Thợ Săn Xác Chết

Chương 1666: Đấu địa chủ

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Lúc này tôi thấy Đinh Nhất đi ra khỏi cổng, anh ta nhìn thấy chúng tôi thì lập tức thở phào nhẹ nhõm: “Vừa rồi hai người đi đâu thế?” Tôi cười khổ, đáp: “Một lời khó nói hết...”

Sau khi trở vào trong nhà, tôi kể kỹ càng tỉ mỉ chuyện mình và Phương Tư Triệu vừa gặp được cho Chú Lê biết...

Nghe xong, Chú Lê trầm giọng bảo: “Xem ra năm đó, trừ bé Phỉ Phỉ ra, âm hồn của những người còn lại trong nhà họ Phương đều bị nhốt ở cái đêm trăng tròn đó, bởi vậy người trong thôn mới có thể nhìn thấy trong sân nhà họ Phương có bóng ma đi lại mỗi khi đến mười lăm âm lịch.” Phương Tư Triệu đau khổ nói: “Tôi nhất định phải tìm được họ..

cho dù thế nào tôi cũng phải tìm được họ!3Tôi không thể để cho họ chết không rõ ràng như vậy được...”

Tôi vỗ vai anh ta: “Tôi có thể hiểu tâm trạng của anh, nhưng có thể tìm được họ hay không còn phải xem tình hình ngày mai lên núi ra sao đã.” Phương Tư Triệu nói với tôi bằng vẻ mặt chắc chắn: “Khẳng định là Phương Tư An đã ném tất cả bọn họ vào cái hố to kia rồi, bởi vì gần quanh đây, trừ cái hổ to kia ra thì không còn chỗ nào như cậu miêu tả cả...”

Nghe anh ta nói như vậy, tôi gật đầu đáp: “Được..

Nếu đúng là như vậy thì sáng ngày mai mọi thứ sẽ rõ ràng thôi.”

Một đêm không ngủ, khó khăn lắm chúng tôi mới đợi đến bình minh, vội vàng ăn bữa sáng rồi ngay lập tức đi tìm anh A Ngũ ngày0hôm qua

A Ngũ thấy chúng tôi tới sớm thì hơi kinh ngạc

Tuy nhiên, anh ta cũng biết rằng việc này có liên quan đến những người thân đã mất tích của Phương Tư Triệu, cho nên cũng không nói gì

Sau khi thay quần áo, anh ta ra ngoài với chúng tôi.

Trên thực tế, cái hố to kia cách nhà họ Phương không xa lắm

A Ngũ dẫn chúng tôi ra sau núi, không bao lâu đã tới cạnh một cái hố to được bao phủ bởi thép hàn thành lưới...

Khi nhóm chúng tôi đi đến chỗ miệng cái hố mà A Ngũ nói, chúng tôi lập tức bị sốc trước cảnh nhìn thấy trước mắt, hóa ra cái gọi là hố to này chính là một cái hổ tự nhiên

Trong ký ức của Phỉ Phỉ, cái hố này to vô cùng, nhưng khi tôi nhìn thấy đồ thật5thì phát hiện nó cũng không to như trong tưởng tượng của tôi, trong đường kính không quá năm mét, nhưng sâu hơn tôi tưởng tượng

Bởi vì miệng hố có thép hàn thành lưới thép che chắn, cho nên chúng tôi yên tâm đi đến bên miệng hố và nhìn xuống, ngay lập tức chúng tôi có thể cảm nhận được phía dưới có từng cơn gió lạnh thổi lên..

Đàm Lỗi ở cạnh hơi căng thẳng, hỏi: “Dưới đó thông đến chỗ nào? Sao lại có gió thổi lên nhỉ?” Chú Lê lấy la bàn trong người ra xem, sắc mặt chợt thay đổi và nói: “Cái hang này không đơn giản đâu..

Trước khi chưa làm rõ ràng tình hình thì tuyệt đối không thể tùy tiện xuống hang.” A Ngũ vẫn đứng cách xa cái hố, đột nhiên nói với chúng tôi: “Nghe nói trong cái4hang này từng chết rất nhiều người..

Thỉnh thoảng buổi tối có người đi ngang qua còn có thể nghe thấy trong hang truyền ra tiếng kêu thảm thiết.”

Tôi nghe cảm thấy hơi khó hiểu: “Tại sao trong hang lại chết nhiều người như vậy?”

A Ngũ lắc đầu: “Chuyện này phải hỏi những người ở thế hệ của ông nội tôi! Những người trẻ tuổi trong thôn chỉ biết trong cái hang này có vô số người chết, nhưng rốt cuộc là ai chết thì không biết.” Chú Lê khẽ hỏi tôi: “Cháu có thể cảm nhận được gì không?”

