Đợi đến sau khi đàm phán xong thì Lý Kỳ bắt đầu bắt tay vào những công việc tương quan đến việc chiếm giữ thành Thanh Long.
Việc vào thành cũng không chỉ là khiến quân đội vọt vào trong thành là xong việc, không chỉ như thế, đầu tiên là giao nhận giữa quân đội hai bên, khi Lý Kỳ chính thức vào thành, quân Tống nhất định phải chiếm được quyền khống chế tuyệt đối với phủ Thanh Long để tránh xảy ra vấn đề gì.
Vào ngày mười lăm tháng giêng, tướng soái hai bên bắt đầu giao nhận về quân chính, vì tiết kiệm thời gian, tránh cho xảy ra bạo động, Lý Kỳ quyết định khiến cho Lý Toàn Thánh trước ra lệnh cho quân đội trong thành đến ngoài thành phía tây, đi đến cạnh nơi quân Đại Lý xây dựng doanh trại, tương đương với để cho Ngô Giới giám sát bọn họ.
Việc đã đến nước này, Lý Toàn Thánh cũng không thể xoay chuyển gì được nữa rồi, ông ta cũng lo lắng đến lúc ấy sẽ xảy ra xung đột thì dân chúng trong thành sẽ gặp họa mất, cho nên ngoan ngoãn dẫn theo vỏn vẹn ba vạn binh mã của phủ Thanh Long đi đến phía tây ngoại thành, đóng quân bên cạnh sông Phú Lương.
Mà lúc này, Đoàn Chính Nghiêm đã điều quân đến gần thành từ lâu, ông ta vốn muốn gặp mặt Lý Kỳ một lần, nhưng Lý Kỳ lại mở miệng trước ngăn cản ý định này của ông ta, hiện tại hắn đang bận rộn chuyện tiến vào chiếm giữ phủ Thanh Long, những việc khác chờ đến khi vào phủ Thanh Long lại bàn sau.
Lý Kỳ an bài như vậy là có nguyên nhân cả đấy, đầu tiên, hắn cũng không muốn Đoàn Chính Nghiêm dẫn quân Đại Lý tiến vào thành Thanh Long, hiện giờ Đoàn Chính Nghiêm vẫn chưa hoàn toàn quy hàng Đại Tống, nếu hai quân đồng thời vào thành, thì rất có thể sẽ bị rối loạn sổ sách, diễn viên chính của vở kịch này chỉ có một, thì phải là Đại Tống, vì vậy chỉ có thể tìm một cái cớ giữ chân bọn họ đóng ở ngoài thành thôi.
Tiếp theo, hắn nhất định sẽ khiến cho Đoàn Chính Nghiêm tham dự vào, Đoàn Chính Nghiêm ngươi cũng không thể trở về được, chỉ có thể chờ bên ngoài thôi.
Cuối cùng, nếu ở ngày giao nhận mà Lý Kỳ trực tiếp suất lĩnh đại quân vào thành thì sẽ khiến cho dân chúng Nam Ngô chúng kiến được vũ lực của Đại Tống, cho nên cảm thấy thấp thỏm lo âu, đây không phải là điều Lý Kỳ muốn, Lý Kỳ hy vọng lấy một hình thức phi thường ôn hòa vào thành.
Đêm trước mười tám tháng giêng, Dương Tái Hưng, Vương Quý suất lĩnh năm vạn quân Tống thừa dịp bóng đêm lặng lẽ vào thành, đóng gác ở các yếu đạo.
Đêm nay đối với đám vương công đại thần của Nam Ngô nhất định là một đêm dày vò. Cả đêm bọn họ đều cảm thấy bất an, bởi vì bọn họ sợ quân Tống sẽ đại khai sát giới, cả đều đều không ngủ được, nhưng kết quả nói cho bọn họ biết là chính bọn họ suy nghĩ quá nghiều thôi, trong đầu quân Tống căn bản không hề có ý định đại khai sát giới đâu.
Sau khi binh lính quân Tống vào thành thì vẫn luôn ngay ngắn trật tự, hơn nữa bọn họ tận lực tránh cho việc quấy nhiễu dân chúng, vì thế mà thà rằng phải đi vòng qua cả trên tường thành. Đầu tiên, Dương Tái Hưng suất lĩnh hai vạn binh lính bảo vệ tường thành ở cả bốn phía, mà Vương Quý thì trực tiếp dẫn quân vào hoàng cũng, thay thế hai ngàn “lục quân” còn thừa nơi đó, những binh lính này nguyên bản chính là cấm quân, vô cùng quen thuộc với mọi thứ trong hoàng cung, trái lại thì Vương Quý cũng không hiểu lắm, nhưng không có vấn đề gì hết, bọn người Nhạc Phi đã sớm sắp xếp xong xuôi dựa theo bản đồ hoàng cung Nam Ngô rồi, Vương Quý chỉ cần làm việc theo bản đồ là được.
