Nhắc lại Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng sau khi tạm gác chuyện hiềm khích với Châu-Trọng-Anh liền phi ngựa nhắm thẳng hướng An-Tây đi cho thật lẹ để báo tin cho các anh em Hồng Hoa Hội đặng bàn thảo kế hoạch đón đường Trương-Siêu-Trọng mà giải cứu Văn-Thái-Lai. Sợ Trương-Siêu-Trọng mật báo cho các địa phương biết để đem người chặn đường ngăn cản, Lạc-Băng cùng Dư-Ngư-Đồng tránh hết những đường lớn, mà chỉ tìm những đường nhỏ hoang vu hẻo lánh ít người qua lại để đi cho kín đáo.
Không phải vì Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng khϊếp nhược quan quân mà vì cả hai trong người còn mang trọng thương thành ra nguyên khí chưa hoàn toàn bình phục lại được, cần phải tránh tối đa những cuộc đυ.ng độ bằng vũ lực. Nhưng điều tối quan trọng là làm sao phải về gấp tổng hành dinh của Hồng Hoa Hội để báo tin thì mới mong cứu kịp Văn-Thái-Lai. Do đó thì giờ rất là quý báu, không thể để phí một khắc nào được.
Đường xa bụi bậm, nhiều khi gặp rừng núi cheo leo phải đi chân bộ mà dắt ngựa, tay vạch cỏ gai, chân vấp đá sỏi. Tuy nhiên, Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng vẫn không hề nản chí, vẫn như hai người chiến sĩ cảm tử xông pha giữa chốn sa trường. Vượt thêm 10 dặm đường rừng nữa thì trời đã tối đen như mực, ngửa bàn tay ra nhìn không thấy. Màn đêm che phủ dày đặc mà hai người vẫn chưa ra khỏi được rừng...
Nơi địa phận chốn biên cương thật là hoang vu tịch mịch. Bốn bề chỉ nghe tiếng chim chóc và muông thú chứ chẳng thấy bóng người qua lại hay dấu vết của dân cư ở đâu. Cả người lẫn ngựa đều đã mỏi mệt mà vẫn không tìm được một chỗ nào để nghỉ chân, dù là quán trọ hay một mái tranh nào để xin vào tá túc qua đêm.
Nhờ kinh nghiệm từng trải giang hồ, Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng chịu hết được những tất cả những nhọc nhằn nguy khó. Gặp trường hợp như thế này, hai người vẫn cố gắng đi, cho dù là thật chậm, nhưng đi thêm được khúc nào hay khúc.
Đến một nơi vắng vẻ đυ.ng phải một tảng đá lớn nằm chắn ngang lối đi, Lạc-Băng bảo Dư-Ngư-Đồng hãy tạm cùng nhau ngồi trên đó tạm nghỉ ngơi trong giây lát. Ánh sao vằng vặc soi xuống khắp vùng sơn lâm bát ngát mênh mông. Dư-Ngư-Đồng chợt phát hiện được một đồng cỏ xanh non như một tấm nhung xanh mát dịu.
Dư-Ngư-Đồng liền dắt hai con ngựa lại cho ăn. Lạc-Băng liền lấy đoản đao cắt một mớ cỏ đem lại trải trên mặt đất, nói với Dư-Ngư-Đồng:
-Buồn ngủ mà gặp chiếu manh là thế này đó Dư hiền đệ. Chúng ta tìm mãi không được quán trọ nhưng có ngờ đâu lại được thạch bàn để dựa lưng, có cỏ làm đệm, những tưởng còn êm ấm hơn chiếu nệm ở trong nhà. Chỉ hiềm thiếu nước và lương khô để đỡ dạ mà thôi. Trời đã quá tối, đi thêm nữa thật bất tiện. Chi bằng chúng ta hãy tạm nghỉ ở đây đêm nay rồi mai sáng sẽ hay. Ý Dư hiền đệ thế nào?
Dư-Ngư-Đồng đáp:
-Không còng cách nào hơn! Thế cũng tiện. Chỉ sợ tẩu tẩu trong mình chưa khỏe nằm giữa trời bị nhiễu sương gió mà thôi.
Lạc-Băng chỉ lo cho Văn-Thái-Lai, trong lòng không còn để ý đến điều chi khác nữa. Thân xác nàng tuy còn ở đây nhưng hồn lúc nào cũng hướng về người chồng kính yêu nhất đời của nàng. Lạc-Băng hận mình không mọc được đôi cánh để bay gấp về An-Tây mà trình báo với Thiếu-Đà-Chủ (#1) để cấp tốc huy động toàn lực Hồng Hoa Hội truy kích Trương-Siêu-Trọng hầu giải cứu Văn-Thái-Lai. Chỉ có cách giải thoát đuợc cho Văn-Thái-Lai thì tâm trí Lạc-Băng mới có thể trở lại bình thường mà lo việc khác được. Còn giờ đây, dẫu có sơn hào hải vị nàng cũng chẳng thấy ngon, và nệm gấm màn the cũng chẳng cho là ấm.
Từ lúc trốn vào địa huyệt của Thiết-Đảm-Trang cho đến nay đã gần hai ngày, trong bụng không có lấy được một hạt cơm hay một giọt nước; lại phải trải qua bao nhiêu trận chiến gian nguy, vượt qua bao nhiêu đoạn đường gai gốc, nhưng Lạc-Băng vẫn không hề thấy đói khát. Có thể nói tinh thần của nàng đã chiến thắng được tất cả những nhu cầu vật chất trong cơ thể đòi hỏi. Chẳng qua vì trời quá tối, ngựa quá mệt mỏi vì thiếu ăn, nên Lạc-Băng mới đành chịu dừng chân tạm nghỉ mà để cho cuộc hành trình tạm thời bị gián đoạn.
Thấy Dư-Ngư-Đồng lo lắng cho mình, Lạc-Băng lại nghĩ đến Văn-Thái-Lai. Chồng nàng chắc bây giờ đang khổ sở vô cùng, chẳng khác nào như chim trong l*иg, như cá nằm trên thớt. Lạc-Băng nghe như trong lòng nàng đứt lìa từng khúc ruột. Chỉ vì trót hứa với chồng cho nên nàng mới phải bất đắc dĩ bỏ chàng trong cơn hoạn nạn như thế này. Cho dù có khổ bao nhiêu, nàng vẫn cảm thấy mình còn sung sướиɠ hơn Văn-Thái-Lai quá nhiều. Nàng dù thế nào vẫn được tự do trong khi chàng hiện đang bị quản chế trong lao tù. Chẳng sớm thì muộn, Lạc-Băng nghĩ mình sẽ gặp lại các anh em trong Hồng Hoa Hội. Nhưng không biết rồi đây nàng còn được cơ hội trùng phùng với Văn-Thái-Lai nữa không?
Con người của Văn-Thái-Lai, Lạc-Băng hiểu rất rõ. Mai đây khi gặp mặt Càn-Long, chàng rất có thể sẽ liều chết nếu nhà vua động chạm đến danh dự của Hồng Hoa Hội hay của cá nhân chàng. Văn-Thái-Lai vì đại nghĩa tất nhiên luôn luôn xem cái chết nhẹ tựa hồng mao. Mà một vị vua đầy quyền uy và thế lực như Càn-Long thì cho dẫu bao nhiêu cái mạng của Văn-Thái-Lai đi chăng nữa, liệu ông ta có coi ra gì?
Nghĩ đến cảnh khổ sở của Văn-Thái-Lai, Lạc-Băng đã lấy làm lo lắng. Nghĩ đến khí phách con người của luôn xem thường mạng sống của chàng, nàng còn sợ hãi gấp bội!
Lạc-Băng không dằn lòng được, nước mắt từng hàng tuôn trào, đổ ra như suối. Thấy Lạc-Băng bi lụy như vậy, Dư-Ngư-Đồng xót xa vô cùng. Chàng cố gắng dùng những lời nhẹ nhàng mà khuyên giải. Nhưng mặc cho chàng có nói khéo đến đâu vẫn không làm giảm đi được nỗi sầu của Lạc-Băng. Nàng làm như chẳng nghe thấy gì cả, chỉ lấy hai tay ôm mặt khóc thút thít.
Dư-Ngư-Đồng gãi đầu bứt tóc. Mỗi tiếng khóc của Lạc-Băng như một mũi dao đâm vào tim chàng. Ngồi suy nghĩ một hồi, Dư-Ngư-Đồng chợt nảy ra một sáng kiến nên ghé sát lại gần bên Lạc-Băng nói:
-Cứ theo sự suy đoán của đệ thì hiện thời tuy Văn tứ ca còn vướng trong vòng hoạn nạn nhưng không đến đỗi nguy hại đến tánh mạng đâu. Và sớm muộn gì anh em Hồng Hoa Hội cũng sẽ giải thoát được cho Tứ ca trên đường giải về Bắc-Kinh. Tẩu tẩu hãy tạm gác nỗi ưu phiền để dưỡng sức đặng còn giúp cho anh em trong hội một tay thì mới mong sớm cứu được Văn tứ ca chứ còn cứ ngồi đó mà than khóc thì phỏng có ích lợi gì?
Đang tuyệt vọng mà được nghe những lời trấn an, giải bày hơn thiệt của Dư-Ngư-Đồng như thế thật chẳng khác nào người lâm trọng bệnh được uống một thang thuốc hồi dương (#2). Lạc-Băng vụt ngồi thẳng dậy hỏi:
-Sao Dư hiền đệ dám chắc là Tứ ca vẫn được an toàn tánh mạng? Liệu anh em Hồng Hoa Hội còn cứu kịp được anh ấy hay không mà phải cần đến chị giúp sức một tay?
Thấy diệu kế của mình có công hiệu, Dư-Ngư-Đồng lại nói:
-Văn tứ ca tuy mang tiếng là khâm-phạm thứ nhất của triều đình, nhưng Càn-Long một hai đặc phái cho Trương-Siêu-Trọng phải cố gắng mà bắt sống mà giải về Bắc-Kinh thì hay hơn là gϊếŧ chết. Nội việc này cũng đủ thấy Càn-Long cần mạng sống của Văn tứ ca hơn là nhìn thấy xác chết. Cứ lấy đó mà luận thì cho dù Văn tứ ca có mắng chửi nhiều đến đâu, có chống đối kịch liệt thế nào thì Trương-Siêu-Trọng cũng không dám làm hại đến tánh mạng của anh ta. Hơn nữa, Văn tứ ca biết nhiều bí mật Càn-Long muốn được nghe rõ mà không muốn cho người thứ hai nghe thấy thì đủ hiểu tánh mạng của Văn tứ ca có giá trị cho ông ta lắm. Do đó, chẳng những không dám hại mạng Văn tứ ca mà trái lại Trương-Siêu-Trọng còn phải bảo vệ, không cho ai được đυ.ng đến anh ấy nữa là đàng khác.
Lạc-Băng nghe nói gật đầu tán thành:
-Lời Dư hiền đệ bàn luận rất phải. Nếu Văn tứ ca có bị gϊếŧ là chỉ sau khi về Bắc-Kinh hội kiến với Càn-Long mà thôi. Chị biết Văn tứ ca thà chết chứ không bao giờ chịu khai ra bí mật nào đâu. Nếu không cứu được Văn tứ ca trên đường về Bắc-Kinh thì kể như là hết! Chị có lo là lo điều này mà thôi.
Dư-Ngư-Đồng nói như quả quyết:
-Chị đừng lo! Em tin chắc Văn tứ ca sẽ được giải thoát trên đường bị giải về Bắc-Kinh. Du Trương-Siêu-Trọng có huy động thêm bao nhiêu lực lượng áp giải đi chăng nữa, đích thân hắn vẫn phải theo sát bên Văn tứ ca như hình với bóng thôi. Khi đó Hồng Hoa Hội chúng ta chỉ cần tập trung lực lượng vào nơi chính yếu là có thể cứu được Tứ ca dễ dàng.
Đôi mắt đẫm ướt ngấn lệ của Lạc-Băng chợt lóe lên một tia hy vọng. Nàng hỏi:
-Vì sao Dư hiền đệ lại dám chắc chắn như vậy? Hãy nói cho chị nghe với!
Dư-Ngư-Đồng điềm nhiên phân giải:
-Theo em nghĩ thì sau khi đưa chúng ta ra khỏi An-Viễn khách-sạn, Lục-Phỉ-Thanh sư bá cấp bách về thẳng An-Tây để báo tin cho Hồng Hoa Hội chúng ta vì biết rõ tình trạng nguy hiểm của Văn tứ ca không thể trì hoãn được, cho dù phải đội sương đạp tuyết cũng không từ nan đâu. Và chắc chắn giờ này từ Thiếu-Đà-Chủ trở xuống đều biết rõ việc này cả rồi. Chỉ cần một lời truyền của Thiếu-Đà-Chủ thôi là tất cả anh em Hồng Hoa Hội từ Vô-Trần Đạo-Nhân trở xuống ai mà không hưởng ứng nghe theo lệnh? Với một lực lượng hùng hậu của Hồng Hoa Hội, bao gồm các tay cao thủ hạng nhất trên giang hồ như thế, chẳng lẽ lại địch không nổi một Trương-Siêu-Trọng với đám tùy tùng của hắn hay sao? Chỉ cần anh em trong hội do Vô-Trần Đạo-Nhân hướng dẫn cũng quá đủ rồi, chưa chắc Thiếu-Đà-Chủ đã cần phải động đến một đầu ngón tay đâu!
