Những Kỳ Án Ghê Rợn Nhất Thế Giới

Chương 58: Freeway Killer ( Sát nhân xa lộ )

William George Bonin, còn được biết đến với tên là Freeway Killer, là một kẻ gϊếŧ người hàng loạt của Mỹ và là kẻ phạm tội hϊếp da^ʍ và gϊếŧ hại tối thiểu 21 thanh niên từ những năm 1979 đến 1980 tại phía Nam California

Tuổi thơ của William George Bonin

Hay còn gọi là William Bonin, sinh ra ở Willimantic, Connecticut, vào ngày 8 tháng 1 năm 1947, là người thứ hai trong số ba anh em sinh ra với Robert và Alice Bonin.

Cả hai cha mẹ của Bonin đều nghiện rượu, và cha anh ta là một người cờ bạc nặng, ngược đãi cả thể xác lẫn tinh thần vợ con. Cha hắn là kẻ nghiện rượu và ham mê cờ bạc đến nỗi phải bán cả căn nhà của gia đình.

Bonin và đứa em trai thường được mẹ đưa đến nhà ông ngoại nhờ chăm sóc. Ông ngoại hắn là một kẻ lạm dụng tìиɧ ɖu͙© bị kết án đã quấy rối mẹ Bonin khi cô còn là một đứa trẻ và vị thành niên, và được biết là đã lạm dụng tìиɧ ɖu͙© ba đứa cháu của mình.

Những người hàng xóm cho biết, hai đứa con trai của gia đình này thường bị bỏ đói, ăn mặc rất bẩn thỉu.



( hình ảnh của sát nhân xa lộ William George Bonin )

Khi mới 7 tuổi, William Bonin đã bị coi là một đứa trẻ hư hỏng.

Năm 1953, mẹ của Bonin đã đưa các con trai của mình vào trại trẻ mồ côi trong nỗ lực bảo vệ con khỏi bạo lực thể xác của cha chúng. Trại trẻ mồ côi này được biết là kỷ luật nghiêm khắc những đứa trẻ bị giam giữ vì cả những hành vi vi phạm nhỏ và lớn, với các hình phạt được đưa ra bao gồm đánh đập nặng nề, chịu đựng nhiều khác nhau và chết đuối một phần trong bồn chứa đầy nước.

Mặc dù Bonin sau đó đã tự do thảo luận về nhiều khía cạnh thời thơ ấu và tuổi thiếu niên của mình, hắn từ chối thảo luận về những ký ức về trại trẻ mồ côi ngoài việc tiết lộ rằng hắn đồng ý với những tiến bộ tìиɧ ɖu͙© từ những người đàn ông lớn tuổi chỉ khi kẻ ngược đãi hắn lần đầu tiên trói tay hắn (Bonin) trở lại. Hắn ở lại trại trẻ mồ côi cho đến năm 9 tuổi, khi hắn trở về sống với bố mẹ tại thị trấn Mansfield

Lần đầu phạm tội

Lên 10 tuổi, Bonin đã bị bắt giam lần đầu tiên vì tội ăn cắp biển số xe. Trong trại cải tạo đó, Bonin đã trở thành " đồ chơi tìиɧ ɖu͙© " của những tù nhân là thiếu niên lớn tuổi hơn. Chắc chắn điều này đã tạo cho hắn sự hiểu biết lệch lạc về tìиɧ ɖu͙©. Trong trung tâm cải huấn này, tệ nạn bạo da^ʍ, các hình phạt tàn nhẫn thời Trung Cổ như nhấn xuống hồ nước đá và đe dọa bằng dao là chuyện xảy ra như cơm bữa.

Theo hồ sơ y khoa Connecticut, trong thời gian bị giam này, Bonin đã bị một thiếu niên lớn tuổi hơn quấy rối tìиɧ ɖu͙©. Hồ sơ cho biết : " Một thiếu niên lớn tuổi hơn đã đòi làʍ t̠ìиɦ với Bonin, Bonin rất sợ hãi nhưng vẫn đồng ý nếu thiếu niên này trói hai tay hắn sau lưng để Bonin cảm thấy an toàn và ít sợ hãi hơn. " Theo Bác sĩ Jonathan Pincus, một chuyên gia thần kinh đã khám cho Bonin trong khi hắn bị tù vì tội gϊếŧ người ở xa lộ. Chỉ riêng sự kiện này đã cho thấy rất nhiều điều trong những năm đầu đời của Bonin.