Trong lúc bất tri bất giác, đã đến canh bốn, quân Tống rốt cục hoàn tàn nắm được thành Thanh Long trong tay. Trong quá trình này, không có một ai chết cả, cũng không quấy nhiễu bất kỳ người nào, điều này khiến cho đám vương công đại thần cảu Nam Ngô cuối cùng cũng nhẹ nhàng thở ra. Hơn nữa những chi tiết kia cũng làm cho dân chúng phủ Thanh Long có một ấn tượng vô cùng tốt đối với quân Tống.
Hôm sau.
Trời đẹp, sánh mặt trời đo đỏ dâng lên từ phía đông thành Thanh Long, đây là bắt đầu một ngày mới, đối với Nam Ngô, hôm nay là ngày bắt đầu một chương mới.
Canh ba giờ thìn, Lý Kỳ, Nhạc Phi và các tướng sĩ liên quân suất lĩnh một vạn cận vệ binh đi vào trước cửa thành Thanh Long, từng nhóm binh lính xếp hàng chỉnh tề, cho dù mỗi binh lính cao thấp béo gầy đều khá là tương tự, nhìn qua phi thường đồ sộ, cực kỳ đánh sâu vào thị giác.
Ngay từ đây đứng thành hàng nhìn lên, một đội quân này cũng không phải những kẻ vô tích sự.
Ở bên trong trận doanh của quân Tống, ngoại trừ Lý Kỳ ra thì mỗi vị tướng sĩ còn lại đều biểu hiện phi thường kích động, đặc biệt là Triệu Tinh Yến, bởi vì thời khắc này đối với Đại Tống đúng là thời khắc lịch sử, trước triều Tống, Nam Ngô này vẫn luôn là của đại quốc Trung Nguyên đấy, thẳng đến lúc triều Tống bị phân chia ra, điều này làm cho người thống trị của triều Tống bị mất mặt, thậm chí có thể nói là một loại khuất nhục, nàng làm con cháu Triệu gia, vừa nhắc tới Nam Ngô tất nhiên cũng cảm thấy không có mặt mũi, nhưng hôm nay nàng rốt cục cũng có thể hãnh diện rồi, Triệu gia của nàng cũng sẽ không bị người đời sau lên án, trong đôi mắt đẹp của nàng tràn đầy quang mang rực rỡ.
Về phần Lý Kỳ, chính như lời hắn đã nói, mỗi chi tiết của lần xuất chinh này đều đã được diễn luyện hơn một ngàn lần trong đầu hắn, sự hưng phấn đã sớm trôi qua rồi, lại nói đối với hắn thì đây chỉ là vừa bắt đầu thôi, hắn còn rất nhiều chuyện cần làm, công cuộc kiến thiết lại sau chiến tranh mới là gian nan nhất đấy.
Giờ Tỵ một khắc.
Cửa thành từ từ mở ra, một đám người từ bên trong đi ra, người đi phía trước có nữ có nam, có già có trẻ, mặt sau chính là toàn bộ văn võ trong triều Nam Ngô.
Người cầm đầu là một người phụ nữ già mặc quần áo lộng lẫy, hai bên tóc mai trắng như tuyết, búi tóc cao cao màu hoa râm, bà ta chính là một vị phi tử của Lý Càn Đức khi còn sống, gọi là Thần phi, bởi vì ba vị hoàng hậu của Lý Càn Đức đều chết, mà vị Thần phi này lại là nghĩa mẫu của thái tử, tên Lý Càn Đức này cũng không lập con trai của mình làm thái tử, mà lập con trai của bào đệ của ông ta là Sùng Hiền Hầu tên gọi Lý Dương Sáng làm thái tử, sau khi Lý Càn Đức chết, nghĩa mẫu của thái tử tất nhiên là trở thành thái hậu rồi.
Hoàng đế Nam Ngô cũng không tiêu sái như Hoàng đế của Đại Tống, không có hậu cung ba ngàn mỹ nhân còn cải trang ra ngoài tìm hoa lạ, Lý Càn Đức cũng chỉ có hơn mười vị phi tử, toàn bộ hoàng thất có ước chừng hơn một trăm người.
- Kính lễ.
Một thanh âm cao vυ't vang lên.
- Bá bá bá!
Đợi đến khi đám vương công quý tộc của Nam Ngô tiến lên, một vạn binh lính kia đồng thời vung tay phải, chào bọn họ theo nghi thức quân đội.
