Tình Dục Thuở Hồng Hoang

Chương 8: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (3)

FLINTSTONE HÓA THỜI TIỀN SỬ

“Đánh giá thói quen giao tiếp của con người như những gì con người đang thể hiện” không phải là một phương pháp đáng tin cậy để hiểu thời kỳ tiền sử (mặc dù phải thừa nhận là Darwin không có gì nhiều hơn để tư duy). Công cuộc tìm kiếm manh mối về quá khứ xa xưa trong những chi tiết của hiện tại sẽ dẫn ngay đến xu hướng tạo ra những câu chuyện giống với huyền thoại tự-bào-chữa hơn là khoa học.

Từ huyền thoại ở đây đã bị hạ thấp giá trị và xem nhẹ trong cách dùng hiện đại; nó thường được dùng để chỉ một cái gì đó giả tạo, dối trá. Nhưng cách dùng này thiếu mất chức năng sâu xa nhất của huyền thoại, vốn mang lại trình tự tường thuật cho các mẩu thông tin mà rõ ràng là rời rạc, cũng là cách mà các chòm sao gom những ngôi sao xa nhau kinh khủng thành những kiểu mẫu chặt chẽ, dễ nhận biết, vừa ảo vừa thật. Các nhà tâm lý học David Feinstein và Stanley Krippner giải thích: “Huyền thoại học là cái khung cửi mà trên đó [chúng ta] dệt thứ nguyên liệu thô của trải nghiệm hằng ngày thành một câu chuyện mạch lạc. Công việc dệt này trở nên cực kỳ khó khăn khi chúng ta huyền thoại hóa trải nghiệm hằng ngày của tổ tiên sống cách chúng ta 20 hoặc 30 nghìn năm hoặc hơn. Và quả chúng ta thường vô tình dệt mãi những trải nghiệm của bản thân thành tấm vải tiền sử. Đây là xu hướng phổ biến phản ánh những khuynh hướng văn hóa đương đại vào quá trình “Flintstone hóa” quá khứ xa xưa.

Vì Flintstones* là “gia đình đồ đá hiện đại”, những suy đoán khoa học đương đại liên quan đến đời sống con người tiền sử thường bị bóp méo bởi các giả định có vẻ như cực kỳ hợp lý. Nhưng các giả định này có thể kéo chúng ta xa khỏi con đường tới sự thật.

Quá trình Flintstone hóa có hai phụ huynh: thiếu tư liệu vững chắc và nhu cầu về mặt tâm lý muốn giải thích, biện minh và kỷ niệm cuộc sống cũng như thời đại của ai đó. Nhưng để phục vụ mục đích của chúng ta, quá trình Flintstone hóa có ít nhất ba ông nội uyên thâm: Hobbes, Rousseau và Malthus.

Thomas Hobbes* (1588-1679), một người tị nạn chiến tranh cô độc, sợ hãi ở Paris, đã bị Flintstone hóa khi ông nhìn vào đám sương mù tiền sử và vẽ ra đời sống khổ sở của con người, vốn rất “cô độc, nghèo nàn, bẩn thỉu, tàn bạo và ngắn ngủi”. Ông vẽ ra một thời kỳ tiền sử cực kỳ giống với thế giới mà ông thấy quanh mình ở châu Âu thế kỷ XVII, nhưng tệ hơn nhiều trong mỗi khía cạnh. Được thúc đẩy bởi một nghiên cứu tâm lý học hoàn toàn khác biệt, Jean-Jacques Rousseau* (1712-1778) quan sát sự khổ sở và bẩn thỉu của xã hội châu Âu và nghĩ rằng đã nhìn thấy sự mục nát của bản chất con người nguyên thủy. Những câu chuyện về người hoang dã đơn giản ở châu Mỹ của du khách đã khích động thêm những hình ảnh tưởng tượng đầy lãng mạn của ông. Con lắc tri thức quay ngược về quan điểm của Hobbes sau đó vài thập kỷ, khi Thomas Malthus* (1766-1834) tuyên bố đã chứng minh được rằng nghèo đói cùng cực và sự tuyệt vọng đi cùng nó là đặc trưng vĩnh viễn của thân phận con người. Ông lập luận, nghèo đói cơ cực là bản chất của bài toán sinh sản ở loài có vυ'. Do dân số tăng theo cấp số nhân, sau mỗi thế hệ lại tăng lên gấp đôi (2, 4, 8, 16, 32…) trong khi nông dân chỉ có thể tăng nguồn cung thực phẩm bằng cách tăng diện tích gieo trồng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4,…) sẽ không bao giờ - không bao giờ có thể - có đủ thức ăn cho tất cả mọi người. Do đó, Malthus kết luận rằng nghèo đói là không thể tránh khỏi, giống như gió mưa vậy. Không phải lỗi của ai cả. Tự nhiên là thế. Kết luận này rất phổ biến với người giàu có và quyền lực, vốn háo hức một cách dễ hiểu trong việc lý giải tài sản kếch xù của mình và giải thích cho sự khốn khổ của người nghèo.