Nghe lời giải thích hữu tình hữu lý của Dư-Ngư-Đồng, Lạc-Băng như người ngủ mê mới tỉnh, người chết hồi sinh. Nàng bỗng hăng hái đứng dậy chỉ tay về hướng Bắc nói lớn:
-Văn tứ ca! Sau cơn mưa trời lại sáng! Chúng ta sẽ gặp lại nhau!
Dư-Ngư-Đồng lại nói:
-Công việc giải cứu Văn tứ ca rất cấp bách và hết sức quan trọng. Rất có thể giờ phút này Thiếu-Đà-Chủ đã điều khiển anh em Hồng Hoa Hội liều mạng rượt theo Trương-Siêu-Trọng và không chừng đã cứu xong Văn tứ ca trên đường trở lại An-Tây rồi. Hoặc giả nếu chưa cứu được thì có cũng đang giao phong kịch liệt với địch nhân tại một nơi nào đó trên đường đi Bắc-Kinh. Các đương gia đều là những người nhiệt tình, ghét kẻ ác như kẻ thù cả. Khi biết được chúng gây khó khăn cho Văn tứ ca như thế không chừng sẽ gϊếŧ sạch không chừa lại một tên đâu!
Lạc-Băng bỗng sa sầm nét mặt. Với vẻ lo lắng, nàng hỏi Dư-Ngư-Đồng:
-Nhưng chắc gì Thiếu-Đà-Chủ và anh em Hồng Hoa Hội đã biết được tin Văn tứ ca bị áp giải mà truy kích?
Dư-Ngư-Đồng cười nói:
-Điều ấy tẩu tẩu khỏi lo! Trong đoàn người đi cứu viện dĩ nhiên phải có Lục-Phỉ-Thanh sư bá. Khi đến Thiết-Đảm-Trang ắt sẽ biết qua tự sự thì cứ việc theo ngã Bắc-Kinh mà đuổi theo chứ còn đi đâu được nữa!
Lạc-Băng nghe xong lại tươi cười nói:
-Nếu không có Dư hiền đệ chỉ bảo lẽ hay cho, có lẽ chị vì quá tuyệt vọng mà đâm ra tự hủy hoại thân mình chỉ vì lo lắng cho Văn tứ ca!
Quả thật vậy, những lời của Dư-Ngư-Đồng đã khiến cho luồng dũng khí cũng như lòng hy vọng của Lạc-Băng vùng dậy trở lại. Nỗi lòng nàng như được hoàn toàn cởi mở, bao nhiêu đau đớn mệt mỏi gần như đã quên sạch. Nàng ngồi trên tấm nệm cỏ mà thấy mát rượi, dựa lưng vào phiến đá mà nghe êm ru. Lạc-Băng bỗng cảm thấy khoan khoái lạ thường, nàng thϊếp đi lúc nào không hay...
Lạc-Băng mơ mơ màng màng... Nàng trông thấy hình như Văn-Thái-Lai đi lại sát bên mình mỉm cười âu yếm. Lạc-Băng chưa kịp ngồi dậy thì Văn-Thái-Lai đã nhẹ gót đi đến ẵm nàng dậy ôm vào lòng và đặt một tràng hôn nồng nàn lên đôi gò má ửng hồng như hai trái đào.
Lạc-Băng để mặc tình cho chồng thỏa mãn những đòi hỏi về sắc dục mà nàng bỗng cảm giác được bao nhiêu khác hiện trên vành môi của chồng. Lạc-Băng toàn thân nhẹ bổng chẳng khác như một đứa trẻ còn măng sữa trên đôi tay của Văn-Thái-Lai.
Những giây phút say sưa sau đó được tiếp nối liên miên. Rồi hình như không dằn nổi những đòi hỏi quá mãnh liệt của cõi lòng, Văn-Thái-Lai toan dùng sức lực để giải quyết sinh lý ngay trên nệm cỏ ấy mặc dù Lạc-Băng hết sức can ngăn. Thấy không cưỡng nổi lòng ham muốn càng lúc càng mãnh liệt hơn của chồng, Lạc-Băng giận lắm, vùng mình trở dậy nhìn Văn-Thái-Lai mà trách rằng:
-Em tưởng mình bị thương, bị bắt, bị khổ nhục đủ điều nên tạm thời dẹp bỏ được những thú vui ham muốn của nɧu͙© ɖu͙© mà tĩnh dưỡng cho lành mạnh để rửa hận báo cừu, ngờ đâu mình không mình lại không chịu giữ gìn lo cho thân thể, vừa được thoát nạn gặp lại em đã nghĩ ngay đến chuyện đắm mê trong nguồn ân bể ái như thế này! Vậy ra thương tích trong mình đã lành hết rồi phải không? Công tác của cố Tổng-Đà-Chủ trước khi nhắm mắt ủy thác cho cũng hoàn tất cả rồi chứ?
Những lời phiền trách chính đáng của Lạc-Băng không làm cho Văn-Thái-Lai thức tỉnh. Chàng vẫn ghì chặt lấy thân thể yêu kiều mềm mại của Lạc-Băng vào ngực như cốt ý để cho nàng nghe những tiếng đập mạnh trong con tim của chàng. Chàng không trả lời những câu hỏi của Lạc-Băng mà lại nói toàn những chuyện mơ hồ nhạt nhẽo, chẳng có liên quan gì với nhau cả.
Lạc-Băng cố sức vùng vẫy nhưn Văn-Thái-Lai giữ chặt quá khiến nàng không làm sao thoát được cánh tay của chàng. Hơi nóng trong thân thể Văn-Thái-Lai truyền sang thân thể của Lạc-Băng. Nàng quyết không để mềm lòng theo sự đòi hỏi không đúng lúc của chồng nên lấy hết ý chí mạnh mẽ ra mà chống cự lại...
Đang lúc giằng co, đột nhiên Lạc-Băng giật mình tỉnh dậy. Nàng mở đôi mắt ra thật to vì còn ngỡ đây là một giấc chiêm bao, nhưng sự thật lại rõ ràng trắng trợn hiển hiện như ban ngày. Thân hình của nàng đang bị hai cánh tay đàn ông ôm chặt lấy. Nhưng người ôm nàng không phải là trượng phu Văn-Thái-Lai mà lại là... Dư-Ngư-Đồng!
Thật là một sự kiện hãi hùng chưa từng bao giờ xảy ra trong đời nàng! Một sự kiện hãi hùng mà luôn cả trong giấc mơ nàng cũng không bao giờ có thể ngờ tới! Không thể nào tha thứ được, mà cũng không thể nào kéo dài thêm tấn kịch gớm ghiếc này thêm một khoảnh khắc nào, Lạc-Băng tung mạnh một cái vụt đứng ngay dậy, nghiêm nghị như một pho tượng nữ thần. Dư-Ngư-Đồng vốn đã có chủ ý từ trước nên cố ý ôm giữ nàng thật chặt trong tay, chẳng ngờ Lạc-Băng vùng vẫy mạnh quá khiến cho chàng ngã ngửa ra sau chẳng khác nào bị địch thủ quật xuống đất.
Dư-Ngư-Đồng lồm cồm ngồi dậy. Chàng cũng thế, tưởng chừng như vừa tỉnh mộng. Chàng kêu gào như thét lên:
-Trời hõi trời! Vì quá yêu tôi trở thành một đứa bất nghĩa! Than ôi! Ma lực của ái tình! Ôi! Đau khổ biết bao nhiêu!
Lạc-Băng không ngờ Dư-Ngư-Đồng dám lừa mình, lợi dụng trong lúc đang ngủ say mà giở trò bỉ ổi nên vừa giận vừa thẹn. Nàng quát lên như tiếng gầm trong đêm vắng:
-Ngươi có im mồm hay không? Đã ngu dại muốn chết thì để ta đánh cho chết chứ đừng than van gì nữa!
Lạc-Băng tung ngay vào mặt Dư-Ngư-Đồng một quả thôi sơn nhanh như điện xẹ, mạnh như búa bổ. Dư-Ngư-Đồng vội vàng lách mình sang một bên tránh khỏi. Đang còn như ngây như dại thì Lạc-Băng lại bồi tiếp thêm một quyền vào bụng chàng. Dư-Ngư-Đồng thấy khí thế Lạc-Băng dũng mãnh như vậy thì biết nàng đang giận dữ vô cùng nên cảm thấy tội lỗi co giò bỏ chạy chứ không dám đánh lại.
Lạc-Băng sau đó rút cặp song đao bên mình ra rượt theo chém loạn xạ khiến cho Dư-Ngư-Đồng kinh hoảng, hết hồn hết vía. Thấy không thể thoát khỏi tay Lạc-Băng được, Dư-Ngư-Đồng đành quay lại rút ống sáo vàng ra chống đỡ. Biết đao pháp của Lạc-Băng rất lợi hại, nếu lơ đãng hay lỡ tay sểnh miếng là mất mạng như chơi nên Dư-Ngư-Đồng phải dùng những chiêu tuyệt kỹ trong Nhu-Vân Kiếm-Thuật ra mà đối phó. Chỉ trong vài hiệp, Dư-Ngư-Đồng đã đánh văng cặp song đao của Lạc-Băng xuống đất.
Lạc-Băng biết Dư-Ngư-Đồng bản lãnh siêu việt, nàng không thể cự nổi nên rút trong túi ra hai ngọn phi đao rồi nói lớn:
-Này, thằng khốn kiếp kia! Ráng mà giữ mình kẻo chết đấy nhé! Ta thật không ngờ người dám cả gan liều lĩnh như vậy! Thiếu chút nữa là ta đã bị ô uế rồi!
Dư-Ngư-Đồng quỳ xuống, nét mặt hết sức thểu não, nói như van xin:
-Em van lạy chị! Hãy để cho em nói một lời rồi chị có muốn gϊếŧ chết em đi chăng nữa, em cũng cam tâm đứng yên cho chị hạ thủ. Có chết em cũng không ân hận...
Lạc-Băng giận dữ ngắt lời:
-Ai là chị của người? Ngươi là một tên khốn nạn! Ta thật không ngờ lòng dạ của ngươi lại chó má đến thế! Dư-Ngư-Đồng! Ngươi có nhớ điều cấm kỵ thứ nhất của nội quy Hồng Hoa Hội không? Nếu nhớ thì đọc lại cho ta nghe!
Dư-Ngư-Đồng cúi gầm mặt xuống, vừa sợ hãi vừa thẹn thùng. Chàng không dám ngẩng mặt lên nhìn Lạc-Băng, mà cũng không dám nói một lời nào.
Lâu nay đối với Dư-Ngư-Đồng, Lạc-Băng luôn thương mến như em ruột. Những cử chỉ đầy thân ái của Dư-Ngư-Đồng từ trước đến nay chiếm được cảm tình của Lạc-Băng rất nhiều. Nay thấy chàng khổ sở như vậy nàng cũng không đành xuống tay. Nhưng đứng trước một sự kiện như việc vừa xảy ra, Lạc-Băng cũng khó mà có thể tha thứ cho Dư-Ngư-Đồng được.
Lạc-Băng nói lớn như thét lên:
-Ngươi không nói à? Này Dư-Ngư-Đồng! Ta hỏi câu nào người phải trả lời ta câu ấy nghe chưa! Lão Tổ của Hồng Hoa Hội họ gì?
Dư-Ngư-Đồng riu ríu khẽ đáp lời:
-Lão Tổ Hồng Hoa Hội vốn họ Châu.
Lạc-Băng lại hỏi:
-Vì sao Lão Tổ lập ra Hồng Hoa Hội?
-Lão tổ lập ra Hồng Hoa Hội để cứu nạn cho dân tộc.
Lạc-Băng bèn hỏi tiếp:
-Toàn thể anh em trong Hồng Hoa Hội kính trọng Lão Tổ như thế nào?
-Kính trọng Lão Tổ như Tôn-Sư, không bao giờ được coi thường những điều luật của Lão Tổ ban ra.
-Còn anh em trong hội phải đối với nhau ra sao?
-Phải tuân theo ba điều, thứ nhất: phải tương kính lẫn nhau như Lưu, Quan, Trương kết nghĩa tại đào viên.
-Nghĩa là sao?
-Nghĩa là khôn thể đồng sanh nhưng thề đồng tử; hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly.
-Còn điều thứ hai?
-Tận trung báo quốc.
-Còn điều thứ ba?
-Phải noi theo gương của 108 vị anh-hùng Lương-Sơn-Bạc.
-Nghĩa là sao?
-Phải có những hành động trung dũng cương trực, 108 người cũng chỉ như một. Dù cho tánh ý khác nhau, võ nghệ khác nhau, họ tên khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhưng phải giống nhau một điều là: anh-hùng khí phách.
