Nguyệt Đình Hoa Lệ

Chương 34: Tính Toán Mưu Kế (1)

Nàng lần nữa xoay người nhìn lại hai huynh đệ Vân Hiên và Vân Duyên, một người nhắm mắt quay đầu, một người cau mày cúi đầu, khiến nàng không biết nên phản ứng thế nào.

Nhược Ly cảm thấy vũ khúc chưa từng có người múa này chính là tuyệt phẩm nhân gian, thế nhưng giờ đây mọi người dường như đều không mấy yêu thích.

"Thần cả gan dám hỏi nương nương, vũ khúc vừa rồi tên là gì vậy?" Một tên sử quan tay cầm bút lông nhìn về Nhược Ly, trước mặt hắn còn để một quyển sổ trắng tinh chưa có chữ.

Nhược Ly khẽ động chân mày, ngay cả sử quan cũng tới đây? Vũ khúc vừa rồi của nàng chẳng hề kinh hãi thế tục, sử quan kia sao mặt mày lại u tối như vậy?

"Nghê thường vũ y Phi thiên vũ", vũ khúc này chính là phối từ Nghê thường vũ y của thời Đường cùng với vũ khúc đôn hoàng mười hai tiên nữ phi thiên, kết hợp bài hát Phượng cầu hoàng, tạo thành một tác phẩm như hôm nay: "Nghê thường vũ y phi thiên vũ."

Nàng vừa nói ra, toàn điện một lần nữa xôn xao, sau đó chỉ thấy sắc mặt Vân Hiên thâm trầm đi xuống ghế rồng, dắt tay nàng đi lên chỗ ngồi, lại sai người tới lấy Phượng Lăng cầm. Hồi sau, hắn dùng thanh âm lạnh lùng nhìn xuống mọi người dưới điện: "Quý phi bướng bỉnh, chư vị ái khanh chớ nên bận lòng", ngay sau liền giơ ly rượu trước tất cả quan viên nói: "Nào, Trẫm kính chư vị ái khanh một ly."

Dưới điện, tất cả mọi người đều cùng nhau nâng nén, chỉ trừ Vân Duyên không hề chạm ly, hắn đứng dậy quay về Vân Hiên ôm quyền nói: "Hoàng huynh, thần đệ có chút không khỏe, xin cáo lui trước."

Vân Hiên cũng không nói lại, chỉ nhẹ gật đầu, cho phép cáo lui.

Nhược Ly thấy hắn chưa từng nhìn nàng một lần, trong lòng tựa như rơi vào khoảng không, tim đau âm ỉ.

Phượng lăng cầm dâng lên. Vân Hiên để Nhược Ly gảy một bài mừng Táp Tát quốc không quản đường sá xa xôi đến kinh lăng diện kiến thánh tâm. Còn có một phó tướng biên cương, hai hôm trước tự mình đưa di hài đại ca nàng về kinh. Đại ca vừa mất, phụ thân thương tâm, không tới dự yến, thế nhưng phó tướng kia hôm nay cũng tới tham gia.

Vân Duyên vừa rời đi, tâm tình Nhược Ly vô cùng khó chịu, chằng chút lòng dạ gảy đàn, thế nhưng trước ánh mắt bức bách của Thái phi Nhược Ly chỉ có thể giả bộ hết sức dịu dàng, đi tới bên đàn. Tìm kiếm trong đầu một ca khúc, cuối cùng chẳng biết làm cách nào chọn lấy một ca khúc không mấy phù hợp:

Lãng hoa đào tận anh hùng.

Thị phi thành bại chuyển đầu không.

Thanh sơn y cựu tại,

Kỷ độ tịch dương hồng.

Bạch phát ngư tiều giang chử thượng,

Quán khan thu nguyệt xuân phong.

Nhất hồ trọc tửu hỉ tương phùng.

Cổ kim đa thiểu sự,

Đô phó tiếu đàm trung. (Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)

Dịch:

Sóng xô cuốn hết anh hùng.

Thị phi, thành bại thoắt thành không,

Non xanh nguyên vẻ cũ,

Mấy độ bóng chiều hồng.

Bạc tóc ngư tiều trên bến nước,

Quen cùng gió mát trăng trong.

Rượu quê một nậm lúc tương phùng,

Cổ kim bao những chuyện,

Mặc cười nói cho xong.

Đàn xong một khúc, vốn tưởng Vân Hiên sẽ thập phần xem thường nàng, nhưng không ngờ Vân Hiên lại dùng ánh mắt kinh ngạc nhìn nàng, liên tục tán thưởng. Hơn nữa Nhược Ly nhìn thấy phó tướng biên ải bên kia mắt lệ đỏ nhòe, kích động không thôi.

