Thần Chiến

Chương 84: Tử Cấm Sơn

Theo thông tin ghi lại trên cuốn trục, sau khi vượt qua được cửa ải đầu tiên, người vượt ải có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ một ngọn núi nào trong số năm trăm ngọn núi vòng ngoài để tiếp tục tu luyện. Nhưng đồng thời trong đó cũng nói rõ, càng vào bên trong thì các cửa ải sẽ càng khó.

Hơn nữa đương đi giữa các ngọn núi cũng không hoàn toàn an toàn, khu vực bí ảnh này có rất nhiều khu rừng rậm lớn xen kẽ, mà trong đó yêu thú cũng không hề ít. Qua bao nhiêu năm phát triển, không có sự kìm hãm của con người, không ai biết hiện giờ số lượng và đẳng cấp của chúng đến đâu.

Những thông tin này khiến Trần Cảnh nửa vui mừng, nửa lo lắng. Vui mừng vì ở trong này không hề thiếu công pháp, tài nguyên cho cậu tu luyện. Mà lo lắng vì ngoài những ngọn núi nguy hiểm hơn cậu tưởng tượng rất nhiều.

Sau khi đã chuẩn bị xong, Trần Cảnh xuống núi, lần này khi đi qua ải, đám mộc nhân không hề có động tĩnh, xem ra chỉ cần vượt ải một lần là có thể lên xuống núi một cách tự do.

Mục tiêu tiếp theo mà Trần Cảnh nhắm tới là núi Bạch Mộc Lương Tử. Sỡ dĩ chọn nó bởi vì nó là ngọn núi lớn nhất trong số năm mươi ngọn núi ở vòng ngoài cùng. Những ngọn núi khác cơ bản đều giống với ngọn núi đầu tiên nên khả việc tu luyện ở những ngọn núi đó không có ý nghĩa quá nhiều.

Mà quan trọng là phần thưởng khi vượt ải ở những ngọn núi đó không phù hợp với yêu cầu của Trần Cảnh. Lại nói năm trăm ngọn núi vòng ngoài cùng cũng chia thành mười “bậc”, mỗi “bậc” có năm mươi núi.

Về cơ bản năm mươi ngọn núi trong cùng một “bậc” đều có độ khó vượt ải tương tự nhau, chỉ khác nhau về tính chất của cửa ải cũng như phần thưởng. Nhưng mỗi “bậc” sẽ có một núi lớn nhất làm đại diện cho cả “bậc”, cửa ải ở đó khó nhất phần thưởng cũng là tốt nhất.

Dựa theo bản đồ, mất ba ngày di chuyển Trần Cảnh mới tới được chân núi Bạch Mộc Lương Tử. Trên đường đi Trần Cảnh đều rất ảnh giác, nhất là khi đi qua các khu vực rừng rậm. Nhưng chắc do may mắn nên cậu chỉ đυ.ng độ với vài loại yêu thú cấp thấp, vừa hay giúp cậu bổ sung thịt.

Đứng dưới chân núi, Trần Cảnh mới thấy ngọn núi này quả nhiên lớn hơn những ngọn núi khác khá nhiều, ước tính phải lớn hơn gấp rưỡi. Cửa vào cũng lớn hơn nhiều, tuy nhiên hiện giờ Trần Cảnh vào từ cổng phụ ở cách đó chừng mấy trăm mét.

Rất đơn giản, chỉ cần để ấn ký chim Lạc trên tay áp vào cánh cửa, cửa sẽ tựu động mở động mở ra. Hiện giờ mà đi vào từ cổng chính sẽ đυ.ng phải cửa ải của ngọn núi, Trần Cảnh cũng không tự tin đến mức cho rằng mình có thể một hơi xông qua khi chưa có sự chuẩn bị gì.

Vào đến trong, khung cảnh khiến cậu có chút khó tin. Từ vị trí cổng vào chạy dài đến cuối tầm mắt là các dãy nhà lớn nằm sát cạnh nhau, Thấp thoáng trên sườn núi là đình đài, lầu viện rải rác lên đến tận đỉnh núi.

Nhìn vào số lượng công trình Trần Cảnh nhẩm tính nơi này trước đây ít nhất phải có mấy ngàn người sinh sống. Nhiều hơn gấp chục lần những ngọn núi khác. Nếu coi mỗi ngọn núi kia là một ngôi làng nhỏ, vậy Bạch Mộc Lương Tử này chính là một thị trấn lớn.

