Editor: Yue
Mùa thu năm Thiên Hòa thứ 16, không khí trở nên lạnh giá, én từ phương Bắc bay về phương Nam.
Đúng là thời tiết tốt để cố nhân hồi kinh.
Sáng sớm thành quách[*] yên tĩnh, sương mù mông lung. Trên đường Võ Định, một đoàn xe lớn từ xa chạy đến gần, dài đến nỗi dường như không thể nhìn thấy điểm cuối của đoàn. Từ người chuyên dụng dọn đường, đánh cồng khai thông, đoàn xe nhanh như điện chớp, lao vυ't qua con đường rộng thênh thang. Từ cổng Ung Kỳ ở phía Bắc chạy đến Thần Sách phía nam, thẳng đến Đại Công Phường-dinh thự nơi các triều thần tụ tập mà đi.
Người đi đường thậm chí không thể nhận ra ba lá cờ trên xe, chỉ dư lại bụi từ vó ngựa tung bay và âm thanh rền vang trên mặt đất.
Những con ngựa cao lớn, những cỗ xe nguy nga đều không che được một màn thong dong bá đạo không người có thể với tới kia.
Bên tay trái của Phố Võ Định, là căn cứ đóng quân của 200.000 quân ở Kinh thành; bên tay phải, là hành lang danh dự được đặc biệt xây dựng vì các công thần khai quốc. Địa vị một vị so một vị càng lớn, một vị so với một vị hù chết người, nhưng cũng chỉ có thể chết lặng sau khi nghe tên của chủ nhân đoàn xe.
"Đây là Chinh Nam Quận vương đã trở lại a."
".. Ai?"
"Chính là Thích Nhất Phỉ, cái vị mang điềm Đại Cát đó."
Thích Nhất Phỉ này, là cháu đích tôn của các lão, là Cát tinh được trời cao phù hộ.
Trong cung Thánh nhân của Thiên Hòa Đế, từng phong cho hắn làm Quận vương khác họ, không đất phong, không cha truyền con nối, nhưng có thiết khoán[1], hưởng tước lộc *, chính thức là phẩm cấp siêu phàm, bất cứ triều thần nào gặp cũng phải nghiêng mình làm lễ, cung kính vấn an.
Nghe đến đây, chắc chắn không ít người đều phải hỏi một câu, Thích Nhất Phỉ mới mười sáu tuổi, bằng tuổi Thiên Hòa*, có tài cán gì lại có thể khiến Hoàng Đế ra ngoại lệ như vậy?
(*: Thiên Hòa ở đây nghĩa là: Năm Thiên Hòa thứ 16, dòng đầu tiên chương 2)
Là quân công* sao? Là hộ giá sao? Là dựa hơi tổ tiên sao?
Không, toàn bộ đều không phải, chỉ vì hắn sinh đúng lúc.
Nói một cách chính xác, là sinh đúng ngày lành tháng tốt.
Vào ngày Thích Nhất Phỉ chào đời, khắp nơi đều lộ ra thứ không giống người thường. Đầu tiên, trời mưa to suốt mười ngày đêm, rồi đột ngột tạnh. Mưa nhấn chìm hơn nửa cái thành Ung Kỳ, nhưng Thích gia không có chuyện gì; Sau đó, chờ mặt trời xua tan mây mù, lại có thụy thú[2] dị tượng từ phía Đông mà đến, ánh sáng bảy sắc cầu vồng bao trùm khắp đất trời; Cuối cùng, tin biên quan đại thắng chờ đợi đã lâu, cuối cùng cũng truyền vào Kinh Thành, Đại tướng quân vượt mọi chông gai, quét sạch những kẻ xâm phạm biên giới, bắt hết làm tù binh!
"Tốt lắm!"
Thiên Hòa Đế tuổi tác đã cao, sinh ra mê tín, đến nỗi hôm nay có nên vào triều hay không, cũng phải mời người bấm tay tính toán. Nghe đến chuyện tốt bực này, đương nhiên cũng cần lễ phép mê tín cho phải đạo.
Đúng ngay lúc này, Thích quý phi đến chúc mừng giống như thất thố, miệng nói đây là song hỷ lâm môn, chính thất phu nhân trong quý phủ thân thích của bà, vừa hạ sinh một đôi Long Phượng thai vào ngày hôm nay.
