuất sắc. Tài năng của Phùng Hoa hay Sở Cuồng cũng đều không thể phủ nhận được. Có lẽ tỉnh Tần đã xuất hiện đầu tàu thứ tư trong lĩnh vực truyện ngắn rồi.”

Trường Cầm cũng đã bị kinh động!

Nhưng điều mọi người để ý hơn chính là đánh giá của Trường Cầm.

Sở Cuồng liệu có đủ tư cách để trở thành đầu tàu thứ tư trong lĩnh vực truyện ngắn hay không?

Ý nghĩa của chuyện này đã vượt xa sự phân thắng bại giữa Sở Cuồng và Phùng Hoa, hoặc cũng có thể nói, Sở Cuồng đã thắng rồi!

Những gì hắn giành được chính là sự công nhận và lòng người!

Phùng Hoa có thể phát huy tốt thực ra ở trong mắt rất nhiều người là chuyện bình thường, nhưng Sở Cuồng chỉ là người mới nổi trong lĩnh vực này, lại có thể cùng một nhân vật đại lão vật tay, còn không phân thắng bại, đó chính là kinh hỉ!

Đối với những người đi trước quả thật có chút bất công.

Nhưng bất luận là trong lĩnh vực nào cũng đều như vậy.

Bởi vì ngươi lợi hại, cho nên có rất nhiều người đọc tác phẩm của ngươi cũng là chuyện đương nhiên.

Sở Cuồng bất luận là danh tiếng hay lý lịch cũng đều không bằng đối thủ, cho nên khi hắn phát huy vượt quá khả năng tưởng tượng của mọi người, cùng Phùng Hoa đối mặt mà không hề bị đánh bại, xem xét theo một cách khác thì có thể nói hắn đã hoàn toàn thắng rồi!

Chỉ là.

Khó tránh khỏi một số người có ý kiến khác nhau về cách gọi “đầu tàu thứ tư”, bởi vì số lượng tác phẩm của Sở Cuồng quá ít.

Còn nếu nói về chất lượng tác phẩm thì hắn quả thật rất có tiềm lực.

Nhưng sau này hắn còn có thể viết ra bao nhiêu tác phẩm chất lượng cao như vậy, mới là mấu chốt quyết định hắn có thể trở thành đầu tàu thứ tư của tỉnh Tần hay không!

Phùng Hoa không chỉ có tác phẩm «Thay đổi sắc mặt».

Trong lý lịch của hắn, có vô số những truyện ngắn xuất sắc.

Sở Cuồng thì khác, hắn chỉ có một vài tác phẩm, nhưng tác phẩm thực sự được coi là kinh điển thực ra chỉ có «Món quà giáng sinh».

Ngoài ra, Sở Cuồng còn có hai bộ tác phẩm khác, bất luận là «Cái chết của viên tiểu lại» hay «Mỹ nhân nhân tạo» đều được đánh giá là rất tốt, nhưng vẫn luôn kém hơn một chút so với «Món quà giáng sinh».

Đương nhiên, bây giờ có thêm một bộ «Dây chuyền».

Xét về chất lượng mà nói, tác phẩm «Dây chuyền» vô cùng xuất sắc.

Tất cả mọi người đều cho rằng mức độ kinh điển của nó không hề thua kém «Món quà giáng sinh»!

Nói chung, danh xưng “đầu tàu thứ tư” phía sau vẫn luôn có một dấu hỏi.

Nhưng không thể phủ nhận một điểm, Sở Cuồng đã tiệm cận với trình độ ba đầu tàu trong lĩnh vực truyện ngắn!

.