Ở tuổi lên 10, Bonin đã tỏ ra khá hiểu biết về tìиɧ ɖu͙© và yêu cầu bị kiềm chế, sự thật này đã khiến ông Pincus tin rằng trước đó, hắn đã là nạn nhân của các vụ hãʍ Ꮒϊếp.

Sau khi hết hạn cải tạo, Bonin trở về nhà và bắt đầu sờ soạng thằng em trai và những đứa trẻ khác trong xóm.

Không lâu sau khi tốt nghiệp trung học năm 1965, Bonin đã đính hôn, lễ đính hôn này phần lớn là theo lệnh của mẹ hắn, người tin rằng viễn cảnh hôn nhân sẽ dập tắt mối quan đồng tính  rõ ràng của con trai. Không lâu sau khi kết hôn với vợ sắp cưới, hai vợ chồng đã sớm ly hôn.

William Bonin từng gia nhập Không lực Hoa Kỳ và trở thành xạ thủ trực thăng, có tới 700 giờ bay chiến đấu ở Việt Nam và một số huân chương vì sự can đảm. Hồ sơ binh nghiệp cho thấy Bonin là một chiến sĩ xuất sắc cho tới khi bị buộc giải ngũ vì đã dùng súng uy hϊếp tấn công tìиɧ ɖu͙© hai người đàn ông.

Những nạn nhân đầu tiên của kẻ hϊếp da^ʍ

Bonin chuyển từ Connecticut tới Southern California. Tại đây, hắn bắt đầu phạm vào một loạt các vụ gϊếŧ người và 21 năm sau thì bị hành hình ở San Quentin.

Lần đầu tiên Bonin phạm pháp là vào năm 1969, khi hắn bị buộc tội lạm dụng tìиɧ ɖu͙© 5 cậu bé ở Los Angeles. Trong mỗi trường hợp, Bonin đón các thiếu niên này khi lái xe đi vòng vòng và rồi còng tay.

Bonin bị xem là " một kẻ phạm tội tìиɧ ɖu͙© vì rối loạn tâm thần ", hắn bị đưa trở lại Atascadaro State Hospital thay vì vào tù. Hắn được một số chuyên gia về thần kinh, các nhà tâm lý học, các bác sĩ tâm thần khám rất cẩn thận. Tuy nhiên, không ai biết được cách mà họ đã chữa trị cho hắn. Bonin không hề nhớ về những lần bị lạm dụng thể xác. Các bác sĩ thì cho rằng, hắn đã cố quên đi ký ức này. Một chuyên gia tâm thần viết rằng : " Có rất nhiều dữ kiện cho thấy Bonin bị lạm dụng tìиɧ ɖu͙© liên tục và rất nghiêm trọng khi còn nhỏ " Các bác sĩ tìm thấy rất nhiều điều bất thường về mặt thân thể và tâm lý : óc bị hư hại trong khu vực có chức năng kiềm chế những cơn bốc đồng ; mắc chứng loạn tâm thần nặng gây ra nhiều cơn trầm cảm và hưng cảm, một số vết sẹo trên đầu và ở phía sau đầu không thể giải thích được. Họ cho biết, Bonin đã không thể giải thích vì sao có các vết sẹo này.

Năm năm sau, Bonin được thả tự do từ bệnh viện tiểu bang này và bị quản chế trong 5 năm. Rõ ràng, thời điểm đó, Bonin đã không thể kiểm soát được những thôi thúc bệnh hoạn của hắn. Gã trở thành một kẻ ấu da^ʍ nhưng chưa phải là kẻ gϊếŧ người.

Vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ hè năm 1975 ở vùng bờ biển Hunting, David McVicker, 14 tuổi, vẫy một chiếc xe xin đi nhờ. Bonin dừng xe đón McViker.

Sau này McVicker kể rằng : " Hắn rất điềm tĩnh chẳng có biểu hiện gì đáng ngờ cả ".

Bonin đòi làʍ t̠ìиɦ với cậu thiếu niên này và McVicker yêu cầu hắn dừng xe. Bonin rút súng đe dọa, lái xe tới một chỗ vắng và hãʍ Ꮒϊếp cậu bé. Bonin làm McViker nghẹt thở bằng chiếc áo thun của hắn. Nạn nhân bị ngạt thở, vùng vẫy, la lớn, Bonin nới tay và trước sự kinh ngạc của McVicker " hắn xin lỗi vì đã làm tôi ngạt thở ".

