Hôn Nhân Sắp Đặt

Chương 1

Tiếng cô người hầu chạy vào cấp báo.

– Thưa lão phu nhân, nhị thiếu gia về rồi ạ.

Bà Lam khẩn trương nằm xuống giường, còn không quên búng vài giọt nước lên mặt tạo thành mồ hôi. Một người đàn ông xuất hiện với bộ vest đen càng tôn lên sự lạnh lùng của anh ta. Ưng Điềm thái độ khẩn trương lại ngồi bên giường bà nội, nắm lấy tay bà.

– Bà nội à, bà đau ở đâu? Cháu về rồi đây.

Bà Lam giọng run run, than vãn.

– Haizzz, cháu về rồi à… thôi cháu cũng không cần quan tâm đâu… già này sắp gần đất xa trời rồi…

– Bà nội à, bà nói gì lạ vậy. Bà sẽ sống lâu cùng đất trời, sẽ mãi mãi bên cháu thôi.

– Chắc bà sẽ không thọ được nữa đâu. Bà cô đơn lắm… phải chi có đứa chắt ẵm bồng…

Nghe câu nói của bà Lam, Ưng Điền liền biết ngay ý định của bà. Vì đây không phải lần đầu bà làm cho anh lo lắng. Thái độ anh lại dửng dưng như không.

– Cháu chưa muốn lấy vợ.

Bà Lam tức giận, bật dậy ngay. Như chưa từng có cơn đau nào ghé thăm bà vậy.

– Tại sao chưa? Cháu biết cháu năm nay bao nhiêu rồi không? Đã 30 tuổi rồi đấy.

– Bà nội à, tại cháu chưa yêu ai thì làm sao có thể lấy vợ được.

Bà Lam liền dịu giọng, dụ dỗ Ưng Điềm.

– Cần gì phải yêu thương, như bà nội đây với ông nội có yêu thương đâu, đến lúc động phòng mới biết mặt nhau đấy thôi. Rồi cũng có hẳn năm mặt con, chỉ tiếc có mình ba cháu là con trai à.

– Ngày xưa khác, giờ khác rồi mà nội. Hôn nhân phải có tình yêu.

– Ưng Điềm ngoan, bà nội đã nhắm cho cháu một cô gái tốt rất tốt. Mà bà nội cũng thích ơi là thích.

– Nếu nội thích thì nội lấy đi, cháu không cần.

Ưng Điềm đứng dậy bỏ đi, làm bà Lam phải tức tốc gọi với theo.

– Ưng Điềm… Ưng Điềm à…

Bà Lam nhìn thấy lại thở dài, cái thằng tính tình bướng bỉnh giống ai vậy không biết.

Bà cất giọng nhỏ nhẹ ra lệnh cho người hầu.

– Chuẩn bị đồ đi chùa.

– Vâng ạ.

– Vẫn như mọi khi, không được rềnh rang gì đâu đó. Mang theo đồ mà ta đã đặt mua.

– Vâng ạ. Con đi ngay đây.

[…]

Ngôi chùa Đại Tự này lúc xưa cũng chỉ là một gian nhà nhỏ, vị ni sư ở đây kính phật nhưng không đủ kinh phí xây chùa. Nên bèn nhờ người dân dựng lên cho một gian nhỏ để ngày ngày có thể tụng kinh gõ mõ. Xung quanh chùa là đất trống, nên vị ni sư mới trồng rau, một phần có cái ăn qua ngày và có thể đổi được gạo nữa.

Sau đó có người cơ nhỡ xin đến tá túc, vị sư cũng nhận. Sau này lại nhiều trường hợp cơ nhỡ hơn đến tá túc, vị sư này đều nhận hết. Thậm chí là những người già không nơi cơ nhỡ. Mỗi ngày đều đi xuống phố khất thực, xin chút lòng thành của mạnh thường quân. Khi mọi người biết đến, họ kháo với nhau nên chùa nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ nơi xa. Khi chùa được xây to và rộng rãi, vị sư này mang bảng dán đi khắp nơi với nội dung ” Ai lầm lỡ xin đừng bỏ đứa trẻ, hãy mang đến chùa hoặc liên hệ để chùa xin nhận nuôi”. Qua hơn 20 mấy năm, ngôi chùa này đã nhận về bao nhiêu đứa trẻ, và tạm biệt bao nhiêu đứa trẻ khi được nhận nuôi.

Vào thắp hương dâng hoa, lễ phật xong, bà lại ra phía sau tìm tôi “đứa cháu dâu” mà bà nhắm cho cháu trai cưng của bà. Bà Lam thấy tôi đang bón cơm cho mấy cụ già ăn, lại ân cần và hát hò cho các cụ vui tai nữa. Bà Lam thích lắm, tuổi già cũng chỉ mong có cháu dâu nó chăm sóc, yêu thương thế kia thì còn gì bằng nữa. Xong việc, bưng mâm cơm xuống dưới thì tôi mới phát hiện ra bà Lam đang đứng đấy, tôi tiến lại gần và nở nụ cùng lời chào thân thiện.

– Cháu chào bà, bà đến lâu chưa?

– Bà mới đến thôi, cháu xong chưa? Cái lưng, cái vai già này của bà đang cần đến bàn tay của cháu đây.

