Khoảng Cách Của Người

Chương 95: Vở kịch ngắn không liên quan đến chính văn

Giả sử bạn học Đình Sương được mời trả lời câu hỏi trên Zhihu: Yêu đương với giáo sư là loại trải nghiệm gì?

PART 1 ——

TING: Cảm ơn đã hỏi.

Tôi đang ở Đức, vừa học xong tiết của bạn trai, hiện tại bạn trai đang đi họp với nhóm sinh viên tiến sĩ, còn tôi thì nằm trên quảng trường tắm nắng, tiện thể giải đáp vấn đề luôn.

Cái loại trải nghiệm này…

Mỗi giáo sư lại có một kiểu khác nhau, xin phép được phân tích cụ thể.

Lúc mới yêu thì cực kỳ kinh hoảng, vô cùng gấp gáp, rất có cảm giác tɧác ɭoạи. Tỷ như buổi tối hôm trước chơi hăng quá, sáng hôm sau không dậy nổi để đi học, bạn trai nhà người ta thì sẽ dung túng bảo rằng “Vậy thì không cần đi nữa”, hoặc là khuyên nhủ một hồi “Vẫn nên đi học thì hơn, dù sao môn này cũng rất quan trọng”, kiểu kiểu đó.

Nhưng bạn trai nhà tôi thì không làm như vậy.

Anh sẽ đứng ở bên cạnh giường, và hỏi tôi với một giọng điệu không lên không xuống: “Ting, sáng nay em học môn của giáo sư nào?”

Sau đó tôi bỗng nhớ ra, ồ, tôi phải đi học môn của anh ấy.

Professor đang gọi tôi rời giường đi học.

Nhoáng cái bị dọa tỉnh luôn.

Thế nhưng ở lâu với anh ấy, tình huống sẽ khác hẳn.

Đại khái tối hôm trước quện nhau đến tận khuya, sáng hôm sau tôi lại không dậy được, bảo rằng muốn trốn tiết, thế là anh ấy cực-kỳ-dịu-dàng nói: “Vậy anh sẽ trốn cùng với em.”

Cảnh tượng ấy còn đáng sợ hơn lúc anh hỏi tôi “Sáng nay em học môn của giáo sư nào”.

Đột nhiên tôi nghĩ đến câu thơ “Đêm xuân chưa tận ngày đã tới, từ đấy quân vương chẳng lâm triều”, tôi khϊếp sợ đến mức nhảy dựng lên, nói với bạn trai rằng: “Anh là giáo sư đó, anh không thể trốn tiết được!”

Sau đấy chúng tôi cùng xuống nhà ăn sáng, và cùng đi tới trường.

Tạm thế thôi đã, tôi phải đến thư viện để làm bài tập mà anh người yêu giao.

PART 2 ——

TING: Trả lời tiếp hén.

Yêu đương với giáo sư còn một trở ngại khác, đó là hay nói sai.

Kể sơ qua cái đã, tôi với bạn trai có nuôi một chú chó, bình thường tôi hay gọi nó là “con trai”, cũng vì thế mà tôi gọi anh người yêu là “papa” theo con trai mình.

Papa và daddy mang lại cảm giác giống nhau.

Khụ, tôi đảm bảo, đây chỉ là cách xưng hô như kiểu “ba nó à” mà thôi, không phải tôi gọi bạn trai mình là ba ba đâu… các vị đừng có nghĩ ngợi lung tung nhé.

Giải thích xong rồi, giờ nói đến chuyện chính.

Cái hồi cuối học kỳ, trong lúc giảng dạy anh bạn trai nhà tôi có đặt một câu hỏi, câu hỏi này không có đáp án tiêu chuẩn, là một câu hỏi về thiết kế, chúng tôi cần phải thảo luận và đưa ra phương án tối ưu.

Đến lượt tôi đứng lên phát biểu suy nghĩ của bản thân, sau khi tôi trình bày xong, anh bạn trai bèn chỉ ra mấy vấn đề, nhưng hồi ấy tiếng Đức của tôi vẫn còn củ chuối lắm, tôi cảm thấy mình không sai, là do anh ấy không hiểu được ý mà tôi muốn diễn đạt, thế là tôi cố sống cố chết giải thích… khá giống như đang tranh luận…

Tôi vốn dĩ muốn nói: “Professor, ý em muốn nói là…”

Thế nhưng bởi vì tôi thật sự quá kích động…

Chẳng hiểu sao lúc thốt ra khỏi miệng lại thành: “Papa, ý em muốn nói là…”

Đến giờ tôi vẫn nhớ như in ‘sự im lặng chết chóc’ của căn phòng học vào lúc ấy…

Và cả vẻ mặt của anh bạn trai nhà mình.

PART 3 ——

TING: Tiếp nè.

Trong phần bình luận có rất nhiều người hỏi tôi, phi vụ ‘ở ngay trước mặt bạn học gọi Professor là papa’, rốt cuộc đã xử lý thế nào…

Lúc ấy tôi còn chưa kịp nói hết câu, đã cảm nhận được bầu không khí sai trái, có điều việc du học sinh gọi giáo sư là ba ba, dễ giải quyết hơn nhiều việc học sinh người Đức gọi giáo sư là ba ba.

Tôi bèn giở trò ‘không thạo ngôn ngữ’… tuy rằng làm vậy thì đám sinh viên Đức sẽ cảm thấy tôi quá ngâu, nhưng thà mang tiếng ngâu còn hơn mang tiếng chơi trò hentai với giáo sư…

Hai giây sau khi lỡ mồm gọi papa, tôi cực kỳ cực kỳ chân thành mà hỏi: “Professor, cách biểu đạt của em có vấn đề gì ạ? Tiếng Đức của em không được tốt lắm, những lúc vừa suy nghĩ vừa diễn đạt ngôn ngữ, thỉnh thoảng em lại vô thức nói ra mấy từ linh tinh…”

Sau đó anh bạn trai của tôi vẫn đứng ưu nhã ở trên bục giảng như mọi khi, ra hiệu cho tôi ngồi xuống, vô cùng thấu hiểu bảo rằng: “Đây chỉ là một lỗi nhỏ không tạo thành ảnh hưởng, tôi tin là sẽ không có ai để ý đâu.”

Bị bạn trai của tôi rào trước như thế, hoặc do mọi người quan tâm đến cảm nhận của du học sinh, cho nên chẳng có ai cười nhạo tôi cả…