Kiếp Sau Muốn Gặp Phải Chờ Bao Lâu?

Chương 1: Bất Chợt

"Em ổn chứ? Không phải ai em cũng cứng đầu như vậy được đâu! Nếu lần sau có chuyện gì tương tự như vậy, em có thể gọi cho tôi."

Chính ánh mắt đó...

Phải, cũng chính nụ cười đó...

Đã làm trái tim lạnh băng của một con người như Thế Hằng không ngừng thổn thức. Khoảng khắc cô nhận được lời giúp đỡ từ Bích Băng Ly thì cô đã biết có lẽ trái tim cô không còn đơn độc.

Thế Hằng một học sinh cấp 3 không phải gọi là quá xuất sắc về ngoại hình thì phải khẳng định cô luôn đứng đầu trong sự lựa chọn về học sinh có gương mặt lạnh lùng nhất trường Merri- Một trường nổi tiếng dành cho các học sinh có gia thế khủng nhất nhì nước. Gia thế nhà Thế Hằng cũng không ngoại lệ. Cô sinh ra trong một gia đình bậc thượng lưu. Ông nội cô là một tay chơi đổ cổ có tiếng. Hễ nhắc đến Thế Kính, ai mà không biết tiếng tăm lừng lẫy của ông. Món đồ cổ nào mà ông giữ lại không có giá trị bằng cả một căn biệt thự sang chảnh của những nhà giàu có khác. Bởi lẽ, ông có niềm đam mê đồ cổ từ khi còn nhỏ, ông đi khám phá rồi dồn hết tiền làm được từ lúc còn trai tráng vào những cuộc bán đầu giá. Bằng kinh nghiệm tích lũy được và sự thông thái của mình, chưa có món đồ nào mà ông không đạt được. Chính vì thế trong giới chơi đồ cổ gọi ông là "lão Phật gia" - người được ưu ái và kính nể. Thế Hằng lại là cháu gái duy nhất trong nhà, cha cô là con trai trưởng đã lâm bệnh nặng khi vô tình đâm chết mẹ cô vào đêm hai người xảy ra xích mích, do đó lão Phật gia không dành tình cảm yêu thương của mình cho Thế Hằng thì còn cho ai. Nhưng cũng chính vì thế, ông càng đặt nặng áp lực về vấn đề quyền lực lên cô. Cô phải có đủ phẩm chất là một tiểu thư , là một người lãnh đạo và phải nghe theo sự chỉ dẫn của ông nội.