Những lời vấn đáp giữa Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng là quy-luật của Tổ-Sư Hồng Hoa Hội đặt ra. Tất cả người của bang hội phải răm rắp tuân theo, không được làm sai một ly nào. Ai nấy đều phải học thuộc lòng như kinh nhật tụng. Mỗi lần khai hội hay trước khi bàn thảo công việc, điều trước tiên phải thắp nhang quỳ lạy trước bàn thờ Tổ-Sư rồi sau đó vị Tổng-Đà-Chủ sẽ hỏi từng câu, và tất cả những người có mặt đều đáp rập lại câu trả lời cho ăn khớp.
Theo đúng quy tắc của Hồng Hoa Hội thì lúc khai đường nhập hội (#3), khi thệ sư xuất phát (#4), cũng như lúc chấp hành một hình phạt một cá nhân nào của hội, nhân vật với chức vị cao hơn sẽ làm một cuộc đại lễ và đứng ra hỏi những câu này để đương sự lần lượt trả lời. Cấp trên hỏi đến đâu thì người kia phải trả lời đến đó, không được nói ngoài phạm vi câu trả lời mà cũng không được nói quá vắn tắt. Và trong khi vấn đáp, đương sự không được cử động mà phải đứng nghiêm trang hay ngồi yên tĩnh tọa.
Theo thứ tự vai vế trong Hồng Hoa Hội thì địa vị của Lạc-Băng cao hơn Dư-Ngư-Đồng. Giá mà chuyện này ở chỗ thông thường thì Lạc-Băng sẽ phải làm một cuộc lễ long trọng và chấp hành hình phạt kẻ có tội là Dư-Ngư-Đồng. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt, sự việc xảy ra giữa đêm trường nơi hoang vu hẻo lánh chỉ có mặt hai người, một người phạm luật của hội và một người chấp hành cương kỷ của hội. Theo tiên cáo của hội thì trong những trường hợp ngoại lệ, các nghi thức được phép giản dị hóa, tuy nhiên, nghi thức vấn đáp vẫn phải giữ đúng quy củ cho thật uy nghiêm. Do đó, Dư-Ngư-Đồng bắt buộc phải nghiêm chỉnh trước mặt Lạc-Băng. Hễ nàng hỏi câu nào thì chàng phải trả lời câu nấy.
Nghe hỏi, Dư-Ngư-Đồng bỗng lạnh toát cả người vì một khi người nào được cân nhắc vào hàng đương-gia, tức thuộc về cấp lãnh đạo của Hồng Hoa Hội mà phạm trọng tội thì bao giờ hình phạt cũng là tử hình chứ không thể nào nhẹ hơn. Huống hồ tội của Dư-Ngư-Đồng là một trong mấy điều tối kỵ của hội. Đó là tội cưỡиɠ ɖâʍ một người vai vế ở trên mình. Ai phạm tôi này chẳng những bị tử hình mà danh tánh còn bị đem ra bêu xấu để cho tất cả mọi người từ trên xuống dưới trong hội thóa mạ nữa.
Chiếu theo điều lệ của hội, Dư-Ngư-Đồng không dám cãi mệnh mà phải trả lời những câu hỏi của Lạc-Băng mặc dù chàng ta thà chịu tội tử hình còn hơn phải đứng trước mặt nàng mà trả lời những câu hỏi khiến cho lòng phải hết sức e thẹn vì xấu xa. Giá mà lúc này có cắt được cái mặt bằm nát ra thì Dư-Ngư-Đồng cũng chẳng tiếc một chút nào. Chàng bỗng cảm thấy hối hận rằng lúc Lạc-Băng nổi giận cầm đao chém sao mình lại né tránh mà không chịu trận để chết phứt đi cho rảnh nợ còn hơn!
Lạc-Băng chấp hành kỷ luật của hội uy nghiêm như một thẩm phán quan chứ không phải nhu mì mềm mỏng như thường ngày nữa. Nàng quắc mắt hỏi Dư-Ngư-Đồng:
-Có bốn hạng người nào mà Hồng Hoa Hội cần phải cứu? Hãy mau kể ra!
Dư-Ngư-Đồng gục mặt trả lời:
-Thứ nhất: cứu những người trượng phu quân tử; thứ nhì: cứu người liêm chính trung cang; thứ ba: cứu những người hy sinh cho dân tộc; thứ tư: cứu những kẻ đeo đuổi mục đích phản Thanh phục Minh như hội của ta.
Lạc-Băng mặt lạnh như tiền, gằn giọng hỏi tiếp:
-Còn những hạng người đáng gϊếŧ, hãy kể thử cho nghe?
Dư-Ngư-Đồng run rẩy hết tứ chi, dường như thấy tử thần đang chờ trước mắt để bắt một hồn ma tội lỗi giải về hỏa ngục dưới âm-ty. Chàng đau khổ trả lời:
-Thứ nhất: phải gϊếŧ bọn chim mồi chó săn cam tâm làm tay sai cho giặc Mãn, hãm hại đồng bào Hán-tộc. Thứ hai: phải gϊếŧ bọn tham quan ô lại Mãn-Thanh đυ.c khoét bóc lột lương dân tận xuơng tủy. Thứ ba: phải gϊếŧ bọn ác bá thổ hào, ỷ quyền cậy thế, trông vào tài lực (#5) sát hại cưỡng bức, cướp đoạt sinh mạng, trinh tiết và tài sản của đồng bào đang quằn quại sống dưới xiềng xích, nanh vuốt của quân giặc xâm lăng tàn bạo. Thứ tư: phải gϊếŧ những người vi phú bất nhân, gây dựng sự nghiệp trên xương máu, mồ hôi nước mắt của người nghèo khổ...
Lạc-Băng bỗng trợn đôi mắt lên hỏi Dư-Ngư-Đồng:
-Hồng Hoa Hội chỉ gϊếŧ có bốn hạng người kể trên sao? Không còn hạng người nào đáng gϊếŧ nữa à?
Dư-Ngư-Đồng mặt mũi xanh rờn, run rẩy, chết đứng cả người trước câu hỏi đanh thép và thái độ sắt đá của Lạc-Băng.
Thấy Dư-Ngư-Đồng gục mặt, im lặng như kẻ có xác không hồn, Lạc-Băng không chút động lòng mà trái lại còn cực kỳ căm phẫn. Như một thiết diện vô tư đối với một phạm nhân khϊếp nhược, Lạc-Băng nhướng đôi mày tầm hét to lên tiếp tục hỏi:
-Hồng Hoa Hội có bốn giới điều quan trọng hơn cả gọi là tứ đại giới điều. Hãy đọc lại cho rõ ràng ta nghe!
Dư-Ngư-Đồng khẽ đáp bằng một giọng run run, cố lướt qua cho thật lẹ:
-Kẻ đầu hàng Mãn-Thanh, tội đáng gϊếŧ. Kẻ khinh thường cấp trên, tội đáng gϊếŧ...
Nói tới đây, Dư-Ngư-Đồng bỗng nghẹn lời, cảm thấy như miệng chàng vừa tự đọc lên bản án cho chính mình. Chàng còn đang ngập ngừng chưa đọc hết được cả bốn điều thì Lạc-Băng hét lên giữa khoảng không làm rung chuyển cả cây cỏ chung quanh:
-Dư-Ngư-Đồng! Mi dám khinh ta là kẻ đang chấp hành hình phạt của Hồng Hoa Hội?
Dư-Ngư-Đồng riu ríu đáp:
-Kẻ phạm tội theo điều luật của hội thật không dám vô lễ với cấp bộ hội đảng chấp hành hình phạt.
Lạc-Băng nói:
-Phải đáp lại từng câu chậm rãi, thật rõ ràng của tứ đại giới điều của Châu tổ-sư mà ta vừa hỏi mi.
Dư-Ngư-Đồng không dám cãi lời, vừa sợ vừa hổ thẹn mà đáp:
-Kẻ quy thuận triều đình Mãn-Thanh đáng tội chết; kẻ khi tôn diệt trưởng (#6) đáng tội chết...
Thấy Dư-Ngư-Đồng ấp úng, Lạc-Băng bèn hối thúc:
-Đã xong đâu! Còng hai tội đáng chết nữa, mau kể luôn ra!
Dư-Ngư-Đồng miễn cưỡng đáp:
-Kẻ mãi hữu cầu vinh (#7) tội đáng chết...
Dư-Ngư-Đồng trả lời đến đây lại ngập ngừng. Lạc-Băng trợn mắt lên, quyết hỏi đến cùng:
-Còn một trọng tội đáng chết thứ tư nữa, mi quên rồi à? Nếu mi quên thật thì cây bảo đao của ta sẽ nhắc cho mi nhớ!
Mũi đao của Lạc-Băng nhá lên trước mắt Dư-Ngư-Đồng. Chàng biết không còn van xin hay năn nỉ gì được nữa nên thầm nghĩ đáp phứt qua cho xong chuyện, sau đó mặc cho Lạc-Băng muốn chém gϊếŧ, mổ xẻ ra sao tùy ý. Dư-Ngư-Đồng thu hết can đảm nói:
-Kẻ tham tài... háo sắc... tội đáng gϊếŧ...
Lạc-Băng nghe xong liền quắc mắt lên nhìn Dư-Ngư-Đồng. Như một thẩm phán quan, nàng vừa kể tội, cũng như vừa tuyên án tội phạm:
-Mi đã phạm vào tội thứ nhì và tội thứ tư. Hai tội này cũng quá đủ để kết án tử hình mi rồi, có chết cũng không oan! Mi đường đường là một đương-gia trong thành phần lãnh đạo của Hồng Hoa Hội mà một lúc phạm đến hai điều trong tứ giới điều của Tổ-Sư thì đem đầu mi mà xử bá đao (#8) vẫn còn là nhẹ! Mi thật đã làm gương xấu cho cấp dưới cùng bao nhiêu những thành viên khác. Mi làm ô nhục đến uy danh của Hồng Hoa Hội, một tổ chức cách mạng phản Thanh phục Minh được nhân dân khắp nơi kính phục và giới võ lâm đồng đạo nể vì. Mi còn làm mất thanh danh của Tổ-Sư vì luật của người đặt ra từ trước đến nay chưa ai dám phạm tới. Mi không xứng đáng là hội viên của Hồng Hoa Hội, và cũng không xứng đáng là người của Hán-tộc. Mi thật là một đứa phản bội! Tư cách của mi không khác gì bọn chim mồi chó săn hại dân hại nước. Ta thiết nghĩ, lưỡi đao của ta có chặt phứt cái đầu của mi đi mà khỏi cần phải hỏi câu nào cũng là đáng lắm rồi. Chỉ vì ta muốn cho mi trước khi chết được trông thấy rõ cái tội của mình kẻo khi chết còn cho là oan ức để không nhắm mắt được.
Dư-Ngư-Đồng không ngờ Lạc-Băng bình nhật thương chàng như em ruột, thế mà lúc này lại nghiêm khắc xem chàng là hạng người ghê tởm còn hơn là kẻ thù thì cảm thấy chua xót vô cùng. Trong giây phút, Dư-Ngư-Đồng cảm thấy đời mình chẳng còn chút gì hứng thú nữa. Chàng chỉ mong được chết dưới lưỡi đao của Lạc-Băng càng sớm càng tốt.
Từ lúc gia đình bị tan nát vì đại họa, Dư-Ngư-Đồng trưởng thành trong niềm bơ vơ cô độc cho đến khi gia nhập Hồng Hoa Hội. Tại đây, chàng được Lạc-Băng hết lòng thương yêu và quý mến, xem như em ruột. Dư-Ngư-Đồng rất cảm kích, thấy tâm hồn mình như được sưởi ấm lại. Chàng tìm được nơi Lạc-Băng một hình ảnh người chị đáng kính, và một người bạn đáng quý mến. Chàng xem Lạc-Băng là nguồn sống duy nhất của mình. Dần dà theo ngày tháng, hình ảnh Lạc-Băng càng lúc càng in sâu vào trong tâm trí Dư-Ngư-Đồng. Lòng chàng bỗng tự nhiên thay đổi hẳn. Chàng nhận thấy tình thương kia có vẻ chưa đủ, vẫn thiếu xót một cái gì. Phải một cái gì kín đáo và sâu sắc, vượt xa hơn tình thương và tình bằng hữu...
Vào một ngày đẹp trời, Dư-Ngư-Đồng chợt phát giác ra một điều mà xưa nay chàng không bao giờ dám nghĩ tới. Chàng đã thầm yêu Lạc-Băng. Mối tình câm lặng một chiều của một kẻ yêu vụng yêu trộm và yêu trong tội lỗi đã làm cho Dư-Ngư-Đồng nhiều phen phải điên đảo. Chồng Lạc-Băng là Văn-Thái-Lai, ở vào địa vị trên Dư-Ngư-Đồng, là anh em của chàng trong Hồng Hoa Hội, là một người rất nghĩa khí, cũng thương chàng hết sức không kém gì Lạc-Băng.
Dư-Ngư-Đồng từ trước vốn không có tà ý nào cả. Đã bao lần chàng phải dùng lý trí kềm kẹp con tim, không dám để tình yêu kia tiếp tục nảy nở. Nhưng con người vẫn chỉ là con người. Khi gặp cơ hội tốt thì dường như mất hết cả lý trí, cho dù thời gian ấy rất ngắn ngủi.
