Khi Vân Cát Ngôn hồi Vân gia cũng đã là trưa ngày hôm sau. Nàng vừa chân trước vào Vọng Thu viên thì Lưu mama cũng chân sau báo cho Vân Du biết.
Vân Du nghe thấy cũng không vội, không mặn không nhạt uống cạn chung trà mới đứng lên rời khỏi Nguyệt Các viên.
Trước khi rời đi nàng khẽ nói với Lưu mama: "Nếu nương ta có hỏi cứ nói ta sang Thanh Cư viên".
Nương nàng dạo này có chút bất an, nàng không muốn nàng ấy thêm phiền não. Lưu mama cũng không nhiều lời, đáp: "Ân, lão nô đã rõ".
Lúc đến Vọng Thu viên, nàng nhìn thấy một nha hoàn đang quét lá khô trong sân. Nha hoàn vừa trông thấy nàng thì vội vã hành lễ: "Nô tỳ thỉnh an tiểu chủ".
Phải biết một điều, tiểu chủ tuy xuất thân không mấy trong sạch. Nhưng lại là người đang được lão gia rất mực sủng ái. Không thể phất qua mặt mũi nhị phòng được, càng không thể đắc tội tiểu chủ.
Vân Du nhàn nhạt nhìn nàng ta, nàng đã gặp nô tỳ này vài lần, nàng ta gọi là Thanh Hương, là dược đồng thϊếp thân của a di, nàng hỏi: "A di đã về?".
Thanh Hương hồi đáp: "Hồi tiểu chủ, đại tiểu thư đã về được hai khắc". Vân Du lạnh nhạt gật đầu, bước chân vào viện: "Không cần báo, ta tự vào gặp a di một lúc".
Thanh Hương cũng không dám nhiều lời, đợi nàng đi xa mới tiếp tục việc đang làm.
Lúc vào viện tử nàng khẽ liếc mắt nhìn sườn viện hướng tây nam. Nghe Tiểu Hỷ từng nói, An Ngọc Thạch là được a di nàng đặt ở nơi đó, cũng là nơi xa chính viện của a di nhất. Từ sau ngày thành thân đã vậy. Đủ thấy a di vốn đã không cho An Ngọc Thạch được mấy phân lượng ngay từ đầu.
Không xem trọng thế làm sao lại rước về nhà? Thật đáng để tâm đâu…
Vân Du một đường thuận lợi tìm đến phòng a di nhà mình, vươn tay nhỏ đẩy cửa phòng tiến vào trong, tự nhiên như chốn không người.
Phòng a di nàng bài trí đơn sơ thanh nhã. Ở góc phòng phía nam dựng một bình phong họa mẫu đơn hoa, có tiếng nước, có lẽ a di đang tắm gội.
Vân Du đạm nhiên ngồi trên ghế, tự mình rót một chén trà. Nàng lơ đãng nhìn bức tranh thủy mặc được treo trên tường. Bức họa đã bị cháy xém mất góc bên trái, nhưng không thể phủ nhận đây là một bức thủy mặc rất đẹp. Đường họa như nước chảy mây trôi, họa cảnh núi rừng vào xuân, vạn vật bừng bừng sức sống. Bên thác nước có một đôi hạc đang quấn quýt âu yếm. Cảnh đẹp ý vui, chỉ là trên họa lại đề hai dòng ảo não:
"Thân ly tâm bất ly
Tâm ngôn bất khả thuật".
Vân Du cong cong khóe môi, người họa tranh thật có ý tứ đâu. Hỉ cảnh bi tâm…
Vân Cát Ngôn tắm rửa xong, khoác trung y mỏng manh, thắt lưng cài lỏng lẻo, bước ra khỏi bình phong. Vừa trông thấy Vân Du thì hốt hoảng không thôi. Vân Du điềm tĩnh uống trà nhìn nàng: "A di, hảo". Tiếu ý bên môi luôn nhàn nhạt ôn hòa không đổi.
Vân Cát Ngôn thì lại không bình tĩnh như Vân Du. Nàng bối rối kéo kéo sửa sửa trung y vốn đang lộ liễu của mình. Mặt hồng hồng, gắt: "Du nhi ngươi thân là quân quý, thế nào lại tuỳ tiện chạy vào phòng tước quý vậy hả?". Vừa nói vừa luống cuống lấy y bào đặt bên cạnh khoác lên người.