Giây phút eureka của Darwin là món quà của hai ông Thomas ghê gớm và một ông Fred thân thiện: Hobbes, Malthus và Flintstone, lần lượt như vậy. Bằng cách khớp nối một bản mô tả chi tiết (dù sai lầm) về bản chất con người và các kiểu đời sống của con người thời tiền sử, Hobbes và Malthus cung cấp bối cảnh trí tuệ cho giả thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên. Không may là những giả định hoàn toàn Flintstone của họ đã được tích hợp vào suy nghĩ của Darwin và tồn tại dai dẳng đến tận ngày hôm nay.

Giọng nói chừng mực của khoa học nghiêm túc thường che đậy bản chất thần bí của những gì chúng ta được kể về tiền sử. Thường thì sự thần bí này rất bất thường, không chính xác và mang tính tự biện.

Tham vọng chính của chúng tôi trong cuốn sách này là tách một số ngôi sao nói trên ra khỏi chòm sao. Chúng tôi tin rằng huyền thoại nhìn chung được chấp nhận về nguồn gốc và bản chất dục tính của loài người không chỉ sai sự thật mà còn mang tính hủy diệt, làm sai lệch ý nghĩa của quá trình tiến hóa loài người. Câu chuyện sai lạc này làm méo mó hiểu biết của chúng ta về năng lực và nhu cầu của con người. Nó chẳng khác gì quảng cáo cho một cái áo hầu như không vừa với ai cả. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta ai nấy đều phải mua và mặc.

Giống như mọi huyền thoại, câu chuyện này tìm cách định nghĩa chúng ta là ai và là cái gì, theo đó chúng ta có thể mong đợi và đòi hỏi gì ở nhau. Trong nhiều thế kỷ, giới chức tôn giáo đã gieo rắc thứ định nghĩa này, cảnh báo về lũ rắn, bọn đàn bà dối trá, giới luật và nỗi đau vĩnh cửu. Nhưng gần đây, nó được rao giảng cho xã hội thế tục như một thứ khoa học phức tạp.

Ví dụ thì nhan nhản. Viết trên tạp chí uy tín Science, nhà nhân học Owen Lovejoy nói rằng: “Có lẽ gia đình hạt nhân và hành vi tìиɧ ɖu͙© của con người có nguồn gốc sâu xa rất lâu trước khi hình thành kỷ Pleistocene (cách đây 1,8 triệu năm).” Nhà nhân học nổi tiếng Helen Fisher cũng viết: “Phải chăng hôn nhân một vợ một chồng là điều tự nhiên?” Bà đưa ra câu trả lời chỉ có một từ duy nhất: “Đúng.” Sau đó bà nói tiếp: “Ở loài người… hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc.”

Có vẻ như nhiều nhân tố khác của thời kỳ tiền sử loài người nép sát vào nhau trong mô tả chuẩn mực về quá trình tiến hóa tìиɧ ɖu͙© ở con người. Nhưng hãy nhớ rằng, có vẻ như anh chàng Da Đỏ đó đã trả lời câu hỏi của Cortés và có vẻ như đối với Giáo hoàng Urban VIII cũng như hầu hết mọi người khác, Trái đất đứng yên ở tâm hệ mặt trời là điều không phải bàn cãi. Tập trung vào các lợi ích giả định về dinh dưỡng trong việc kết đôi, nhà động vật học kiêm tác gia phi hư cấu* Matt Ridley thể hiện sự quyến rũ trong sự đồng nhất rõ ràng này: “Não to cần thịt… (và) việc chia sẻ thức ăn cho phép người ta có một thực đơn nhiều thịt (bởi nó giúp con người tránh khỏi nguy cơ thất bại khi theo đuổi trò chơi)… (và) việc chia sẻ thức ăn đòi hỏi phải có não lớn (không có những ký ức của việc tính toán chi tiết, bạn có thể dễ dàng bị tay khuân vác miễn phí lừa gạt).” Đến đây thì vẫn ổn. Nhưng giờ thì Ridley chèn các bước nhảy quyến rũ vào điệu nhảy của mình: “Sự phân chia sức lao động theo giới tính đã thúc đẩy hôn nhân một vợ một chồng (khế ước kết đôi nay trở thành đơn vị kinh tế); hôn nhân một vợ một chồng dẫn tới chọn lọc tính dục theo tiêu chí trẻ trung (bằng cách ưu tiên sự trẻ trung ở bạn đời).” Nó là một điệu van-xơ, trong đó một giả định xoay tròn vào giả định tiếp theo, cứ thế trở thành “một hình trôn ốc với khoảng cách dễ chịu giữa các vòng, cho thấy chúng ta đã trở thành con người ngày nay như thế nào”*.