Chuyện gì lỡ cũng đã lỡ. Giờ có hối hận cũng không kịp nữa. Dư-Ngư-Đồng chỉ còn trách thầm cho định mệnh xui khiến cho ra nông nỗi này mà thôi. Chàng biết bản thân mình bình sinh không phải đốn mạt như vậy. Hành động vừa qua cũng chỉ vì do lòng yêu thương chất ngất lâu ngày không còn chỗ chứa thêm được ở trong lòng nên mới bất đắc dĩ phải trào ra. Nhưng Dư-Ngư-Đồng biết rõ mình đã lầm lỗi. Và chàng sẵn sàng chấp nhận tất cả những hậu quả không tốt xảy ra cho mình, cho dù cảm thấy xót xa...
Thấy Dư-Ngư-Đồng trầm tư mặc tưởng, Lạc-Băng không hiểu có đoán được tâm trạng của chàng hay không, chỉ thấy nàng nhìn chằm chặp và nói thẳng vào mặt Dư-Ngư-Đồng rằng:
-Tội trạng của mi rành rẽ quá! Ta có thể gϊếŧ mi trước rồi báo cáo lại với Thiếu-Đà-Chủ cùng các sư huynh-đệ sau cũng được! Chẳng qua vì công lao của mi đối với Hồng Hoa Hội cũng nhiều, lại gặp lúc đang cần người tài để chung sức lo việc lớn, cứu vớt dân Hán ra khỏi ách thống trị của người Mãn, nên chưa nỡ hạ thủ đó thôi! Ta sẽ đưa mi về diện kiến Thiếu-Đà-Chủ để tùy ý người định đoạt, gϊếŧ hay tha cho mi. Mi phải đi với ta! Nếu dọc đường mà có ý định bỏ trốn thì đừng trách cây đao này của ta!
Dùng biện pháp này đối với Dư-Ngư-Đồng, Lạc-Băng đã suy xét rất là kỹ lưỡng. Luận về tội, Dư-Ngư-Đồng quả đáng bị tử hình, nhưng xét về công, những gì chàng đã đóng góp cho Hồng Hoa Hội thật không phải nhỏ. Tội riêng công chung, vì vậy Lạc-Băng nhận thấy rằng không gì bằng để cho Thiếu-Đà-Chủ và các anh em trong hội quyết định số mạng của Dư-Ngư-Đồng. Nếu gϊếŧ Dư-Ngư-Đồng, Hồng Hoa Hội sẽ mất đi một thành-viên đắc lực cho đại cuộc. Vả lại, Dư-Ngư-Đồng cũng chưa xâm phạm đến tiết hạnh của nàng, bất quá chỉ mới ôm ấp nàng vào lòng và hôn lên má thôi. Do đó, Lạc-Băng sau khi bình tĩnh lại nhận thấy rằng tội của Dư-Ngư-Đồng theo sự nhận xét của nàng dù sao cũng chưa đến độ phải kết án tử hình. Ngoài ra, theo quy định của Hồng Hoa Hội thì một khi người nào vướng phải tội lỗi nhất thời do sự u mê sai khiến chứ không phải chủ tâm thì có thể cho người ấy một cơ hội để hối cải để sau này còn đái công chuộc tội. Nếu như người ấy vẫn ngoan cố không chịu hối cải thì lúc đó sẽ chiếu theo điều lệ của nội quy mà trừng phạt thẳng tay. Nói chung, Lạc-Băng dù sao vẫn thương Dư-Ngư-Đồng, ít nhiều cũng thông cảm cho nỗi lòng của chàng nên chủ ý muốn để cho chàng một cơ hội mà hối cải.
Cứ theo quy luật đó mà làm thì tội phạm sau khi được xử xong, nếu cấp trên thấy cần phải gϊếŧ thì cứ việc tiền trảm hậu tấu (#9), còn trường hợp thấy có thể giảm khinh được thì cứ giải về trụ sở chính. Tại đây có chấp pháp của hội. Khi đó khi khai hương đường, tức là mở một phiên họp đem nội vụ điều tra lại. Trước khi xử lại, người chấp pháp của Hồng Hoa Hội lấy dao đâm vào nhượng của phạm nhân ba cái thật mạnh gọi là tam đao lục độn cốt để cho chảy máu ra thôi chứ không để thành tật nguyền. Đó là hình thức để chứng tỏ rằng: tội của phạm nhân đã được xử rồi. Bấy giờ người chấp pháp mới hướng về phía Tổng-Đà-Chủ mà xin ân xá cho tội nhân.
Ân xá là đặc quyền của Tổng-Đà-Chủ trong Hồng-Hoa-Hội. Nếu Tổng-Đà-Chủ nhận thấy tội của phạm nhân quá nặng thì lập tức sẽ bác lời xin ân xá của người chấp pháp (#10). Khi đó, tội nhân lập tức được giao cho Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh (#11) thi hành bản án...
Hồng Hoa Hội là một tổ chức cách mạng đại quy mô nhằm mục đích lãnh đạo dân Trung-Hoa hoàn thành sứ mạng phản Thanh phục Minh. Hội được Châu Lão-Tổ bí mật công bố toàn quốc ngay từ lúc quân Thanh bắt đầu xâm nhập, do đó mà mang một tính chất chính trị vững chắc, khác hẳn với các bang hội khác.
Trước Hồng Hoa Hội cũng có Đồ Long Hội, nhưng nếu đem so sánh hai đường lối chủ trương thì Đồ Long Hội kém xa Hồng Hoa Hội.
Có thể nói Đồ Long Hội là một tổ chức cứu quốc thuần túy về quân sự mà phái Võ-Đang là nồng cốt. Vì vậy, các phái trong võ lâm chỉ có cảm tình chứ không hưởng ứng tích cực tham gia, còn về phía nhân dân thì cũng chỉ lôi cuốn được một phần tương đối nào đó làm hậu thuẫn mà thôi. Do đó mà Đồ Long Hội thiếu cả bề rộng lẫn chiều sâu, không phổ biến được mạnh mẽ trong quần chúng.
Trái lại, Hồng Hoa Hội không những chỉ là một phong trào cứu quốc chống xâm lăng mà còn là một đảng cách mạng đi tiên phong giải phóng dân tộc và cải tổ xã hội. Giải phóng dân tộc là cứu cánh, cải tổ xã hội là mục đích. Hội có chiến lược là phổ biến chủ trương toàn quốc, toàn thể võ lâm, nên không mang một màu sắc riêng biệt của một môn phái nào cả. Vì vậy mà Hồng Hoa Hội được mọi giới khắp nơi từ thành thị cho đến thôn dã đều nhất nhất ủng hộ, và số hội viên gia nhập gồm đủ các thành phần trong xã hội, từ các môn phái võ lâm cho đến các đảng phái lớn nhỏ trên giang hồ, gồm cả bạch đạo lẫn hắc đạo.
Khi đạt được mục tiêu ấy, Hồng Hoa Hội liền bành trướng ngay hai lãnh vực chính trị và quân sự. Nhưng hội nặng về chính trị nhiều hơn. Quân sự chỉ dùng để hỗ trợ cho chính trị mà thôi. Quân sự dùng để tiêu diệt kẻ thù và đám phản quốc, còn chính trị dùng để nhắc nhở, cảnh giác nhiệm vụ và quyền lợi của nhân dân để mọi từng lớp trong xã hội thấu hiểu được, ngõ hầu tham gia cách mạng.
Hồng Hoa Hội tổ chức chặt chẽ và rất có quy củ của một chánh đảng nên từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nhỏ đến lớn đều có kỷ luật và trật tự.
Mọi kế hoạch của Hồng Hoa Hội đều được thảo luận trước giữa các đương gia dưới quyền chủ tọa của Tổng-Đà-Chủ, và tất cả đều nghe theo quyền quyết định tối hậu của vị lãnh đạo này.
Bất cứ việc nào cũng vậy, trước tiên phải được thông suốt qua đại cương rồi mới đi vào chi tiết. Khi kế hoạch chưa đầy đủ, còn thiếu điều kiện thì mọi người chỉ được thi hành công tác khi nào cần thiết, hay khi có sự chỉ định của cấp trên chứ không được tự tiện mà chủ động. Vì vậy, một khi hội quyết định làm một việc gì thì phần chiến thắng bao giờ cũng cao hơn phần thất bại.
Hồng Hoa Hội không khi nào lộng hiểm nên không bị đánh úp bất ngờ. Hồng Hoa Hội không do một môn phái nào chỉ huy nên hội luôn giữ được tính chất đa dạng.
Vu tổng đà-chủ khi sinh tiền là một nhân vật nổi tiếng vào bậc nhất trên giang hồ chỉ vì ông ta không tùy thuộc vào môn phái nào cả. Bất cứ môn phái lớn nhỏ nào trên giang hồ đều được ông ta xem là môn phái của chính mình. Trước kia vì có hai đảng phái là Đồ Long Hội và Hồng Hoa Hội nên các chưởng môn nhân trên võ lâm bị chi phối phần nào. Nhưng sau khi Đồ Long Hội tan rã, Hồng Hoa Hội bèn chiêu mộ những thành viên ưu tú tích cực của Đồ Long Hội về thống nhất lãnh đạo. Rút kinh nghiệm, Vu tổng đà-chủ thấy Đồ Long Hội sở dĩ bị tan rã là vì chỉ chú trọng đến lực lượng võ trang. Đem một lực lượng ô hợp của một đảng phái lén lút ra đương đầu với quân đội chính quy hùng hậu của một nước kiêu dũng về binh lực như Mãn-Châu thì Đồ Long Hội bị tiêu diệt là lẽ đương nhiên, không thể nào tránh khỏi.
Muốn bảo vệ và nuôi dưỡng thực lực cho lớn mạnh lên để giữ thế quân bình được với địch, Vu tổng đà-chủ chỉ dùng võ lực để đánh cho tiêu hao bớt lực lượng quan quân của triều đình mà thôi, ngoài ra hoàn toàn tránh né những đυ.ng chạm lớn có tính cách đại quy mô. Nhờ chủ trương khéo léo ấy mà vua Càn-Long đã dùng đủ cách để tiêu diệt Hồng Hoa Hội mà vẫn thất bại, trái lại còn bị thiệt hại rất nhiều.
Hồng Hoa Hội bành trướng và trưởng thành đến nỗi bị triều đình Mãn-Thanh đặt thành mối âu thứ nhất. Ảnh hưởng của Hồng Hoa Hội nhiều lúc lấn át cả thế lực nhà Thanh; thậm chí tại nhiều tỉnh, điển hình là An-Tây, Hồng Hoa Hội công khai hoạt động và trực tiếp dồn triều đình Mãn-Thanh vào thế bị động. Biết rõ mà không làm gì được vì Hồng Hoa Hội khéo đoàn kết toàn dân tỉnh này thành một khối chặt chẽ chung quanh mình. Nhất cử nhất động của triều đình đều nằm trong tai mắt của nhân dân cả. Mà nhân dân tại đây với Hồng Hoa Hội chỉ là một. Có lần triều đình Mãn-Thanh đã gửi đại binh đến chinh phạt, nhưng đại quân chưa đến nơi đã bị Hồng Hoa Hội chặn trước. Cuộc giao phong chưa khai diễn thì đại quân triều đình phần bị tiêu diệt phần đầu hàng vì lọt vào ổ phục kích của thực lực Hồng Hoa Hội.
Vua Càn-Long lo rằng nếu không sớm tiêu diệt được Hồng Hoa Hội ắt sẽ có ngày quân đội Mãn-Thanh bị đánh bạt ra khỏi Vạn-Lý-Trường-Thành vì lực lượng Hồng Hoa Hội đã hùng hậu mà mỗi ngày sẽ còn mạnh thêm nữa...
Sau khi hội kiến với vua Càn-Long ở thâm cung, chẳng may Vu tổng đà-chủ bị bệnh mà chết. Hồng Hoa Hội sau đó đề cử Trần-Gia-Cách, một thanh niên khôi ngô tuấn tú, còn trẻ tuổi lên thay chức lãnh đạo toàn bang.
Cuộc hội kiến lịch sử giữa Tổng-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội Vu-Vạn-Đình với Càn-Long Hoàng-Đế Mãn-Thanh có rất nhiều điều bí mật. Ngoài hai người ấy, chỉ còn duy nhất một người thứ ba được biết là Văn-Thái-Lai.
Không rõ điều bí mật ấy quan trọng như thế nào, chỉ biết rằng điều ấy có quan đến vận mạng của Hán-tộc với 5 tỷ dân cùng với tiền-đồ của Trung-Quốc lẫn ngai vàng của vua Càn-Long. Chỉ biết trong cuộc hội kiến ấy, vua Càn-Long thuận theo các điều kiện của Vu tổng đà-chủ đưa ra. Và nhờ thế mà tránh khỏi đổ máu, Hán-tộc tránh khỏi ách nô-lệ, Mãn-Thanh không bị đánh lọt ra ngoài Vạn-Lý-Trường-Thành, và ngai vàng của vua Càn-Long vẫn còn. Ngược lại, nếu vua Càn-Long mà bội ước thì Hồng Hoa Hội sẽ phát động cuộc tổng tấn công của cách mạng, ngai vàng của vua Càn-Long sẽ bị lung lay và nhà Mãn-Thanh có thể sẽ không còn tồn tại được nữa.
