Tam Quốc Chí

Chương 20

Tôn Thịnh nói: "Thịnh nghe nói rằng nước sắp hưng thì được dân nói cho nghe, nước sắp mất thì được thần nói cho nghe. Quyền tuổi già chí kém, bọn gièm pha ở bên, bỏ con cả mà lập con thứ, lấy vợ lẽ làm vợ cả, có thể nói là nhiều đức mỏng vậy. Lại trá đặt bùa chú, cầu phúc ở bọn yêu tà, đấy là điềm báo sắp mất, cũng chẳng rõ sao"!

Đầu tháng sáu mùa thu, có gió lớn, sông biển tràn ngập, đất bằng chìm sâu đến tám thước, cây tùng bách ở Cao Lăng thuộc Ngô Quận nứt bật, chim ở cửa phía nam thành quận rơi xuống. Tháng mười một mùa đông, đại xá. Quyền tế đàn nam giao về, mắc bệnh.

Ngô lục chép: Quyền bị bệnh trúng gió.

Tháng mười hai, sai người gọi Đại tướng quân Khác về, bái làm Thái tử thái phó. Hạ chiếu giảm lao dịch, bớt thu thuế, trừ cái khổ nhọc của dân.

Tháng giêng mùa xuân năm thứ hai, lập Thái tử Hòa ngày trước làm Nam Dương Vương, trú ở quận Trường Sa; lập con là Phấn làm Tề Vương, trú ở Vũ Xương; lập con là Hưu là Lang Da Vương, trú ở Hổ Lâm. Tháng hai, đại xá, đổi niên hiệu là Thần Phong. Hoàng hậu Phan thị hoăng. Các quan tướng nhiều lần đến chỗ Vương Biểu cầu phúc, Biểu bỏ đi. Tháng tư mùa hạ, Quyền hoăng, bấy giờ bảy mươi mốt tuổi, thụy là Đại Hoàng Đế. Tháng bảy mùa thu, táng ở Tưởng Lăng.

Phó Tử nói: "Tôn Sách là người sáng suốt quyết đoán, dũng trùm thiên hạ, vì cha là Kiên chết trận cho nên từ nhỏ đã tụ quân tướng để trả thù, ruổi đánh nghìn dặm, chiếm hết miền Giang Nam, đánh hào súy của miền ấy, oai lừng các quận. Đến lúc Quyền thay nghiệp, có Trương Tử Bố lấy làm tim bụng, có Lục Nghị, Gia Cát Cẩn, Bộ Chất lấy làm đùi tay, có Lữ Phạm, Chu Nhiên lấy làm nanh vuốt, trao quan ban chức, rình chờ chỗ hở, quân không dùng bừa, do đó đánh ít thua mà miền Giang Nam được yên".

Bình rằng: Tôn Quyền cúi mình nhẫn nhục, ưa tài chuộng kế, có cái anh hào của Câu Tiễn, là bậc hùng kiệt trong muôn người vậy. Cho nên tự nắm giữ được miền Giang Biểu, lập nên nghiệp chân vạc. Nhưng tính hay nghi ngờ, vội vàng gϊếŧ chóc, cho đến năm cuối đời lại càng thêm xấu. Đến như tin lời gièm mà làm mất đức, phế bỏ người nối dõi,

Mã Dung chú Thượng thư rằng: "Điễn là cắt đứt, cắt đứt cái đức của người quân tử".

há gọi là mưu nghĩ giúp đỡ cho con cháu được yên sao? Dòng dõi sau này suy yếu, bèn dẫn đến mất nước, không hẳn là không do từ đó vậy.

Thần là Tùng Chi cho rằng: Tôn Quyền phế bỏ người con không có tội, dẫu chuốc lấy mầm loạn, nhưng nước nghiêng đổ là tự do ở Hạo bạo. Nếu Quyền không phế Hòa, nhưng Hạo vẫn nối ngôi, cuối cùng mất nước, cũng có khác gì? Đó là mất nước do ở bạo ngược, không ở tại phế bỏ vậy. Nếu Lượng giữ được lộc nước, Hưu không chết sớm thì Hạo không được lập. Hạo không được lập thì nước Ngô không mất vậy.