Tương tự các nạn nhân bị tấn công tìиɧ ɖu͙© khác, sự đau đớn của McVicker không chấm dứt khi được Bonin thả tự do. Cho mãi tới ngày nay, anh ta vẫn rất đau khổ vì tội ác của Bonin. Cảm thấy xấu hổ và bị làm bẩn thỉu, McVicker chỉ đã kể vụ này cho người bạn thân nhất. Anh nói rằng bà mẹ anh chẳng bao giờ muốn nghe chi tiết về vụ này. Học hành chẳng còn là vấn đề đáng để McVicker quan tâm nữa và sau đó anh nghỉ học. Sau này, McVicker đi học trở lại nhưng cũng không thể hoàn tất được việc học. McVicker đã đến gặp cảnh sát và dựa theo lời khai của anh, Bonin bị kết tội có hành vi cưỡиɠ ɖâʍ và bị tống giam trở lại. Hắn bị tù khoảng 3 năm. Khi ngày hành hình của Bonin đã sắp đến, McVicker nói rằng những cơn ác mộng bị hãʍ Ꮒϊếp đã quay trở lại khiến anh rất đau buồn : " Đôi khi tôi thức giấc giữa khuya và la hét sợ hãi, vì tưởng tượng mình bị hãʍ Ꮒϊếp lần nữa ".

Dù đã bị kết tội bắt cóc và hai lần hϊếp da^ʍ một bé trai vào năm 1968 và 7 năm sau được khẳng định là kẻ chuyên tấn công tìиɧ ɖu͙©, Bonin vẫn được thả tự do khỏi nhà tù tiểu bang California vào năm 1978. Nhưng không đầy một năm sau khi được thả khỏi nhà tù về tội tấn công McVicker, Bonin lại bị tống giam lần nữa. Lần này, hắn bị cảnh sát hạt Orange bắt khi đang hãʍ Ꮒϊếp một cậu bé 17 tuổi xin đi nhờ xe. Thật khó mà tin được, một sự lẫn lộn hồ sơ đã cho phép Bonin ra khỏi tù trước khi bị xét xử. Và sự lầm lẫn giấy tờ rất đơn giản này đã gây ra hậu quả khôn lường, cái chết của hơn 30 người đàn ông trẻ tuổi.

Ngay sau khi Bonin được thả, các vụ gϊếŧ người ở xa lộ bởi một kẻ độc ác mà giới truyền thông đặt cho cái tên là " The Freeway Killer " bắt đầu.



Cuối năm 1979, cả khu vực Southern California trong tình trạng hốt hoảng. Các bậc cha mẹ không dám để con cái đi ra khỏi nhà và cảnh sát dường như bất lực, không thể ngăn chặn hành động của tên sát nhân hung bạo này, hắn thích hãʍ Ꮒϊếp, bóp cổ và đâm chém.

Trở thành sát nhân hàng loạt

Nạn nhân đầu tiên bị gϊếŧ chết là một sinh viên người Đức tên là Marcus Grabs. Thiếu niên 17 tuổi này thực hiện chuyến đi du lịch một vòng nước Mỹ. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy Marcus là khi cậu vẫy xe xin đi nhờ ở Newport Beach ngày 5/8/1979. Sai lầm lớn của cậu ta là đã chấp nhận lời đề nghị cho đi nhờ xe của William Bonin.

Theo cảnh sát, trong khoảng thời gian từ 18 đến 22 giờ, Bonin và một người bạn, Vernon Butts, đã đón Marcus, sau đó hϊếp da^ʍ, đánh đập cậu bé tới chết và cuối cùng, vứt xác tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ của thiếu niên này ở Malibu Canyon. Marcus bị đâm hơn 70 nhát dao và được tìm thấy với một sợi dây nylon màu vàng quấn quanh cổ. Một sợi dây điện cũng được kẻ sát nhân dùng để trói hai cổ chân của nạn nhân.

Sau này, Bonin đã khai với cảnh sát rằng hắn gϊếŧ chết Marcus Grabs chỉ vì tự vệ.