Sau khi Vu tổng đà-chủ mất, vua Càn-Long trở nên do dự, vô quyết đoán cho nên nhất định phải bắt cho kỳ được Văn-Thái-Lai. Về phía Hồng Hoa Hội, các đương gia hết sức nóng ruột bèn bàn nhau đưa Thiếu-Đà-Chủ Trần-Gia-Cách lên thay thế theo di chúc của cố Tổng-Đà-Chủ Vu-Vạn-Đình.
Trần-Gia-Cách vì chưa hiểu được bí mật của cuộc hội kiến nên một mực từ chối nhậm chức chỉ vì Văn-Thái-Lai chưa mang tin về kịp. Rồi cuộc thiên lý tiếp long đầu bị bỏ dở bởi Văn-Thái-Lai bị nạn dọc đường không về được. Trần-Gia-Cách sau đó chịu nhận chức Tổng-Đà-Chủ để chỉ huy, lãnh đạo Hồng Hoa Hội cho danh chánh ngôn thuận cũng không ngoài mục đích tổng huy động lực lượng đi cứu Văn-Thái-Lai. Giờ đây lại thêm vụ Dư-Ngư-Đồng, vì không dằn được lòng đã suýt nữa làm ô uế đến Lạc-Băng, vợ của Văn-Thái-Lai.
Tóm lại, tất cả những mối quan hệ lớn nhỏ, trọng đại, không hẹn mà gặp đều có liên quan đến một người duy nhất: Văn-Thái-Lai. Dù muốn dù không, vô tình hay ngẫu nhiên, Văn-Thái-Lai đã trở thành một nhân vật hết sức quan trọng cho tất cả mọi người và mọi chuyện...
Theo lối tổ chức của Hồng Hoa Hội thì những lãnh tụ cao cấp trong hội được công cử lên không vì đẳng cấp trong xã hội hay xuất xứ của nhân vật ấy mà chỉ căn cứ vào những yếu tố như sau:
1/Đạo đức, tác phong, giá trị tinh thần trước nhất.
2/Thành tâm thành ý, ái quốc ưu dân. Sẵn sàng hy sinh cho cách mạng, cho dân tộc và tổ quốc.
3/Năng lực phục vụ nhân dân.
4/Thành tích đóng góp cho cách mạng từ trước.
5/Hội tịch. (#12) 6/Bản lãnh Văn Võ, trí lược, mưu lược.
7/Kinh nghiệm, cách xử thế ở đời, với người.
Là Tổng-Đà-Chủ của hội, dĩ nhiên phải hội đủ tất cả bẩy điều kiện này. Nếu chẳng may Tổng-Đà-Chủ mất thì hội sẽ tìm người nào hội đủ bẩy điều kiện trên nhiều nhất để kế vị. Và nếu chiếu theo những điều kiện trên đây thì ba người có đủ tư cách nhất để kế vị Vu-Vạn-Đình là Vô-Trần Đạo-Nhân, Triệu-Bán-Sơn và Văn-Thái-Lai, chứ chưa phải là Trần-Gia-Cách.
Mặc dầu là Thiếu-Đà-Chủ, nhân vật số hai của Hồng Hoa Hội là, dưỡng tử của Vu-Vạn-Đình, Trần-Gia-Cách nhận thấy mình còn trẻ tuổi, mà hầu hết những điều thiết yếu trên cũng còn kém Vô-Trần Đạo-Nhân nên chàng thật lòng muốn nhường chức Tổng-Đà-Chủ lại cho ông ta, căn cứ vào kỷ cương của hội.
Nếu vì một lý do nào mà Vô-Trần Đạ-Nhân khước từ thì còn có Triệu-Bán-Sơn, một bậc anh-hùng cái thế đã từng lập không biết bao nhiêu công trạng cho Đồ Long Hội, lúc Hồng Hoa Hội còn đang phôi thai.
Và nếu Triệu-Bán-Sơn cũng lại từ chối nốt thì ngôi vị sẽ dành lại cho Văn-Thái-Lai, là người có công lớn nhất trong việc hộ tống Vu tổng đà-chủ đi hội kiến với vua Càn-Long.
Nhưng các đương-gia lại nhất định quyết theo di chúc của Vu-Vạn-Đình cho bằng được, tôn Thiếu-Đà-Chủ Trần-Gia-Cách lên làm Tổng-Đà-Chủ và Vô-Trần Đạo-Nhân sẽ lãnh nhận chức Thiếu-Đà-Chủ. (#13) Một điều lạ lùng là đã đành Vu-Vạn-Đình nhận Trần-Gia-Cách làm con nuôi, nhưng lại còn cất nhắc chàng lên địa vị Thiếu-Đà-Chủ mà hoàn toàn không căn cứ vào bẩy điều kiện chính yếu kia. Và khi làm di chúc, ông ta còn dành luôn cả chức Tổng-Đà-Chủ cho chàng ta nữa. Điều này dưới mắt một người thường thì chẳng khác gì chế độ độc tài cha truyền con nối, và Vu-Vạn-Đình quả là bất công, không muốn chức lãnh đạo lọt vào tay người ngoài. Thế nhưng không một đương-gia nào tỏ ý bất mãn vì di chúc lạ lùng đi ngược lại với cương kỷ của hội kia, mà lại còn hết sức tán thành, một lòng hăm hở tuân theo di chúc bằng mọi giá...
Trở lại chuyện Dư-Ngư-Đồng. Hãy nói qua về Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh, người mà Hồng Hoa Hội dùng đến một khi tội phạm không được Tổng-Đà-Chủ ân xá.
Trong Hồng-Hoa-Hội, Thạch-Song-Anh ngồi ở giao ỷ thứ 12, nắm chức vụ Chưởng-Quản Hình-Đường. Nói đến biệt danh Quỷ-Kiến-Sầu thì ai nghe đến cũng phải rợn tóc gáy mà nổi da gà. Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh nổi tiếng là thiết diện vô tư (#14), chỉ biết thi hành nhiệm vụ mà không bao giờ nghĩ đến tình nghĩa hay lòng nhân đạo của bất cứ một ai. Một khi người nào bị tuyên án tử hình mà giao cho Quỷ-Kiến-Sầu là kể như tánh mạng kẻ ấy đã xong!
Thạch-Song-Anh chưa hề nới tay với tử tội bao giờ. Dẫu kẻ ấy có trốn ở nơi góc bể ven trời, hay rừng xanh núi thẳm xa xôi ngàn dặm đi chăng nữa, Quỷ-Kiến-Sầu cũng sai người đi bắt về cho kỳ được để xử tội mới hả dạ. Chưa có một tử tội nào thoát khỏi tay Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh!
Tổng cộng số hội viên của Hồng Hoa Hội trên toàn quốc có đến ngót trăm vạn thế mà một tay Thạch-Song-Anh nắm quyền chỉ huy Hình-Đường mà chưa để cho một tử tội nào trốn thoát thì đủ hiểu tài lãnh đạo của chàng ta tài tình, thủ đoạn tinh tế đến mức nào!
Trong Hồng Hoa Hội, bất luận là người nào, cho dù địa vị cao trọng đến đâu, quyền hành to lớn thế nào, một khi nghe đến tên Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh cũng đều phải nể sợ, nhiều lúc khϊếp vía.
Theo quy luật của hội thì từ Tổng-Đà-Chủ trở xuống, nếu đã phạm tội thì cứ chiếu theo luật mà xử cho đúng với tinh thần: công lý bất vị thân.
Chỉ trừ khi có liên quan đến hai vị Tổng-Đà-Chủ và Thiếu-Đà-Chủ cùng với vị lãnh đạo tối cao như các đương-gia, Hình-Đường có đủ thẩm quyền lên án bất cứ vụ án nào. Trong trường hợp xử một nhân vật cao cấp như một đương-gia, Tổng-Đà-Chủ và Thiếu-Đà-Chủ cùng các vị đương gia kia phải mở Đại-Hội Hương-Đường do toàn thể các đại biểu nội ngoại hợp thành Thẩm-Sát-Viện mới có được đại đa số để quyết định. Đại đa số tuyệt đối là hai phần ba tổng số đại biểu đồng ý. Khi Thẩm-Sát-Viện đã tuyên án thì cho dù Tổng-Đà-Chủ cũng không có quyền ân xá được nữa, vì chính bản thân Tổng-Đà-Chủ vẫn có thể phạm tội mà bị xử trong trường hợp này.
Nhưng trường hợp đặc biệt này chưa từng xảy ra bao giờ trong Hồng Hoa Hội. Chưa có một lãnh tụ cao cấp nào của hội bị đem ra xử bao giờ. Có thể nói, trường hợp của Dư-Ngư-Đồng phạm luật đây là lần đầu tiên xảy ra cho một nhân vật cao cấp với chức vị đương gia.
Đối với người trong nội bộ thì vậy, còn đối với người ngoài hội thì Hình-Đường có quyền tuyệt đối, cứ việc tự tiện mà thi hành rồi báo cáo sau. Do đó quyền hạn của Quỷ-Kiến-Sầu rất là rộng lớn. Nhưng điều quan trọng vẫn là dùng quyền hành cho đúng chỗ, xử sao cho công bằng minh chánh chứ không phải chỉ vì nắm quyền sinh sát trong tay mà tha hồ muốn xử sao thì xử. Muốn bình đẳng, phải vô tư. Muốn minh chánh thì không được vị tình thân. Có như thế mới giữ được quy luật của hội được uy nghiêm, không gϊếŧ lầm người vô tội mà tha kẻ có tội.
Còn đối với các quan lại triều đình và các chim mồi chó săn thì Hình-Đường cứ gϊếŧ thẳng tay mà chẳng cần theo quy luật nào cả. Trách nhiệm của Chưởng-Quản Hình-Đường lúc đó chỉ là trách nhiệm của bất cứ một cá nhân có tinh thần ái quốc mà thôi. Vì vậy, không những chỉ có hội viên của Hồng Hoa Hội mới biết sợ Thạch-Song-Anh, mà cho đến cả giới hắc đạo lẫn quan quân triều đình còn phải húy kỵ tên chàng khi nghe nhắc đến.
Một nhân vật như Dư-Ngư-Đồng mà khi tưởng tượng đến Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh mà cũng phải xám ngắt cả mặt mày. Thật vậy, nếu chẳng may Dư-Ngư-Đồng không được Thiếu-Đà-Chủ ân xá mà giao cho Thạch-Song-Anh thì không những chết chắc mà còn mang nhục xuống đến tận cửu tuyền.
Vì vậy, khi nghe những lời sắt đá của Lạc-Băng, nước mắt Dư-Ngư-Đồng bỗng tuôn ra xối xả. Chàng nói với Lạc-Băng như van lơn:
-Tứ tẩu! Em van xin chị! Xin chị ban cho một ân huệ mà gϊếŧ chết em ngay tại nơi đây đi! Được chết dưới tay chị, trước mặt chị em không có chút nào ân hận cả. Nếu chị hiểu được và xét cho lòng em thì chị sẽ thương hại em thay vì căm thù. Bản chất em không phải là hạng người lợi dụng nước đυ.c thả câu vì sự đòi hỏi nhất thời của nɧu͙© ɖu͙© đâu! Với một thiếu nữ bình thường em còn không có những ý nghĩ gian da^ʍ khốn nạn kia nữa huống hồ là với chị, một người mà lúc nào em cũng kính yêu. Chẳng lẽ em là cái thứ vô lương tâm, không có lý trí hay sao? Tội em thật đáng chết, xin chị cứ gϊếŧ em đi! Nhưng em van lạy chị đừng giải em về ra mắt Thiếu-Đà-Chủ và các đương gia khác cho đời em thêm đau khổ! Em không muốn bị Quỷ-Kiến-Sầu xử em như một tên phản bội lưu manh đâu!
Những lời khẩn khoản van cầu của Dư-Ngư-Đồng chẳng những không làm động tâm được Lạc-Băng mà trái lại, như dầu đổ thêm vào lửa. Lời nói của Dư-Ngư-Đồng có điều gì úp mở mà Lạc-Băng chưa hiểu rõ được hết nên lại càng thêm giận dữ.
Lạc-Băng hét lớn:
-Mi mà còn biết nhục nữa à! Loài chó trâu đã dám làm chuyện đê hèn thì còn kể chi đến nhục! Chẳng qua mi nghĩ đến tên Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh mà kinh hồn tán đởm, muốn chết ngay tức khắc đạng tránh những giờ phút hãi hùng còn kéo dài đó chứ gì!