Ngay sau đó, đại điện vốn dĩ lạnh ngắt một lần nữa náo nhiệt trở lại, người người đều bắt đầu hướng vị phó tướng kia mời rượu, ngay cả Vân Hiên cũng tự mình đi xuống ghế rồng, nhìn vị phó tướng kia nói: "Ái khanh cực khổ rồi."

Nhược Ly trong lòng cười nhạt, Vân Hiên quả thực dối trá, lại càng cười mình thất bại, cẩn thận tỉ mỉ chuẩn bị một tuyệt phẩm vũ khúc không ai thưởng thức, vô thức chọn lấy một bài hát cũ Tam quốc lại nhận được vô số tán thưởng.

Nhưng nghĩ lại, cổ nhân đúng là cổ nhân, có những thứ vốn dĩ chẳng thể thay đổi, tựa như quan điểm thưởng thức, bản thân cũng không thể vì thế mà biến chất theo những người này được. Đọc nhiều sách thánh hiền, tâm tưởng như khổng tử, người đã từng tán thưởng kỳ danh: Thất khiếu linh lung tâm[1] .

Nhược Ly nhắc đến thất khiếu linh lung tâm lại nghĩ đến Khổng Tử, một đại thánh nhân nhưng cũng có tai tiếng: Tử thấy nam nhân, nghe nói phu nhân của nam nhân này mỹ mạo xinh đẹp, bởi vì vô cùng khâm phục tài học của Khổng tử, nên mới tới cầu được đi theo người tài, Khổng Tử không từ chối, nhưng chuyện này của Khổng Tử mấy ngày sau bị đại đệ tử biết được liền khiển trách một trận.

Khổng tử dù tới trăm cái miệng cũng chẳng thể bào chữa, chỉ có thể thề với trời, nói nếu hắn có suy nghĩ vô lễ, ắt sẽ bị ngũ lôi giáng người.

Nhưng nếu lúc ấy Khổng Tử không giải bày, hậu nhân cũng sẽ không cho rằng đó là vết nhơ của hắn, nhưng hắn lại hết lần này tới lần khác nói lời thề độc, khiến hậu nhân không thể không có suy nghĩ khác. Vì vậy có thể thấy, có một số chuyện không cần giải thích vẫn tốt hơn.

Nhược Ly nghĩ tới đây, liền gạt bỏ suy nghĩ muốn giải thích với Vân Hiên và Mộ Dung thái phi.

Rủ bỏ suy nghĩ, người nàng cũng nhẹ nhàng dễ chịu rất nhiều, nàng mỉm cười nâng ly kính trăm quan, tiến lên kính Thái hậu, Thái phi, sau cùng kính Vân Hiên, Hoàng hậu mấy ly. Dạ yến đêm nay xem như kết thúc trong yên ổn.

Trở lại Chiêu Hoa điện, Nhược Ly đã say đến bất tỉnh nhân sự, Thanh Ngọc luống cuống tay chân, giúp Nhược Ly lau mặt, chải đầu. Đích thực là một đếm vô sự.

Ngày đó về sau, Vân Hiên vẫn như thường vô cùng sủng ái Dương Tài nhân, bên phía hoàng hậu lại thờ ơ lạnh nhạt. Thế nhưng như vậy cũng tốt lắm rồi, một tháng ba mươi ngày, mười chín ngày không vào hậu cung, mười ngày còn lại sủng hạnh nàng một lần, còn lại đều ở bên Dương Tài nhân.

Nhược Ly vẫn như mọi ngày, lúc rảnh rỗi, đi dạo ngự hoa viên, cho cá ăn, thời gian còn lại nghiên cứu kỳ môn độn giáp cùng tinh tượng bát quái muốn từ trong đó phá giải thiên cơ, tìm ra chìa khóa thời không.

[1] Cuộc đời Khổng Tử từng tán tưởng Vi Tử, Cơ Tử, Tỷ Can là "Ân tam nhân" (ba người có ân), trong đó Tỷ Can là người có truyền kỳ nhất. Ông họ Tử, thông minh, chăm chỉ, làm thiếu sư (Tể tướng) dưới triều nhà Thương, một lần vì can gián nhà vua khiến vua tức giận gϊếŧ chết bằng hình thức mổ tim sống. Trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, Tỷ Can có một viên "Thất khiếu linh lung tâm" tức là trái tim có bảy lỗ quý hiếm. Sau sự kiện bị Trụ vương xử tử moi tim ông được Khương Tử Nha cứu sống, bảo vệ được lục phủ ngũ tạng, sau khi mổ tim vẫn cứ bất tử. Ý nói đây là sự trung trinh của thần tử đối với thiên tử, trái tim bất tử.