Tứ Đại Thần Vật

Chương 53: Lê Long Đĩnh Băng Hà

Lê Long Đĩnh băng hà.

Kinh thành Hoa Lư, Trường Xuân điện, là một tòa điện lớn nhất nhì hoàng cung, hôm nay hoạn quan và cung nữ vội vội vã vã đi ra đi vào, ai ai cũng mang vẻ mặt sợ sệt lo lắng, mấy viên thái y được triệu đến từ thái y viện xách theo hòm thuốc luôn chân đi ra đi vào nội điện.

Hoàng đế Lê Long Đĩnh của triều Lê tháng trước ngự giá thân chinh đi đánh dẹp phản loạn tại châu Hoan Đường và Thạch Hà. Do đường xa vất vả lại vì thủy thổ không quen cho nên trong người đã mang mầm bệnh. Lại nữa trong trận chiến cuối cùng bị trúng một mũi tên vào vai. Tuy rằng mũi tên không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại là giọt nước tràn ly, khiến chi nhà vua lập tức lâm trọng bệnh, sau khi vội vã hồi kinh vốn cứ tưởng là khỏe rồi, không ngờ bệnh lại trở nặng rồi phát sốt cao, toàn thân nóng ran, tình hình vô cùng nguy cấp, tất cả các vị quan trong thái y viện đều túc trực bên long sang sợ nhỡ có điều chi sơ xuất.

Trong tẩm điện được trang trí vô cùng tráng lệ, tràn ngập mùi thuốc nồng nặc, Lê Long Đĩnh mặc áo gấm đoạn vàng, trên trán đắp một chiếc khăn ướt năm ở trên giường mê man bất tỉnh,mười mấy hoạn quan kề cận đứng ở một bên, hai vị thái y đang thay nhau bắt mạch nhìn khí sắc nhà vua mà phán đoán bệnh tình.

Một vị thái y sau khi bắt mạch xong quay sang vị đồng liêu bên cạnh hỏi:

- Lưu đại nhân. Ngài cảm thấy bệnh tình của thánh thượng thế nào liệu có mấy phần nắm chắc.

Vị Lưu đại nhân này chưa vội ngay. Qua một lát mới từ từ nói:

- Phan đại nhân ngài chắc cũng biết rồi, nếu chị là bị Phong hàn. Chẳng qua chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức là khỏi, đằng này thánh thượng vừa bôn ba xa trường lại bị trúng tên, mất máu quá nhiều, giờ đây bản quan e rằng thánh thượng dữ nhiều lành ít.

Một tên thị vệ đứng cách đó một quãng nghe được câu ấy thì ánh mắt hắn chợt lóe lên, hắn nháy tên thị vệ bên cạnh một cái rồi vội vàng xoay lưng đi khỏi Trường Xuân Điện.

Trong phủ của Lý Công Uẩn tuy đã là đêm khuya những vẫn đèn đuốc sáng trưng. Tại một gian phòng ở phía nam Lý Công Uẩn nét mặt nghiêm túc dị thường, ông quét mắt qua mọi người một lượt, ở đây có sư phụ ông Vạn Hạnh sau khi nhận được tin báo vội vã để Long Hoàng đi sau còn mình hồi kinh trước, cạnh lão là sư đệ Lý Khánh Văn, quan Chi hậu Đào Cam Mộc, Hữu chỉ huy sứ Nguyễn Đê, tham tướng Trần Đường, động chủ Giáp Thừa Quý , và một số đại thần khác, ông nói:

- Hôm nay các vị đến đây đêm khuya không biết có chuyện gì cần nói với Lý mỗ.

Vạn Hạnh mở lời trước nhất:

- Mấy tháng trước ta thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng con được, là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, nay Hoàng thượng đã như đèn cạn dầu lại chưa có con nối dõi, đứng đầu muôn dân chẳng phải con thì còn ai đương nỗi nữa. Ta đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của con như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một.

Lý Côn Uẩn nghe vậy thì mừng lắm, liền đoán biết mục đích của mọi người đến đây trong đêm nhưng ngoài mặt vẫn điềm tĩnh trả lời:

- Sư phụ nói gì lạ vậy, Hoàng thượng hồng phúc tề thiên, lại yêu dân như con, tất được trời phật phù hộ, Công Uẩn nguyện phò tá người lập nên Đại Cồ Việt hưng thịnh. mọi người chớ nên nhắc đến chuyện này nữa.