Dư-Ngư-Đồng bỗng đổi giọng nói lớn với Lạc-Băng:
-Tứ tẩu phân giải như vậy còn có một điểm chưa thấu đáo. Chị có nhớ chăng gần 10 năm nay bắt đầu từ khi tôi gia nhập vào Hồng Hoa Hội lại may mắn gặp chị. Trong khoản thời gian đó cho tới đây tôi đã đau khổ vì chị biết chừng nào không? Phải, tôi đau khổ âm thầm, đau khổ trong định mệnh! Tôi phải đem tất cả những đau khổ đó giải bày cho chị rõ rồi sẽ chịu chết thì tâm hồn tôi sẽ được thảnh thơi hơn là phải lặng thinh mà đau khổ hoài mà không có được dịp để tỏ bày cùng chị. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy dung nhan chị là hôm có cuộc họp ở Tổng Hương Đình tại Thái-Hồ. Ngay lần ấy, trái tim tôi đã bắt đầu rung động về sắc đẹp huyền bí lạ lùng của chị.
Lạc-Băng giật mình. Đây là lần đầu tiên nàng nghe Dư-Ngư-Đồng dám thổ lộ hết tình cảm trong lòng nói với nàng như vậy. Lạc-Băng phải suy nghĩ một hồi rồi mới lên tiếng được:
-Lúc đó ta đã có chồng được ba năm rồi! Chồng ta là Văn tứ ca, lẽ nào mi lại chưa biết? Sao mi lại đem lòng súc sinh mà yêu một cô gái đã có chồng? Mà cả cô gái này lẫn chồng cô ta đều là đồng chí (#15) của mi. Cả hai người vai vế ở trên mi trong Hồng-hoa-Hội kia mà!
Dư-Ngư-Đồng nói:
-Em biết! Em biết rõ những lời chị vừa mới nói. Em biết chị có chồng; biết chồng chị là Văn tứ ca; biết anh chị đều là đồng chí thượng cấp của em. Em có đủ cả lương tri để nhận thức được tất cả những điều đó. Chúng ta đều tình thân ý thích hơn cả ruột thịt nữa. Em yêu chị như vật là bất chánh. Yêu như vậy là phạm vào quy luật của Hồng Hoa Hội. Yêu như vậy là phạm vào một trong bốn tội đáng chết của Tổ-Sư đặt ra. Phải, cho dù là một người trong hội mà gian da^ʍ với người ngoài còn có tội huống chi là yêu thầm yêu vụng một đồng chí đã có chồng, lại ở trên vai vế của mình. Và yêu như vậy em còn phạm thêm một điều thứ hai là khinh lờn người trên. Em đã biết, và biết rất rõ tội trạng về cái yêu của mình!
Lạc-Băng nghe Dư-Ngư-Đồng nói một hơi như vậy thì lúc đó trong lòng cũng nguôi giận đi phần nào. Nàng hỏi:
-Mi đã biết hết sao còn để con tim rung động trước dung nhan của ta?
Dư-Ngư-Đồng thở dài nói:
-Em biết, và đã cố tránh để đừng phạm lỗi. Biết rằng không thể yêu chị mà cũng không mong gì được chị yêu lại thì còn yêu làm gì! Yêu như thế chỉ có khổ mà thôi! Yêu mà không được gẩn gủi nhau bằng cả tâm hồn lẫn xá© ŧᏂịŧ! Yêu mà không thể nào kết nghĩa vợ chồng được! Yêu là cái tội!
Lạc-Băng nói:
-Mi đã thông suốt được như vậy sao lại còn để phạm tội? Phải chăng là mi cố ý? Mi chỉ biết nói thôi! Không biết mà lầm lỗi thì tội còn nhẹ, chứ đã biết mà vẫn lầm lỗi thì tội còn nặng gấp bội! Không ngăn ngừa được mà để phạm tội còn có thể giảm khinh; ngăn ngừa được mà để phạm tội, tội phải tăng trọng! Bồng bột nhất thời phạm tội, tội đã nặng; ôm ấp lâu ngày để tìm cơ hội phạm tội, tội nặng vô cùng! Mi đã minh bạch hết chưa? Cái tội của mi rõ như ban ngày ban mặt ấy! Chưa nghe mi nói, ta giận mà không oán; giờ nghe mi nói, ta đã giận lại còn oán thêm! Mi thật là đứa hèn nhát, cố tâm gây nên tội ác, thiếu chút nữa làm hư hại cả danh tiết của ta lẫn uy danh chồng ta!
Dư-Ngư-Đồng lại nói:
-Chị để cho em nói hết! Vì quyết tâm chế ngự con tim, em luôn luôn cố tránh gặp mặt chị thường xuyên. Tuy là cùng ở Hồng Hoa Hội với nhau, cùng phải bàn bạc công việc chung; cùng phải tiếp sức vì đại sự... Như thế hỏi làm sao tránh mặt nhau được! Nhưng em chỉ gặp chị lúc nào phải bắt buộc, không tránh được mà thôi. Chắc chị cũng nhận thức được điều này chứ? Chị còn nhớ mấy lần Hồng Hoa Hội họp đại hội em đều vắng mặt cả chứ?
Lạc-Băng suy nghĩ một chút rồi gật đầu. Dư-Ngư-Đồng nói tiếp:
-Để cố tránh gặp mặt chị trong những dịp ấy nên mỗi lần trước khi họp hội nghị, em xin với Tổng-Đà-Chủ phái em đi công tác. Thấy mặt chị, con tim em lại rạo rực. Em sợ đôi mắt say sưa của chị, em sợ cả gương mặt hiền từ của chị. Em sợ phải sa ngã nên mới cố tránh. Trong hội, với tất cả các anh em lớn nhỏ, em đều thương. Nhưng có mấy ai hiểu được lòng em là chưa có tình thương nào chiếm trọn lòng em như tình thương của chị. Tình thương ấy là tình yêu thai nghén lớn dần lên mãi. Em càng cố đè nén bao nhiêu thì nó càng vùng dậy! Em chỉ cố tìm thật nhiều công tác để được ra ngoài mà thong thả với mây nước biển trời để mong quên được chị đi, nhưng hỡi ôi, có giây phút nào mà em không tưởng nhớ đến chị đâu! Dù có xa mặt nhưng không xa được lòng, không xa được nhớ thương!
Dư-Ngư-Đồng ít nhiều cảm thấy thoải mái khi nói xong những tâm sự mà bấy lâu nay chàng chôn chặt trong đáy lòng, trong trái tim rạn nứt mà chàng chẳng biết thổ lộ cùng ai. Chàng một tay vén ống tay áo dài lượt bượt lên, tay kia rút ra một con dao sắc bén tự đâm vào cánh tay mình một cái, làm máu ra lai láng.
Dư-Ngư-Đồng sau đó thở dài nói:
-Tôi bình sinh hành hiệp không bao giờ si lụy vì sắc dục để mang tiếng là đứa hèn. Thế mà ngày nay bị bao nhiêu lời nguyền rủa, bao nhiêu tiếng thóa mạ sỉ nhục chồng chất lên đầu chỉ vì hành động gian da^ʍ với một người mà oan nghiệt đã cột vào trong định mệnh! Nhát dao này tuy không lấy mạng sống của tôi nhưng nó sẽ ghi lại cho tôi một kỷ niệm nhục nhã đau buồn của một con người có hành động xấu xa bỉ ổi hơn cả loài cầm thú. Tôi ghi lại đây để mang xuống tuyền đài mà còn mãi dấu tích sống ở trần gian.
Lạc-Băng thấy máu ở cánh tay Dư-Ngư-Đồng tuôn ra như suối, dưới ánh trăng thấm đỏ cả một khoản cỏ non thì bất giác động lòng trắc ẩn. Nàng không còn cứng rắn nữa. Trong lòng đã mềm yếu đi rất nhiều. Nàng biết Dư-Ngư-Đồng không phải vì say mê sắc dục mà phạm tội, bất quá chỉ là vì tình yêu bồng bột đối với nàng mà lý trí không kềm hãm được con tim mà thôi. Theo như lời Dư-Ngư-Đồng nói, kể ra tình cảnh chàng thật là ngang trái và đáng thương.
Dư-Ngư-Đồng liếc thấy Lạc-Băng đang nhìn máu tuôn chảy ở cánh tay mình mà không nói lời gì thì đoán biết nàng cũng đã xúc động vì mình một phần nào rồi nên đánh bạo bước tới gần Lạc-Băng nắm cứng lấy bàn tay của nàng trong tay chàng, nghẹn ngào mà không thốt được nên lời.
Lạc-Băng cũng hết sức cảm động nên không nỡ rút bàn tay mềm mại của nàng ra. Cho dù trái tim của nàng ít nhiều có rung động vì mối tình si của Dư-Ngư-Đồng, nhưng Lạc-Băng quyết không để cho mình sa ngã. Nàng nói:
-Dư-Ngư-Đồng! Mi nên lấy lại trí khôn, đừng để lương tâm biến thành cầm thú!
Dư-Ngư-Đồng khẽ nói:
-Tứ tẩu! Em thường tự nghĩ tại sao trời già lại độc ác không cho em gặp chị lúc chưa chồng để ngày nay xảy ra cái cảnh ngang trái như thế này! Đã không cho em gặp chị lúc đó để nên duyên sắt cầm thì chớ, lại xui em phải gặp chị lúc đã có chồng rồi bắt em phải như ngây như dại để vẽ ra cái cảnh khổ như bây giờ! Có phải là trời già cay độc đa đoan không? Lấy dung mạo và tuổi tác giữa em và Văn tứ ca ra mà so thì có phải em với chị xứng đôi vừa lứa hơn không?
Lạc-Băng tuy đối với Dư-Ngư-Đồng có chỗ thương tình vì chàng vì say mê nàng mà mất hết cả lý trí mà phạm tội nên khi nghe chàng giải bày tâm sự thì cũng động mối từ tâm. Nhưng khi nghe Dư-Ngư-Đồng tự đem thân chàng ra mà so sánh với Văn-Thái-Lai chồng mình thì nàng không dằn được nữa, lửa giận lại phừng phừng lên. Lạc-Băng liền giật mạnh tay nàng ra, trỏ vào mặt Dư-Ngư-Đồng nói:
-Dư-Ngư-Đồng! Đến giờ phút này mà mi cũng chưa chịu trở về với lẽ phải nữa hay sao? Mi dám đem mi mà so sánh với chồng của ta, tức Tứ ca của mi à? Mi có tài đức gì mà dám so với Văn tứ ca? Anh ta là một người đại nhân đại nghĩa, một trang hảo hán, một nhân vật được giới giang hồ luôn trọng vọng. Nếu mi còn mạo phạm tới Văn tứ ca nữa thì chớ trách ta vô tình đó nghe!
Lạc-Băng hầm hầm nét mặt. Nàng nhận thấy còn nán lại nơi cô tịch này giờ phút nào là có hại cho danh tiết của nàng thêm phút ấy. Lạc-Băng hét lên như sấm vang:
-Ta cấm mi không được nói những chuyện ấy vớt ta nữa đó nghe!
Rồi quên cả gót chân còn đau, Lạc-Băng chạy lại chỗ Dư-Ngư-Đồng cột hai con ngựa cho ăn cỏ ban nãy, mở dây cương nhảy gọn lên yên một con. Dư-Ngư-Đồng liền chạy theo nắm cương ngựa lại. Lạc-Băng thấy vậy lại hét lớn:
-Mau tránh đường cho ngựa ta phi!
Dư-Ngư-Đồng hỏi:
-Tứ tẩu! Chị phi ngựa về hướng nào?
Lạc-Băng nói như vẫn còn đang giận hờn:
-Ta đi hướng nào bất tất còn cần đến mi nữa? Mi là một đứa em chẳng ra gì!
Dư-Ngư-Đồng nói:
-Tứ tẩu! Chị hãy hỉ xả cho em! Những phút lầm lỗi em đã ăn năn, lẽ nào chị không thương xót?
Lạc-Băng nói:
-Văn tứ ca bị bọn chó săn chim mồi bắt đem nạp cho kẻ đại thù của dân tộc. Ta quyết đi tìm bọn ấy trả thù!
Dư-Ngư-Đồng tha thiết nói:
-Tứ tẩu! Chị cho em đi chung với! Lẽ nào chị bỏ em giữa đường bơ vơ như kẻ lạc loài tứ cố vô thân?
Không trực tiếp trả lời Dư-Ngư-Đồng, Lạc-Băng nói:
-Cây bảo đao của ta đâu? Mi mau đem lại cho ta!
Dư-Ngư-Đồng chạy đi lấy cây Uyên-Ương-Đao đem đến trước ngựa, hai tay đưa lên khỏi đầu trao cho Lạc-Băng.
Lạc-Băng đón lấy cây bảo đao, thấy Dư-Ngư-Đồng quỳ dưới đất đợi nàng tha thứ cho tội lỗi trót dại dột gây nên thì động lòng nghĩ ngợi. Lạc-Băng là một thiếu phụ rất nhân từ, bấy lâu nay đối với Dư-Ngư-Đồng vẫn thương như em ruột. Nghe chàng nói hết tâm sự rồi lại thấy chàng quỳ với vẻ thành tâm thì đã nguôi bớt cơn giận.
