Nguyệt Khúc

Chương 1: Vị Tiểu Thư Không Phải Con Người

Chương 1: Vị tiểu thư không phải con người

Phong Thanh Nguyệt là nhị tiểu thư của một gia tộc quyền thế ở kinh thành, nổi tiếng bởi cầm nghệ điêu luyện. Thế nhưng có một lời đồn kì lạ về vị tiểu thư này, rằng nàng không phải là con người.

Thanh Nguyệt sinh ra trong một đêm rằm, lúc mặt trăng sáng nhất, cũng là lúc Thanh Nguyệt chào đời. Thế nhưng lại chẳng ai vui mừng vì sự ra đời của đứa trẻ đó cả, khắp mọi nơi trong Phong phủ chỉ toàn một không khí tang thương, bởi lẽ, đó là ngày mẫu thân của nàng vì khó sinh mà mất, để lại nữ nhi lẻ loi trên cõi đời này.

Cha của Thanh Nguyệt chẳng quan tâm đứa trẻ này lắm. Tuy ông cùng mẫu thân Thanh Nguyệt chỉ là một mối hôn sự do hai nhà sắp xếp, thế nhưng nếu nói không có tình cảm gì thì lại chẳng đúng. Sau khi mẹ Thanh Nguyệt mất, ông ít tới hậu viện hẳn.

Gia thế của mẫu thân Thanh Nguyệt cũng chẳng phải dạng vừa. Ngoại tổ khảo là một đại tướng quân nhiều năm chinh chiến sa trường, được cả Hoàng đế kính trọng. Tiếc thay, Ngoại tổ khảo chỉ có một đứa con trai, nhưng lại không nối nghiệp cầm binh của phụ thân, mà muốn trở thành văn thần, nên hai người thường xuyên xô xát, cuối cùng trở thành Trạng Nguyên, sau thành Đại học sĩ. Thanh Nguyệt không sống ở Phong phủ, mà chủ yếu sống ở nhà mẫu thân, tức là Chương phủ, mãi sau này, thì mới chuyển về Phong phủ sống.

Lại nói về lời đồn vị tiểu thư này không phải con người, dù rằng tiếng đàn của nàng rất dễ nghe, lúc nhẹ nhàng, dịu dàng, du dương, lúc lại dồn dập, hào hùng. Những cầm nghệ nức tiếng trong nước còn khen rằng “tiếng đàn của Phong nhị tiểu thư không phải tiếng đàn dành cho kẻ phàm tục, đó giống như tiếng đàn mà một vị thần ban xuống trần gian vậy.” Thế nhưng đôi mắt của Thanh Nguyệt lại mang một màu máu, những vẩn đen trong mắt khiến con ngươi vô cùng đáng sợ, không ai dám nhìn thẳng vào mắt nàng. Một đôi mắt vô cảm, lạnh lẽo như tên băng, nhìn xuyên qua trái tim bất cứ ai. Ngoại trừ màu mắt, tất cả mọi thứ trên khuôn mặt của Thanh Nguyệt xứng đáng xếp vào hàng cực phẩm. Một làn da trắng như tuyết, mái tóc đen óng mượt càng làm nổi bật làn da của nàng. Sống mũi cao, nhỏ nhắn. Mắt phượng dài, lông mi cong vυ't. Hàng lông mày dài, đậm mà không cần chì kẻ. Đôi môi màu đỏ mà chẳng cần đánh son, môi lại hơi cong, dày dặn, đầy đặn. Dáng người cân đối, là chuẩn hình mẫu thắt đáy lưng ong. Bàn chân thì vô cùng nhỏ nhắn, mỗi bước đi thì nhẹ nhàng như nước, là nỗi khao khát của tất cả nam nhân trên đất nước này. Người ta nói, vẻ đẹp của Thanh Nguyệt là tiêu chuẩn của sắc đẹp. Có lẽ vì ghen tỵ vì nhan sắc của nàng, vì tài năng của nàng, lại cộng thêm đôi mắt kì dị đó mà lời đồn thất thiệt mới lan đi khắp nơi như vậy.

Năm Hoàng Thịnh thứ hai mươi bảy, Hoàng đế tổ chức một hội thi võ thuật bốn năm một lần, và tất cả những người chưa lập gia đình đều có thể ham gia. Thường thì đại hội võ thuật là nơi mọi người phô diễn sức mạnh, đồng thời tìm kiếm những người hợp với mình.

Năm nay, Thanh Nguyệt sẽ tham gia. Mấy lần trước, cô đều viện cớ ốm không đi được, năm nay không thể từ chối rồi.