( hình ảnh tên đồng phạm Vernon Butts )

Vernon Butts là một kẻ lang thang với một hồ sơ tội phạm rất dài, gồm nhiều tội lặt vặt. Hắn vào tù như cơm bữa và rất thích trò bạo da^ʍ đồng tính. Butts đã cùng với Bonin phạm một số tội ác ghê rợn. Hai tên này thường lảng vảng dọc theo các xa lộ của Southern California với chiếc xe tải màu xám để săn tìm các nạn nhân trẻ tuổi. Butts bị bắt vì vai trò của hắn trong các vụ gϊếŧ người trên xa lộ. Sau này, hắn treo cổ tự sát trong nhà tù tại Los Angeles.

Ba tuần lễ sau khi xác chết tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ của Marcus Grabs được tìm thấy ở Malibu Canyon, thi thể của thiếu niên 15 tuổi Donald Hyden cũng được tìm thấy trong một thùng rác gần xa lộ Ventura. Lần cuối cùng cậu bé được nhìn thấy gần Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng Đồng tính luyến ái Los Angeles. Bonin và Butts đã ra tay một lần nữa. Hyden bị hãʍ Ꮒϊếp và xiết cổ bằng một sợi thắt lưng. Cuống họng của cậu bé bị cắt đứt và những kẻ gϊếŧ người còn có ý định cắt bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© của nạn nhân.

Ngày 12/9/1979, xác chết của David Murillo, 17 tuổi, được tìm thấy gần xa lộ Ventura. Ba ngày trước đó, cậu thiếu niên này đã biến mất trong khi cưỡi xe đạp đi xem phim. Đầu của cậu bé đã bị đánh bằng một gậy sắt, bị cưỡиɠ ɖâʍ và cũng xiết cổ bằng một sợi thắt lưng.

Vì lo người dân sẽ hoang mang, có thời điểm các nhà chức trách ở khu vực từ hạt Orange đến Los Angeles phủ nhận một kẻ gϊếŧ người hàng loạt đang hoành hành trên xa lộ. Mặc dù, 3 vụ gϊếŧ người này có nhiều điểm rất giống nhau nhưng phải đến khi có thêm nhiều vụ gϊếŧ người nữa xảy ra, họ mới công nhận " trong khu vực Southern California có một tên gϊếŧ người hàng loạt đang tung hoành tự do ". Trong thời gian vài tháng, Bonin đã thay đổi cách thức gây án để tránh bị tình nghi có dính líu đến các vụ gϊếŧ người vẫn đang diễn ra. Cho mãi tới tháng 12/1979, khi xác chết của Frank Fox, 17 tuổi, được tìm thấy gần xa lộ Ortega và con đường cao tốc I-5 trong tình trạng tương tự với các nạn nhân trước đây.

Các bác sĩ tâm thần tại phiên xử của Bonin ở Los Angeles cho rằng khi gϊếŧ người Bonin có thể đang trong một trạng thái tâm lý thay đổi nhanh chóng giữa buồn rầu và vui vẻ ( biểu hiện của chứng trầm cảm ). Và hắn không thể cưỡng lại sự thôi thúc của những ham muốn tìиɧ ɖu͙©.

Ông Earl Hanson, luật sư đại diện cho Bonin khi hắn thú nhận các vụ gϊếŧ người, đã so sánh cách cư xử hung bạo của Bonin với thói quen sử dụng ma túy. Ông Hanson cho rằng : " Bonin phải liên tục gia tăng liều lượng để có được cùng trạng thái hưng phấn ".

Buổi sáng ngày 03/02/1980, Bonin cùng với Gregory Matthew Miley, một kẻ bạo da^ʍ tâm thần, đang chạy xe trên xa lộ thì nhìn thấy cậu thiếu niên 15 tuổi Charles Miranda vẫy xe xin đi nhờ. Sau khi đón cậu thiếu niên này lên xe, chúng chạy tới một khu vắng vẻ và rồi Bonin cưỡиɠ ɖâʍ Miranda. Sau đó hắn thúc giục Miley làm tương tự, nhưng Miley không thể làm được. Bực tức vì tình trạng liệt dương của mình, Miley đã hãʍ Ꮒϊếp thiếu niên này bằng một vật cùn. Sau đó Bonin tiếp tục giao hợp với nạn nhân.