Hành động này lại khiến cho đám vương công đại thần của Nam Ngô sợ hãi, suy nghĩ cả nửa ngày mới biết hóa ra đây là quân Tống chào hỏi theo nghi thức quân đội.
Lúc này Lý Kỳ cũng lập tức nhảy từ trên ngựa xuống, vị thái hậu Nam Ngô kia đối với Lý Kỳ tất cung tất kính, hơi hơi xoay người, hai tay dâng lên thư xin hàng.
Đợi sau khi Lý Kỳ dùng hai tay nhận lấy thư hàng, Triệu Tinh Yến cầm thánh chỉ trên tay tuyên đọc.
Các vương công đại thần của Nam Ngô đồng loạt quỳ xuống.
Nếu Triệu Giai xuất binh vì mục đích tiêu diệt Lý thị, thì mặc kệ có thành công hay không, một đạo thánh chỉ này nhật định phải có, nếu đã thất bại thì đạo thánh chỉ này dĩ nhiên sẽ không được xuất hiện rồi, may mắn chính là đạo thánh chỉ này không có bị lãng phí.
Nội dung trong thánh chỉ rất đơn giản, chỉ là tuyên truyền về Triệu Giai và Đại Tống, cùng với chính sách khoan dung cùng phong thưởng với hoàng thất Nam Ngô.
Sau khi tuyên đọc xong thánh chỉ, nghi thức giao nhận cũng chuẩn bị kết thúc rồi, nếu là lúc trước đã trực tiếp vào thành luôn, nhưng bây giờ thì còn cần làm thêm hai khâu nữa, khâu thứ nhất dĩ nhiên là treo Quốc kỳ, hát Quốc ca.
Một khâu này khiến cho Lý Kỳ hạ đủ công phu, bởi vì hắn cảm thấy quốc kỳ tồn tại chính là vì giờ khắc này, cho nên cần phải tuyên dương ra bốn phía, bằng không thì còn cần Quốc kỳ làm gì?
Tự cho mình là thanh cao?
Lý Kỳ ra lệnh cho đoàn công binh tăng ca vội vã tạo ra sáu cây cột cờ, lần lượt bố trí phân biết tại bốn phía đông tây nam bắc của thành Thanh Long, trước cửa thành cùng với trên sân rộng trước hoàng cung.
Chỉ thấy có một hàng binh lính bước ra từ đội ngũ của quân Tống, tổng cộng có hai mươi mốt người, mặc quân phục kiểu mới, đi ủng da màu nâu vàng, đeo găng tay trắng, hiện giờ ở Đại Tống, chỉ cần có người nhìn thấy một bộ trang bị này đều không tự chủ được cảm thấy phi thường kích động, hai mươi mốt người này nện bước chỉnh tề bước đi nghiêm túc, mỗi lần bước đi đều phát ra tiếng bước chân mạnh mẽ, dường như muốn tuyên cáo với người trong thiên hạ nơi này đã là lãnh thổ của Đại Tống ta rồi.
Có một người đứng chính giữa cầm một thanh đao dài, người này đúng là Phó Tuyển, mà phía sau y có một người khiêng lá Quốc kỳ mặt trời không lặn của Đại Tống.
Trong đám vương công đại thần của Nam Ngô, ngoại trừ vài người quan ngoại giao từng đi sứ đến Biện Lương, những người còn lại cũng là lần đầu tiên nhìn thấy lễ treo Quốc kỳ, từng tiếng bước chân kia không hiểu sao khiến cho trái tim bọn họ tùy thời nhảy lên, dường như cũng bị bầu không khí này cuốn hút. Trong đôi mắt họ lộ ra một tia tò mò cùng kích động.
Mà trong trận doanh quân Tống thì mỗi người đều biểu hiện vô cùng nghiêm trang túc mục, đầu giữ nghiêm, nhưng ánh mắt vẫn luôn di động theo lá cờ mặt trời không lặn kia.
Cùng lúc đó, có năm chỗ nữa ở trong thành cũng đồng thời vang lên tiếng giẫm chân tại chỗ mạnh mẽ, chỉ cần chỗ nào treo Quốc kỳ, xung quanh đều vây đầy người, đám dân chúng phủ Thanh Long tựa hồ đối với mỗi hành động trong lễ treo Quốc kỳ đều cảm thấy vô cùng hiếu kỳ, nhịn không được đều trợn to hai mắt nhìn.
Vừa đến canh ba giờ tỵ.
Sáu địa điểm treo Quốc kỳ đều đồng thời vang lên tiếng trống
Sáu người đi đầu ở sáu địa phương khác nhau đều đồng loạt giũ lá cờ mặt trời không lặn ra, động tác cực kỳ phóng khoáng, gọn gàng.