Nguồn cơ có lẽ bắt đầu từ đây, không ai có thể tự dưng thay đổi tính nết mà không chịu tác động từ bên ngoài. Hồi còn là một đứa bé, Thế Hằng vẫn như bao đứa trẻ khác, vô tư nô đùa, vô tư cười nói. Chỉ cần nghĩ rằng, ngày nào cũng có người chơi cùng, ba mẹ cho đến nội ngoại yêu thương chiều chuộng thì mặt trời lúc nào cũng phủ nắng. Nhưng rồi đến một ngày, khi cô đang vuốt ve bé mèo Lusa nhà mình và ngắt một vài bông hoa trong vườn để về khoe mẹ thì thấy có người hầu vẻ mặt sốt sắng chạy từ phòng cha mẹ cô ra và lao về phía thư viện của nội. Tiếp theo đó, điều Thế Hằng cảm thấy thắc mắc hơn nữa là thấy cha mình lững thững bước ra với vẻ mặt thất thần, lúc cười lúc khóc, hai tay dính đầy những thứ chất lỏng màu đỏ. Cha cô với lấy cô, hai tay bóp chặt lấy tay cô và òa lên khóc. Cô không hiểu chuyện gì đang diễn ra, chỉ nghe thấy tiếng cha lí nhí trong cổ họng:"" Ta tiễn bà ấy đi trước rồi, tại bà ấy phụ bạc ta, con nhất định không được phản bội ta." Sau lúc đó là ngất lịm đi vừa lúc ông nội xuất hiện ra lệnh người làm trong nhà đưa cha vào phòng và gọi bác sĩ riêng. Còn nói với Thế Hằng trong thời gian này không được đi lung tung, khi nào chuyện trong nhà ổn thỏa mới được vui đùa như trước. Sau cái ngày đó là không khí trong nhà trở nên ảm đảm. Cha thì nghe nói bị bệnh nặng còn mẹ Thế Hằng không thấy đâu nữa. Không ai nói cho cô biết mẹ cô đã đi đâu. Cứ đêm xuống cô lại nhớ mẹ khôn nguôi, không được nghe mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ, không được nụ hôn tạm biệt cuối ngày của mẹ. Những kỉ niệm của mẹ cứ thế xa dần, có nhiều lần Thế Hăng gặng hỏi ông, ông cô cũng chỉ trả lời vẻn vẹn một câu :" Mẹ con đi đến nơi mẹ con cần đến rồi, không nhất thiết phải nhớ về người đàn bà đó nữa." Có thể nếu như những đứa trẻ khác, nó sẽ khóc lóc suốt ngày vì nhớ mẹ, đòi gặp mẹ cho bằng được. Nhưng là Thế Hằng cô không gào lên đòi mẹ, không! Phải là không được phép làm vậy, không đươc phép khóc vì nhớ mẹ, chí ít là không được làm vậy trước mặt ông cô. Vì theo trí nhớ cô cho đến tận bây giờ, ông nội vẫn là một người vô cùng hà khắc không nhắc lại nhiều lời. Thời gian sau này cô dần hiểu ra, từ cái ngày cô ngắt những bông hoa đẹp nhất trong vườn nhà định đem về tặng mẹ cô, thì mẹ cô đã ra đi, ra đi hẳn đến thế giới khác và chắc chắn sẽ không lần nào cô còn thấy được mẹ cô bằng da bằng thịt. Và cô cũng hiểu được những lời nói của cha hôm đó, cô thật sự rất đau lòng, không thể hận cha mình nhưng oán trách cuộc đời sao lại khiến gia đình cô như vậy. Năm 12 tuổi, cô nhìn nhận được ra vấn đề và cũng từ đó, cô luôn mang một vẻ mặt bất cần, cho dù nhà cô có giàu có đến đâu, ông nội cô có quyền lục thế nào thì cô vẫn không thể có một gia đình trọn vẹn.

Thế Hằng lớn dần, cô phải nghe theo hết sự sắp đặt của ông nội, rồi sau này cô mất luôn tình yêu vào cuộc sống, cô không còn là một đứa trẻ vô tư hồn nhiên như trước đây, cô đã bao lần nghĩ đến việc sẽ đi cùng mẹ của mình nhưng đều thất bại. Thế Hằng luôn là học sinh xuất sắc nhất trong trường, đứng đầu top tiểu thư giỏi giang, nhưng với điều đó có vẻ như cô không hứng thú, cô cũng chỉ làm để vui lòng ông, để thỏa mãn niềm tự hào về cháu gái của ông nội. Là một tiểu thư như vậy, trong trường không ít nam sinh hay ngay cả nữ sinh cũng đều đem lòng yêu thương và mến mộ Thế Hằng, nhưng bất một nỗi cô vô cảm với mọi thứ, mọi người nhìn gương mặt lạnh như thiếc của Thế Hăng dù có yêu mến thế nào cũng không dám lại gần. Lạ một cái càng lạnh lùng thì trên gương mặt Thế Hằng càng toát lên vẻ sắc sảo, đúng khí chất của con nhà tiểu thư. Thế Hằng tựa như một viên kim cương mới được mài rũa, đẹp kiêu sa, mê mệt, khiến ai cũng muốn đυ.ng tới. Nhưng họ lại quên là kim cương mới được mài thì có bao phần góc nhọn, bao phần đủ làm đau mình. Chính vì thế, khá nhiều nam sinh bị từ chối thẳng thừng hay đơn giản hơn là không thèm nhận được ánh mắt đếm xỉa của Thế Hằng khi dám đem lời tán tỉnh. Ấy thế mà,vị tiểu thư lạnh lùng này lại không thể ngờ tới, con tim mình lại lỡ một nhịp khi tình cờ gặp người con gái đó... Bích Băng Ly! Đem lòng say đắm, đem trái tim đi dâng hiến , đem cả mạng sống đánh đổi đến tình yêu đó...