( hình ảnh tên đồng phạm tâm thần Gregory Matthew Miley )

Luật sư Sterling E. Norris, người truy tố Bonin 10 tội gϊếŧ người cho rằng hắn thường khuyến khích những kẻ tòng phạm của mình tham gia gϊếŧ người. Trong khi Bonin làm nghẹt thở thiếu niên 15 tuổi Charles Miranda, hắn đã hỏi Miley rằng : " Mày có thể làm như thế này không ? Hãy để tao làm cho mày thấy " Bonin đã xiết cổ Miranda bằng chiếc áo sơ-mi của chính nạn nhân, dùng một thanh gỗ xoắn chiếc áo quanh cổ Miranda, tương tự chặn dòng máu chảy qua động mạch bằng cách xoắn chặt sợi dây vải. Rồi chúng vứt thi thể tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ của Miranda trong một con hẻm ở Los Angeles. Kẻ tòng phạm Gregory Matthew Miley Sau khi vứt xác chết của Miranda, có vẻ vẫn còn rất khát máu, Bonin và Miley chạy xe lòng vòng. Chúng muốn gϊếŧ người nữa.

Nạn nhân kế tiếp của chúng là bé trai 12 tuổi, James McCabe, đang đứng chờ xe buýt để đến Disneyland. Trong khi Miley lái xe, Bonin đã hãʍ Ꮒϊếp và xiết cổ cậu bé tới chết bằng chiếc áo của nạn nhân và thanh gỗ. 3 ngày sau, thi thể của cậu bé James McCabe được tìm thấy gần một bãi rác ở Walnut City. Bonin và Miley dùng 6 USD tìm thấy trong túi nạn nhân để mua bữa ăn trưa.



( những nạn nhân xấu số của tên sát nhân xa lộ )

Hắn đã khiến cho cảnh sát làm việc rất vất vả mà vẫn không đạt được sự tiến triển nào. Mặt khác, Bonin cũng cảm thấy thích thú khi các vụ gϊếŧ người của mình được nhiều người biết đến. Gã thường nói với những người bạn của mình về việc làm của tên gϊếŧ người " Freeway Killer " và có lần đã nói rằng : " Gã này đang gây tiếng xấu cho những người đồng tính luyến ái tốt bụng như chúng ta ".

Không bao lâu sau, một vụ bắt giữ chẳng có gì là đặc biệt đã phơi bày vụ án gϊếŧ người này. Cảnh sát đã tóm cổ được William Pugh, 17 tuổi, một tay " độ xe " chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Wiliam thực ra chỉ là một tên trộm xe. Hắn đã đi chung xe khi Bonin gϊếŧ chết Harry Turner và bị lĩnh án 6 năm tù vì tội ngộ sát. Để tự cứu mình, Pugh đã khai với nhà chức trách rằng hắn đã được một người đàn ông cho đi nhờ xe về nhà và kẻ đó luôn miệng khoe khoang thành tích về các vụ gϊếŧ người trên xa lộ của mình. Và cảnh sát bắt đầu tìm kiếm William Bonin, dựa theo lời khai của Pugh.

Hành trình bị bắt

Sáng ngày 2/6/1980, Bonin và một tòng phạm khác, một kẻ lang thang bị mắc bệnh tâm thần tên là James Munro đã cho Steven Wells, 18 tuổi đi nhờ xe.



( hình ảnh tên đồng phạm Munro đứng bên trái )

Theo lời khai của Munro, Wells đồng ý đi với hai gã đàn ông này đến căn hộ của chúng để làʍ t̠ìиɦ. Đang lĩnh án chung thân tại nhà tù Ione Penitentiary ở California vì có liên quan đến vụ sát hại Steven Wells, Munro khai rằng Bonin và Wells đã làʍ t̠ìиɦ với nhau rồi Bonin đề nghị trả cho cậu 200 USD nếu để cho hắn trói tay lại. Wells đồng ý và ngay sau khi bị trói, Bonin bắt đầu hành hung nạn nhân bằng cả lời nói lẫn hành động. Munro một mực nói hắn ngồi xem truyền hình trong một căn phòng khác trong khi Bonin trói và hãʍ Ꮒϊếp Wells. Còn Bonin khi bị bắt lại khai rằng chính Munro đã giúp hắn gϊếŧ chết Wells. Nhưng dù sao, Munro cũng bị khép vào tội gϊếŧ người mức độ một, tội ác này đáng bị hành hình trong phòng hơi ngạt cùng với Bonin và Vernon Butts.

Sau khi Wells bị gϊếŧ chết, Bonin và Munro đã dùng chiếc xe tải của Bonin chở xác nạn nhân tới nhà của Butts rồi tất cả mang xác chàng trai trẻ vứt ở trạm xăng gần đó, nơi người dân phát hiện sau đó vài ngày.

