Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 93: Biên Hòa, Biên Hòa

Quay trở lại đại đồn Chí Hòa, nơi cuộc chiến đã diễn ra ác liệt hàng tháng trời, cảm tưởng như không bao giờ có hồi kết, nơi đây liên tục có máu đổ xuống, từng tấc đấc đen sạm vì khói súng và máu. Đại Đồn đã chôn vùi vô số máu xương của dân tộc và của lũ giặc cướp nước.

Tiếng súng, tiếng pháo chưa bao giờ ngừng lại trên mảnh đất này, trong không khí luôn luôn l*иg lặc mùi cay của thuốc súng và mùi xác chết phân hủy. Người Pháp đã cố hết sức, thế nhưng không thể chiếm được đại đồn, đây đã trở thành một cối xay thịt theo đúng nghĩa đen.

“Binh đoàn đầu lâu” bảo vệ đại đồn hiện giờ chỉ còn không tới 3000 quân, mặc dù bị bao vây, bị tấn công ác liệt, thế nhưng quân Pháp chưa bao giờ khất phục được ý chí của binh sĩ bảo vệ đại đồn.

Tất nhiên đội quân bảo vệ đại đồn thương vong cũng không nhỏ, 3000 còn lại không hoàn toàn là quân từ hồi đầu cuộc chiến, bất kể khi quân Pháp bao vây hoặc chưa bao vây đại đồn thì nơi đây vẫn luôn giữ vững được một thông đạo kết nối với hậu phương ở tuyến sau. Cứ việc quân Pháp điên cuồng đánh phá, xây dựng công sự, đồn bốt, chốt chặt tứ phía. Thế nhưng viện quân thuộc các đơn vị Hồng Vệ Binh và dân quân các tỉnh vẫn không ngừng bí mật vận chuyển người và vũ khí tiếp tế cho đại đồn.

Có những đại đội Hồng Vệ Binh đêm hôm trươc vừa bí mật chuyển vào đại đồn, sáng hôm sau quân Pháp tấn công, chết sạch chỉ còn lại vài người, những tân binh đầy nhiệt huyết khi vào trong đại đồn, bình quân sống được không nhiều hơn một tuần, rồi nhanh chóng biến thành những cái xác, lấp đầy khu mộ tập thể phía Tây.

Thực tế thì rất khó để thống kê ra số lượng chính xác thương vong trong cuộc chiến bảo vệ đại đồn Chí Hòa, cũng rất ít người đi làm điều nhàm chán đó, đại đồn bị bao vây rồi, không thể tiếp viện số lượng lớn người và vật tư được vữa, cho nên chỉ có thể vận chuyển theo từng tốp nhỏ, luồn lách qua vòng vây của giặc, như vậy thì thương vong tất nhiên là không tính được. Hồng Vệ Binh và dân dũng ở vòng ngoài hầu như là tổ chức được một đội liền mang một đội tiến vào đại đồn, những tân binh còn chưa bao giờ được ngửi mùi thuốc súng bị đưa lên chiến trường thậm chí nhiều người còn chưa kịp chiến đấu đã chết bởi pháo bịnh, các cuộc tấn công phong tỏa của quân Pháp. Đây tất cả đều là bởi vì mệnh lệnh “không được lùi dù chỉ một bước” của Hồng Đĩnh.

Tuy rằng chưa thể nói được đúng sai ở cái mệnh lệnh máu tanh ấy, thế nhưng có một điều chắc chắn là mệnh lệnh đó đã trộn vô số máu tươi để đúc ra ý chi kiên cường cho quân Việt.

Sau những trận đánh đẫm máu, những kẻ sống sót liền trở thành lão binh tinh nhuệ, bất kể là kĩ thuật chém gϊếŧ hay là tâm trí đều đã trở lên vượt trội. Cũng đúng thôi, những kẻ bò từ đống xác chết ra thì chẳng có mấy kẻ tầm thường cả.

Bằng cách này, đại đồn vẫn giữ được một cách thần kì, chỉ là cái thứ thần kì này được tạo nên bằng bao nhiêu máu thì chưa tính ra nổi.

Lúc này sở chỉ huy đầu não, nơi đóng quân của bộ chỉ huy lực lượng phòng thủ đại đồn, Trần Trung sau một ngày mệt nhọc chiến đấu, tổ chức lực lượng, gia cố phòng thủ, rốt cuộc không chịu nổi mà ngủ gục trên sa bàn.

Bất ngờ, một cái bóng, đi ra từ từ trong bóng tối. Hầu như không ai cảm nhận được đó là người sống hay là bóng ma.

Cái bóng đen ấy liếc nhìn Trần Trung ngủ gục, không nói gì chỉ lặng lẽ đưa ra một ống quyển rồi lặng lẽ biến mất.