Mà ở ngay lối vào, một tấm bia đá khổng lồ thu hút sự chú ý của Trần Cảnh. Trên đó ghi lại tất cả thông tin về cửa ải và những bài tập luyện. Đọc một lượt nội dung, Trần Cảnh mới hiểu tại sao lại nói ngọn núi này là đại diện của cả “bậc”.

Nếu nói cái gì mô tả đúng nhất về cửa ải này thì chính là rộng. Một cái cửa ải mà Trần Cảnh ước đoán phạm vi cỡ mấy ngàn mét, nguyên một góc lớn của ngọn núi chính là cửa ải. Sở dĩ cửa phụ đặt cách cửa chính tới mấy trăm mét là do phạm vi của cửa ải lan rộng tới tận đó.

Mà nhiệm vụ của người phá ải chính là tiến được vào khu vực trung tâm, lấy được “mộc tử tinh kỳ” ở đó. Mà khó ăn hơn nữa là trong mê cung cũng có bố trí ngẫu nhiên các loại mộc nhân, tương tự như ở ngũ thập thụ nhân trận.

Độ khó có thể nói là tăng lên gấp mấy lần lúc trước. Mới ở “bậc” thấp nhất mà cửa ải cuối cùng đã khó nhằn như vậy, không hiểu những “bậc:” sau thì độ khó sẽ còn khủng bố như thế nào.

Hơn nữa đây chỉ là các cửa ải được thiết kế cho ngự khí sư dưới cấp Dị nhân thôi đó, rốt cuộc trong này quy tụ những người như thế nào. Với thế lực như thế này nguyên nhân gì khiến họ bị biến mất trong dòng chảy lịch sử.

Những câu hỏi cứ ngày càng dài ra, Trần Cảnh bắt đầu có cảm giác bất lực rồi. Đành vậy, trước cứ tu luyện tìm được đường thoát ra khỏi đây rồi nói.

Trần Cảnh bất giác nghĩ đến tình hình bên ngoài, mấy tháng đã trôi qua, không rõ kết quả cuộc chiến như thế nào, mọi người có bình an không?

Lo lắng cũng không có ích gì, chỉ có một cách duy nhất đó là mau chóng đột phá cấp Dị nhân, tìm được đường ra ngoài. Trần Cảnh lại lao đầu vào việc tu luyện.

.....

Đông qua, xuân đến; hè tiếp nối thu..

Trên một ngọn núi hùng vĩ, bóng một người thanh niên đang lặng lẽ ngồi trên một mỏm đá nhô ra không trung. Bộ trang phục trên người có vẻ chật chội và đã bạc màu do năm tháng. Trên đó chỉ còn lại lờ mờ hình ảnh bốn con thú vây quanh một đám mây.

Một cơn gió thổi qua, người thanh niên khẽ mở mắt. Người thanh niên không phải ai khác chính là Trần Cảnh. Cậu đứng dậy nhìn về phương hướng phía xa, nơi đó có một rừng đá to lớn, trong đó có lối ra mà cậu tìm kiếm suốt ba năm nay.

Ba năm qua, Trần Cảnh đã cao hơn nhiều lắm, nét non nớt trên khuôn mặt cũng đã ít đi. Tính ra năm nay Trần Cảnh mới gần mười năm tuổi rồi, nhưng nhìn bề ngoài thì lại không khác những thiếu niên mười sáu, mười bảy tuổi.

Trong cơ thể, mười hai vòng sáng ngưng đọng đến cực điểm, mười hai xoáy khí trong cơ thể hùng hậu vô cùng. Không chỉ vậy, một trăm linh tám huyệt đạo chính cũng biến đối nghiêng trời lệch đất. Trong mỗi huyệt đạo đều tồn tại một xoáy khí, dù nhỏ hơn những xoáy khí chính kia nhiều lần nhưng chúng chính là tồn tại một cách độc lập, không hề biến mất sau khi những dòng khí đi qua.

Ở năm trước, cậu đã tích lũy đủ khí để đột phá lên Dị nhân nhưng sau khi vượt qua cửa ải ở Thiên Tinh Sơn, ngọn núi cuối cùng của “bậc” thứ tư; Trần Cảnh đạt được công pháp “ Thiên tinh luyện thể”.