Vài ngày sau đó, các thám tử bắt đầu theo dõi rất sát Willam Bonin. Trong suốt một tuần lễ, các hoạt động của hắn chẳng có gì đáng để họ chú ý. Mỗi ngày, hắn làm công việc của một tài xế xe tải và trở về căn hộ của mình rất muộn, sau khi đến thăm những người bạn trong thành phố. Buổi tối cậu bé Wells bị gϊếŧ chết, Bonin đã cảnh cáo Munro phải im miệng nếu không sẽ bị thanh toán. Lo sợ cho tính mạng của mình, Munro đã trốn trở về nhà ở Michigan.



( những nạn nhân của tên sát nhân đáng sợ )

9 ngày sau vụ sát hại Wells, con quỷ trong người Bonin đã trở dậy và hắn bắt đầu tìm kiếm một nạn nhân mới. Các thám tử theo sát chiếc xe của hắn, thấy Bonin dụ dỗ 5 thiếu niên và cuối cùng hắn đã " vớ " được một cậu bé 15 tuổi. Họ theo hắn bãi đỗ xe của một bãi biển hoang vắng và khi áp sát chiếc xe, họ đã kịp thời bắt quả tang hắn đang thực hiện hành vi cưỡng bức thiếu niên này. Cuốn băng keo nhựa và đoạn dây thừng, cũng là những thứ mà hắn đã dùng để trói các nạn nhân trước đó, được tìm thấy trong chiếc xe và cả cuốn vở trong đó hắn có ghi chép các câu chuyện về kẻ gϊếŧ người " Freeway Killer ".

Butts bị bắt sau Bonin không lâu và một tháng sau Munro cũng bị Cảnh sát tiểu bang Michigan tóm gọn. Như vậy, cả nhóm " Freeway Killer " đã sa lưới pháp luật.

Kết án và xét xử

Sau khi bị bắt, Bonin đã nói với một phóng viên rằng : " Tôi vẫn thích gϊếŧ người. Tôi không thể ngừng gϊếŧ người. Những lần gϊếŧ người sau càng dễ dàng hơn ". Bonin thú nhận đã gϊếŧ chết 21 người đàn ông trẻ tuổi và những cậu thiếu niên. Hắn cũng tiết lộ các chi tiết ghê rợn trong mỗi vụ gϊếŧ người này. Nhiều năm sau, những người trực tiếp nghe lời thú tội của Bonin vẫn còn nhớ như in vẻ mặt không bày tỏ sự ăn năn nào của hắn.

Luật sư Sterling E. Norris, người truy tố Bonin tại phiên tòa ở Los Angeles cho biết : " Lắng nghe lời thú tội của hắn, tôi có cảm tưởng đang ngồi trong một căn phòng đầy ắp những cảnh tượng rùng rợn. Ở đó, chúng tôi đang nói chuyện về hành động sát hại những người trẻ tuổi, gϊếŧ chết một người và rồi vứt xác nạn nhân như một thứ rác rưởi. Lời tự thú của hắn làm tôi thấy buồn nôn ".



Phiên xử của Bonin diễn ra rất ngắn gọn. Bên khởi tố đã không mất nhiều thời gian để đánh đổ lập luận của Bonin rằng Butts chính là kẻ đã đứng đằng sau điều khiển hắn gϊếŧ người và bồi thẩm đoàn cũng không mất nhiều thời gian để quyết định xử tội tử hình đối với William Bonin vì những tội ác tàn bạo của hắn. Tuy nhiên, hắn vẫn tiếp tục được sống bằng cách lợi dụng luật pháp Mỹ để chống lại bản án tử hình này. Mỗi khi kháng án thất bại, hắn lại tìm cách khác hòng thoát tội chết. Trong suốt 17 năm chống lại bản án tử hình, Bonin đã có được một may mắn. Sau khi tử tù Robert Alton Harris bị chết một cách từ từ và rất đau đớn trong một phòng hơi ngạt California, tòa án tiểu bang cho rằng hình phạt đó là quá tàn bạo và không bình thường, phải tìm một cách thức khác. Cuối cùng, tiểu bang California quyết định chọn cách tiêm thuốc độc. Trong hầu hết các trường hợp, tiêm thuốc độc được nhận đình là cách hành hình nhanh chóng và gây đau đớn ít nhất. Đến khi không thể kháng án được nữa, Bonin cho phát hành một cuốn sách gồm những câu truyện ngắn, trưng bày những bức tranh trừu tượng tại một phòng triển lãm mỹ thuật ở Seattle và trao đổi thư từ với những nạn nhân còn sống sót của hắn.