Suy nghĩ mộ lúc, Lạc-Băng nói:
-Dư-Ngư-Đồng! Việc lầm lỗi của mi đã qua! Nếu mi thành thật hối cải thì ta cũng bỏ qua cho, kể như không có. Từ nay về sau mi đừng tái phạm nữa. Hãy hết lòng hết dạ mà hy sinh cho tổ quốc, tận tâm tận lực phục vụ cho dân tộc để làm một người tốt giúp ích cho đời thì chuyện của mi đêm nay ta sẽ chẳng nói cho một người thứ ba nào biết. Như vậy là ta thương mi lắm rồi! Mi không bị giao cho Quỷ-Kiến-Sầu Thạch-Song-Anh, không bị đưa ra trước chấp pháp Hương-Đình. Đó là ta đã giữ được cho mi toàn danh toàn nghĩa. Nếu được như vậy, ta và Văn tứ ca sẽ coi mi như em ruột và sẽ chọn cho mi một thiếu nữ tài sắc lưỡng toàn để xây dựng hạnh phúc cho đời mi.
Dư-Ngư-Đồng nghe xong cảm động đến chảy nước mắt. Lạc-Băng liền xuống ngựa lấy thuốc kim thương có sẵn trong mình rịt lên vết thương bị chảy máu của Dư-Ngư-Đồng rồi cả hai cùng lên ngựa.
Lạc-Băng thấy Dư-Ngư-Đồng đã ăn năn hối ngộ nên trong lòng cũng thấy được cởi mở, không còn uất hận hay buồn rầu nữa. Nàng nở một nụ cười khoan khoái. Những tưởng đã không còn đường nào giải quyết ngoại trừ gϊếŧ chết con người vô sỉ bất lương ấy hoặc giải về cho Hình-Đường định đoạt. Nhưng Lạc-Băng lại nghĩ kỹ. Nếu làm như vậy chưa chắc nàng đã tránh khỏi ô uế cả thanh danh. Liệu người ta có tin được lời nàng nói chăng, hay cũng sẽ nghi ngờ giữa đem khuya hai người đồng tâm đồng lòng tính chuyện mờ ám rồi sau đó nàng lại tìm cách gỡ xấu cho mình mà đổ hết tội lên đầu Dư-Ngư-Đồng. Rồi Văn-Thái-lai sẽ buồn mà nghi ngờ mãi mãi ở trong lòng. Cho dù Dư-Ngư-Đồng có bị xử tử đi chăng nữa, Lạc-Băng vị tất đã chuộc lại được thanh danh tiết hạnh?
Giờ đây mọi chuyện đãm êm xuôi. Lạc-Băng đã cứu lại tánh mạng Dư-Ngư-Đồng cùng với thanh danh của chàng. Mà nàng cũng cứu cả tiết hạnh cho chính mình nữa.
Lạc-Băng lại đem được một con người từ tội lỗi trở về với lẽ phải, giải thoát được lương tâm của chàng ra khỏi chốn u mê. Ngoài ra Lạc-Băng còn giữ được một người tài, cũng như tránh được một thiệt hại lớn cho Hồng Hoa Hội nữa. Nếu đem Dư-Ngư-Đồng ra Hình-Đường thì dẫu sao, uy danh của Hồng Hoa Hội sẽ bị tổn thương trước bang chúng cùng nhân dân, và biết đâu kẻ thù lại không nhân cơ hội ấy mà xuyên tạc?
Nói tóm lại, làm hại Dư-Ngư-Đồng vừa không có lợi cho đại cuộc, mà cá nhân Lạc-Băng cũng đi mất một người em nuôi đáng thương hại.
Trên đường đi, gió mát hai bên thoảng vào người. Lạc-Băng cảm thấy hết sức thoải mái trong lòng.
Về phía Dư-Ngư-Đồng, sau khi được Lạc-Băng tha thứ cho nên cũng bớt đi được bao nỗi buồn đau tủi nhục.
Ngựa của Lạc-Băng phi đàng trước, Dư-Ngư-Đồng ghìm ngựa theo sát phía sau. Tuy rằng lời ngay lẽ phải của Lạc-Băng đã làm cho Dư-Ngư-Đồng hối lỗi; tấm lòng vị tha của Lạc-Băng đã làm cho chàng cảm động, nhưng hình ảnh kiều diễm của nàng trên yên con tuấn mã vẫn làm cho trái tim của Dư-Ngư-Đồng cảm thấy nôn nao!
Tình yêu của Dư-Ngư-Đồng đối với Lạc-Băng đã chất chứa bao nhiêu lâu dĩ nhiên không dễ gì trong một phút giây có thể dứt liền đi được. Chàng cũng hiểu yêu như thế là trái lý, là vô nghi nhưng nào phải vì chàng có tà tâm! Nó là định mệnh khắt khe do oan trái từ kiếp nào cột chặt khiến chàng không bứt rời ra được!...
Hai con ngựa ra khỏi cánh đồng hoang vu cô tịch được chừng vài dặm, Lạc-Băng nhìn lên không gian thanh bạch thấy rõ được chuôi sao Bắc-Đẩu rạng rỡ nơi phương trời...
Vừng đông đã lố dạng. Điều này giúp cho hai người định được phương hướng mà về An-Tây, nơi đám anh-hùng hào kiệt của Hồng Hoa Hội thường tập họp để bàn tính đại sự quốc gia.
Lạc-Băng lưỡng lự không biết phải làm sao. Nàng nghĩ nên về lại An-Tây để chờ xem tin tức. Nếu Thiếu-Đà-Chủ đã huy động toàn lực Hồng Hoa Hội đi cứu Văn-Thái-Lai rồi thì cũng không biết phải chạy theo ngã nào để đón họ mà nhập bọn. Nàng chỉ hy vọng là khi về An-Tây thì Văn-Thái-Lai đã được giải thoát cho vợ chồng được xum họp để thỏa lòng mong ước. Còn nếu chưa giải thoát được, nàng quyết sẽ đi tìm đến cùng, nếu hợp sức được với anh em Hồng Hoa Hội thì tốt, nhưng rủi nếu phải một mình đi tìm nàng cũng chẳng từ nan, cho dù là phải đến chốn nào.
Điều Lạc-Băng lo nhất là Văn-Thái-Lai bị Trương-Siêu-Trọng giải về Bắc-Kinh mà nạp cho vua Càn-Long trước khi Hồng Hoa Hội theo được dấu. Trường hợp nếu xảy ra như vậy thì nàng không mong gì còn được tái hội cùng Văn-Thái-Lai...
Trong khi đó, Dư-Ngư-Đồng cố xua đuổi những tư tưởng mông lung về tình yêu đang ám ảnh chàng. Nhưng lạ thay, chàng càng muốn xua đuổi bao nhiêu thì tình yêu lại càng mê hoặc tâm trí chàng bấy nhiêu.
Dư-Ngư-Đồng tự bảo thầm:
-"Tại sao ta không quên được mối tình tuyệt vọng của ta với Lạc-Băng? Tại sao hình ảnh Lạc-Băng cứ hiện ra mãi trong trí ta? Ta không phải ngu si ám chướng, cũng không phải mê muội vô lương, thế tại sao ta vẫn không bỏ được những ý nghĩ tà da^ʍ để gần với chánh đạo? Phải chăng hóa công muốn thử thách ý chí của ta? Có lẽ con người phải gặp nghịch cảnh thì mới gan lì thêm được, cũng giống như muốn biết rõ là vàng thật hay không thì phải thử bằng lửa. Ta đường đường là một đấng nam tử đầu đội trời, chân đạp đất, nhất định phải chế ngự được du͙© vọиɠ ngoại thân, và phải thắng được những tư tưởng bất chánh bên trong nội tâm! Ta yêu Lạc-Băng nghĩa là ta phải quý trọng thanh danh của ta! Lý tưởng của ta lúc này là làm cách nào cứu dân tộc ra khỏi ách ngoại xâm. Hiện nay ta còn chưa làm tròn nhiệm vụ Hồng Hoa Hội giao phó. Bổn phận trước mắt hiện giờ là làm cách nào giúp Lạc-Băng cứu được Văn-Thái-Lai."
Nghĩ vậy, trong lòng của Dư-Ngư-Đồng bỗng phấn chấn lên, không còn điều gì nghi ngại nữa...
Đứng trước ngã rẽ, lòng Lạc-Băng chợt đau như cắt. Một đường đi về Bắc-Kinh, còn đường kia đi về An-Tây. Nhìn đường xa hai phía thăm thẳm, Lạc-Băng lại nhớ đến Văn-Thái-Lai, không biết chàng hiện tại sống chết ra sao. Con đường trước mắt chia làm hai ngã cũng như sợi dây tình ái của nàng bị cắt đứt làm hai vậy. Nếu biết rõ ràng chắc chắn chồng đang ở đâu, nàng lập tức tìm đường tới ngay. Nếu cứu không được chàng thì chẳng thà chết chung với chàng. Tử biệt vẫn hơn sanh ly. Nếu không được cùng nhau chung sống trên cõi trần gian thì đành cùng đi với nhau về chín suối!
Lạc-Băng rong ngựa sang ngã đường đi Bắc-Kinh đứng tần ngần suy nghĩ. Từ lúc Văn-Thái-Lai bị bắt cho đến giờ đã quá một đêm. Một đêm phi ngựa thì chậm lắm cũng phải được mấy trăm dặm rồi. Nếu cố sức mà rượt cũng không sao kịp được, sao cho bằng về An-Tây mà suy tính kế khác.
Đắn đo một hồi, Lạc-Băng nhìn đường đi Bắc-Kinh thêm một lần cuối rồi quay đầu ngựa trở lại qua hướng đi về An-Tây. Mắt ngó Đông mà ngựa lại đi Tây, Lạc-Băng buồn dàu dàu như cành hoa ủ dột, mà chẳng nói một lời nào với Dư-Ngư-Đồng đang đứng yên chờ quyết định của nàng.
Lạc-Băng ra roi giục ngựa. Dư-Ngư-Đồng cũng phi ngựa chạy theo sau. Nhưng đi được một lúc, Lạc-Băng bỗng không còn nghe được tiếng ngựa của Dư-Ngư-Đồng ở đàng sau nữa bèn thắng ngựa lại, nhìn ra phía sau thì không thấy bóng dáng của Dư-Ngư-Đồng đâu nữa. Lạc-Băng lấy làm lạ tự hỏi:
-"Quái lạ! Mới đây mà Dư-Ngư-Đồng đã biến đi đâu vậy không biết? Có lẽ tại hắn bị rớt lại phía sau cũng nên! Hay là ngựa của hắn gặp bị vấn đề gì chăng mà cả người lẫn ngựa đều không thấy bóng hình?"
Lạc-Băng dừng hẳn ngựa lại. Nàng chủ ý chờ cho Dư-Ngư-Đồng bắt kịp. Nhưng chờ một lúc khá lâu mà chàng ta vẫn tăm hơi, chẳng thấy đâu.
-"Chắc Dư-Ngư-Đồng cảm thấy xấu hổ với ta một khi về Đại-Hương-Đường gặp mặt anh em trong hội. Hay là hắn sợ ta đem tội lỗi của hắn mách với Văn tứ ca nên sợ hãi mà lánh trước? Nhưng không có lý nào! Ta đã hứa giữ kín việc này, lẽ nào lại làm hắn bẽ mặt trước đám đông? Với Văn tứ ca thì ta lại càng không nên hở môi vì biết rõ một khi nộ khí chàng dâng lên thì quyết chẳng dung tha cho kẻ can danh phạm nghĩa được! Lúc đó thì chuyện còn gì là vui sướиɠ? Ta muốn Dư-Ngư-Đồng thành người tốt, có cơ hội sửa đổi lại thói hư tật xấu nên mới dung tha cho hắn một phen. Vậy mà thừa lúc ta đang đau khổ lo nghĩ mà bỏ ta, trốn lánh thì chẳng hóa ra hắn dại dội lắm hay sao?"
Nhung rồi Lạc-Băng lại nghĩ:
-"Có lẽ không phải vì xấu hổ với ta hay hay sợ ta tố giác tội lỗi của hắn với Văn tứ ca mà Dư-Ngư-Đồng trốn đâu! Cứ căn cứ vào những lời chân tình thổ lộ của hắn thì ta nhận xét quả nhiên hắn si mê đắm đuối về mối tình đối với ta thật. Đường xa cảnh vắng, nếu cứ đi song song với ta có lẽ hắn sợ không tự chủ được lòng mà lại gây thêm tội lỗi nữa nên có lẽ vì vậy mà có ý định muốn tránh trước. Phải, hắn có nói rằng mỗi lần trông thấy mặt ta thì lửa dục trong lòng bốc lên cực độ, lý trí không thể nào ngăn nổi. Vì thế cho nên cứ mội lần hội mở cuộc họp hội nghị thì hắn lại xin Tổng-Đà-Chủ ra ngoài đi công tác để tránh gặp mặt ta. Mà cho dù đi công tác ở ngoài, hắn cũng đã thú nhận là không làm sao gạt bỏ được hình ảnh của ta ra ngoài trí óc được. Ở giữa cuộc hội nghị có đông anh em trong hội mà Dư-Ngư-Đồng còn sợ không ngăn nổi ngọn lửa tình bộc phát lên huống chi là cảnh hoang liêu cô tịch dọc đường, không có ai ngoài ta và hắn. Nếu như vậy thì tình cảnh của hắn cũng thật hết sức đáng thương. Ta càng nên quên đi lỗi lầm nhất thời của hắn mà rộng lòng tha thứ."
