Vi Tiểu Bảo cả mừng lên tiếng chửi đổng:
– Con mẹ nó! Thằng cha Thi Lang làm gì mà kỳ vậy? Hắn ngồi chiến thuyền của Đài Loan tới đây truyền chỉ là nghĩa làm sao? Tô Thuyên đáp:
– Chắc Thi tướng quân gặp bọn Thủy quân của Đài Loan. Hai bên khởi cuộc thủy chiến rồi y thắng trận và tịch thu chiến thuyền. Vi Tiểu Bảo nói:
– Đúng thế rồi! Thuyên tỷ tỷ liệu sự như thần. Công chúa ra chiều không phục lên tiếng:
– Ta đoán chắc là Thi Lang đã đầu hàng Đài Loan. Trịnh Khắc Sảng phái hắn đến giả truyền thánh chỉ. Vi Tiểu Bảo nghe nàng nói vậy trong lòng hoan hỷ nên không thóa mạ nữa, thò tay béo đít nàng một cái rồi lật đật chạy ra bãi biển tiếp chỉ. Quả nhiên Thi Lang ngồi trong mủng nhỏ tiến vào bờ. Hắn lên bãi cát lớn tiếng tuyên đọc thánh chỉ. Nguyên Vua Khang Hy phái Thi Lang tấn công Đài Loan, Bành Hồ. Thủy quân Đài Loan bị đại bại. Thi Lang thừa thế xông lên đảo. Diên Bình quận vương nhà Đại Minh là Trịnh Khắc sảng chưa đánh đã đầu hàng. Từ đây đảo Đài Loan thuộc vào bản đồ nhà Đại Thanh. Vua Khang Hy luận công ban thưởng. Nhà Vua nghĩ tới Thi Lang ngày trước ngồi rỗi ở Bắc Kinh không được trọng dụng. Nhờ Vi Tiểu Bảo tiến cử, hắn mới lập nên công lớn. Ngài liền đặc cách thăng cho Vi Tiểu Bảo lên Nhị đẳng Thông Cật hầu, ban cho một cặp Nhãn hoa linh, gia hàm Thái tử Thái bảo, người con tập ấm cũng được thăng Nhất đẳng Khinh xa đô úy. Vi Tiểu Bảo tạ ơn rồi, trong lòng thờ thẫn như người mất của. Gã không ngờ đảo Đài Loan lại bị Thi Lang dẹp xong ngay. Sự thực giữa Vi Tiểu Bảo và Trịnh Khắc Sảng trước nay tính tình không hợp, lại thù nghịch nhau nữa. Sư phụ của gã là Trần Cận Nam bị Trịnh Khắc Sảng sát hại, nên gã giận hắn thấu xương, nhưng đảo Đài Loan dẹp xong là thiên hạ của nhà Đại Minh không còn một tấc đất. Gã nghĩ tới điểm này cảm thấy bâng khuâng trong dạ. Từ thuở nhỏ Vi Tiểu Bảo chưa từng đọc sách, gã chẳng quan tâm gì đến chuyện phân chia kẻ Mãn người Hán, cùng mối cừu hận về quốc tộc, nhưng gã ở trong Thiên Địa Hội lâu ngày, thường được nghe anh em nhắc tới nhiều lần và dĩ nhiên gã nhận thấy người Mãn Châu chiếm mất giang sơn của người Hán là việc đáng buồn. Vì vậy gã nghe nói Thi Lang bắt Trịnh Khắc Sảng đưa về Bắc Kinh, chẳng lấy chuyện đó làm mừng. Gã lại nghĩ tới sư phụ suốt đời tận tâm kiệt lực chỉ mong khôi phục thiên hạ. Dù chẳng thành công trong công cuộc lớn lao này thì cũng cần bảo vệ Đài Loan một cách vĩnh viễn, gọi là còn một mảnh đất ở hải ngoại của nhà Đại Minh. Ngờ đâu sư phụ gã bị hại chưa lâu, đảo Đài Loan lại mất nốt. Dù Trịnh Khắc Sảng có là kẻ phản nghịch, nhưng sư phụ gã ở dưới âm cung mà biết việc này, tất lão nhân gia phải khóc hết nước mắt. Bữa trước sư phụ gã bị hại cũng vì nguyên nhân ông đã cùng Thi Lang chiến đấu đến sức cùng lực kiệt, nên mới bị Trịnh Khắc Sảng ám toán, đâm vào sau lưng một cách dễ dàng. Vi Tiểu Bảo thấy bộ mặt Thi Lang nhơn nhơn đắc ý, trong lòng rất căm tức, gã hỏi:
– Thi đại nhân lập được đại công này, chắc là thăng quan lớn lắm rồi? Thi Lang mỉm cười đáp:
– Nhờ ơn điển của Hoàng thượng, ty chức được gia phong Tam đẳng Tĩnh Hải hầu. Vi Tiểu Bảo nói:
– Cung hỷ! Cung hỷ!Gã nghĩ bụng:
– Ta trước đã là Nhất đẳng Thông Cật bá, nếu thăng một cấp là lên Tam đẳng Thông Cật hầu, nhưng tiểu Hoàng đế lại thăng lên hai cấp là có ý để ta ở ngôi cao hơn tên tiểu tử Thi Lang này. Nếu cả hai người cùng Tam đẳng hầu chẳng hóa ra cá mè một lứa? Thi Lang thỉnh an rồi cung kính nói:
– Hoàng thượng triệu ty chức vào bệ kiến. Ngài vỗ về bằng lời lẽ ôn nhu, lại khích lệ một hồi sau cùng ngài hỏi: “Thi Lang! Chuyến này ngươi ra quân lập nên công trạng, có biết ai đã bồi tài cho ngươi không? Trước ngươi ở Bắc Kinh, chẳng ma nào nhìn đến, ai đã tiến cứ ngươi?”. Ty chức liền tâu:
– Tâu Hoàng thượng! Đó là Vi tước gia đã hết lòng đề bạt bảo tấu lên Thánh thượng, mới được tắm gội Hoàng ân. Hoàng thượng lại phán:
– Ngươi cũng là kẻ không quên nguồn gốc. Có thế mới phải. Vậy ngươi lập tức ra Thông Cật đảo để tuyên chỉ cho Vi Tiểu Bảo. Trẫm gia quan tấn tước cho gã để khen ngợi gã biết được người hay mà tiến cử đặng lập công danh cho triều đình. Thi Lang nói tiếp:
– Ty chức nghe phán liền lập tức đăng trình. Vi Tiểu Bảo thở dài bụng bảo dạ:
– Ta đề bạt người nào cũng lập nên công trạng hết. Còn chính ta thì lại bị giam cầm trên hòn đảo hoang này, không được dời xa nửa bước. Tiểu Hoàng đế không ngớt gia phong quan tước cho ta, mà thực ra ta có được phong đến Thông Cật vương cũng chẳng lấy chi làm hoan hỉ. Ngoài miệng gã nói:
– Thi đại nhân! Đại nhân ngồi chiến thuyền của Đài Loan tới đây khiến ta giật bắn người lên, tưởng là thủy quân của Đài Loan kéo tới tấn công. Ai ngờ lại là đại nhân đến đây diễu võ dương oai.Thi Lang vội tạ tội rồi giải thích:
– Không dám! Không dám! Ty chức phụng tuân thánh chỉ, trong lòng nóng nẩy muốn được gặp đại nhân. Ty chức cảm thấy chiến thuyền của Đài Loan chế tạo rất hay, và vượt biển lại mau lẹ, nên ngồi thuyền Đài Loan để đi cho chóng đến nơi. Vi Tiểu Bảo nói:
– Té ra chiến thuyền của Đài Loan vượt biển mau lẹ. Đầu thuyền còn huy hiệu mặt trăng mặt trời vẽ bằng sơn. Ban đầu ta phỏng đoán Thi đại nhân đã xưng vương ở Đài Loan nên trong lòng không khỏi rất đỗi lo âu. Thi Lang giật mình kinh hãi vội đáp:
– Ty chức quả là hồ đồ! Lời chỉ điểm của đại nhân phải lắm! Trong lúc hành động vội vàng, ty chức quên cả cạo bỏ huy hiệu trên chiến thuyền của Đài Loan. Sự thực không phải hắn sơ xuất trong vụ này. Hắn dẹp xong Đài Loan rồi, trong lòng đắc ý vô cùng, Hắn ngồi trên chiến thuyền đã cướp được của Đài Loan rồi đi ngược lên Thiên Tân đoạn lại quay xuống phía Nam ra đảo Thông Cật cố ý để nguyên huy hiệu ở đầu thuyền cho những người ngó thấy phải chỉ trỏ bàn tán về lai lịch chuyến thuyền này, khiến chiến công của hắn thêm phần rực rỡ. Không ngờ Vi Tiểu Bảo lại nói gã đem lòng ngờ vực Thi Lang muốn tự lập làm Đài Loan vương. Đây là một điều vi phạm rất trọng đại. Thi Lang bất giác sau lưng toát mồ hôi lạnh ngắt. Hắn nghĩ thầm:
– Tiểu Hoàng đế cực kỳ sủng ái gã thiếu niên này! Mình phải huyết chiến cự nhọc mới bình xong Đài Loan, còn gã ngồi nhàn hạ trên hải đảo mà công lao lại lớn hơn mình. Gã được phong Nhị đẳng hầu, mà mình mới là Tam đẳng hầu. Nếu gã triều kiến Hoàng thượng đưa hơi một vài câu là đại họa đổ xuống đầu mình. Trong lòng hoảng sợ, Thi Lang mất hết vẻ ngạo nghễ, không dám ngông nghênh như lúc vừa tới nơi nữa. Hắn vội truyền lệnh cho bọn thuộc quan nhất nhất phải lên đảo bái kiến Nhị đẳng hầu Vi Tước gia. Trong bọn thuộc quan này có hai người Vi Tiểu Bảo đã quen biết, vì chúng vẫn tùy tùng Trần Cận Nam và gã đã gặp họ ở Liễu Châu. Một người là Lâm Hưng Châu, một người là Hồng Triều phó thủ của Lâm Hưng Châu.Vi Tiểu Bảo vừa thấy chúng, trong lòng sửng sốt, tự hỏi:
– Bọn này là tướng lãnh ở Đài Loan, sao nay lại làm thủ hạ của Thi Lang. Lâm Hưng Châu và Hồng Triều lên bờ nhìn thấy Vi Tiểu Bảo cũng xiết đỗi kinh nghi, bụng bảo dạ:
– Gã là tiểu đồ đệ của Trần quân sư, sao lại làm quan lớn với triều đình Mãn Thanh? Cả Thi đề đốc cũng đối với gã bằng một thái độ cực kỳ kính cẩn? Vi Tiểu Bảo nghe hai người tự báo chức hàm thì một tên là Thủy sư đô ty, một tên là Thủy sư thủ bị. Thi Lang liền giới thiệu:
– Lâm đô ty và Hồng thủ bị nguyên là những nhân vật trong quân tướng Đài Loan, nay theo Trịnh Khắc Sảng tước gia và Lưu Quốc Hiên đại nhân quy thuận triều đình. Hai vị này am hiểu mọi việc ngoài hải đảo, nên ty chức đem họ đi theo để họ trông nom công việc về thuyền bè của Đài Loan. Vi Tiểu Bảo “ủa” một tiếng rồi nói:
– Té ra là thế! Lâm Hưng Châu và Hồng Triều đều cúi gầm mặt xuống, ra chiều rất hổ thẹn. Đảo Đài Loan từ ngày Trịnh Thành Công lập thành vương phủ đã mở cửa thông thương với các nước Nhật Bản, Lữ Tống, Tiêm La, Việt Nam, trở nên rất thịnh vượng, giầu có. Thi Lang bình Đài Loan lấy được rất nhiều đồ trân bảo, dị vật của nước ngoài đưa về dâng triều đình. Vua Khang Hy sai gã đem một ít ban cho Vi Tiểu Bảo. Ngoài ra Thi Lang còn có phần lễ vật riêng của hắn đưa kính tặng Vi Tước gia. Tối hôm ấy, Vi Tiểu Bảo đặt tiệc khoản đãi. Gã mời Thi Lang ngồi vào thủ tịch, ngoài ra còn bốn võ quan cao cấp. Gã lại mời cả Lâm Hưng Châu và Hồng Triều cùng đến bồi tiệc để hai vị này thuật chuyện về tình hình Đài Loan cho gã nghe. Rượu đã ba tuần, Vi Tiểu Bảo hỏi:- Lâm đô ty! Diên Bình quận vương ở Đài Loan là Trịnh Kinh vương gia sao lại biển đổi tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng vào? Nghe nói hắn là con thứ hai của Trịnh vương gia thì không đến lượt hắn làm Vương gia mới phải chứ? Lâm Hưng Châu đáp:
– Dạ! Xin phúc trình Tước gia rõ: Trịnh vương gia đã qua đời vào ngày 28 tháng giêng năm nay. Ngài di mệnh cho đại công tử Trịnh Khắc Tang lên kế vị. Đại công tử là người anh minh, cương nghị. Hết thảy quân dân ở Đài Loan đều đem lòng kính phục. Nhưng Thái phu nhân Đổng quốc thái không ưa Đại công tử, liền phái Phùng Tích Phạm hành thích gϊếŧ y, lập nhị công tử là Trịnh Khắc Sảng lên thay. Hắn dừng lại một chút rồi tiếp:
– Trần phu nhân, vợ Đại công tử, vô cùng uất ức, vào ra mắt Đông quốc thái chất vấn Đại công tử phạm tội gì mà phải thác oan? Nhưng Đông quốc thái nổi giận đùng đùng sai ngươi đánh đuổi phu nhân ra. Trần phu nhân ôm lấy thi thể Đại công tử khóc lóc thê thảm một hồi rồi cũng treo cổ tự ải. Vụ này khiến cho nhân dân trên đảo Đài Loan từ trên xuống dưới đều ôm mối bất bình. Vi Tiểu Bảo đập bàn quát mắng:
– Con mẹ nó! Tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng đã ngu tối hồ đồ, lại lòng dạ tiểu nhân thì làm Vương gia con chó cũng không xong, cai trị nhân dân Đài Loan thế nào được? Lâm Hưng Châu đáp:
– Nhị công tử lên kế vị rồi, phong Phùng Tích Phạm làm Trung Thành Bá. Bao nhiều chính sự ở Đài Loan đều vào tay lão. Nhưng lão xử sự bất công. Việc gì cũng có tư tâm. Ai lớn mật đưa ra mấy lời công đạo liền bị lão gϊếŧ chết. Vì vậy mà văn võ bách quan trong lòng căm hận nhưng miệng không dám nói ra. Ai cũng thì thầm bảo nhau: Quốc tích gia phải gian lao cực nhọc, tốn bao nhiêu tâm lực mới gây dựng được sự nghiệp như ngày nay. E rằng cơ đồ này sẽ bị tan vỡ vì bàn tay của ba người là Đổng quốc thái, Nhị công tử và Phùng Tích Phạm… Hắn dừng lại một chú rồi kể tiếp:- Trong vòng nửa năm, số người trốn đi ngoại quốc và trở về lục địa rất nhiều, Đổng quốc thái trong lòng nóng nẩy, nhưng chẳng có biện pháp nào cứu vãn. Đại công tử và Trần phu nhân thác oan lại thường thường hiển linh hồn báo oán. Đổng quốc thái bị quỷ hồn về nhát, sợ quá mà chết vào khoảng tháng tư. Vi Tiểu Bảo reo lên:
– Hay quá! Hay quá! Đổng quốc thái xuống âm cung, chắc Quốc tính gia cũng không chịu buông tha mụ. Lâm Hưng Châu nói tiếp:
– Đúng thế đó. Vụ Đổng quốc thái bị oan hồn đòi mạng sợ quá phải bỏ mạng đồn đại ra ngoài, toàn thể đảo Đài Loan từ bắc chí nam, ai cũng hả dạ. Nhân dân đốt pháo trong ba ngày liền, ngoài miệng nói là để trừ ma đuổi quỷ mà thực ra là ăn mừng cái chết của mụ bất nhân. Vi Tiểu Bảo nổi tràng cười ha hả nói:
– Thú thiệt! Thú thiệt! Thi Lang xen vào:
– Việc ma quỷ hiện hồn chưa chắc đã là chuyện thật. Có điều Đổng quốc thái đã hạ sát cháu đích tôn, lại bức tử cháu dâu, tất trong lòng khắc khoải không yên. Huống chi bà lại tuổi già, có tật giật mình, thần hồn nát thần tính, suốt ngày thâu đêm lúc nào cũng nghĩ đến oan hồn hiện lên báo oán, mà tưởng tưởng ra như vậy. Vi Tiểu Bảo vẻ mặt nghiêm nghị ngắt lời:
– ác quỷ là chuyện có thật. Nhất là những người bị chết oan sau khi chết thành quỷ rồi, nhất định hiện lên đòi mạng… Gã nhìn thẳng vào mặt Thi Lang nói tiếp:
– Thi đại nhân! Chuyến này đại nhân đi bình trị Đài Loan gϊếŧ rất nhiều người. Theo nhận xét của huynh đệ thì trong những chiến thuyền của Đài Loan kia chẳng thiếu gì ác quỷ ẩn hiện, đại nhân nên cẩn thận là hơn. Thi Lang hơi biến sắc cười đáp:- Chúng ta là võ tướng ra trận chiến đấu, chẳng tài nào tránh khỏi chuyện gϊếŧ người. Nếu những tướng sĩ bị chết trận biến thành quỷ rồi hiện lên đòi mạng thì những kẻ làm tướng chẳng một ai được chết yên lành. Vi Tiểu Bảo lắc đầu nói:
– Thi đại nhân nói thế là sai. Trường hợp lâm trận chiến đấu, mỗi người một khác chứ không phải ai cũng như ai. Đại nhân nguyên là một viên đại tướng của Quốc tính gia ở Đài Loan, nay lại quay về đánh gϊếŧ binh tướng ở Đài Loan thì những oan hồn bị gϊếŧ nhất định bất phục. Trường hợp này không thể kể như những vị tướng quân khác lâm trận gϊếŧ địch. Thi Lang lẳng lặng không nói gì, trong lòng rất tức giận. Hắn là người ở Tấn Giang tỉnh Phúc Kiến. Bộ thuộc của Trịnh Vương ở Đài Loan mười phần có đến tám chín là người Phúc Kiến, nhất là số người phía nam tỉnh này lại càng đông. Sau khi Thi Lang bình xong Đài Loan từng nghe người ta chửi bóng gió hắn là Hán gian, Mãn gian. Lại có người viết văn làm thơ nhưng dấu tên để thóa mạ hắn. Trong lòng hắn đã ngấm ngầm xấu hổ, nhưng người ra mặt công nhiên bài xích hắn thì chỉ có Vi Tiểu Bảo là một. Hắn không làm gì được gã liền trút giận lên đầu Lâm Hưng Châu. Hắn trợn mắt nhìn y, tự nhủ:
– Sau khi dời khỏi đảo này, ngươi sẽ biết tay ta. Vi Tiểu Bảo thở dài nói:
– Thi đại nhân! Đại nhân thật là hên vận! Nếu gia sư chưa bị hại thì lão nhân gia ở Đài Loan bảo vệ Trịnh Khắc Tang. Đổng quốc thái và bọn Trịnh Khắc Sảng chẳng thể cướp ngôi được. Gia sư thống lãnh quân dân cố thủ Đài Loan trên dưới một lòng thì chưa chắc đại nhân đã thành công được. Thi Lang trầm mặc nghĩ thầm:
– Tài năng của ta thật còn thua Trần Cận Nam xa lắm. Lão mà không chết thì dĩ nhiên cục diện ở Đài Loan khác hẳn hôm nay. Hồng Triều đột nhiên xen vào:- Vi tước gia dạy rất phải. Binh tướng cùng trăm họ ở Đài Loan đều nói thế cả. Ai cũng oán hận Trịnh Khắc Sảng sát hại tôi lương đống, khác nào tự hủy bức trường thành. Y quả là đứa cháu bất hiếu của Quốc tính gia. Thi Lang tức giận hỏi:
– Hồng thủ bị! Ngươi đã đầu hàng nhà Đại Thanh mà còn dám thốt ra những điều đại nghịch vô đạo như vậy ư? Hồng Triều vội đứng dậy đáp:
– Ty chức biết mình hồ đồ. Xin đại nhân lượng thứ. Vi Tiểu Bảo nói:
– Hồng đại ca! Đại ca nói chuyện thành thực thì dù đức Hoàng thượng có nghe thấy cũng không làm tội. Đại ca cứ ngồi xuống uống rượu Hồng Triều dạ một tiếng, rón rén ngồi xuống. Y nâng chung rượu lên hai tay run bần bật, rượu rớt ra ngoài đến nửa chung. Vi Tiểu Bảo lại hỏi:
– Gia sư bị tên tiểu rử Trịnh Khắc Sảng gia hại, nhân dân ở Đài Loan đều biết hết cả rồi chứ? Hồng Triều vẫn run rẩy đáp:
– Dạ… Trịnh Khắc Sảng sau khi về tới Đài Loan… hắn nói Trần quân sư bị… bị… Y đưa mắt nhìn Thi Lang rồi không dám nói tiếp nữa. Vi Tiểu Bảo giục:
– Đại ca nói nốt đi! Chỉ cần đại ca nói thật là không ai phiền trách cả. Hồng Triều đáp:
– Dạ dạ! Trịnh Khắc Sảng và Phùng Tích Phạm đem mấy tên vệ sĩ xuống ngồi trong mủng nhỏ trôi nổi lềnh bềnh ngoài biển cả, may mới gặp một chiếc thuyền đánh cá cứu được đưa về Đài Loan. Trịnh Khắc Sảng nói với mọi người là Trần quân sư bị Thi tướng quân gϊếŧ chết. Trịnh Vương gia nghe được tin này khóc lócthảm thiết mấy ngày trời. Nguyên lão nhân gia mắc bệnh từ trước lại gặp mối thương tâm quá độ. Chẳng bao lâu lão nhân gia về chầu trời. Y dừng lại một chút rồi tiếp:
– Sau tên tiểu tử Trịnh Khắc Sảng lên ngôi mới nói với mọi người là chính tay hắn đã hạ sát Trần quân sư. Số đông bộ hạ Trần quân sư không phục, vào chất vấn hắn Trần quân sư phạm tội gì mà hắn hạ sát thì những người này đều bị Phùng Tích Phạm phái thủ hạ bắt lấy gϊếŧ đi. Vi Tiểu Bảo dằn mạnh chung rượu xuống bàn quát mắng:
– Tổ bà nó. Đột nhiên gã nổi lên tràng cười ha hả nói:
– Hàng ngày chúng ta thường dùng câu •Tổ bà nó• để thóa mạ, nhưng bà lão này bị thóa mạ thật oan uổng, chỉ có bà Trịnh Khắc Sảng mới đáng thóa mạ thôi. Thi Lang nghe Vi Tiểu Bảo thóa mạ Đổng quốc thái rất lấy làm thích thú. Sở dĩ hắn đắc tội với Trịnh Thành Công đến nỗi toàn gia phải chết chém cũng đều do Đổng quốc thái mà ra. Hắn liền lên tiếng:
– Vi tước gia nghị luận như vậy là rất đúng. Quốc tính gia anh hùng hào kiệt, hay giỏi về đủ mọi phương diện, chỉ lầm một điểm lấy phải bà vợ đanh ác. Vi Tiểu Bảo lắc đầu đáp:
– Người ta bất cứ ai thóa mạ mẹ con bà Trịnh Khắc Sảng đều được, nhưng khắp thiên hạ chỉ một mình Thi tướng quân là không nên thế. Những công danh phú quý của Thi tướng quân đều do mụ ác phụ đó mà nên. Tuy phụ mẫu, thê nhi của tướng quân bị gϊếŧ về tay mụ, nhưng đánh đổi lấy chức Đề đốc, hàm Tam đẳng Tĩnh Hải thì món hàng này được giá lắm. Thi Lang mặt đỏ bừng lên, trong lòng phẫn nộ, mắng thầm:
– Ta muốn lôi ông tổ mười tám đời nhà ngươi ra mà thóa mạ. Hắn nâng chung rượu lên uống một hớp để ráng đè lửa giận xuống, nhưng hơi tức trào ngược lên, rượu uống vào tới cổ họng liền nổi con ho kịch liệt.Một tên Thủy quân phó tướng họ Lộ cũng ngồi trên bàn tiệc thấy Thi Lang mặt đầy vẻ phẫn nộ, hắn chỉ sợ giữa Thi Lang và Vi Tiểu Bảo xẩy ra cuộc gây gổ khó lòng vãn hồi được, liền lên tiếng xen vào:
– Vi Tước gia! Chuyến này Thi tướng quân ra bình Đài Loan thật đã dầy công hãn mã. Ngày 4 tháng 6, Thi tướng quân vâng thánh chỉ thống lãnh hơn sáu trăm chiến thuyền, đem theo ngoài sáu vạn binh sĩ. Chiến thuyền vừa ra khơi liền bị gió thổi ngược chiều, phải đi mười ngày mới tới Bành Hồ. Ngày 16, Thi tướng quân khởi cuộc đại chiến với Lưu Quốc Hiên thống lãnh quân đội Đài Loan. Thật là một trận trời sầu, đất thảm, nhật nguyệt lu mờ. Vi Tiểu Bảo thấy Lâm Hưng Châu và Hồng Triều vẫn cúi đầu, vẻ mặt hầm hầm ra chiều tức giận. Gã chắc hai người này cũng tham dự vào trận đánh Bành Hồ và đã bị thất bại với Thi Lang, nên không muốn nghe Lộ phó tướng kể những thành tích đắc ý của y. Gã liền hỏi:
– Thi tướng quân! Ngày trước Quốc tính gia đánh lấy Đài Loan chắc cũng bắt đầu bằng tấn công Bành Hồ phải không? Thi Lang đáp:
– Đúng thế! Vi Tiểu Bảo lại hỏi:
– Khi đó Thi tướng quân là thuộc hạ của Quốc tính gia, chắc cũng biết rõ trận đánh Bành Hồ ngày ấy thế nào? Thi Lang đáp:
– Bọn quỷ tóc đỏ người Hà Lan không phái binh đến giữ Bành Hồ… Vi Tiểu Bảo chưa nghe hết chuyện đã quay sang hỏi Lâm Hưng Châu:
– Ngày Quốc tính gia khóa hải chinh Đông, nghe nói Lâm đại ca dẫn đội quân đằng bài chém chân quỷ. Không hiểu cách chém ra sao? Lâm Hưng Châu bụng bảo dạ:- Vụ quân đằng bài chém chân quỷ, ta đã kể cho gã nghe rồi, bấy giờ gã còn hỏi lại thì dĩ nhiên gã không muốn nghe Thi Lang nói về thiên xú sử bình Đài, mà chỉ muốn ta thuật lại những sự tích anh hùng của Quốc tính gia cùng Trần quân sư. Vụ này ta không nên nói nhiều về những việc liên quan đến ta vì trong lòng Thi Lang ôm mối bất bình, nhất định hắn sẽ tìm cách hại ta. Vậy ta cứ tâng bốc hắn lên là hơn. Y tính vậy liền đáp:
– Quốc tính gia triệu tập chư tướng thương nghị có nên khóa hải thi dông hay không? Số đông tướng lãnh đều nói đảo Đài Loan hiểm trở tấn công rất khó khăn, ngoài biển lại sóng to gió cả, thêm vào bọn quỷ tóc đỏ có súng ống cực kỳ lợi hại. Vụ này thật muôn vàn nguy hiểm. Nhưng Trần quân sư và Thi Lang tướng quân cực lực tán thành. Sau quả nhiên lập nên công lớn. Thi Lang nghe y nói vậy bất giác mặt tươi lên. Lâm Hưng Châu kể tiếp:
– Năm Vĩnh lịch, thứ 15, tháng 2… Thi Lang ngắt lời:
– Lâm đô ty! Không nên nhắc đến niên hiệu nhà Tiền Minh. Hồi ấy vào năm Thuận Trị thứ 18 nhà Đại Thanh. Lâm Hưng Châu đáp:
– Dạ dạ! Rồi y kể tiếp:
– “Tháng 2 năm ấy, đại bản doanh của Quốc tính gia dời đến đóng ở thành Kim Môn. Ngày 1 tháng 3 toàn quân lập lời thề sư, tế cáo hải thần. Ngày mười, Quốc tính gia và Trần quân sư thống lãnh đạo thân binh gồm Hữu võ vệ, Tả hữu hộ vệ, Kiêu Kỵ trấn, Tả tiên phong, Trung xung hậu vệ trấn, Tuyên nghị hậu vệ trấn, Viện tiểu hậu trấn cùng thuyền bè các lộ, tập trung cả ở Liệu La để chờ thời cơ thuận tiện.Ngày ấy lòng quân rất hoang mang, đại đa số sợ việc ra khơi. Quốc tính gia, Trần quân sư và Thi Tướng quân phải chia nhau đến các doanh trấn để cổ võ cùng khích lệ quân tâm. Mãi đến trưa ngày 23, trời mới tạnh nắng, gió lặng sóng êm. Đại quân liền khai thuyền ra khơi và tới Bành Hồ vào chiều ngày 24.” Lâm Hưng Châu dừng lại một chút rồi kể tiếp:
– “Đại quân vừa tới Bành Hồ, trời lại nổi gió to, sóng biển dữ dội. Mấy ngày liền không khai thuyền được. Trên các hải đảo ở Bành Hồ chẳng có gì làm lương thực. Quan quân đành ăn củ khoai, củ sắn để độ nhật. Lòng quân lại một phen xao xuyến. Chờ đến ngày 30 và không thể chờ đợi hơn được nữa, Quốc tính gia đành hạ lệnh xuất quân, bất chấp sóng to gió cả cũng lên đường đông chinh. Đêm hôm ấy vào khoảng canh một, Quốc tính gia cho kéo cờ đại soái trên thuyền lớn giữa trung quân, đoạn nổi ba phát phái hiệu rồi chuông trống vàng trời, chiến thuyền dương buồm tiến về phía đông…”