Có lần, Bonin đã nói với mẹ của một trong những nạn nhân rằng con trai bà ta là người mà hắn ưa thích bởi vì " cậu ấy là một người rất hài hước ". Tuy nhiên, hắn chẳng bao giờ có một lời xin lỗi nào với gia đình các nạn nhân.

Vào ngày thi hành bản án tử hình, Bonin được đưa đến một xà lim đặc biệt dành cho các tử tù, được phát bộ quần áo mới và được cha xứ rửa tội cho. Trong bữa ăn cuối cùng, hắn ăn chiếc bánh pizza nhân xúc-xích, uống Coca-cola và kem sô-cô-la. Hắn ngồi ăn một mình.

11 giờ 1 phút, nhân viên nhà tù gọi cho công ty điện thoại để biết giờ giấc chính thức, kiểm tra để bảo đảm đường dây điện thoại trong phòng tử hình hoạt động tốt, chuẩn bị các ống thuốc độc và các thiết bị y khoa cần thiết cho cuộc hành hình.

11 giờ 45 phút, Bonin được đưa ra khỏi xà lim và đi bộ vào phòng tử hình. Những người chứng kiến không được phép nhìn thấy William Bonin cho tới khi hắn bị trói vào chiếc cáng có bánh xe đẩy và được tiêm thuốc an thần.

Cuộc hành hình dự định bắt đầu vào lúc 12 giờ, nhưng đã bị chậm lại 8 phút trong khi các nhân viên y tá cố tìm một mạch máu tốt hơn trên cơ thể Bonin để tiêm thuốc. Đến lúc đó, những người chứng kiến không thể biết chắc là hắn còn sống hay không, bởi vì hắn nhắm mắt và thở rất nhẹ.

Đến 0 giờ ngày hôm sau, người ta tuyên bố William Bonin đã chết.

Khoảng một tiếng trước khi bị hành hình, những câu nói cuối cùng của Bonin với viên cai ngục đã cho thấy hắn không có một chút hối hận nào đối với những tội ác hết sức dã man, tàn bạo của mình và cho rằng hình phạt tử hình là không công bằng với hắn. Câu nói cuối cùng trước khi chết : " Tao có một đề nghị nhỏ. Bất cứ kẻ nào có tư tưởng phạm tội hay chống chính quyền, hãy đến một nơi tĩnh lặng mà suy xét vấn đề cho nghiêm túc ". Khi lĩnh án tử hình, Bonin 49 tuổi và đã sống suốt 17 năm trong dãy xà lim dành cho các tử tù. Khoảng thời gian này còn cao hơn cả tuổi đời của các nạn nhân của hắn.

Còn Miley và Munro, những kẻ đồng phạm của Bonin trong các vụ gϊếŧ người man rợ đó đang phải lĩnh án trong tù. Miley đang lĩnh án 25 năm vì tội gϊếŧ người cấp độ một và Munro đã thụ án được hơn một nửa bản án 15 năm tù tới chung thân vì tội gϊếŧ người cấp độ hai.

Ảnh hưởng của Freeway Killer ( Sát nhân xa lộ ) ?

Năm 2004, một nhà phân tích từ Cục Điều tra Oklahoma đã phát hiện ra một mô hình tội phạm ghê rợn : thi thể của những phụ nữ bị sát hại đang bị vứt dọc hành lang Xa lộ Liên tiểu bang 40 ở Oklahoma, Texas, Arkansas và Mississippi.



Nhà phân tích và đồng nghiệp cảnh sát từ Sở cảnh sát Grapevine, Texas đã chuyển các trường hợp này đến Chương trình bắt giữ tội phạm bạo lực, nơi các nhà phân tích xem xét các hồ sơ khác trong cơ sở dữ liệu của để xem liệu có các mô hình gϊếŧ người trên đường cao tốc tương tự ở nơi khác không. Hóa ra là có. Vì vậy, bọn họ đã phát động một nỗ lực rộng rãi để hỗ trợ các đối tác tiểu bang và địa phương của chúng tôi điều tra mở về các vụ gϊếŧ người trên đường cao tốc.