NGÔ THƯ QUYỂN 3 - Tam tự chủ truyện

Tôn Lượng, Tôn Hưu, Tôn Hạo

TÔN LƯỢNG TRUYỆN

Tôn Lượng tự Tử Minh, là con út của Quyền vậy. Tuổi Quyền đã cao, mà Lượng là con nhỏ nhất, do đó rất được chú ý. Chị là Toàn công chúa từng gièm pha mẹ con Thái tử Hòa, lòng chẳng tự yên, nhân đó có ý dựa vào Quyền, muốn tự lập mưu, nhiều lần khen ngợi con gái của Toàn Thượng, khuyên Lượng lấy làm vợ. Năm Xích Ô thứ mười ba, Hòa bị phế, Quyền bèn lập Lượng làm Thái tử, cho lấy Toàn thị làm vợ.

Mùa hạ năm Thái Nguyên thứ nhất, mẹ Lượng là Phan thị được lập làm Hoàng hậu. Mùa đông, Quyền mắc bệnh, gọi Đại Tướng quân Gia Cát Khác đến làm Thái tử Thái phó, Cối Kê Thái thú Đằng Dận làm Thái thường, cùng nhận chiếu giúp Thái tử. Tháng tư năm sau, Quyền hoăng, Thái tử lên ngôi vị, đại xá(1), đổi niên hiệu. Năm đó ứng với năm Gia Bình thứ tư của nhà Ngụy vậy.

Tháng nhuận năm Kiến Hưng thứ nhất, lấy Khác làm Thái phó, Dận làm Vệ Tướng quân, lĩnh chức Thượng thư, Thượng đại Tướng quân Lữ Đại làm Đại Tư mã, các quan văn võ đang giữ chức đều được phong tước ban thưởng, bọn quan nhàn rỗi đều được thêm chức. Tháng mười mùa đông, Thái phó Khác đem quân đến Sào Hồ, đắp thành ở Đông Hưng, sai Tướng quân Toàn Đoan giữ Tây Thành, Đô úy Lưu Lược giữ Đông Thành. Ngày bính thân đầu tháng mười hai, có gió lớn sấm sét, Ngụy sai bọn Tướng quân Gia Cát Đản, Hồ Tôn đem bảy vạn quân kị bộ vây Đông Hưng, Tướng quân Vương Sưởng đánh Nam Quận, Quán Khâu Kiệm đến Vũ Xương. Ngày giáp dần, Khác dẫn đại quân đến chống. Ngày mậu ngọ, quân đến Đông Hưng, giao tranh, đại phá quân Ngụy, gϊếŧ bọn Tướng quân Hàn Tống, Hoàn Gia. Tháng đó, có mưa sấm, sét đánh vào cửa ngoài thành Vũ Xương, làm lại cửa Đoan Môn, lại dựng điện Tai Nội.

Thần là Tùng Chi xét: Năm Xích Ô thứ mười, Quyền hạ chiếu dời gạch ngói của cung Vũ Xương để dựng sửa cung Kiến Khang, như thế vẫn còn điện trong cửa Đoan Môn.

Ngô lục viết: Gia Cát Khác có ý dời đô, liền dựng cung Vũ Xương. Điện Nội Tai ngày nay là điện mới mà Khác dựng vậy.

Ngày bính dần tháng giêng mùa xuân năm thứ hai, lập Toàn thị làm Hoàng hậu, đại xá. Ngày canh ngọ, bọn Vương Sưởng đều rút quân. Tháng hai, đem quân từ Đông Hưng trở về, phong thưởng to lớn. Tháng ba, Khác đem quân đánh Ngụy. Tháng tư mùa hạ, vây Tân Thành, mắc bệnh dịch lớn, quân sĩ chết đến quá nửa. Tháng tám mùa thu, Khác dẫn quân về. Tháng mười mùa đông, mở hội yến lớn. Vũ vệ Tướng quân Tôn Tuấn ém quân gϊếŧ Khác ở sảnh điện. Đại xá, lấy Tuấn làm Thặng tướng, phong Phú Xuân Hầu. Tháng mười một, có năm con chim xuất hiện ở huyện Xuân Thân, năm sau đổi niên hiệu.

Mùa hạ năm Ngũ Phượng thứ nhất, có nước lớn. Mùa thu, Ngô Hầu là Anh mưu gϊếŧ Tuấn, biết được, Anh tự sát. Tháng mười một mùa đông, có sao chổi xẹt qua vùng sao Ngưu, sao Đẩu.

Giang Biểu truyện viết: Năm đó có cây cỏ dại ở quận Giao Chỉ hóa thành cây lúa.