Ông vừa dứt lời thì quan chi hậu Đào Cam Mộc cũng lên tiếng:

- Tả thân vệ nên suy nghĩ lại, nay Hoàng đế sắp băng, Kình Thiên vương Lê Long Thâu, Đông thành vương Lê Long Tích đã chết. Ngự Man vương Lê Long Đinh, bắc vương Lê Long Cân, phó vương Lê Long Tương, định phiên vương Lê Long Tung, Trung quốc vương Lê Long Kính , nam quốc vương Lê Long Mang, Hành quân vương Lê Long Đề đều ở rất xa không có lệnh không được vào triều. Đây chính là cơ hội nghàn năm có một, chúng tôi nguyện phò tá đại nhân lên ngôi hoàng đế tạo phúc cho muộn dân trăm họ.

Lý Công Uẩn còn từ chối lậy lệ thêm vài lần nữa rồi cũng gật đầu. Đang lúc bàn bạc đối sách thì bên ngoài liền truyền đến một loạt tiếng bước chân chạy dồn dập, chỉ nghe một gã hạ nhân ở ngoài cửa hô lớn:“Đại nhân, không tốt rồi, trong cung có tin khẩn cấp truyền đến,Thánh Thượng, Thánh Thượng băng hà rồi!”.

Nghe đến đó mọi người đều giật nảy mình. Vạn Hạnh bảo:

- Mau quyết định đi, nếu không sẽ không kịp mất.

Trong mắt Công Uẩn lóe lên một tia quả quyết ông nói lớn:

- Nguyễn Đê, Trần Đường hai ngươi mau dẫn theo 2000 quân bao vây cấm thành nội bất xuất, ngoại bất nhập.

- Mạt Tướng tuân lệnh.

Hai người vội vã chạy đi, Lý Công Uẩn lại nói:

- Đào Cam Mộc chuyện chỗ Thái hậu giao cho ông, nhất định phải thành công đấy.

- Hạ quan đã hiểu.

- Còn những người khác theo kế hoạch mà làm không được trậm trễ. .........

Cuối năm 1009 Hoàng đế Lê Long Đĩnh sau khi thân chinh đánh giặc Hoan Đường, Thạch Hà đã lâm trọng bệnh rồi băng hà, thái hậu thấy Lê Long Đĩnh không con, mà các vương lại ở xa không kịp về tấn kiến, biết đại thế đã mất bà đành phải đồng ý với Đào Cam Mộc nhường ngôi vua cho Lý Công Uẩn. Cùng năm 1009 dưới sự giúp đỡ của Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc và một số đại thần khác Lý Công Uẩn thuận lợi khống chế được binh quyền và tôn thất nhà Lê, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. lập sáu vương hậu, con trưởng ông và công chúa tiền triều Lê Thi Phất Ngân là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc do có công ủng lập cũng được phong Nghĩa Tín Hầu, Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa được gả cho động chủ Giáp Thừa Quý.....

Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).

Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm.

Tháng 6 năm 1018, Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.

Đây đều là chuyện về sau chưa cần bàn đến vội. Vào hôm thứ ba sau khi Lý Công Uẩn đăng cơ. Long Hoàng và Ánh Tuyết cùng cha con Phan Vân đã đến kinh thành. Vạn Hạnh thấy đệ tử về thì mừng rỡ vô cùng vội vàng dẫn theo Long Hoàng vào cung gặp Công Uẩn. Sau khi đuổi hết bọn cung nữ thái giám ra ngoài. Vạn Hạnh mới nói:

- Nay con đã lên ngôi thiên tử, tuy nhiên đế tinh của con vẫn chưa vững, lão nạp đã xem qua, nếu không nhanh chóng giải trừ phong ấn. Ngôi đế của con cũng chỉ như tiền triều tồn tại được 2 đời mà thôi.

Lý Công Uẩn nghe vậy thì không khỏi lo lắng cho đế vị vội hỏi:

- Vậy phải làm thế nào mới có thể giải trừ phong ấn. Cần gì sư phụ cứ nói, con sẽ sai người đi chuẩn bị.

Vạn Hạnh bảo:

- Long Hoàng, mang "long mạch toàn đồ" ra đây.