Người phụ nữ đó, thật đáng sợ!
Những lần tỉnh dậy giữa đêm khiến tôi khá mệt mỏi nhưng cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn.
Nhà tôi bây giờ có thêm người, tôi ko thể trở về.
Vả lại đây là nhà tôi, dì tôi đã để lại cho tôi, tôi ko thể bỗng dưng chuyển đi thuê nhà khác chỉ vì vài cơn ác mộng giữa đêm, tôi là người thực tế lại ko mê tín, bởi vậy tôi làm quen với việc bị bóng đè và những giấc mơ kỳ lạ một cách miễn cưỡng. Cũng chỉ là mơ thôi mà! Tôi tự nhủ.
Dì tôi mất được 1 năm, chúng tôi tổ chức ăn giỗ ở nhà của dì, tức nhà tôi bầy giờ. Đám họ hàng đồng tuổi với tôi con nhà bác trai và nhà cậu vốn ko ưa tôi, nhất là sau khi dì tôi lập di chúc để lại tài sản cho tôi. Bọn họ đến ân giỗ trong sự lườm nguýt, chế nhạo, đá xoáy, tôi cũng mặc kệ. Việc mình mình làm, việc người người làm, chống trả lại đám ghen tỵ chỉ khiến cho họ thoả mãn vì đã làm tôi bực mình, hờ hững bỏ mặc mới là cách tốt nhất khiến họ khó chịu.
Nhưng nhiều lúc mình cố bỏ qua nhưng họ lại ko chịu hiểu như vậy. Chiều hôm ấy, tôi đã cãi lớn một trận với chị họ con nhà bác vì chị tôi ko những đâm chọc tôi mà còn mang cả mẹ tôi vào, nói mẹ tôi “Âm mưu hiểm độc ép dì tôi di chúc nhà cho tôi trong lúc dì ko tỉnh táo!” Thật vô lý, theo luật sư thì dì đã lập di chúc này từ mấy tháng trước sau khi phát bệnh (cũng là sau khi ông Quảng qua đời ở Quảng Ninh), nghĩa là trong lúc dì tỉnh táo và khoẻ mạnh, được pháp luật công nhận cơ mà. Sau một hồi tranh cãi, chị họ tát tôi, tôi bình thường hiền nhưng cục, cũng lao tới đánh trả. Hai chúng tôi giằng co vài cái thì phụ huynh phát hiện ra, lao tới tách bọn tôi ra. Lúc này tôi phát hiện ra vòng lục bảo thường đeo trên cổ đã rơi xuống đất vỡ tan, vỡ một cách triệt để. Theo tôi được biết đá lục bảo khá cứng, sao lại có thể vỡ tan nát một cách dễ dàng như vậy? Tôi tiếc ngẩn ngơ, chiếc vòng này tôi rất thích.
Bắt đầu từ đêm ấy, ác mộng ko chỉ là ác mộng nữa.
3h đêm, tôi vừa chợp mắt được một lúc thì nghe thấy có tiếng hát văng vẳng ngoài hành lang. Nghĩ mình lại nằm mơ nên tôi mặc kệ, lơ mơ ngủ. Nhưng tiêng hát ngày càng lớn, kèm theo tiếng phụ nữ khóc nỉ non khiến tôi rùng mình. Tôi mở mắt chớp chớp mấy cái, nghĩ rằng mình vừa mơ, nhưng kỳ lạ, tiếng hát vẫn vang lên như thế. Tôi cấu vào tay mình mấy cái, ko, tôi ko mơ. Tôi sỢ đến mức cả người lạnh toát, lại cố lắng tai nghe, vẫn là tiếng hát kèm theo tiếng khóc nỉ non như thế. Sau khoảng 15 phút tôi đờ người trên giường ko dám động đậy, miệng liên tục niệm “Nam mô a di đà Phật!”, tiến hát cũng chấm dứt, “cô ta” cũng ko tiếp tục khóc lóc nữa. Nhưng vừa dứt được khoảng 5p, tiếng cười khanh khách đến ghê rợn vang lên môt cách ma mị, xoáy vào tai tôi.
Đêm ấy tôi thức trắng!
Hôm sau đi làm, thấy tôi suy sụp, chị Minh làm cùng liền hỏi han. Tôi e dè kể lại câu chuyện thì chị phán “Nhà mày đang ở bị ma ám rồi!” Tôi rùng mình.
Chị kéo tôi đến nhà một thầy đồng “rất có tiếng” ở Hà Nội, nói thầy cao tay lắm, ma gì cũng trừ được. Khi tôi bước vào điện của thầy, thấy ông ta nhìn tôi hơi kỳ lạ. Thầy nói tôi bốc bài, tôi liền chọn lấy một cây.
“Át bích!”
Thầy lắc đầu, lại nhìn tôi, chợt bí hiểm “Nhân của đời trước, đời này phải trả. Tôi ko giúp gì được cô đâu, cô về đi!”
Thầy rất trẻ, chỉ khoảng hơn 30 tuổi, khác hẳn với suy nghĩ của tôi thầy đồng phải già lắm. Miệng tôi nói xin thầy giúp nhưng trong lòng ko khỏi khinh thường, ko phải nói ông giỏi lắm sao, vậy mà cứ thần thẩn bí bí giả ma giả quỷ.
Một chuyến đi công cốc, chị Minh có vẻ sững sờ vì trong mắt chị, thầy Cơ là người cực kỳ tài giỏi, chuyện gì cũng có thể làm được, nay lại từ chối tôi. Chị nhìn tôi như nhìn bệnh nhân ung thư sắp chết ko còn hy vọng sống, chép miệng. Tôi cười thầm trong bụng nghĩ chị làm quá mọi việc. Ma quỷ gì chứ, chắc đêm qua hàng xóm nhà tôi có ai đấy giở chứng thôi!
Nói vậy chị Minh vẫn kéo tôi đến chùa Liên Phái ở Bạch Mai xin một lá bùa bình an, dặn tôi lúc nào cũng phải giữ trong người. Tôi ù ù cạc cạc gật đầu, nhét vào ví.
Đêm ấy, tôi lại mơ.
Lần này tôi mơ thấy dì tôi bị nhét trong một chiếc áo quan ko đóng nắp, dì nằm trong quan tài vừa giãy dụa vừa khóc, bên cạnh là người phụ nữ ko có mắt lần trước. Chân bà ta bị liệt nhưng lúc này đôi chân tong teo lại đang lơ lửng giữa trời, bà ta vừa hướng đôi mắt vô tròng nhìn thẳng vào áo quan, vừa cười khanh khách rất kỳ dị. Dì tôi thì vừa khóc vừa giãy giụa, vừa nói “Xin cô tha cho Tâm, xin cô tha cho Tâm…” người đàn bà đó lại nói “Phúc đức tại mẫu. Mày tạo nghiệp, nó phải chịu!”
Dì tôi lại khóc “Tha cho nó…tha cho nó…”
Bà ta lắc đầu, cánh tay khẳng khiu thò vào áo quan, dì tôi trong quan tài rên lên đẩy khổ sở.
Chợt bà ta lại quay hai hốc mắt vô tròng về phía tôi, tôi hoảng hốt hét lên…