Tháng giêng mùa xuân năm thứ hai, Trấn tây Tướng quân Quán Khâu Kiệm, Tiền Tướng quân Văn Khâm của nước Ngụy đem quân vùng Hoài Nam(2) vào phía tây, đánh ở huyện Lạc Gia. Ngày nhâm

thìn tháng nhuận, Tuấn cùng Phiếu kị Tướng quân Lữ Cứ, Tả Tướng quân Lưu Tán đem quân đánh úp Thọ Xuân, đem quân đến Đông Hưng, nghe tin quân bọn Khâm thua. Ngày nhâm dần, đem quân đến ở Thác Cao, Khâm đến gặp Tuấn hàng, mấy vạn quân vùng Hoài Nam con lại bỏ chạy. Tướng Ngụy là Gia Cát Đản vào Thọ Xuân, Tuấn dẫn quân về. Tháng hai, kịp lúc Tướng quân Tào Trân của Ngụy gặp ở Cao Đình, giao tranh, Trân thua vỡ. Lưu Tán bị Biệt tướng của Đản là Tưởng Ban đánh bại ở Cô Bi, Tán cùng bọn Tướng quân Tôn Lăng, Tưởng Tu đều bị hại. Tháng ba, sai Tướng quân Chu Dị đánh úp An Phong, không thắng. Tháng bảy mùa thu, bọn Tướng quân Tôn Nghi, Trương Di, Lâm Tuân mưu gϊếŧ Tuấn, biết được, Nghi tự sát, bọn Tuân chịu tội. Có tảng đá lớn trên núi Li Lí thuộc huyện Dương Tiện tự đứng được. Sai Vệ úy Phùng Triều đắp thành ở Quảng Lăng, bái Tướng quân Ngô Nhương làm Quảng Lăng Thái thú, Lưu Lược làm Đông Hải Thái thú. Năm đó khô hạn, dựng Thái Miếu. Lấy Phùng Triều làm Giám quân Sứ giả, trông coi việc quân của Từ Châu. Dân đói, quân sĩ oán giận.

Đầu tháng hai mùa xuân năm Thái Nguyên thứ nhất,

Ngô lịch viết: Tháng giêng, lập miếu thờ Quyền, gọi là miếu Thái Tổ.

thành Kiến Nghiệp bị cháy. Tuấn dùng kế của Chinh bắc Tướng quân Văn Khâm, sắp đánh Ngụy. Tháng tám, chọn sai Khâm cùng Phiếu kị Tướng quân Lữ Cứ, Xa kị Tướng quân Lưu Toản, Trấn nam Tướng quân Chu Dị, Tiền Tướng quân Đường Tư từ Giang Đô vào vùng Hoài, Tứ. Ngày đinh hợi tháng chín, Tuấn chết, lấy em họ là Thiên Tướng quân Sâm làm Thị trung, Vũ vệ Tướng quân, lĩnh các việc quân trong ngoài, gọi bọn Cứ về. Nghe tin Sâm thay Tuấn, cả giận. Ngày kỉ sửu, Đại Tư mã Lữ Đại chết. Ngày nhâm thìn, sao Thái bạch phạm vào vùng sao Nam đẩu. Bọn Cứ, Khâm, Tư tiến cử Vệ Tướng quân Đằng Dận làm Thặng tướng, Sâm không nghe theo. Ngày quý mão, lại lấy Dận làm Đại Tư mã, thay Lữ Đại đóng quân ở Vũ Xương. Cứ dẫn quân về, muốn đánh Sâm. Sâm sai sứ giả đem chiếu thư cáo dụ bọn Khâm, Tư, sai bắt Cứ. Ngày đinh mùi tháng mười mùa đông, sai Tôn Hiến và bọn Đinh Phụng, Thi Khoan đem quân thuyền chặn đánh Cứ ở Giang Đô, sai Tướng quân Lưu Thặng đem quân kị bộ đánh Dận. Quân Dận thua bị gϊếŧ cả. Ngày kỉ dậu, đại xá, đổi niên hiệu. Ngày tân hợi, bắt được Lữ Cứ ở Tân Châu. Tháng mười một, lấy Sâm làm Đại Tướng quân, Giả tiết, phong Vĩnh Khang Hầu. Tôn Hiến cùng Tướng quân Vương Đôn mưu gϊếŧ Sâm, việc lộ, Sâm gϊếŧ Đôn, ép sai Hiến tự sát. Tháng mười hai, sai Ngũ quan Trung lang tướng Tập Huyền báo loạn cho nước Thục biết.