Tôi lắc đầu rồi nói với chú ấy: “Không cảm nhận được cái gì cả..

Có thể là cái hố này quá sâu.” Chú Lê bèn nói với mọi người: “Chúng ta vẫn nên đi về thôn cái đã, bởi vì trước khi chưa làm rõ tình hình của cái9hổ trời này, tuyệt đối không thể tùy tiện xuống hồ...”

Sau khi trở lại thôn, anh A Ngũ dẫn chúng tôi đi tìm ông Lục có tuổi tác và vai vế cao nhất trong thôn, muốn hỏi thăm ông ấy về chuyện cái hố trời này

Kết quả ông cụ vừa nghe nói chúng tôi muốn hỏi thăm chuyện hổ trời thì sầm mặt xuống và nói: “Đó đều là mấy chuyện cũ rích, các cháu hỏi thăm chuyện này để làm gì? Hơn nữa..

đã qua mấy chục năm, ông đã không nhớ rõ từ lâu rồi.”

Tôi thấy chắc ông cụ này không muốn kể đây! Nếu đúng như lời A Ngũ nói, cái hổ trời kia đã từng chết vô số người, thì chắc chắn đó phải là chuyện vô cùng có tiếng vang năm xưa, ắt hẳn phải có ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với những người biết chuyện thời đó mới đúng

Ông ấy nói mình không nhớ rõ thì chắc chắn là đang qua quít với những người xứ khác đột nhiên tới như chúng tôi.

Lúc này A Ngũ bèn ôn tồn nói với ông cụ: “Ông Lục ơi, giờ bọn họ đang nghi ngờ gia đình sau người nhà ông Phương và bà Phương bị người ta ném vào hố, cho nên lúc này mới muốn hỏi thăm chuyện cái hố to ấy là để đi xuống tìm kiếm thi thể ấy mà.”

Ông Lục nghe vậy thì lập tức đổi sắc mặt: “Người sống không thể xuống cái hố đó

Trong đó đều là xương cốt của người chết, người sống đi xuống không tốt gì đâu.” Tôi nghe ra vấn đề rồi đây, vì vậy nhẫn nại nói: “Cho nên chúng cháu mới muốn hiểu biết một chút chuyện liên quan đến cái hổ trời này ạ

Ông xem, cả gia đình sau người nhà họ Phương mất tích nhiều năm như vậy rồi, cuối cùng cũng phải có một kết luận chứ đúng không ạ? Không thế cứ mãi không biết sống chết như thế được!”

Ông Lục im lặng hồi lâu, khi chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ không kể cho chúng tôi nghe rốt cuộc năm xưa đã xảy ra chuyện gì, thì ông ấy lại mở miệng nói một cách sâu xa: “Vụ đó đã xảy ra vào hơn năm mươi năm trước, mặc dù đã trôi qua rất lâu rồi nhưng ông vẫn nhớ như in từng cảnh tượng năm xưa...”

Hóa ra ông cụ Lục này không muốn nhắc tới chuyện năm xưa là bởi toàn bộ người trong thôn họ đã phạm phải một sai lầm vào năm đó

Mặc dù những người già đã trải qua những việc này không còn mấy người, nhưng những người ở thế hệ họ đến chết cũng không cách nào tiêu tan được...

Chuyện xảy ra vào năm mươi hai năm trước, lúc ấy đúng vào mười năm đại nạn của Trung Quốc, cái thân nhỏ bé này của bọn họ cũng không may mắn thoát khỏi, trên dưới cả thôn đều bồn chồn không yên vì phong trào đó

Lúc ấy trong thôn có một nhà địa chủ lớn họ Ngô

Trước giải phóng, nhà họ đã từng sở hữu cửa hàng mặt tiền của cả một con đường ở thành phố, công việc kinh doanh còn mở rộng đến tận thị trường Thượng Hải đầy người nước ngoài.

Hồi đó địa chỉ Ngô đã qua tuổi chín mươi, chỉ tính mấy đứa con trai do các bà vợ bé của ông ta sinh ra thôi đã là mười mấy người

Hơn nữa, mấy đứa con trai cũng đều đã kết hôn sinh con, cho nên lúc ấy trên dưới cả nhà họ Ngô có tới sáu bảy chục người.

Sau giải phóng, nhà họ Ngô bán hết của cải trong thành phố, cả nhà dọn về quê sống

Họ cũng biết rằng giai cấp của mình quá cao, nên chỉ muốn sống yên ổn ở chốn nông thôn này

Ai biết rằng ngay khi bắt đầu phong trào, gia đình của họ đã bị đặt vào giai cấp địa chủ

Già trẻ nhà họ bị nhân dân lao động trong thôn chì chiết mỗi ngày

Lúc ấy ông Lục còn rất trẻ, ông cũng thích đi theo mọi người tranh đấu địa chủ.