Vệ Binh trực bên ngoài không hề phát giác ra được điều gì bất thường.

Đến khi Trần Trung tỉnh dậy thấy ống quyển đặt nghiêm chỉnh trên sa bàn liền hoảng sợ, bộ chỉ huy bị đột nhập mà không ai biết, vậy nếu như lúc đó kẻ đó muốn gϊếŧ mình thì chắc chắn là mình chết trong mộng rồi.

Cẩn thận mở ống quyển ra mới thở phào, đó là toàn bộ kế hoạch của người Pháp trong chiến dịch tấn công Biên Hòa.

Đây chắc chắn là thành quả của lực lượng mật vệ thần bí của Kỉ Vương, cũng chỉ mật vệ mới có năng lực này, đột nhập vào đây rồi biến mất mà không để lại dấu tích. Cũng chỉ mật vệ mới có khả năng tìm hiểu được toàn bộ kế hoạch của giặc một cách chi tiết như vậy. Trần Trung đã từng nghe kể về lực lượng này, tất nhiên lúc còn ở bên Hồng Đĩnh thì đội quân này vẫn chưa được thành lập, cho nên những hiểu biết của Trần Trung về đội quân này rất mơ hồ,

Trong đầu Trần Trung nảy ra một ý nghĩ đáng sợ, đó là lực lượng thần bí của Kỉ Vương đáng sợ như thế, có thể đột nhập vô ảnh vô tung.

Nếu muốn Kỉ Vương rất có thể thần bí cho người gϊếŧ sạch đầu não của quân Pháp và đám tay sai người Hoa, vậy tại sao Hồng Đĩnh lại không làm, như vậy có phải sẽ tiết kiệm được vô số xương máu hay không, cuộc chiến thậm chí có thể sẽ kết thúc từ lâu rồi, vậy tại sao Hồng Đĩnh lại không làm vậy.

Trong đầu Trần Trung hiện lên một câu nói thần thánh của Hồng Đĩnh lúc giảng giải về tư tưởng của mình đó là “ Chiến tranh phục vụ mục đích chính trị”. Và “ mọi âm mưu chính trị đều phục vụ cho thứ gọi là lợi ích”, Vậy cuộc chiến tranh này không phải chỉ đơn thuần như thế, nó còn ẩn chứa vô số bí mật khổng lồ, những toan tính lớn lao khác.

Xua đi những suy nghĩ đáng sợ trong đầu, Trần Trung thầm nghĩ mình chỉ là “lính chiến” nhiệm vụ chỉ là chiến đấu mà thôi, cứ tuân theo mệnh lệnh Kỉ Vương là được.

Thật ra thì Trần Trung cũng đã đánh giá quá cao sức mạnh của mật vệ thần bí rồi. Mật vệ do Hồng Đĩnh huấn luyện ra đúng là rất khủng bố, dùng tài lực và trí tuệ của người hiện đại, kết hợp những bí kĩ về các Ninja đã tạo ra được một đội quân Ninja tinh nhuệ, vô cùng tài giỏi trong việc mượn hoàn cảnh xung quanh để ẩn giấu thân mình, sức chiến đấu cường hãn, cùng với đó là năng lực ẩn nấp thám sát vô cùng tinh diệu.

Đây chính là con bài ẩn được coi là tuyệt mật của Hồng Đĩnh, thế nhưng nó không hề biếи ŧɦái đến ngoài phạm vi con người như trong phim.

Người Pháp cũng rất khá trong công tác phòng vệ, nếu bất ngờ gϊếŧ Charner thì cũng được thôi, thế nhưng đổi một kẻ khác nên thay thì cũng chưa chắc đã bằng kẻ bất tài đã cùng mình đánh nhau lâu nay, đánh kẻ mà mình đã nắm rõ trong lòng bàn tay, hơn hẳn đánh với một kẻ mới mà mình còn chưa hiểu biết nhiều.

Thêm một điều nữa là gϊếŧ chủ tướng giặc rất có thể sẽ khiến lính Pháp mất đi khống chế, nhỡ đâu chúng lại nổi điên tàn sát dân thường thì sao, được không bù mất cho nên Hồng Đĩnh quyết định để dành đòn sát thủ này trong một thời cơ, một trận chiến quyết định.

( Bật mí là, Tác giả lấy ý tưởng lực lượng mật vệ dựa vào phim Ninja Assasin 2009 cùng với Phim Ninja đối đầu Samurai. Bác nào chưa hình dung ra thì có thể vào xem hai phim này, sẽ thấy sự đặc biệt, rất hay đó nha. thank các bác.)