Vân Du có chút vô tội nhún nhún vai. Liền thấy Vân Cát Ngôn hung hăng trừng nàng. Vân Du thấy vậy chỉ khẽ cười.
Nàng rời ghế tiến tới gần bức thủy mặc họa, nàng nói: "Tranh thật đẹp, a di là được người tặng sao?".
Vân Cát Ngôn có chút ngẩn ngơ nhìn nàng rồi lại nhìn bức thủy mặc họa, tùy tiện đáp: "Là vậy đi", Vân Du nhạy bén nhận ra trong lời nàng ấy còn có một cỗ bi thương mất mát.
Nàng lắc đầu tiếc nuối nói: "Thật tiếc, tranh đẹp lại bị đốt dở".
Vân Cát Ngôn trong mắt bi hoài một mảnh, nhưng rất nhanh lại bị chính nàng giấu đi.nàng lung tung chỉnh sửa y phục xong lại nói: "Ngươi không nhu thuận bồi nương ngươi. Chạy đến chỗ ta làm gì?".
Vân Du nhàn nhạt cười: "Là có chuyện mới đến tìm a di". Vân Cát Ngôn ngồi xuống ghế, châm thêm chén trà cho mình, có chút vô tâm hỏi lại: "Chuyện gì?".
Ngữ khí Vân Du vẫn chưa lần gợn sóng: "Du nhi chỉ muốn hỏi a di chút chuyện về lễ thành thân của a di bảy năm trước".
Tay cầm chén trà của Vân Cát Ngôn thoáng chốc run rẩy. Nàng đặt chén trà xuống bàn, lạnh giọng: "Du nhi ngươi vẫn là hài đồng, có một số chuyện tốt nhất đừng nên xen vào".
Vân Du vẫn đạm nhiên như trước, tùy tiện nói: "Đúng là Du nhi không nên xen vào. Nhưng mà, lửa của a di châm sắp lan đến Nguyệt Các viên của mẫu tử Du nhi. Làm sao mà Du nhi lại không để tâm đâu".
Hàm ý phu phụ hai người bất hòa nhưng đã sắp kéo luôn Vân Tố Tâm cùng nàng xuống nước rồi.
Vân Cát Ngôn sắc mắt cứng ngắc, còn Vân Du bên môi vẫn hàm chứa ý cười ôn hòa. Hai người đều không nói gì, trong phòng nhất thời trầm mặc cùng căng thẳng.
Cuối cùng vẫn là Vân Cát Ngôn thả lỏng nét mặt, nàng mệt mỏi nói: "Ta sẽ nói hắn một tiếng, không khó dễ mẫu tử các ngươi". "Hắn" trong lời nàng còn ai ngoài An Ngọc Thạch.
Vân Du lại chỉ khẽ lắc đầu: "A di, cái đó chỉ trị ngọn không trị gốc, người định để chuyện này kéo dài mãi sao?".
Vân Cát Ngôn mười phần mệt mỏi cùng bất đắc dĩ, chán nản nói: "Ta còn có thể làm gì".
Vân Du tiến tới ngồi xuống ghế cạnh a di, nàng nói: "A di, ngoại công đã lão, Vân gia sớm muộn cũng phải do người gánh vác. Đến giờ người vẫn chưa có hài tử, gia quyến lại bất hòa, người có biết ngoại công vì chuyện này đã đổ bệnh mấy hôm nay không?".
Vân Cát Ngôn chấn kinh: "Phụ thân bệnh? Thế nào lại không có ai báo với ta?".
Vân Du nhàn nhạt: "Ngươi nghĩ ngoại công sẽ để người khác biết mình bị bệnh sao? Nhất là lúc đại phòng lộn xộn, nhị phòng thì lại bị nhiều kẻ soi mói sao".
Vân Cát Ngôn có chút ngây người ngồi trên ghế, cười khổ nói: "Du nhi rốt cục ý ngươi là gì?".
Vân Du liễm liễm khóe mắt, nói: "A di chưa từng nghĩ đến nạp thϊếp sao?".