Lão Hoàng Đế xưa nay rất thích nghĩ ngợi, nghĩ chuyện này phải có nhân quả gì đó, một trai một gái nên duyên, chẳng phải là điềm lành sao? Quẻ Đại Cát! Đây là thiên đại điềm lành a!
Lão Hoàng Đế là người dám nghĩ dám, liền chiếu cáo thiên hạ, phong cho đôi Long Phượng thai một tước hiệu đặc biệt, một người là Quận vương, một người là Quận chúa.
Hành động hoang đường cùng dòng suy nghĩ kỳ ba này, có thể nói là gây sốc toàn thiên hạ. Nhưng cẩn thận ngẫm lại, quả thực là việc mà Thiên Hòa Đế có thể làm ra được. Thuyết phục cũng vô ích, Thiên Hòa Đế không phải hôn quân tầm thường, ông ta luôn là tên bạo quân chuyên quyền độc đoán, dùng người không khách quan, lấy sự tàn nhẫn mà trị quốc.
Cơ mà lúc này phải nói đến việc Thích tiểu Quận vương phải chịu gánh nặng thanh danh như thế nào, làm sao để thoát khỏi hào quang của "Điềm lành" để có thể dựa vào nỗ lực của bản thân mà trở nên mạnh mẽ, giành được sự công nhận thực sự.
Mà.. Thích Nhất Phỉ không phải người bình thường.
Hắn cảm thấy trở thành một con cá mặn* thì tốt hơn, chứ không muốn dưới có tên trên có họ trong triều chính làm gì.
Trước khi Thích Nhất Phỉ trở thành Thích tiểu Quận vương, hắn thực sự sống qua một kiếp ở thời hiện đại rồi. Kiếp này thai xuyên đến Đại Khải, vừa bắt đầu hắn không có ký ức, chỉ thừa kế tính cách phật hệ * cá mặn, giống như công tử thế gia[3] giai cấp phong kiến tầm thường, trôi dạt theo đám đông, ngây thơ lớn lên như đứa trẻ không biết mặc quần áo.
Thích Nhất Phỉ nửa tuổi phong Vương, sáu tuổi nhập học, mười bốn tuổi đưa bào tỷ (chị gái ) đi lấy chồng phương xa.
Một lần đưa này, liền đưa đến năm mười sáu tuổi.
Sau hai năm, cuối cùng hắn cũng trở về. Đáng lẽ phải đến Kinh Thành vào đúng ngày sinh nhật mười sáu tuổi, nhưng không nghĩ ở nửa đường, bị chuyện khôi phục ký ức quấy nhiễu, mới chậm trễ đến nay.
Những cảnh tượng từ đời trước tràn về, xâm nhập vào trong não Thích Nhất Phỉ, lượng thông tin quá mức khổng lồ khiến hắn không chống đỡ nổi, đầu đau như búa bổ. Sau đó, hắn đau đến nỗi hận không thể tùy tay cầm cây trâm của tỳ nữ, tự chọc vào mắt mình xem liệu cơn đau có thuyên giảm được hay không. Dưới tình huống như vậy, đương nhiên là không thể lại gấp rút lên đường xóc nảy được.
Bỗng có một ngày, sắc mặt Thích Nhất Phỉ vào buổi sáng mới vừa dịu đi, buổi chiều liền hôn mê, hoàn toàn bất tỉnh nhân sự.
Điều này khiến tất cả những người hầu trung thành của Thích gia sợ hãi, dưới sự hoang mang lo sợ, không còn cách nào khác là phải vội vã trở về Ung Kỳ. Ít nhất, ít nhất hãy để Tôn thiếu gia từ nhỏ chưa bao giờ chịu khổ, chết thoải mái hơn, chết trong Quận Vương phủ hoa lệ phú quý, chết trên chiếc gối êm ái, chiếc giường cao cao, dù sao, so với chết tha hương, trở thành một cái cô hồn dã quỷ thì tốt hơn nhiều.
Không phải bọn họ nguyền rủa Thích Nhất Phỉ, nhưng tình huống hiện tại chính là như vậy, Thích Nhất Phỉ nhìn như thế nào cũng giống như sau khi hồi quang phản chiếu *, liền phải buông tay rời nhân gian.