* ngoài ra (Đoạn mật vệ này các bác có ai quên thì đọc lại chương 34 nhé)

Thành quả mang kế hoạch tấn công của quân Pháp, về cho Trần Trung là dựa vào lực lượng ngầm khổng lồ, gồm rất nhiều đơn vị tình báo, và mật vệ.

Mật vệ cũng chia thành nhiều loại, có loại tình báo, có loại chuyên ám sát, có loại chuyên trinh sát, lần này là gồm nhiều đơn vị cùng kết hợp hành động lấy được.

Bằng nhiều cách khác nhau, họ đã thẩm thấu vào trong nội bộ cao tầng của quân giặc từ đó lấy được bản kế hoạch tác chiến này, tất nhiên là thời đại này tư tưởng bảo mật vẫn chưa cao, phần vì mật vệ hoạt động tích cực cho nên đã hoàn thành nhiệm vụ. Còn việc xuất hiện như bóng ma, sau đó biến mất vô tung làm Trần Trung sợ chết khϊếp ấy thì có lẽ là do một mật vệ đùa dai, hoặc tình cảm trỗi dậy có lẽ không muốn làm hỏng giấc mộng đẹp của Trần Trung mà thôi.

Lược bỏ hết những điều dài dòng đó, lúc này Trần Trung đã kêu lính đi mời Trần Bình và Trương Định vào bàn việc quân.

Chẳng mấy chốc hai người này đã có mặt, nhìn quân phục và vũ khí trên người có thể thấy hai vị tướng này vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trần Trung trầm ngâm nhìn sa bàn rồi nói.

-Hai vị, ta vừa nhận tình báo của Kỉ Vương gửi tới.

Trần Bình liền kích động:

-Kỉ Vương gửi tới sao, cẩn tuân huấn thị của Kỉ Vương.

Trần Bình là đầu lĩnh lực lượng SS đầu lâu, bàn về cuồng tín và trung thành thì không ai sánh bằng, nghe thấy Kỉ Vương liền sốt sắng.

Trần Trung nhìn thấy liền gật đầu, Kỉ Vương có những bộ hạ trung thành cuồng tín như vậy thì đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng một đế chế không phải là điều viển vông.

Còn Trương Định thì lâu nay vẫn vậy, ánh mắt luôn mang theo ý vị nghiền ngẫm. Có thể nói trong mấy ngàn tướng sĩ đại đồn Chí Hòa, thì Trương Định là sự tồn tại đặc biệt nhất, thậm chí trong thư Hồng Đĩnh cũng nhắc cần phải lưu ý người này.

Nghĩ vậy Trần Trung cũng không giấu giếm, đưa ống quyển cất chứa kế hoạch phản công của người Pháp cho hai người xem.

Sau khi xem xong cả hai đều hít một ngụm khí lạnh.

Trần Trung nhìn biểu cảm của hai người liền lạnh lùng phân tích.

-Quân giặc quá đỗi xảo quyệt, kế hoạch tác chiến lần này chắc chắn do một hành gia trong nghề lập ra.

-Nhìn cách bài binh kín không một kẽ hở là biết tài năng của kẻ này.

-Nếu để chúng chiếm được Biên Hòa, thì đại sự không ổn rồi.

-Tầm quan trọng của Biên Hòa đối với tổng thể chiến lược toàn miền không cần nói mọi người đều hiểu, nếu để chúng chiếm được nơi đây, cuộc chiến rất có thể sẽ kéo dài lâu hơn, đổ máu nhiều hơn rất nhiều,

-Kỉ Vương vừa vào Nam sẽ gặp cái đinh cứng này, nhất định sẽ làm sáo trộn hết suy tính của người.

-Cho nên ta quyết định chúng ta nhận định phải cứu viện Biên Hòa.

-Chỉ cần giúp đỡ quân triều đình ở Biên Hòa cầm cự được đến lúc Kỉ Vương tới là thành công.

Trương Định nhìn hai vị chiến tướng được coi là giỏi nhất miền Nam này thảo luận, hoặc cũng có thể những câu từ mang thiên hướng quân sự hiện đại như vậy Trương Định không hiểu, thế nhưng đây chắc chắn là những lí luận cao siêu. Cứ việc nhìn tài năng của họ trong cuộc chiến này là biết.

Đương nhiên ông còn đang ngầm quan sát họ, có rất nhiều điều mà người như ông không thể hiểu nổi về họ và đội quân này,cũng như vị Kỉ Vương Hồng Đĩnh kia.

Trương Định ánh mắt lạnh lùng hỏi.

-Vậy hãy nói ta biết!

-Tại sao ta phải đi cứu viện chúng.

-Những kẻ đã không ra tay giúp ta, khi chúng ta đổ máu chiến đấu ở nơi đây, quân Biên Hòa đã giúp được những gì, không hề một hòn tên một mũi đạn nào được gửi tới.