Chờ thêm một lúc khá lâu nữa mà vẫn không thấy Dư-Ngư-Đồng đâu, Lạc-Băng tin chắc chàng ta đã ghé sang đường khác để đi theo nàng thay vì đi chung...
Bình minh tươi đẹp phủ lên cảnh vật thiên nhiên. Lạc-Băng đang lúc mỏi mệt tâm thần, tứ chi rã rời bèn xuống ngựa, tìm một gốc cây lớn bên đường cột dây cương lại cho ngựa ăn cỏ. Còn nàng thì ngồi dựa lưng vào gốc cây tạm nghỉ ngơi trong giây lát, thϊếp đi lúc nào không hay...
Lúc nhỏ, Lạc-Băng theo thân phụ Lạc-Nguyên-Thông đi khắp nơim tứ xứ. Khi lớn lên lấy chồng lại theo Bôn-Lôi-Thủ Văn-Thái-Lai đi hành hiệp giang hồ. Cả hai người đối với nàng đều có nghĩa nặng tình sâu. Cả hai đều có bản lãnh tuyệt diệu, lúc nào cũng chăm lo khổ luyện tuyệt kỹ.
Lạc-Băng được phụ thân chân truyền bản lãnh. Khi vào đời, nàng trau giồi thêm võ công nhờ những trận giao đấu gay go với địch thủ, đồng thời cũng học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm chiến trường. Khi nhỏ, nhờ thân phụ giàu có nên Lạc-Băng chẳng phải động đến đầu ngón tay làm điều gì cực nhọc. Nhưng đến khi lấy chồng, nàng lại cùng trượng phu đi hành hiệp nay đây mai đó, bao phen nằm gai nếm mật, phơi sương gội tuyết là chuyện thường. Nhưng có lẽ chưa bao giờ Lạc-Băng khổ sở như lần này. Thật là hết sức điêu đứng, trăm đắng ngàn cay. Khổ về thể xác không đã đành, lại còn khổ cả về tinh thần nữa!
Hơn 10 năm hành hiệp giang hồ, cái uy danh Thần Đao Lạc-Băng cũng tụ tạo được cho nàng một chỗ đứng trên võ lâm. Sau khi gia nhập Hồng Hoa Hội, Lạc-Băng rất được tin dùng, nhờ vào cả tư cách đứng đắn lẫn võ công trác tuyệt của nàng. Lạc-Băng là nữ-nhân duy nhất được công cử vào hàng đương-gia, trong hàng lãnh đạo tối cao của Hồng Hoa Hội. Nàng đã từng vào sinh ra tử nhiều lần, đóng góp rất nhiều về việc tạo thế lực cho đảng phái cách mạnh này.
Những tên Hán-gian cùng những tên giặc xâm lăng hễ nghe đến tên Lạc-Băng là phải khϊếp vía rụng rời. Lưỡi đao của nàng là thiết diện vô tư, chẳng bao giờ vị nể kẻ ác. Đối với dân lành, Lạc-Băng là một nữ hiệp nhân ái hiền từ, dầu phải lăn mình vào dầu sôi lửa bỏng để cứu dân khỏi ách xâm lăng, nàng cũng không sờn lòng.
Vào Hồng Hoa Hội, Lạc-Băng đeo đuổi mục đích thiêng liêng là cứu dân hộ quốc, ngoài ra chẳng còn một dụng ý nào khác. Có thể nói, Hồng Hoa Hội là lẽ sống của nàng. Lấy Văn-Thái-Lai làm chồng, Lạc-Băng tìm được người ý hợp tâm đầu để cùng nhau hoạt động đắc lực thêm cho công cuộc phản Thanh phục Minh chứ không phải chỉ vì muốn xây dựng hạnh phúc cá nhân không thôi. Vì vậy mà Lạc-Băng không phân biệt tuổi tác mà chỉ nhắm vài tài đức của chồng nàng mà thôi.
Lạc-Băng đặt hạnh phúc gia đình trong hạnh phúc chung của tổ quốc, đặt tình yêu của mình trong tình dân tộc. Văn-Thái-Lai cũng đồng quan điểm với Lạc-Băng trong những vấn đề này. Vì vậy cả hai người tự hào rằng đây là một mối lương duyên do trời xếp đặt, là anh hùng sánh đôi cùng nữ hiệp.
Chẳng những yêu, Lạc-Băng còn kính phục Văn-Thái-Lai nữa. Vì vậy lúc Dư-ngư-Đồng đem mình ra so sánh với Văn-Thái-Lai không dằn được lửa giận.
Dư-Ngư-Đồng trẻ hơn Văn-Thái-Lai, dung mạo chẳng khác gì Tống-Ngọc hay Phan-Anh, dĩ nhiên Văn-Thái-Lai không thể nào bì kịp. Chàng lại còn hào hoa, văn võ song toàn, giỏi cả Cầm, Kỳ, Thi, Họa nữa. Phàm với những thiếu nữ tuổi đang thanh xuân thì nếu có sự lựa chọn giữa hai người Dư-Ngư-Đồng và Văn-Thái-Lai ắt không khi nào có người phải nghĩ ngợi hay tính toán gì. Luận về võ công thì tuy hiện tại Dư-Ngư-Đồng chưa bằng được Văn-Thái-Lai, nhưng theo thời gian thì chuyện ấy có thể thay đổi rất nhanh chóng. Dư-Ngư-Đồng được chân truyền bởi cả hai phái chính tông Võ-Đang và Không-Động. Huống gì một khi luyện được hai tuyệt kỹ Nhu-Vân Kiếm-Thuật và Bạch-Vân Thương-Cẩu, rất có thể Dư-Ngư-Đồng sẽ đứng ra lập được một môn phái riêng biệt mà trong thiên hạ chưa chắc có được mấy người là đối thủ.
Có thể nói, Văn-Thái-Lai kém Dư-Ngư-Đồng về tất cả mọi phương diện trên. Nhưng nói về đạo đức, nghĩa khí cũng như lòng quả cảm sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa thì đừng nói cho Dư-Ngư-Đồng, khắp trong thiên hạ phỏng có mấy người được như Bôn-Lôi-Thủ!
Một người phụ nữ đã có chồng dĩ nhiên trong lòng không được mơ tưởng đến chàng trai nào khác. Mà một người chồng như Văn-Thái-Lai cũng chưa hề để cho Lạc-Băng phải ân hận một điều gì. Vì vậy, khi Dư-Ngư-Đồng nói chạm đến Văn-Thái-Lai, Lạc-Băng liền lên tiếng nạt ngay chứ nhất định không để chàng trai trẻ tuổi tài hoa kia mạo phạm đến tên tuổi, con người của chồng nàng...
Sau khi ngủ được một giấc, khi thức dậy, Lạc-Băng thấy mặt trời đã lên cao thêm một sào. Những tia nắng tươi vui nhảy nhót trên ngọn cỏ, lá cây. Cảnh vật im lìm giữa không gian mênh mông, trên cánh đồng cuối chân mây vô tận. Con ngựa của Lạc-Băng vẫn còn nhai cỏ dưới bóng mát của nhánh cây. Bơ vơ trong cảnh hoang vu, Lạc-Băng tưởng nàng chẳng khác nào khách thương lạc loài giữa vùng sa mạc. Bao nhiêu ý nghĩ buồn thảm bỗng xâm chiếm trọn vẹn tâm hồn người thiếu phụ yêu kiều.
Hồi nào còn có Dư-Ngư-Đồng là bạn đồng hành, giờ đây chỉ còn một mình một ngựa, Lạc-Băng bỗng đảo mắt hướng về phương Bắc một lúc cơ hồ vọng tưởng đến Văn-Thái-Lai, rồi sau đó lại rong cương mà nhắm hướng Tây tiếp tục cuộc hành trình phi dặm trường. Đến một rừng dương liễu, Lạc-Băng ngắm những cành tha thướt phủ dài xuống như ủ rũ. Nàng bất giác cảm khái mà khẽ ngâm lên:
Mạch thương dương, mạch thương dương, Thϊếp ý quên tâm thùy đoạn trường?
Dương liễu xanh, dương liễu xanh, Hỏi rằng ý thϊếp, lòng anh, ai buồn?
Ngâm chán lại nghĩ. Nghĩ chán lại buồn. Lạc-Băng tựa như một cái xác không hồn ngồi trên lưng ngựa. Đường về An-Tây còn xa diệu vợi. Trải qua nhiều sương tuyết mưa gió, đi thêm một ngày nữa vì thì bệnh tình của Lạc-Băng trở nên trầm trọng hơn. Những vết thương trên người lại bắt đầu hành. Đã thế Lạc-Băng còn hay suy nghĩ vẩn vơ nên sức khỏe càng lúc càng yếu kém. Lẽ ra một khi trong người còn yếu phải nên nghỉ ngơi nhiều mới có thể lại sức được. Thế nhưng Lạc-Băng nào có được nghỉ ngơi cho đúng mức! Thương tích của nàng bắt nguồn từ An-Viễn khách-sạn, đến nay dồn dập lại mà không có đủ thuốc men để chữa trị.
Thấy không kham nổi, Lạc-Băng bèn cột ngựa dưới gốc cây dương liễu rồi nằm xuống dưới đất nghỉ dưỡng sức, đợi khỏe lại chút đỉnh sẽ tiếp tục lên đường ngay. Nghỉ được một lúc, mặc dù chưa khỏe lại chút nào, nhưng vì không muốn trì hoãn thêm cuộc hành trình nữa, Lạc-Băng quyết định phải gượng đau mà đi tiếp. Ngờ đâu, khi vừa chống tay ngồi dậy thì đầu nàng quay cuồng, đau nhức vô cùng, chẳng khác bị ai cầm búa bổ vào đầu mình. Lạc-Băng xay xẩm hết cả mặt mày, ngã nằm liệt trên đống lá khô dưới đất.
Ánh nắng rọi xuống ngay đỉnh đầu Lạc-Băng. Nàng định xê dịch thân hình qua một bên vào bóng cây cho đỡ nắng nhưng có cố gắng cách mấy cũng vẫn không di chuyển được tấm thân một ly nào! Lạc-Băng không còn cách nào hơn là nằm yên một chỗ cho đến khi mặt trời sắp sửa lặn.
Vừa khát nước lại vừa đói bụng, người lại mệt lả không còn chút khí lực nào, Lạc-Băng đành than thầm:
-"Sức yếu thế này thì làm sao mà có thể ngồi trên yên ngựa mà nắm cương được! Chắc thân xác đành phải gửi lại nơi đây thôi! Kiếp này còn mong gì gặp lại được Văn tứ ca! Đành hẹn kiếp lai sinh thôi!"
Trước mắt Lạc-Băng như có một cánh hoa rơi xuống. Mắt nàng cũng hoa lên. Nàng như mê man mà thϊếp đi như đi sâu vào cõi mộng...
Chú thích:
(1-) Ba người Văn-Thái-Lai, Lạc-Băng và Dư-Ngư-Đồng lúc này cũng chưa được biết chuyện Trần-Gia-Cách đã nhậm chức trở thành Tổng-Đà-Chủ.
(2-) Hồi dương: "hồi" là trở lại, "dương" là dương gian; trở lại dương gian có nghĩa là mạnh khỏe lại, giống như từ cõi chết trở về cõi sống.
(3-) Khi vào đảng (4-) Khi tuyên thệ (5-) Tài lực: tiền và sức mạnh.
(6-) Khi tôn diệt trưởng: coi thường người trên.
(7-) Mãi hữu cầu vinh: bán bạn vì danh lợi.
(8-) Bá đao: một trăm đao, ý nói tội đáng chém 100 lần.
(9-) Tiền trảm hậu tấu: gϊếŧ trước báo sau.
(10-) Người chấp pháp nếu thấy tội của phạm nhân có thể giảm khinh được thì sẽ xin Tổng-Đà-Chủ ân xá. Phạm nhân không có quyền tự xin cho mình.
(11-) Có thể tạm gọi người này là "đao-phủ" của Hồng Hoa Hội.
(12-) Hội tịch: thời gian phục vụ [thâm niên].
(13-) Bây giờ chúng ta mới được biết rõ rằng Thiếu-Đà-Chủ là Phó-Đà-Chủ.
(14-) Thiết diện vô tư: mặt lạnh như sắt, không bao giờ vì chuyện tư; ý nói người lạnh lùng, không bao giờ để tình cảm chi phối công việc.
(15-) Đồng chí: người cùng chung chí hướng với mình. Ở Trung-Hoa từ xưa đến nay, các thành viên của một bang hội nào, nhất là đảng phái chính trị hay cách mạng, vẫn thường gọi nhau như thế. Ngay cả tại nhiều trường học bên Trung-Quốc hiện nay, các học sinh vẫn thường dùng hai chữ "đồng chí" để mà gọi nhau. Tại Việt-Nam, danh từ "đồng chí" lần đầu tiên được xử dụng trong "Việt-Nam Quốc Dân Đảng" do đảng trưởng Nguyễn-Thái-Học sáng lập ra.