Vị đại tiểu thư nhà họ Phong rất có thiện cảm với Thanh Nguyệt, sau khi hay tin năm nay nàng tham gia, liền chạy đến viện của nàng: “Nguyệt Nhi, thực sự năm nay nàng tham gia à?”

“Chuyện quan trọng, tỷ nghĩ ta đùa?”

“Muội đâu có luyện võ thuật gì đâu, sao mà tham gia chứ?”

“Tỷ không muốn muội tham gia à?”

Thanh Nguyệt hướng ánh mắt sắc lạnh nhìn thẳng vào Phong Thanh Huyền.

Thanh Huyền bối rối: “Không, ta không có ý đó.”

“Nếu tỷ không muốn ta tham gia, có thể cầm gậy đánh gãy chân ta, rồi nói là do xô xát, Hoàng đế sẽ không bắt ta tham gia nữa.”

Thanh Nguyệt cất giọng nói âm độ của mình lên.

Thanh Huyền hét lên: “Đâu thể chứ!”

“Vậy thì còn làm thế nào?”

“Nhưng ta sợ muội bị người ta đánh! Nhiều người ghét muội lắm!”

Thanh Nguyệt cười nhạt: “Tỷ hãy lo cho mình nhiều hơn, dù sao tỷ cũng xuất giá rồi. Hơn nữa, ta sẽ lo liệu được hết thôi. Nên là, đừng lo nhé, người chị yêu quý của ta.”

Bàn tay lạnh ngắt của Thanh Nguyệt chạm vào da mặt Thanh Huyền, khiến nàng rùng mình. Đôi mắt ma mị đó khiến cho Thanh Huyền không khỏi sợ hãi, dù sao vẫn chưa quen.

“Bằng cách nào chứ?”

“Tỷ nên lo cho những đối thủ của ta thì hơn. À mà, nếu thua, cùng lắm là chết chứ gì.”

Giọng Thanh Nguyệt đầy vẻ bất cần đời.

“Đừng có nói gở!”

Nàng nhún vai: “Ai biết. Mà thôi, tỷ ăn gì chưa, ta bảo người hầu làm mấy món.”

“À được.”

Nàng chỉ tay ra lệnh cho người hầu thân cận: “Hạ, đi bảo phòng bếp, làm mấy món điểm tâm ngọt rồi mang ra đây. Còn Đông, đi pha trà đi, nhớ là trà Phượng Hoa đấy. Còn Xuân, quạt mạnh tay lên một chút, nhìn tỷ ấy người nóng chưa kìa, giữa hạ rồi.”

Nói đến đây, Thanh Huyền giật mình, là giữa mùa hè, sao người Thanh Nguyệt lại lạnh như thế chứ? Nàng đang định hỏi em mình có ổn không, thì Thanh Nguyệt lại hỏi: “Thu đâu rồi?”

“Muội ấy đang đi trông mấy người giặt đồ rồi ạ.”

“Thế hử?”

Thanh Huyền nói với Xuân: “Thôi, cô cứ ngồi nghỉ đi, ta bảo Phương Ngọc quạt là được.”

“Vâng.”

“Nếu ngươi rảnh rồi thì xuống bếp phụ Hạ một tay. Rồi nhanh lên.”

Dù Thanh Nguyệt luôn luôn sai người hầu của mình như thế và yêu cầu họ làm không ngừng nghỉ nhưng hậu đãi lại rất tốt, thân phận thấp hèn mùa hè vẫn được ăn đá bào mát lạnh, mùa đông chăn ấm nệm êm đầy đủ, có gì ngon thì vẫn được hưởng cùng, và nếu làm sai thì chỉ nhắc nhở, cùng lắm là phạt quỳ nửa canh, lễ tết đều có đồ mới, còn được lì xì, là người hầu nhưng lại có tiền tiêu vặt, mỗi tháng còn được ra ngoài một ngày, thật sự rất tốt.

Sau khi Thu đi trông mấy người giặt đồ về, gặp Thanh Huyền liền làm lễ. Thanh Huyền hỏi: “Sao phải đi trông mấy người đó vậy?”

“Ta chẳng tin họ lắm, e họ làm ăn bẩn thỉu thì mệt, nên phải có người canh.”

“Nếu làm sai thì phạt cũng được mà.”

Thanh Huyền thắc mắc.

“Vừa mắc công, lại còn mệt, mang tiếng nữa. Thôi phiền lắm. Mà Thu này, ngươi có rảnh không?”

“Dạ, nô tì đang định quét lại phòng một lượt, thấy cũng hơi bẩn.”

“Vậy quét đi. Ta định bảo ngươi phụ Đông một tay, nhưng thôi.”

“Muội không để ai bên người sao?”

“Không, tại nhiều người nhìn nhau thấy mệt dùm á.”

Thanh Nguyệt thở dài.