Mấy tỳ nữ thϊếp thân đã chăm sóc cho Thích Nhất Phỉ từ nhỏ, đôi mắt hạnh đã khóc sưng như quả đào. Các nàng một bên ở trên xe ngựa phụng dưỡng, một bên thầm cầu trời phật: "Kiên trì một chút nữa, kiên trì một chút nữa, sắp về nhà rồi."
Đây là lý do khiến đoàn xe của Thích Nhất Phỉ chạy gấp suốt quãng đường.
Khi đoàn xe rẽ vào đường chính chuẩn bị đi xuống tới dưới lầu Duyệt Giang, Thích Nhất Phỉ chậm rãi mở mắt ra. Đầu tiên, lông mi khẽ run lên như cánh bướm, sau đó tràn ngập tiếng tai là tiếng tỳ nữ khóc nỉ non, cùng tiếng ngựa hí của đám thân vệ. Âm thanh "ong ong" trong đầu còn chưa hoàn toàn dịu đi, nhưng hắn vẫn kiên trì mở miệng, dùng giọng nói khô khốc như bị vật gì kéo qua cổ họng: "Dừng lại ngay!"
(Continue)
CHÚ THÍCH
*thành quách: Bức tường cao ở phía trong là Thành, bức tường thấp bao phía ngoài là Quách. Chỉ chung những bức tường cao và dày, đắp lên ngăn giặc.
*tước lộc: Chức vị và lương bổng của quan lại thời xưa. Hd. Phẩm tước và bổng lộc của quan lại.
*Quân công: Công trạng quân sự)
*Cá mặn: Là cá (khô) ướp muối. Tức là cá chết rồi nhưng do ướp muối mà không ươn, 1 vài loại nhìn sơ như cá sống. Ám chỉ là những người còn sống mà giống như đã chết. Ko có đam mê, không có ý chí, không có nghị lực sống.
*Phật hệ: không tranh không đua, sống không mục đích, bình thản trôi qua ngày. Mình có hẳn 1 post về danh từ này. Xem tại đây
*Hồi quang phản chiếu là một thuật ngữ Phật giáo Hán Việt, sự minh mẫn cuối, lời tạm biệt cuối, chỉ hiện tượng hồi phục trở lại mạnh mẽ đột ngột xảy ra đối với con người lẫn sự vật trước khi kết thúc hoạt động trao đổi chất để tồn tại.
[1]: Thiết Khoán hay còn gọi là Đan Thư Thiết Khoán: Một dạng bảo bối phòng thân, được miễn hoàn toàn mọi tội trạng mà ngày nay có thể tạm hiểu là được "miễn chịu trách nhiệm hình sự trong mọi tình huống" (dù là phạm pháp) tức là "miễn tử kim bài", ngoài ra còn được hưởng một số đặc quyền đặc lợi khác.
[2] Thụy thú (Man Man – 蛮蛮) cũng gọi là Bỉ Dực Điểu, Thụy thú, tượng trưng cho sự may mắn và sát cánh cùng bay. Man Man có một cánh và một chân, cần trống mái kết hợp lại sau đó mới có thể bay lượn trên trời. 《Bác Vật Chí》 ghi chép: "Núi Sùng Thu 崇秋 có loài chim, một chân một cánh một mắt, hợp ý nhau mà bay, tên là Man 蛮. Gặp thì tốt lành, cưỡi nó thọ ngàn tuổi."
Thụy thú 瑞兽: Chỉ loài thú cát tường may mắn, tốt lành.[3]: Công tử thế gia:
Công tử: Công: Ông (tiếng tôn xưng), tử: Con. Ngày xưa con các chư hầu gọi là công tử, con gái cũng vậy. Trừ người con đầu gọi là thế tử. Thế: Đời (truyền đời này sang đời khác). Còn bao nhiêu đều gọi là công tử. Về sau dùng chỉ con nhà quyền quý thời phong kiến.
Thế gia: Nhà thuộc dòng dõi danh giá, quyền thế thời phong kiến (vd: thế gia vọng tộc/con nhà thế gia )
=> Công tử thế gia (thế gia công tử) : Là con của nhà quyền quý thuộc dòng dõi danh giá.