– Dạ, cháu xong rồi, bà ngồi đây đợi cháu mang đống này xuống rửa đã nhé.

– Ừ, bà sẽ ngồi đây đợi cháu.

Tôi mang đồ xuống dưới rửa, tầm 15 phút sau đi lên, trán cũng lấm tấm mồ hôi. Tôi ngồi xuống phía sau bà Lam, nhẹ nhàng đưa tay bóp vai cho bà. Bà Lam cảm thấy thật thoải mái, ở nhà lắm người hầu nhưng sao bà vẫn thấy không ai đấm bóp cho bà thích bằng tôi.

– Tiểu Di thật giỏi quá, vai của bà lại lại khỏe rồi.

Tôi cười hạnh phúc.

– Nếu bà thích, ngày nào bà cũng đến, cháu sẽ bóp vai cho bà mà.

– Haizzz, phải chi cháu ở bên cạnh bà thì tốt.

Nghĩ đến đó, bà Lam liền nghĩ ngay ra một ý định sáng suốt. Bà bèn dụ dỗ tôi.

– Tiểu Di, hay là cháu đến ở với bà nhé, bà sẽ nuôi cháu, sẽ yêu thương cháu, lại còn cho cháu ăn học nữa. Có thích không?

Tôi ôm lấy cổ của bà Lam, khẽ lắc nhẹ.

– Cháu thích lắm ấy, từ nhỏ cháu luôn mong muốn có ai đó nhận cháu về làm con nuôi. Mỗi lần thấy mấy cô chú đến thăm, còn dẫn theo mấy bạn nữa, cháu thích lắm. Thích có bố mẹ lắm. Nhưng đến tuổi này rồi thì cháu đã quen ở đây. Với nếu cháu về nhà bà, cháu sợ người ta nói cháu tham tiền lắm. Vì thế, cháu luôn mong bà khỏe mạnh để đến thăm cháu thường xuyên bà nhé.

– Cái con bé này, làm người ta cảm động quá cơ. Bà tiếc cháu quá thôi, mà cháu có số điện thoại của bà rồi đấy, có việc gì cần cháu cứ gọi, bà sẽ giúp cháu.

– Hì hì, vâng ạ. Cháu cảm ơn bà, cháu xoa đầu cho bà nhé?

– Ừ.

Tôi nhẹ nhàng đặt tay xoa hai bên thái dương cho bà Lam. Chăm sóc bà không khác người thân của mình là mấy.

[…]

Có một đám quân vệ xông vào, đứng chặn lại trong sân chùa. Một người cầm tờ giấy đưa cho sư trụ trì, nét mặt rất nghiêm.

– Mong sư sắp xếp nhanh để chúng tôi còn làm việc.

Sư trụ trì hoang mang lắm không biết tờ giấy gì.

– Thí chủ cho hỏi đây là tờ giấy gì?

– Sư cứ đọc đi sẽ rõ, chúng tôi xin phép.

Bọn họ đồng loạt kéo nhau đi. Lúc ấy sư trụ trì mới mở giấy ra đọc, tôi nhìn thấy nét mặt hoang mang trên mặt của sư. Mọi người cũng lo lắng hỏi.

– Có chuyện gì vậy sư?

Sư trụ trì cố giữ vẻ điềm tĩnh đáp với mọi người.

– Không sao, chỉ là giấy thông báo đi họp thôi. Có vậy mag bọn họ làm quá rồi.

Mọi người nghe thế lại cười sảng khoái, vì có một tờ giấy mà ngần ấy quân vệ phải hộ tống.

Sư trụ trì lặng lẽ gấp tờ giấy lại đi về phòng mình. Tôi cũng đi theo, bởi tôi biết có gì đó không ổn thật.

– Thưa sư, có chuyện gì vậy ạ?

– Vào phòng ta hẵn nói.

– Vâng.

Tôi theo chân sư trụ trì đi vào phòng, căn phòng khá đơn giản. Chỗ ngủ cũng chỉ là 1 tấm đệm nhỏ trải dưới nền, 1 cái hòm vừa đựng quần áo, sách vở, vừa làm bàn làm việc. Và có 1 ban thờ nhỏ để tượng phật, bộ gõ mỏ.

Sư trụ trì ngồi xuống, thái độ vẫn thản nhiên rót ly trà cho sư và một ly nữa cho tôi. Thái độ lúc này với lúc nhận giấy rất khác nhau, giờ điềm tĩnh đến lạ.

Nhấp một ngụm trà xong, sư nhẹ nhàng nói với tôi.

– Đây là giấy thu hồi đất.

– Thu hồi đất? Là sao con không hiểu thưa trụ trì?

– Họ bảo đất này thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên phải thu hồi, và bắt chúng ta dọn đi trong vòng một tuần.

Tôi thật sự hoảng hốt.

– Sao… sao lại có thể như thế được, con đã ở đây 19 năm. Đây là nhà của con và mọi người, nếu thu hồi chúng ta biết phải làm sao?

– Cái đó là điều mà ta đang lo lắng, mai con cùng ta đến sở tư pháp xin xem sao. Và đừng nói cho mọi người biết, nếu không bọn họ sẽ lo lắng.

– Vâng, con biết rồi thưa trụ trì.