Cột cờ phía trước đứng ước chừng năm mươi đứa trẻ, dùng thanh âm non nớt của các bé hát lên bài Quốc ca của Đại Tống, những đứa bé này vốn là đều sống trong phủ Thanh Long, do Lý Kỳ tạm thời tìm đến.
Đợi cho bọn trẻ hát xong, bính lính quân Tống mới đồng thời hát vang Quốc ca.
Lang yên khởi, giang sơn bắc vọng.
Long khởi quyển, mã trường tê, kiếm khí như sương.
Tâm tự hoàng hà thủy mang mang.
Nhị thập niên, túng hoành gian, thùy năng tương kháng.
…
Một bài ca “Tinh trung báo quốc” lần đầu tiên cất cao lên giữa bầu trời ở Nam Ngô
Đừng xem thường sự đồng bộ nho nhỏ này, tốn không ít công phu của Lý Kỳ đấy, điều Lý Kỳ cần chính là cùng một thời điểm, Quốc ca sẽ vang vọng cả trong lẫn ngoài phủ Thanh Long, cho nên đều phi thường nghiêm khắc an bài thời gian, nhất định phải chuẩn từng phút từng giây, hai nơi chênh lệch không thể vượt qua ba giây.
Lý Kỳ làm hết thảy chỉ với một mục đích là truyền đạt tín hiệu hữu hảo với dân chúng trong phủ Thanh Long.
Lá cờ mặt trời không lặn đón gió bay phấp phới.
Giai điệu kích động mênh mông.
Tiếng ca cao vυ't.
Chim chóc bay lượn trên bầu trời.
Nhánh cây lắc lư theo gió.
Hết thảy đều gần như hoàn mỹ, cuốn hút mọi người dân Nam Ngô ở đây, khiến cho bọn họ chậm rãi mở ra hai tay, nghênh đón chủ nhân mới, thân phận mới của bọn họ, mở ra một chương mới cho bọn họ, khiến cho họ mơ về tương lai.
Hát vang, hát vang, trong trận doanh quân Tống không ít người đều chảy xuống giọt lệ nóng bỏng, để có ngày hôm nay thật sự không dễ dàng a.
Triệu Tinh Yến cũng vụиɠ ŧяộʍ xoa xoa khóe mắt.
Nhưng hành động này cũng không tránh được cặp mắt của Lý Kỳ, trong lòng hắn đột nhiên nghĩ đến, cũng không biết nàng có vì ta rơi lệ hay không.
Nhưng ý nghĩ này chỉ chợt lóe rồi trôi qua, lúc hắn ngẩng đầu nhìn lá cờ mặt trời không lặn, trong mắt hắn bắn ra một ánh mắt khác thường.
Sau khi thực hiện xong nghi thức kéo cờ, còn có một nghi thức phi thường trọng yếu, đó là lập bia.
Lý Kỳ tuy rằng không biết đánh giặc, nhưng ai cũng không thể phủ nhận, tại việc tuyên truyền tạo thanh thế thì trên đời này không ai bằng hắn.
Nghi thức lập bia này cũng là do một tay hắn bày ra đấy, nội dung của nghi thức chính là khắc vào danh tính của những binh lính đã bỏ mình lên trên mặt một khối đá lớn tự nhiên, bất kể là binh lính Nam Ngô hay là binh lính Đại Tống.
Đương nhiên, đây chỉ là tượng trưng thôi, dù sao có tận mấy vạn người, cho dù Lý Kỳ có nhiều nhân thủ hơn nữa thì cũng không có khả năng khắc hết toàn bộ tên của mấy vạn người lên trong chỉ mấy ngày được.
Ở phía đông phủ Thanh Long, trước cửa thành có một sườn núi nhỏ, lúc này trước triền núi có một tàng đá tự nhiên lớn, trên tảng đá khắc hơn một ngàn danh tính, bên trái tảng đá lớn có khắc ba chữ to --- mộ liệt sĩ.
Sau này còn có thể lần lượt khắc tên những binh lính đã bỏ mình khác vào trên từng khối bia đá, đặt lên vùng sườn núi này.
Mục đích khiến Lý Kỳ tạo ra vùng nghĩa địa, này là muốn truyền đạt một ý tứ, hiện giờ mọi người đều là người một nhà, những liệt sĩ này lúc còn sống đều chiến đấu đến một mất một còn, nhưng sau khi bọn họ chết đi thì đều được khắc tên trên cùng một mộ. người đã chết đều vậy thì người sống chúng ta càng nên như thế, tương thân tương ái, tuy hai mà một.
Đại biểu của hai bên đều tiến lên cúi đầu, dâng tặng lên đóa hoa đẹp nhất của phủ Thanh Long.