-Không có một toàn viện quân nào đến đây, thậm chí là phối hợp tấn công cũng rất ít.

- Vậy ta có nợ gì Biên Hòa đâu.

Trương Định là một tướng tài, ông tuy nhận thấy toàn bộ tầm quan trong của việc cứu viện Biên Hòa, thế nhưng vẫn nuốt không trôi cục tức bị bỏ rơi ở Chí Hòa, liền đưa ra lời đối chất.

Trần Trung thấu hiểu chuyện này, cho nên không hề tranh cãi với Trương Định:

-Ta sẽ đến Biên Hòa.

Trần Bình vội la lên.

-Thủ trưởng, không thể, đồng chí là đầu não chỉ huy toàn đại đồn, nơi đây không thể thiếu đồng chí, hãy để tôi đi.

Trần Trung lắc đầu:

-Hiện tại Biên Hòa đang do Nguyễn Bá Nghi nắm giữ, hắn là khâm sai, toàn quyền đều do hắn quyết, một tham tướng nhỏ như ngươi qua đó không giải quyết được gì, còn bị gây khó dễ, chỉ có ta là có lời nói có trọng lượng với hắn, có thể lựa lời giúp đỡ phòng thủ Biên Hòa. Cậu đừng phản đối đòi xin đi nữa, việc phòng thủ nơi đây giao hết cho cậu và Trương thống lĩnh, quyết phải tử thủ bằng được Chí Hòa, không được để Vệ Quốc Quân mất mặt đó nghe chưa.

Quyết định người đi rồi thì đến phiên suy tính số người đi tiếp viện Biên Hòa lại bắt đầu phải tính toàn kĩ lưỡng.

Chí Hòa quân mạnh không còn nhiều, đối mặt với sức tần công mãnh liệt và bao vây ngặt của quân Pháp thì rút đi đại lượng lớn binh sĩ là không thực tế.

Chiến tuyến giờ đã căng ra khắp nơi, chỉ cần rút bớt 500 quân thôi cũng có thể khiến cho một số đoạn phòng tuyến có thể trở nên phòng thủ bạc nhược, nhiều quân như vậy chỉ cần ra khỏi phòng tuyến lập tức sẽ bị quân Pháp nhào tới cắn xé, chúng e ngại khi ta phòng thủ, còn khi đối mặt xòng phẳng giặc Pháp vẫn chiếm nhiều ưu thế. Nếu như bị quân giặc quấn lấy thì chưa nói tới việc đi cứu viện, rất có thể sẽ trở thành lỗ hổng cho quân Pháp tổng phản công chiếm đại đồn.

Cuối cùng sau một phen thảo luận, Trần Trung đưa ra quyết định sẽ dẫn theo 30 binh sĩ tinh nhuệ.

Cùng với đó là hơn 30 con ngựa trong đồn.

Chí Hòa thời còn dưới trướng tướng Nguyễn Tri Phương thực ra có hơn 200 con ngựa, thế nhưng trải qua thất trận, lại đánh qua đánh lại hàng tháng trời, cho nên giờ đây chỉ còn hơn 30 con mà thôi, số còn lại đã trở thành thức ăn trong bụng binh sĩ.

Thêm nữa Chí Hòa địa hình chật hẹp, đánh nhau kị binh không có chỗ dùng, đem mấy chục kị binh này lên vùng bình nguyên phù sa cổ Biên Hòa rất có thể sẽ có tác dụng lớn hơn là để ở đây rồi làm quân lương nhiều lắm. Thêm nữa sức cơ động của kị binh rất lớn, có thể nhanh chóng vượt qua vòng phong tỏa của giặc trước khi chúng kịp thời phản ứng.

Mọi sự đã được an bài thỏa đáng, đêm hôm sau Trần Trung mang theo 30 kị binh và rất nhiều vũ khí, tiến lên tăng viện Biên Hòa, hứa hẹn một cuộc chiến khốc liệt sắp tới.

Lời tác giả: để lấy động lực viết truyện, mong được các bác ủng hộ nhiều hơn, mình để số tk ở phần bình luận, ai có lòng thì giúp đỡ tác chút để lấy tinh thần.

Để tri ân, các bác có thể xây dựng nhân vật gửi về phần tin nhắn cho mình, gồm tên nhân vật do các bác lập ra, tuổi và hoàn cảnh, mình sẽ l*иg các nhân vật đó vào anh hùng trong các trận đánh. Đương nhiên là ở cấp độ chiến thuật, còn ở cấp chiến lược thì nhân vật có ở đại cương truyện rồi, không thể phá vỡ bố cục đượng.

Xin trân trọng.....