Bọn họ công bố công về sáng kiến ​​gϊếŧ người hàng loạt trên đường cao tốc để các cơ quan thực thi pháp luật và công chúng về nhận thức được về vấn đề này và hỗ trợ về những trường hợp này.

Nạn nhân trong những trường hợp này già trẻ trai gái có đủ cả những chủ yếu là phụ nữ da trắng có lối sống phóng thoáng có nguy cơ cao, thường liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện và mại da^ʍ. Họ thường xuyên bắt gặp tại các điểm dừng xe tải hoặc trạm dịch vụ và bị tấn công tìиɧ ɖu͙©, gϊếŧ người và vứt thi thể dọc đường cao tốc.

Các nghi phạm chủ yếu là tài xế xe tải đường dài. Nhưng bản chất của vấn đề nàm ở những kẻ phạm tội sẽ di chuyển, lối sống không an toàn của nạn nhân, khoảng cách giữa nhiều khu vực pháp lý liên quan và sự khan hiếm của các nhân chứng hoặc bằng chứng pháp y có thể khiến những vụ việc này trở nên khó giải quyết.

Nhập ViCAP, một phần của Trung tâm phân tích tội phạm bạo lực quốc gia của chúng tôi và một kho lưu trữ quốc gia về các tội phạm bạo lực. Cơ sở dữ liệu có chứa thông tin về các vụ gϊếŧ người, tấn công tìиɧ ɖu͙©, người mất tích và hài cốt không xác định được con người có sẵn cho cơ quan thực thi pháp luật trên toàn quốc qua liên kết Internet an toàn trên Luật Thực thi Pháp luật (LEO) của chúng tôi.

Các nhà phân tích của ViCAP đã tạo ra một ma trận quốc gia gồm hơn 500 nạn nhân gϊếŧ người từ dọc hoặc gần đường cao tốc, cũng như một danh sách khoảng 200 nghi phạm tiềm năng. Tên của nghi phạm, được đóng góp bởi các cơ quan thực thi pháp luật, được kiểm tra bởi các nhà phân tích, những người phát triển các mốc thời gian bằng nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy.



( hình ảnh bản đồ này cho thấy hơn 500 trường hợp gϊếŧ người hàng loạt trên xa lộ trong cơ sở dữ liệu. Các dấu chấm màu đỏ nơi các thi thể hoặc hài cốt đã được tìm thấy dọc theo đường cao tốc trong suốt 30 năm qua )

Điều này cho thấy có thể có nhiều kẻ gϊếŧ người này đi khắp đất nước và vứt nạn nhân của họ dọc theo đường cao tốc. Ngay cả khi phát hiện các vụ gϊếŧ người, việc theo dõi các tài xế xe tải là vô cùng khó khăn khi họ tự do di chuyển từ tiểu bang này sang bang khác để chọn nạn nhân tiếp theo của họ.

Thủ đoạn của những kẻ này thường là cho đi nhờ xe hoặc đóng giả tài xế taxi sau đó hãʍ Ꮒϊếp tấn công hoặc tra tấn gϊếŧ chết. Một vài nguồn tin cho hay những kẻ gϊếŧ người trên xa lộ còn ưa thích trao đổi nạn nhân với nhau sau khi tụ tập lại một điểm hẹn

FBI có hơn 450 nghi phạm tiềm năng trong các cuộc điều tra gϊếŧ người đang diễn ra. Nhiều nghi phạm là tài xế xe tải lái xe khắp đất nước để kiếm sống. Theo cuốn sách Kẻ gϊếŧ người trên đường của Ginger Strand, hiện tại có ít nhất 25 kẻ gϊếŧ người hàng loạt đang ở trong tù cũng là tài xế xe tải. Những kẻ gϊếŧ người hàng loạt chiếm một phần rất nhỏ trong dân số, nhưng rất nhiều người trong số họ là những người lái xe tải. FBI ước tính hiện có khoảng 25-50 kẻ gϊếŧ người hàng loạt đang hoạt động ở Mỹ chưa bị bắt.

Thật không may, hầu hết các vụ gϊếŧ người trên đường cao tốc vẫn chưa được giải quyết và nhiều vụ gϊếŧ người đang xảy ra hàng năm. Những vụ gϊếŧ người này chỉ được dự kiến ​​sẽ tăng lên khi ngày càng có nhiều tài xế xe tải gia nhập lực lượng lao động với nhu cầu ngày càng tăng trong ngành vận tải.