Mà môn công pháp này khiến cậu thay đổi kễ hoạch ban đầu, Trần Cảnh không nôn nóng đột phá lên Dị nhân nữa, thay vào đó cậu dành thời một năm để tu luyện môn công pháp này.

Mà kết quả khiến cậu không hề thất vọng, sau khi tu luyện thành công, nguồn khí của cậu tăng lên một đoạn dài, chỉ riêng lượng khí cậu tích lũy được trong cơ thể đã không hề thua kém một Dị nhân sư sơ cấp.

Không chỉ vậy, qua quá trình mở khí xoáy trong các huyệt đạo, kinh mạch của Trần Cảnh cũng theo đó mà mở rộng và củng cố không ngừng. Thậm chí đã có thể so sánh với Dị nhân trung cấp hóa thần cảnh.

Phải biết rằng độ mạnh yếu khi tu luyện và khi thi triển thuật pháp của mỗi ngự nhân sư hoàn toàn phụ thuộc vào độ rộng lớn và vững chắc của kinh mạch.

Kinh mạch càng rộng thì dòng khí di chuyển càng nhanh khiến cho thời gian kết ấn rút ngắn. Mà kinh mạch càng rộng, càng vững chắc thì lượng khí thi triển mỗi lần càng nhiều, uy lực của thuật pháp cũng theo đó mà tăng lên.

Hiện giờ tu luyện đã hoàn thành, Trần Cảnh hướng đến cửa ải cuối cùng, vượt qua nó cậu có thể thoát ra ngoài.

Cửa ải cuối cùng này là “ Thạch thụ cấm lâm”, thuộc “ Tử cấm sơn” , ngọn núi thứ năm trăm; là một mê cung hợp thành bởi rừng cột đá, thủ hộ trong đó là “ ngũ hành nhân trận” , cần phải vượt qua toàn bộ chúng mới có thể đến được đến được cánh cửa cuối cùng.

Thực ra Trần Cảnh hoàn toàn có thể đột phá lên cấp Dị nhân, sau đó đến “đài đánh giá” để hoàn thành việc kiểm tra, sau đó đạt dược tư cách ra ngoài hoặc tu luyện ở khu vực bên trong. Nhưng Trần Cảnh lại không muốn làm như vậy, cậu muốn thử sức mình ở cửa ải cuối cùng.

Mấy năm thời gian cũng giúp cậu hiểu được phần nào quy tắc của bí cảnh này. Mặc dù mỗi cửa ải đều chỉ có duy nhất một bài kiểm tra, nhưng độ khó của chúng lại có thể thay đổi. Nói nôm na thì cùng là bài kiểm tra toán nhưng có bài thì độ khó chỉ như vào cấp ba, có bài thì như thi vào đại học, còn có bải thì dành cho thi olympic.

Mà tương ứng với mỗi độ khó là một phần thưởng khác nhau. Hơn nữa không phải ai cũng có thể bước vào “tử cấm sơn”, chỉ khi vượt qua được tất cả các ải khó nhất của mỗi “bậc” mới có tư cách đó.

Sau khi đọc xong thông tin về “thạch thụ cấm lâm” Trần Cảnh mới hiểu tại sao yêu cầu lại cao như vậy. Bởi lẽ nếu không dành được tất cả những phần thưởng cao nhất ở những bậc trước, thì cơ bản không thể vượt qua được ải cuối cùng này.

Mà “tử cầm sơn” này có quy tắc cũng hoàn toàn khác với những nơi trước đó. Khi đã bước vào tử cấm sơn thì hoàn toàn không có thời gian tập luyện, nội trong ngày hôm đó phải lập tức tiến hành vượt ải. Hơn nữa mỗi người chỉ có duy nhất một cơ hội.

Trần Cảnh thầm cảm thấy may mắn đã tu luyện thành công “thiên tinh luyện thể” mới bước vào tử cấm sơn, nếu không cậu chắc chắn không vượt qua nổi ải này.

Dùng chân nghĩ cũng biết cửa ải cuối cùng này khó khăn như thế nào. Người ra quy định quả thật quá đáng sợ. Có lẽ người đó muốn kiểm tra cả khả năng suy đoán của những người đệ tử.

Nhìn về hướng “ thạch thụ cấm lâm”, ánh mắt của Trần Cảnh trở lên cháy bỏng, chỉ còn cửa ải cuối cùng này mà thôi.

Nắm chặt tay, khẽ lầm bẩm .

- “ Thạch thụ cấm lâm”, ta đến đây.