Vân Cát Ngôn lạnh nhạt, kiên định nói: "Ta sẽ không nạp thϊếp".
Vân Du cười nói: "Vậy a di vẫn nên nói cho con biết chút chuyện của bảy năm trước. Nếu không Du nhi cũng chẳng thể giúp được người".
Vân Cát Ngôn có chút phức tạp nhìn nàng. Tin tưởng một hài đồng quân quý năm tuổi là chuyện cỡ nào buồn cười. Nhưng nàng có linh cảm Vân Du sẽ giúp được nàng. Chẳng phải cả đưa Vân Tố Tâm quay về Vân gia, Vân Du còn có thể làm được sao.
Vân Cát Ngôn trầm mặc, Vân Du cũng không vội, tĩnh lặng uống trà chờ nàng ấy. Quả nhiên một khắc sau Vân Cát Ngôn điều tiết hô hấp rồi chậm rãi mở miệng"
"Bảy năm trước, kinh thành xảy ra nạn dịch rất lớn, khi ấy tân đế đăng cơ chưa lâu, vừa xảy ra nạn lụt rồi lại đến nạn dịch. Vân gia ta tuy rằng là người giang hồ nhưng lại được tiên hoàng phong danh 'thiên hạ đệ nhất y gia', nhờ thế mà nổi danh trong giang hồ lẫn triều đình.
Chẳng thể ngoảnh mặt làm ngơ được, phụ thân cùng ta quyết định đem rất nhiều dược liệu lên kinh một chuyến.
Nhưng phụ thân lại không an tâm nương ngươi ở lại Vân gia một mình. Tháng giêng năm ấy ta đưa nương ngươi về lại nhà ngoại tổ mẫu ở Ung Nam thành cách đây năm mươi dặm.
Ta còn nhớ rõ, khi xe ngựa của ta cùng nương ngươi vừa tiến vào thành Ung Nam. Ta liền nhìn thấy một nữ tử bố y bị đẩy ra ngay đầu xe ngựa ta. Lúc ấy ta đã ghì dây cương đến rỉ máu mới không để nàng chết dưới vó ngựa.
Đấu lạp của nàng rơi mất, ta nhìn thấy nàng ấy là một quân quý độ khoảng mười bảy, mười tám tuổi. Nàng không đẹp rực rỡ nhưng lại là nữ tử ôn nhy nhất ta từng gặp, nàng nhỏ nhẹ gọi ta là "ân công". Đến tận bây giờ ta cũng chưa lần quên được nét cười an nhiên của nàng lúc đó.
Nàng nói ta biết, nàng gọi là An Ly Ly, là đại tiểu thư của An gia ở Ung Nam thành. Thời khắc ấy ta nghĩ, ta rất muốn thú nữ tử ôn nhu ấy. Nhưng sau đó, ta phải lên kinh cùng phụ thân. Suốt một năm sau đó ta luôn viết thư cho nàng, nhưng ta lại sợ thân danh nàng không tốt, nên đều nhờ nương ngươi thay ta chuyển cho nàng.
Khi mọi chuyện qua đi, ta lại đến Ung Nam đón nương ngươi, ta gặp lại nàng. Ta đã hứa với nàng nhất định sẽ cầu thân nàng, nàng đã hạnh phúc đến bật khóc trong lòng ta. Ta đã thỉnh cầu phụ thân, phụ thân cũng thành toàn, ta đã rất vui mừng.
Ta tâm tâm niệm niệm từng ngày chờ đến đại hôn, để đón nàng vào cửa. Hôm ấy ta đã rất vui, ta uống rất nhiều rượu. Đến sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, ta lại nhìn thấy người động phòng hoa chúc với ta thế nhưng là An Ngọc Thạch, đệ đệ nàng chứ không phải là Ly nhi.
Mắt ta tối sầm như chẳng thấy gì nữa, nhưng mà người ngồi kiệu hoa là hắn, bái đường là hắn, động phòng cũng là hắn. Hắn đã là phu thị ta cưới hỏi đàng hoàng, ta còn có thể làm gì, chỉ là ta lại chẳng nhìn thấy Ly nhi.
Nửa tháng sau, nàng gửi ta một bức họa, tâm ta lúc đó như vỡ tan…."
…