Hãy để ý tới cách thức từng nhân tố đoán biết trước nhân tố tiếp theo như thế nào, và tất cả cùng nhau tạo thành một chòm sao hoàn chỉnh và dường như giải thích được quá trình tiến hóa tính dục ở con người ra sao.

Các vì sao ở xa thuộc chòm sao chuẩn bao gồm:

Cá thể đực người tiền sử quyết định “đầu tư” vào một cá thể cái và con cô ấy như thế nào;

Cơn ghen tính dục ở nam giới và tiêu chuẩn kép liên quan đến quyền tự chủ và tìиɧ ɖu͙© ở nam giới và nữ giới;

“Một sự thực” thường được nhắc đi nhắc lại là thời gian rụng trứng của phụ nữ “bị giấu kín”;

Bộ ngực hấp dẫn đến mức khó hiểu của phụ nữ;

Sự lừa dối và phản bội khét tiếng của nàng, khởi nguồn của nhiều bản nhạc blue và đồng quê cổ điển;

Và tất nhiên, độ háo hức nổi tiếng của đàn ông trong việc quan hệ tìиɧ ɖu͙© với bất cứ cô nàng nào - nguồn nhạc liệu cũng không kém phần phong phú.

Đây là điều chúng ta đang phải đối mặt. Nó là bài hát mạnh mẽ, súc tích, tự thay đổi cường độ và mở trên radio suốt ngày đêm… nhưng vẫn sai, bạn thân mến ạ, quá sai.

Trên phương diện khoa học, mô tả chuẩn mực đúng đắn y như câu chuyện về Adam và Eve. Thực ra, bằng nhiều cách thức, nó là bản kể lại mới, mang tính khoa học về câu chuyện phạm tội tổ tông được mô tả trong Sáng thế ký - đầy đủ lừa gạt tìиɧ ɖu͙©, điều cấm kỵ và tội lỗi. Nó che giấu sự thật về hoạt động tính dục loài người đằng sau chiếc lá sung thận trọng lỗi thời kiểu Victoria dưới danh nghĩa khoa học. Nhưng khoa học thực thụ - ngược với huyền thoại có cách nhìn trộm từ đằng sau chiếc lá sung.

Charles Darwin đề xuất hai cơ chế cơ bản của quá trình tiến hóa. Cơ chế thứ nhất, được biết đến nhiều hơn, là chọn lọc tự nhiên. Về sau nhà triết học kinh tế Herbert Spencer* đưa ra thành ngữ “sự tồn tại của kẻ thích hợp nhất” để mô tả cơ chế này, mặc dù hầu hết giới sinh học vẫn thích khái niệm “chọn lọc tự nhiên” hơn. Cần hiểu rằng tiến hóa không hàm ý một quá trình tiến bộ. Chọn lọc tự nhiên chỉ khẳng định rằng các loài thay đổi khi chúng thích nghi với môi trường biến-đổi-không-ngừng. Một trong những sai lầm thường mắc phải của những người theo chủ nghĩa Darwin mới là cho rằng tiến hóa là một quá trình trong đó con người hoặc xã hội loài người trở nên tốt đẹp hơn*. Không hề.

Các sinh vật vượt qua chọn lọc tự nhiên là những loài có khả năng sống sót tốt nhất trong môi trường luôn biến đổi và sản sinh thế hệ kế tiếp. Là những kẻ sống sót, mã di truyền của chúng chắc chắn chứa đựng thông tin có lợi cho con cháu trong chính môi trường đó. Nhưng môi trường này vẫn có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, vì vậy bất cứ lợi thế tiến hóa nào cũng có thể bị vô hiệu hóa.

Charles Darwin còn lâu mới là người đầu tiên đề xướng rằng có một số hình thức tiến hóa nào đó đang diễn ra trong thế giới tự nhiên. Ông nội của Darwin, Erasmus Darwin, là người đã để ý đến quá trình phân hóa rõ ràng ở cả thực vật lẫn động vật. Câu hỏi lớn ở đây là quá trình đó diễn ra như thế nào? Cơ chế nào khiến các loài trở nên khác nhau? Darwin đặc biệt kinh ngạc trước những thay đổi nhỏ giữa các loài chim sẻ mà ông nhìn thấy trên nhiều hòn đảo thuộc quần đảo Galapagos*. Điều này cho thấy môi trường rất quan trọng đối với quá trình này, nhưng mãi về sau ông vẫn chưa tài nào giải thích nổi làm thế nào mà môi trường lại hình thành nên các sinh vật này sau nhiều thế hệ.